intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay" làm rõ nhu cầu nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; đánh giá khái quát thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao ở Việt Nam, từ đó nêu ra những bất cập về đào tạo nhân lực so với yêu cầu; đồng thời, đề xuất một số giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; góp phần định hướng phát triển và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay

  1. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CHẤT LƢỢNG CAO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TS. Nguyễn Thị Tú Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Nhân lực du lịch là nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển du lịch của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Cùng với xu thế phát triển ngành du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập đã đặt ra yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Bài viết làm rõ nhu cầu nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; đánh giá khái quát thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao ở Việt Nam, từ đó nêu ra những bất cập về đào tạo nhân lực so với yêu cầu; đồng thời, đề xuất một số giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; góp phần định hướng phát triển và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao ở Việt Nam. Từ khóa: Chất lƣợng cao, nhân lực du lịch, đào tạo 1. YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DU LỊCH CHẤT LƢỢNG CAO Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Hiện nay, du lịch chiếm vị trí hàng đầu trong thƣơng mại toàn cầu, đƣợc coi là ngành xuất khẩu và tạo việc làm lớn nhất thế giới. Để thực hiện mục tiêu đƣa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững và góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi cần phải có những chính sách đột phá, các giải pháp tổng thể, phải tháo gỡ ngay những khó khăn, vƣớng mắc, để khơi thông, tạo điều kiện cho ngành du lịch có những bƣớc phát triển mới. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lƣợng cao đang là thách thức lớn đối với du lịch Việt Nam hiện nay và trong những năm sắp tới. Nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao, đó là đội ngũ những ngƣời lao động có trí tuệ cao, có trình độ tay nghề giỏi, có phẩm chất tốt đẹp, đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng những kiến thức và kỹ năng hiện đại, có khả năng đáp ứng đƣợc các yêu cầu mới của ngành du lịch để hội nhập thành công với ngành du lịch của các nƣớc trên thế giới. Các cơ sở đào tạo cần nhận thức sâu sắc yêu cầu về nguồn nhân lực chất lƣợng cao của quá trình hội nhập là phải có đủ năng lực thực hiện một bộ phận đặc biệt là những ngƣời có học trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao (từ cao đẳng trở lên), đủ năng lực đảm nhiệm chức danh quản lý nhà nƣớc về du lịch, quản trị doanh nghiệp và lao động lành nghề, làm việc trong các lĩnh vực của du lịch và công việc liên quan đến du lịch. Họ sẽ là những ngƣời nòng cốt tham mƣu, hoạch định kế hoạch hƣớng dẫn, tổ chức trong xây dựng chiến lƣợc, chính sách phát triển; gắn kết lý luận và thực tiễn; là những ngƣời sáng tạo trong xây dựng sản phẩm du lịch chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng khách du lịch; duy trì sự phát triển bền vững du lịch. Yêu cầu phát triển nhân lực du lịch chất lƣợng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế là nhiệm vụ đặt ra khi ngành du lịch đƣợc trao vị trí quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu hệ thống kinh tế quốc dân. Yêu cầu từ nhu cầu của các doanh nghiệp: Báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) cũng chỉ ra, với tốc độ tăng trƣởng 7%/năm trong giai đoạn 2016-2020, ƣớc tính nhu cầu nhân lực của ngành du lịch sẽ tăng lên khoảng 870.000 lao động. Dự báo đến