HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH<br />
BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020<br />
NGUYỄN TƯỞNG<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
NGUYỄN ĐẶNG THẢO NGUYÊN<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng<br />
Tóm tắt: Bài báo đề cập khái quát về hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch<br />
biển ở thành phố Đà Nẵng, đánh giá về hiện trạng khai thác du lịch biển của<br />
thành phố Đà Nẵng từ năm 2000 đến nay và qua đó đề xuất định hướng phát<br />
triển du lịch biển đến năm 2020.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tài nguyên du lịch biển là một tiềm năng nổi trội của Đà Nẵng, tạo điều kiện phát triển<br />
du lịch biển nhanh và toàn diện, đem lại nguồn thu lớn trong cơ cấu GDP của thành phố<br />
trong những năm gần đây. Tuy nhiên sự phát triển của hoạt động du lịch vẫn chưa tương<br />
xứng với tiềm năng. Vì vậy, việc nghiên cứu hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch<br />
biển của Đà Nẵng từ năm 2000 đến nay để đề xuất định hướng phát triển du lịch biển<br />
đến năm 2020 là cần thiết, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành<br />
phố.<br />
2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC<br />
Đà Nẵng có chiều dài bờ biển hơn 30km kéo dài từ chân đèo Hải Vân đến Non Nước.<br />
Biển Đà Nẵng không chỉ nổi tiếng về vị trí chiến lược mà còn nổi tiếng với nhiều bãi<br />
tắm đẹp. Nước biển xanh biếc bốn mùa, ấm và độ sóng êm nên khách có thể tắm quanh<br />
năm. Biển Đà Nẵng được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến như là một<br />
trong những nơi tắm nắng, nghỉ ngơi thư giãn lý tưởng nhất. Trước năm 2007, sự phát<br />
triển du lịch biển của Đà Nẵng chưa mạnh, nguồn thu chưa ổn định. Từ 2007 đến nay,<br />
với sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, đầu tư về mọi mặt cùng với sự quảng bá, du lịch biển Đà<br />
Nẵng đã có những bước phát triển mới.<br />
2.1. Về đầu tư<br />
Để đẩy mạnh khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch biển, thành phố đã kêu<br />
gọi đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch, có nhiều dự án đầu tư vào du lịch có<br />
quy mô lớn đang được thực hiện. Các lĩnh vực được đầu tư mạnh nhất là khách sạn, khu<br />
vui chơi giải trí như sân gofl... tại vành đai ven biển nhằm trực tiếp khai thác tiềm năng<br />
du lịch biển.<br />
Thành phố đã hoàn thành và đưa vào sử dụng bãi tắm công cộng phía bắc khu du lịch<br />
Ngũ Hành Sơn, khu nhà tắm nước ngọt bãi tắm Sao Biển, khu Beach Bar của Quê Việt,<br />
dự án đường nhánh khu biệt thự suối đá, dự án giai đoạn 1 đường lên đỉnh Sơn Trà, hệ<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(17)/2011: tr. 96-103<br />
<br />
HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN...<br />
<br />
97<br />
<br />
thống cấp nước khu du lịch bán đảo Sơn Trà. Trong 6 tháng đầu năm 2010, đã đưa vào<br />
hoạt động 03 dự án đầu tư du lịch có quy mô lớn như khu du lịch Silvershore Hoàng Đạt<br />
với 200 phòng và khách sạn Life resort với 187 phòng (tương đương tiêu chuẩn 5 sao),<br />
khách sạn olalani, sân golf 18 lỗ - The Gunes tại Hoà Hải... Với đà khôi phục kinh tế,<br />
nhiều dự án du lịch đang tăng tốc triển khai như khu du lịch Bãi Bắc, Sơn Trà Spa, Nam<br />
Long, Coral Reef, Sunrise, Eden... [3]<br />
Dự án Khu Công viên dịch vụ giải trí – du lịch – thể thao biển ở phía bắc khu nhà tắm<br />
nước ngọt Sao Biển, thuộc phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, đang được Công ty cổ<br />
phần Quê Việt thực hiện. Đây là dự án đầu tiên khai thác các sản phẩm du lịch đặc thù<br />