năm 2020, cả nƣớc cần khoảng 2,5 triệu lao động trực tiếp làm việc trong các cơ sở dịch vụ du lịch, đó là chƣa kể đến số lƣợng lớn lao động cung cấp cho loại hình du lịch tàu biển. Khoảng gần 3 năm kể từ khi Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (ngày 16/01/2017) đi vào cuộc sống, ngành Du Việt Nam có nhiều thế mạnh với nhiều địa danh du lịch nổi tiếng, Đảng và Nhà nƣớc cũng đã có nhiều chính sách đặc thù trong việc đào tạo nhân lực chất lƣợng cao ngành Du lịch. Tuy nhiên, thực tế vẫn trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu về số lƣợng, yếu về chất lƣợng, chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn mới của nền kinh tế đất nƣớc và hội nhập toàn cầu. 193
  2. Yêu cầu từ các cơ sở đào tạo: Theo Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL), mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, lƣợng sinh viên chuyên ngành ra trƣờng chỉ khoảng 15.000 ngƣời/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch; đặc biệt là quá trình đào tạo nhân lực du lịch hƣớng đến chất lƣợng cao. Yêu cầu từ hội nhập kinh tế quốc tế: Từ cuối năm 2015, các quốc gia 10 nƣớc thành viên ASEAN đã ký tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội. Hội nhập trong Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lƣợng cao (có kiến thức đầy đủ, có kỹ năng thành thạo và có đạo đức thái độ nghề nghiệp mang đậm bản sắc dân tộc và phù hợp chuẩn mực chung) mới có thể trụ vững và phát triển. Lĩnh vực du lịch đƣợc các quốc gia thành viên ASEAN xem là lĩnh vực ƣu tiên trong hội nhập và xây dựng, thể hiện cụ thể trong Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN và Chiến lƣợc phát triển du lịch ASEAN. Hội nhập đồng nghĩa với việc du lịch Việt Nam và các dịch vụ của nó phải đứng trong một quỹ đạo tiêu chuẩn quốc tế và có sự tranh đua cũng nhƣ nhu cầu ngày càng tăng về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực du lịch chất lƣợng cao đƣợc thừa nhận rộng rãi trong khu vực. Để có thể di chuyển và tìm đƣợc việc làm ở các quốc gia ASEAN, bắt buộc các nƣớc trong cộng đồng ASEAN phải tham gia sâu vào quá trình phân công lao động quốc tế, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt của thị trƣờng lao động ngành du lịch. Đây là một cơ hội rất lớn đối với ngành du lịch Việt Nam nhƣng cũng là thách thức không nhỏ đối với các cơ sở đào tạo về du lịch của Việt Nam nói chung và các trƣờng đại học, cao đẳng nói riêng. 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CHẤT LƢỢNG CAO Ở VIỆT NAM Hiện nay (2019), theo thống kê của ngành du lịch, cả nƣớc có khoảng 190 cơ sở tham gia đào tạo chuyên ngành du lịch ở trình độ thạc sỹ, đại học, cao đẳng, trung cấp và đào tạo ngắn hạn. Ngành nghề và bậc/hệ đào tạo khá phong phú, gồm: 65 trƣờng đại học có các khoa du lịch và có 11 trƣờng đào tạo Thạc sỹ du lịch; 55 trƣờng cao đẳng (có 10 trƣờng cao đẳng chuyên đào tạo du lịch trong đó có 8 trƣờng trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); 71 trƣờng trung cấp… Thực hiện theo các loaị hình sở hữu có cơ sở đào tạo công lập và ngoài công lập, cơ sở đào tạo đầu tƣ trong nƣớc và các cơ sở có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Hình thức tổ chức đào tạo chính quy và không chính quy, các hệ ngắn hạn (cấp chứng chỉ) và dài hạn (cấp bằng). Bằng phƣơng pháp tìm hiểu thông tin, phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với đại diện một số cơ sở đào tạo và cán bộ thực tế trong ngành du lịch và nhận thấy rằng: Các trƣờng đã nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế đất nƣớc; đã coi trọng và tập trung đầu tƣ, triển khai các hoạt động thiết thực, phù hợp, hiệu quả nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực ngành du lịch nhằm bắt kịp yêu cầu của xã hội và hội nhập, song các yếu tố nhƣ chất lƣợng tuyển sinh đầu vào, khung và trình độ đào tạo theo quy định, chƣơng trình đào tạo, học liệu, phƣơng pháp giảng dạy,… có tác động không nhỏ đến quá trình đào tạo của các trƣờng. Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao có những điểm mạnh và cũng còn tồn tại một số hạn chế, bất cập cần khắc phục. * Những điểm mạnh: - Về chương trình đào tạo: Một số ít trƣờng đã cập nhật, mạnh dạn bổ sung đổi mới chƣơng trình đào tạo nhƣ Đại học Thƣơng mại, Đại học Văn Hiến,… Những điều chỉnh về số môn học, thời lƣợng và nội dung các môn học; tuyển chọn giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng, đổi mới cách dạy lý thuyết và thực hành, đổi mới cách đánh giá kết quả học tập, trên nền tảng lấy ý kiến góp ý của các doanh nghiệp du lịch và tiếp thu kết quả nghiên cứu một số chƣơng trình đào tạo ngành du lịch của một số nƣớc phát triển nhƣ Anh, Mỹ, Canada, Thụy Sỹ, Ấn Độ, Singapore, Nhật bản, Hà Lan. Đặc biệt là chuyển đổi sang học chế tín chỉ và thực hiện xây dựng chƣơng trình đào tạo cải tiến theo hƣớng ứng dụng nghề nghiệp. Tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp, ngƣời học và cựu sinh viên để hình thành hồ sơ năng lực của ngƣời tốt nghiệp là các hoạt động trọng tâm mà một số trƣờng đã đề ra và bắt đầu áp dụng từ một số năm gần đây. Một số trƣờng thực hiện chƣơng trình cải tiến theo mô hình đào tạo theo chuẩn quốc tế với sự hỗ trợ của tổ chức PUM (Programma Uitzending Managers - Tổ chức chuyên gia tƣ vấn Hà Lan) nhƣ Đại học Văn Hiến, chƣơng trình giáo dục Đại học theo định hƣớng ứng dụng (Profession- Oriented Higher Education-POHE) của Hà Lan nhƣ Đại học Kinh tế quốc dân. 194
  3. - Về đội ngũ giảng viên: Các trƣờng đã dần kiện toàn đội ngũ giảng viên cơ hữu với tiêu chí trẻ, năng động, trình độ chuyên môn phù hợp với khung năng lực giảng viên cơ hữu theo qui định của trƣờng. Trình độ đội ngũ giảng viên hầu hết có trình độ thạc sĩ trở lên, tỉ lệ tiến sĩ và phó giáo sƣ ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, một số trƣờng tận dụng những chuyên gia thực tế và giảng viên trình độ tiến sĩ trở lên tham gia vào lực lƣợng giảng viên thỉnh giảng (nhƣ Đại học Hạ Long). Định hƣớng phát triển đội ngũ giảng viên của nhiều trƣờng là tiếp tục tuyển dụng bổ sung đội ngũ giảng viên có trình độ Tiến sĩ trở lên đúng chuyên ngành, đồng thời mời giảng viên có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp du lịch, nghiệp vụ cao tham gia giảng dạy. Thực hiện thƣờng xuyên bồi dƣỡng trình độ chuyên môn cho giảng viên về nghiệp vụ sƣ phạm, giảng dạy bằng bài giảng điện tử (E- learning), học tập nâng cao trình độ,… - Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập: (i) Thực hiện thƣờng xuyên từ chỗ truyền đạt kiến thức thụ động chuyển sang giảng dạy tích cực (lấy ngƣời học làm trung tâm, phƣơng pháp giảng dạy nêu vấn đề, phƣơng pháp giảng dạy dự án, phƣơng pháp giảng dạy ngoài trời,…), khuyến khích ngƣời học sử dụng kiến thức đã có để hình thành nên những vấn đề và chuẩn bị cho việc hình thành kiến thức mới. (ii) Thực hiện đánh giá chất lƣợng theo tiêu chuẩn và tiêu chí cho cả quá trình, đảm bảo đƣợc sự chính xác và công bằng. (iii) Tăng cƣờng chất lƣợng hoạt động thực hành, thực tập. Tăng số lần và nội dung kiến tập tại doanh nghiệp. Phân công cho từng giảng viên theo dõi, kiểm tra giám sát và hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình thực tập đƣợc đánh giá đúng kết quả, tránh tiêu cực. (iv) Thực hiện khảo sát phản hồi của ngƣời học, thực hiện ngay sau khi kết thúc các học phần bằng nhiều hình thức để bổ sung cho việc đánh giá đƣợc năng lực giảng dạy của giảng viên và xem xét đến khả năng tiếp thu và áp dụng kiến thức của sinh viên. (v) Các câu lạc bộ gắn với chuyên môn, hoạt động thƣờng xuyên là môi trƣờng để sinh viên trau dồi, học hỏi thêm và giao lƣu với những chuyên gia trong lĩnh vực du lịch (CLB Du lịch của Đại học Thƣơng