của biển Đà Nẵng và đáp ứng nhu cầu giải trí về đêm cho du khách. Dự án này được<br />
xây dựng với tổng vốn 25 tỷ đồng trên diện tích quy hoạch 7 nghìn m2, ngoài khu thể<br />
thao quy tụ nhiều môn thể thao biển đặc sắc như mô-tô nước, dù bay, lướt sóng, thuyền<br />
buồm, lặn biển… Dự án còn bao gồm dịch vụ về đêm như giải khát, nghe nhạc, giao<br />
lưu, phóng phi tiêu… và khu hồ bơi, nhạc nước… [3]<br />
Thành phố cũng đã xây dựng đường du lịch dọc theo bờ biển của Đà Nẵng theo tuyến<br />
Liên Chiểu – Thuận Phước, Sơn Trà Điện Ngọc và cầu Thuận Phước.<br />
Tuy nhiên, trên thực tế việc đầu tư vẫn còn hạn chế:<br />
Các dự án đăng ký nhiều nhưng một số vẫn chưa tiến hành khởi công xây dựng, hoặc<br />
xây dựng cầm chừng và ở trạng thái chờ đợi, phán đoán bước chuyển biến của kinh tế<br />
và du lịch thành phố.<br />
Vấn đề đầu tư du lịch nghỉ dưỡng biển hiện nay đang có xu hướng chuyển sang kinh<br />
doanh bất động sản, xây biệt thự để ở (một số ở dạng Times Share Resort) mà ít khu<br />
nghỉ biển thật sự, ảnh hưởng không tốt đến chiến lược du lịch nghỉ dưỡng biển của Đà<br />
Nẵng trong tương lai.<br />
Các khu vực vui chơi dành cho khách du lịch quốc tế còn hạn chế về số lượng và chất<br />
lượng. Đà Nẵng chưa có nhiều khu vui chơi hiện đại như “Tuần Châu” của Hạ Long<br />
hay “Vinpearl” của Nha Trang. Biển Đà Nẵng đang bị ô nhiễm, nếu không có những<br />
biện pháp cụ thể về công trình hạ tầng để xử lý các loại chất thải, kể cả chất thải do<br />
chính ngành du lịch thải ra thì sẽ gây hậu quả rất nặng nề cho sự phát triển du lịch trong<br />
tương lai.<br />
2.2. Về xây dựng các cụm du lịch và các loại hình du lịch biển<br />
Thực hiện chiến lược phát triển du lịch là ưu tiên phát triển du lịch biển theo hướng xây<br />
dựng các sản phẩm đặc thù có tính cạnh tranh cao trong cả nước, thành phố đã tiến hành<br />
xây dựng 3 cụm du lịch:<br />
- Cụm du lịch biển Non Nước – Ngũ Hành Sơn – Bắc Mỹ An (600ha, hình thành<br />
trung tâm du lịch biển đạt chuẩn quốc tế gồm nhiều khu du lịch có tính liên hoàn<br />
với quy mô lớn, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
98<br />
<br />
NGUYỄN TƯỞNG - NGUYỄN ĐẶNG THẢO NGUYÊN<br />
<br />
- Cụm du lịch biển Mỹ Khê – Sơn Trà (190ha, hình thành khu du lịch sinh thái núi<br />
– biển mang đặc thù bán đảo Sơn Trà)<br />
- Cụm du lịch biển Xuân Thiều – Nam Ô – Hải Vân (400ha bao quanh vịnh Đà<br />
Nẵng, kết nối thành cụm du lịch ven biển cao cấp; trong đó xây dựng Làng Vân<br />
thành khu du lịch đặc biệt dành cho người nước ngoài).<br />
Tuỳ theo đặc điểm của mỗi khu vực để phát triển các loại hình du lịch khác nhau. Các<br />
hoạt động du lịch biển chủ yếu gồm tắm biển, du lịch bằng tàu biển, câu cá, lặn ngắm<br />
san hô… Hàng năm, Đà Nẵng thường tổ chức các lễ hội văn hoá du lịch biển, nhiều<br />
hoạt động du lịch, thể thao đã diễn ra như thả diều, đua thuyền, dù lượn… thu hút được<br />
sự tham gia của đông đảo du khách.<br />
Điển hình là hiện nay, Đà Nẵng đang tiến hành khai thác các loại hình du lịch biển như:<br />
- Lặn biển: được Chính phủ cho phép triển khai từ năm 2000 tại khu vực Đông<br />
Nam bán đảo Sơn Trà, du khách tham gia tour du lịch này đa phần là những du<br />
khách có khả năng chi trả cao. Hiện nay có 2 đơn vị được phép khai thác là công<br />
ty Đông Á và khách sạn Furama. Tuy nhiên do chi phí cao nên việc khai thác du<br />
lịch lặn tại Đà Nẵng rất hạn chế.<br />
- Trượt mô tô nước, lướt sóng, dù bay, dù kéo: hoạt động tại khu vực ven biển<br />
Xuân Hà, Xuân Thiều, khu du lịch Biển Đông. Lượng khách tham gia các hoạt<br />
động này không nhiều.<br />
- Du thuyền đêm: thưởng thức cảnh biển và sinh hoạt của dân chài kết hợp ăn tối<br />