mại, CLB Bartender và CLB Lữ hành của Đại học Văn Hiến; trong đó có sự tham gia của nhiều cựu sinh viên đang làm việc tại các doanh nghiệp và nhà hàng). - Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên: đây đƣợc coi là một trong những hoạt động trọng tâm trong quá trình đào tạo của nhiều trƣờng. Các giảng viên cơ hữu đƣợc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học bằng các sản phẩm: Bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu các hội thảo quốc gia và quốc tế; chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp gắn với ngành du lịch. Chú trọng hỗ trợ phong trào nghiên cứu khoa học sinh viên. Các đề tài nghiên cứu về du lịch của sinh viên nhiều năm trở lại đây đƣợc đánh giá cao tại các hội thảo khoa học sinh viên các cấp. - Các hoạt động nghề nghiệp hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo: Các trƣờng đều cố gắng đầu tƣ hỗ trợ sinh viên tham gia các sự kiện nhằm khẳng định vị thế của trƣờng mình. Một số hoạt động nghề nghiệp đƣợc tổ chức mang tầm cỡ thành phố, quốc gia của các trƣờng nhƣ Đại học Hạ Long, Đại học Văn Hiến, Đại học Thƣơng mại liên tục từ năm nhiều năm nay. - Liên kết doanh nghiệp: Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của doanh nghiệp đối với quá trình đào tạo, khoa chuyên ngành của các trƣờng đầu tƣ nhiều công sức xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch để nhận sự hỗ trợ toàn diện cho giảng viên và sinh viên. Các khoa chuyên ngành của các trƣờng đã chính thức ký kết nhiều hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp du lịch kinh doanh du lịch lớn (khách sạn 4 đến 5 sao, các doanh nghiệp lữ hành có thƣơng hiệu lớn) trong nƣớc và nƣớc ngoài thực hiện các hoạt động hỗ trợ của doanh nghiệp cho đào tạo nhân lực du lịch nâng cao chất lƣợng đội ngũ. * Những bất cập: Bên cạnh các thành quả của quá trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch về số lƣợng và chất lƣợng qua từng năm, những bất cập cũng đang tồn tại ở các trƣờng: - Công tác xác định đối tượng và nhu cầu đào tạo: ngƣời học chọn ngành học du lịch thông thƣờng từ nguồn tuyển sinh thông qua các kỳ thi tuyển sinh quốc gia, nên còn thiếu tính hƣớng nghiệp, cách nhìn nhận về ngành nghề còn khá đơn giản (các tiêu chí tuyển chọn sơ loại chƣa đƣợc chú trọng). Thực tế cho thấy ngành có sinh viên nữ chiếm tỷ lệ rất cao (hơn 80%) trong tổng số ngƣời học. Sau khi tốt nghiệp đã có khá nhiều ngƣời không làm đúng nghề vì sức khỏe, đặc điểm 195
  4. công việc, gia đình,… điều này cho thấy sự lãng phí trong công tác đào tạo, đồng thời cũng tạo ra môi trƣờng đào tạo thiếu tích cực trƣớc nhu cầu xã hội khi cung cấp lao động. - Cơ sở vật chất, kỹ thuật trong đào tạo: hầu hết các trƣờng đều rất hạn chế. Ngoại trừ ở một số trƣờng đƣợc hƣởng thụ từ nguồn tài trợ (Luxembourg và dự án EU) và một số trƣờng chủ động đầu tƣ cơ sở thực hành nhƣ Đại học Thăng Long, còn lại thì nhiều trƣờng không có khu vực thực hành kỹ năng hoặc nếu có thì cơ sở học và phòng học, số lƣợng ngƣời/lớp học; dụng cụ thực hành, thực nghiệm, phòng thực hành, mô hình, phần mềm giả định,… nhìn chung chƣa đáp ứng yêu cầu, ngƣời học thiếu điều kiện cọ xát với công cụ làm việc, không có cơ hội phát huy tình chủ động, sáng tạo khi còn học trong trƣờng. - Thiếu cân đối giữa nguồn lực và quy mô đào tạo: Sự thiếu hụt đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và đúng chuyên ngành là vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay với tất cả các trƣờng. Một số trƣờng đã đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học và cao đẳng nhiều năm, nhƣng phần lớn giảng viên là ngƣời đƣợc đào tạo từ các ngành khác (ngành văn hóa, xã hội, quản trị kinh doanh); việc giảng dạy về du lịch chủ yếu dựa vào vốn kiến thức tự học, tổng hợp từ nhiều nguồn, từ nhiều kinh nghiệm. Mặt khác, giáo viên còn thiếu