trên tuyến sông Hàn, cảng Tiên Sa. Hiện nay có tàu nhà hàng nổi sông Hàn đang<br />
khai thác.<br />
- Ẩm thực trên biển: tại khu vực biển bán đảo Sơn Trà của công ty Đông Hải, khai<br />
thác các bè cá Cam kết hợp ẩm thực trên các bè nổi. Tuy nhiên, chi phí cho các<br />
loại hình này khá cao do vậy số lượng du khách tham gia còn hạn chế, chủ yếu là<br />
các du khách có khả năng chi trả cao.<br />
- Đi tàu cao tốc: do công ty 579 (Cienco 5) và công ty Greenlines đầu tư được đưa<br />
vào hoạt động từ năm 2003 theo tuyến đường biển Đà Nẵng – Hội An – Cù Lao<br />
Chàm, lượng khách ít nên hoạt động không thường xuyên. [1]<br />
2.3. Hiệu quả kinh doanh<br />
Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tăng<br />
trưởng khá. Từ năm 2001, ngành du lịch Đà Nẵng phục hồi nhanh chóng sau giai đoạn<br />
xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát<br />
triển vào giai đoạn sau. Hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch được thể hiện thông qua<br />
hiệu quả về kinh tế và hiệu quả về xã hội. [2]<br />
- Hiệu quả về kinh tế<br />
<br />
<br />
<br />
HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN...<br />
<br />
99<br />
<br />
Bảng 2.1. Doanh thu du lịch, dịch vụ, GDP của Đà Nẵng<br />
Chỉ tiêu<br />
Doanh thu du lịch (tỷ đồng)<br />
Doanh thu ngành dịch vụ<br />
theo giá thực tế (tỷ đồng)<br />
Tổng thu nhập quốc dân (GDP)<br />
theo giá thực tế (tỷ đồng)<br />
Tỷ trọng du lịch/dịch vụ (%)<br />
Tỷ trọng du lịch/GDP (%)<br />
<br />
2001<br />
290,3<br />
<br />
2003<br />
338,0<br />
<br />
2005<br />
406,5<br />
<br />
2007<br />
625,8<br />
<br />
2008<br />
874,5<br />
<br />
2.879,4<br />
<br />
3.731,9<br />
<br />
5.223,5<br />
<br />
7.7667,0<br />
<br />
10.427,9<br />
<br />
5.701,6<br />
<br />
7.774,6<br />
<br />
11.691,0<br />
<br />
15.474,5<br />
<br />
20.818,7<br />
<br />
10,08<br />
5,09<br />
<br />
9,06<br />
4,35<br />
<br />
7,78<br />
3,48<br />
<br />
8,06<br />
4,04<br />
<br />
8,39<br />
4,2<br />
<br />
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng; Cục thống kê Đà Nẵng<br />
<br />
Từ bảng trên cho thấy, doanh thu du lịch tăng nhanh. Năm 2008 doanh thu đạt 874,46 tỷ<br />
đồng, tăng 3,01 lần so với năm 2001; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn (20012008) là 17,06%. Tuy tốc độ tăng trưởng bình quân nhanh, nhưng tỷ trọng đóng góp của<br />
du lịch vào khu vực dịch vụ, toàn nền kinh tế địa phương còn ở mức thấp.<br />
Bảng 2.2. Mức độ chi tiêu bình quân của một du khách<br />
Chỉ tiêu<br />
Chi tiêu bình quân<br />
Quốc tế<br />
Nội địa<br />
<br />
Đơn vị<br />
1.000 đ<br />
USD<br />
1.000 đ<br />
<br />
2001<br />
597<br />
67<br />
300<br />
<br />
2003<br />
658<br />
79<br />
350<br />
<br />
2005<br />
616<br />
64<br />
400<br />
<br />
2007<br />
611<br />
60<br />
470<br />
<br />
2008<br />
689<br />
50<br />
550<br />
<br />
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lich Đà Nẵng<br />
<br />
Mức chi tiêu bình quân của một du khách đến Đà Nẵng là thấp, trung bình khoảng 700<br />
ngàn đồng. Trong đó, mức chi tiêu trung bình của 1 khách quốc tế khoảng 60USD,<br />
khách nội địa là 500 ngàn đồng. Doanh thu du lịch phụ thuộc chủ yếu vào mức độ chi<br />
tiêu của du khách, nên với mức chi tiêu này, doanh thu lĩnh vực du lịch thấp là điều dễ<br />
hiểu.<br />
- Hiệu quả về mặt xã hội<br />
Việc phát triển ngành du lịch của thành phố mang lại hiệu quả to lớn về mặt xã hội, tạo<br />
điều kiện thuận lợi cho nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí nhằm tái sản xuất sức lao<br />
động, nâng cao sự hiểu biết về văn hoá - xã hội của các dân tộc khác nhau, giao lưu học<br />
hỏi, quảng bá hình ảnh của Đà Nẵng thân thiện trong lòng du khách trong và ngoài<br />
nước. Nhiều dự án du lịch được đầu tư xây dựng đã phần nào giải quyết được việc làm<br />
cho người lao động trong thành phố. Điều này đã góp phần tăng thu nhập, giảm tỷ lệ<br />
thất nghiệp và nghèo đói cho xã hội; cung cấp cho ngành du lịch một đội ngũ lao động<br />
có trình độ học vấn và chuyên môn cao.<br />
2.4. Đánh giá chung về hiện trạng khai thác<br />
- Kết quả đạt được:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
100<br />
<br />
NGUYỄN TƯỞNG - NGUYỄN ĐẶNG THẢO NGUYÊN<br />
<br />
Du lịch Đà Nẵng, trong đó có du lịch biển phát triển tương đối nhanh. Năm 2006, Tạp<br />
chí Fobes công nhận biển Đà Nẵng là 1 trong 6 biển có những bãi biển đẹp nhất thế<br />
giới, đây là dấu mốc quan trọng, giúp cho việc quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng nói<br />
chung và du lịch biển nói riêng đạt hiệu quả hơn. Năm 2007, Đà Nẵng đón vị khách<br />
quốc tế thứ 1 triệu. Đây là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển du lịch của thành phố<br />
nói chung và du lịch biển nói riêng vì đến với Đà Nẵng, không ai có thể bỏ quên không<br />
đến với những bãi biển đẹp như vậy.<br />
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch biển được đầu tư phát triển tương đối hiện đại,<br />
đồng bộ đáp ứng tốt nhu cầu. Hệ thống cơ sở vật chất phát triển mạnh, nhiều dự án có<br />
vốn lớn đã được phê duyệt và đi vào xây dựng, góp phần giải quyết tốt nhu cầu của thị<br />
trường.<br />
Đầu tư xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đã được quan tâm đẩy mạnh với các<br />
sản phẩm du lịch biển và hình thành các tour du lịch mới. Một số sản phẩm du lịch biển<br />
mới có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch phải kể đến đó là nghĩ dưỡng ở Khu du lịch<br />
sinh thái bán đảo Sơn Trà, khu giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores Hoàng Đạt, chơi<br />
thể thao ở sân golf The Dunes Hòa Hải, giải trí ở khu công viên giải trí thể thao biển,<br />
tham gia chương trình citytour khám phá phố biển Đà Nẵng, tắm tại các bãi tắm du lịch<br />
sạch đẹp, an toàn...<br />
Công tác xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch biển Đà Nẵng đã triển khai, đồng thời<br />
nhiều hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch trong và ngoài nước, tập trung<br />
vào các thị trường quốc tế gần như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... đồng<br />
thời tiếp tục chú trọng thị trường nội địa truyền thống và tiềm năng thành phố Hồ Chí<br />
Minh và Hà Nội.<br />
Môi trường thu hút đầu tư du lịch biển được Uỷ ban nhân dân thành phố quan tâm và<br />
tạo điều kiện khuyến khích. Đã tổ chức tốt công tác quản lý đầu tư, vệ sinh môi trường,<br />
cảnh quan, an ninh trật tự, cứu hộ, thành lập Đội chống chèo kéo khách du lịch và Đội<br />
trật tự du lịch tại các bãi biển du lịch Đà Nẵng.<br />
- Tồn tại:<br />
+ Công tác quy hoạch phát triển du lịch biển nhìn chung còn chậm so với tiến độ.<br />
+ Chưa thực hiện được một số công việc cụ thể như hình thành các khu bán hàng<br />
lưu niệm, giải trí và các dịch vụ phục vụ khách khu vực ven biển, tổ chức ca<br />
nhạc, khiêu vũ công cộng tại bãi tắm Phạm Văn Đồng, hình thành dịch vụ vẽ<br />
tranh trên đá tại chỗ cho du khách.<br />
+ Hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao. Tuy doanh thu có tốc độ tăng nhanh nhưng<br />
tỷ trọng của nó trong lĩnh vực dịch vụ và GDP thành phố còn thấp.<br />
+ Chưa thu hút được dòng khách có khả năng chi trả cao, mức chi tiêu trung bình<br />
của du khách đạt thấp. Thời gian lưu lại của du khách tại Đà Nẵng ngắn.<br />
<br />