kỹ năng, chậm cập nhật; trình độ và khả năng sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin tuy đƣợc cải thiện đáng kể nhƣng đa phần chƣa tự tin sử dụng. Một số cơ sở đào tạo hàng năm tuyển số lƣợng sinh viên rất nhiều, nhƣng chuẩn đầu vào thấp và có tỉ lệ số giảng viên/tổng số sinh viên chuyên ngành hàng năm quá mất cân đối (ĐH Tài nguyên môi trƣờng có quy mô khoảng 450 sinh viên chuyên ngành Quản trị du lịch, lữ hành mỗi năm chỉ với 9 giảng viên chuyên ngành đảm trách giảng dạy; Khoa Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội có quy mô khoảng 500 sinh viên chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành mỗi năm chỉ với 10 giảng viên chuyên ngành). - Chương trình đào tạo: Phần lớn các cơ sở đào tạo hiện nay chƣa tiệm cận đƣợc với các chuẩn đào tạo nhân lực du lịch của thế giới và khu vực. Quá trình đào tạo ít chú trọng đầu tƣ vào cải tiến chƣơng trình. Các chƣơng trình đào tạo còn mang nặng tính hàn lâm, mất cân đối giữa lý thuyết và thực hành; đào tạo nặng lý thuyết mà thiếu thực hành nên khả năng tiếp cận thực tế và thích nghi với môi trƣờng làm việc kém, giao tiếp cơ bản trong công việc chƣa đạt yêu cầu đặc biệt là sử dụng ngoại ngữ. Chuẩn đầu ra cho chƣơng trình đào tạo chƣa cụ thể, ít gắn với tiêu chuẩn nhân lực chất lƣợng cao theo từng lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ; thiếu năng lực ngoại ngữ và một số các kỹ năng liên quan cho ngƣời học. - Hệ thống giáo trình: Giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập cho ngành du lịch còn thiếu và chƣa cập nhật thƣờng xuyên. Qua khảo sát cơ sở học liệu của một số trƣờng đại học cho thấy Kinh tế quốc dân có hệ thống giáo trình khá đầy đủ; một số trƣờng có tỉ lệ số giáo trình so với đầu học phần chiếm tỉ lệ thấp nhƣ ĐH Thƣơng mại 10/23; thậm chí có trƣờng nhƣ ĐH Tài nguyên môi trƣờng đào tạo chuyên ngành Quản trị du lịch, lữ hành nhiều năm nhƣng hoàn toàn dựa vào giáo trình của các trƣờng khác nhƣ ĐH Kinh tế quốc dân và ĐH Thƣơng mại. Những bản dịch từ tài liệu, giáo trình của một số trƣờng ở các nƣớc trên thế khi áp dụng vào giảng dạy lại không thể sử dụng triệt để vì có nhiều lĩnh vực chƣa phù hợp với điều kiện phát triển và đặc điểm của Việt Nam. Một phần do đổi mới chƣơng trình đào tạo đƣa nhiều học phần mới nên việc biên soạn giáo trình đang đƣợc triển khai. - Liên kết thị trường sử dụng lao động: hầu hết các trƣờng chƣa có những chiến lƣợc hiệu quả trong công tác liên kết hợp tác trách nhiệm với doanh nghiệp; về phía doanh nghiệp cũng chƣa thực sự gắn kết tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo. Hiện nay, một số trƣờng đã mạnh dạn áp dụng đào tạo du lịch theo cơ chế đặc thù, đã có kết hợp với một số khách sạn, một số công ty du lịch để tham gia vào một số phần việc giúp sinh viên đƣợc trải nghiệm với môi trƣờng doanh nghiệp, giúp ngƣời học thích nghi nhanh với nghề. Tuy nhiên, việc xây dựng chƣơng trình đào tạo theo cơ chế đặc thù còn rất lúng túng. Việc bố trí thời gian để ngƣời học thực hành nghề tại doanh nghiệp còn bất cập giữa lịch trình của nhà trƣờng với tính mùa vụ trong kinh doanh của doanh nghiệp. Khúc mắc lớn nhất trong việc bắt tay hợp tác, xây dựng môi trƣờng thực hành thực tập cho sinh viên là sự bắt tay giữa đơn vị đào tạo và doanh nghiệp khai thác dịch vụ lữ hành, là vấn đề kinh phí. Song cho đến nay, vẫn chƣa có cơ chế hỗ trợ của nhà nƣớc đối với doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình đào 196
  5. tạo của nhà trƣờng (hiện nay các cơ sở đào tạo phải chịu khoản này) vì vậy sự đột phá trong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao chƣa tốt. Tóm lại, trong bức tranh chung của công tác giáo dục và đào tạo du lịch vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chất lƣợng cải thiện chƣa kịp với yêu cầu ngày càng cao; tính hợp lý và đồng bộ còn hạn chế, thiếu công tác hƣớng nghiệp và phân luồng. Trong tình hình đó, các cơ sở đào cần phải tìm ra cho mình các giải pháp phù hợp để đảm bảo phát triển bền vững trong công tác đào tạo đặc biệt là đào tạo nhân lực du lịch chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu hội nhập. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM Đảng và Nhà nƣớc ta xác định rõ sẽ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nên đã và sẽ ban hành nhiều chính sách để tạo thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Để đào tạo nhân lực du lịch chất lƣợng cao đảm bảo hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thời kỳ hội nhập, cần có sự đột phá trong chính sách và thực hiện những giải pháp đồng bộ, hợp qui luật: - Cập nhật đổi mới xây dựng chƣơng trình, giáo trình đào tạo du lịch tiên tiến. Hoàn thiện chƣơng trình ngành du lịch theo hƣớng ứng dụng, quốc tế hóa theo định hƣớng chuẩn quốc gia và khu vực. Các cơ sở đào tạo không ngừng đổi mới nội dung, chƣơng trình đào tạo; tiệm cận với các chuẩn đào tạo nhân lực du lịch của thế giới và khu vực, đặc biệt là các chƣơng trình đào tạo theo hƣớng ứng dụng. Các trƣờng đã có dự án chƣơng trình đào tạo theo hƣớng ứng dụng kết hợp với thành quả của các giai đoạn trong dự án và đặc biệt theo dõi sự ra đời của khung trình độ quốc gia về đào tạo du lịch để cho ra đời chƣơng trình đào tạo ngành du lịch hoàn thiện nhất. Đảm bảo đủ và thƣờng xuyên cập nhật đổi mới xây dựng giáo trình đào tạo du lịch tiên tiến. - Xây dựng đội ngũ giảng viên chuẩn: Để thực hiện đƣợc mục tiêu có một đội ngũ nhân lực ngành du lịch "tinh" về chất lƣợng, có năng lực cạnh tranh với nhân lực du lịch của khu vực và thế giới thì yếu tố chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực giữ vai trò then chốt. Muốn vậy, ngành du lịch cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó xây dựng đội ngũ giáo viên đủ chuẩn đƣợc coi là khâu đột phá. Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, giảng viên; xây dựng quy chuẩn giảng viên du lịch đáp ứng khả năng giảng dạy kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Từng bƣớc chuẩn hóa giảng viên theo hƣớng vừa giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tham gia công việc cụ thể có liên quan đến lĩnh vực giảng dạy tại doanh nghiệp du lịch, đồng thời làm việc cùng sinh viên để sinh viên học hỏi trực tiếp. Chuẩn hóa trình độ và khả năng ngoại ngữ của giảng viên; phải có chuẩn trình độ ngoại ngữ cử nhân hoặc có quá trình học đại học bằng ngoại ngữ; đạt kiểm tra kỹ năng thuyết trình và viết bằng ngoại ngữ hàng năm. - Thắt chặt tính liên kết giữa cơ sở đào tạo, ngƣời học và doanh nghiệp… cùng với cơ chế của từng địa phƣơng. Đẩy mạnh hợp tác Quốc tế với các cơ sở đào tạo du lịch có uy tín ở nƣớc ngoài; hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp sử dụng du lịch đầu ra trong công tác đào tạo nhân lực du lịch đạt chuẩn quốc gia, quốc tế. Tăng cƣờng thực hiện có hiệu quả hoạt động liên kết, giao lƣu doanh nghiệp du lịch. Cần nâng tầm từ ―hỗ trợ lẫn nhau‖ thành ―cùng mang lại lợi ích‖; xây dựng cơ chế lợi ích với doanh nghiệp tham gia hợp tác và thuyết phục doanh nghiệp trở thành một bộ phận của trƣờng và ngƣợc lại. - Tăng cƣờng cơ sở vật chất phục vụ dạy học. Các cơ sở đào tạo cần tập trung xây dựng hệ thống phòng thực hành tiêu chuẩn quốc tế cho ngành khách sạn với phòng ngủ, nhà hàng, dịch vụ bổ sung, khu vực lễ tân,… cho ngành lữ hành với mô hình văn phòng giao dịch, phần mềm giữ chỗ hàng không, phần mềm giữ chỗ khách sạn trong hệ thống phân phối toàn cầu,… Nghiên cứu và triển khai hệ thống khách sạn, nhà hàng và công ty dịch vụ du lịch theo mô hình thực nghiệm công ty trong trƣờng đại học. - Tăng cƣờng ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0 trong đào tạo, phát triển nhân lực du lịch chất lƣợng cao trong bối cảnh hội nhập. Quan tâm phát triển, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ hiện đại vào công tác nghiên cứu, thực hành các hoạt động đào tạo nhƣ đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến (E-learning), xây dựng giáo trình đào tạo du lịch điện tử, ƣu tiên đào tạo bằng công nghệ hiện đại để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc với thời đại công nghệ. 197
  6. Để tạo điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp trên, xin kiến nghị với các bộ, ban ngành nhƣ sau: Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội và Tổng cục Du lịch sớm hoàn thiện xây dựng và ban hành tiên chuẩn kỹ năng nghề du lịch quốc gia đối với tất cả các lĩnh vực du lịch còn lại (ngoài nghề lễ tân và buồng đã có). Các Bộ liên quan gồm Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thống nhất công bố chuẩn chất lƣợng đầu ra của đào tạo nhân lực du lịch. Nghiên cứu ban hành quy định khung trình độ quốc gia về đào tạo du lịch, về chất lƣợng giảng viên trực tiếp đào tạo nhân lực du lịch phù hợp với khu vực và thế giới. Hiệp hội Du lịch Việt Nam tiếp tục liên kết tổ chức các khóa đào tạo về công nghệ nhƣ: Công nghệ DataWaerHouse; Công nghệ phân tích BigData; Công nghệ Trí tuệ nhân tạo AI; An ninh mạng,…nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu triển khai du lịch trực tuyến trong thời đại kinh tế số và cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện hiệu quả các chủ trƣơng, chính sách hiện hành. 4. KẾT LUẬN Nhu cầu nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các cơ sở đào tạo về du lịch của Việt Nam nói chung và các trƣờng đại học, cao đẳng nói riêng. Các cơ sở đào tạo cần nhận thức đầy đủ những điểm mạnh cũng nhƣ những bất cập về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao, đồng thời triển khai hiệu quả một số giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao ở Việt Nam. Hy vọng những giải pháp này sẽ giúp các cơ sở đào tạo định hƣớng phát triển và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao, góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển ngành du lịch ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. TÀI LIỆU THAO KHẢO 1. Lƣu Đức Kế (2016), Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, Tọa đàm ―Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trở thành Ngành kinh tế mũi nhọn‖ do Ban Kinh tế Trung ƣơng chỉ đạo và phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức ngày 08/9/2016, tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh 2. Hà Văn Siêu (2010), ―Nhu cầu nhân lực du lịch giai đoạn 2011-2020‖, kỷ yếu hội thảo tại Khánh Hòa. 3. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế ―Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế‖ do Trƣờng đại học Văn Hiến phối hợp với Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 2/8/2019, tại TP. Hồ Chí Minh. 4. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2011), Báo cáo tổng hợp Chiến lƣợc phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 5. Nguyễn Tấn Trung, Phạm Xuân Hậu (2016), Giải pháp đào tạo nhân lực du lịch chất lƣợng cao của Trƣờng ĐH Văn Hiến đáp ứng yêu cầu hội nhập, kỷ yếu hội thảo ―Brexit và cộng đồng kinh tế ASEAN dưới góc nhìn hội nhập‖, Trƣờng ĐH Văn Hiến. 6. Anh Tú, Tháo ―nút thắt‖ để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch (https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/thao-nut-that-de-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-du-lich- 4023701-v.html đăng 3/8/2019) 7. WEBSITE: http://vitea.vn/thuc-trang-va-cac-giai-phap-phat-trien-nguon-nhan-luc-du-lich-viet-nam/ http://aep.neu.edu.vn/web/vn/c77/p74/Dao-tao/Chuong-trinh-POHE/index.aspx https://ezcloud.vn/xu-huong-phat-trien-cua-nganh-kinh-doanh-khach-san-2019/ 198
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2