intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Đà Lạt

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Đà Lạt" nghiên cứu về thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Qua đó, bài viết cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Đà Lạt hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Đà Lạt

  1. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI ĐÀ LẠT ThS. Lê Đức Thọ Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu về thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Qua đó, bài viết cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Đà Lạt hiện nay. Từ khóa: Phát triển du lịch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch; du lịch Đà Lạt 1. MỞ ĐẦU Đà Lạt đƣợc mạnh danh là tiểu Pari, nằm trên cao nguyên lâm viên, là điểm du lịch thu hút nhiều du khách bởi khí hậu và quang cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Đà Lạt có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lâm Đồng. Nhiều năm qua, ngành Du lịch Đà Lạt phát triển ổn định, góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Sự tăng trƣởng nhanh chóng của nguồn khách và phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp du lịch tạo nên nhu cầu rất lớn trên thị trƣờng lao động du lịch. Nhân lực ngành du lịch có vai trò quyết định không chỉ cho phát triển du lịch mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Trên địa bàn thành phố Đà Lạt hiện có khoảng 7 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch, công đào tạo nguồn nhân lực du lịch thành phố Đà Lạt mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt đƣợc những kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều bất cập với yêu cầu nâng cao chất lƣợng du lịch. Chính vì vậy, nghiên cứu về thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch và đề xuất đƣợc một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở thành phố Đà Lạt là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch ở thành phố Đà Lạt hiện nay. 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH VÀ ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI ĐÀ LẠT Nằm giữa ngàn thông lộng gió trên cao nguyên Langbiang, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là một địa chỉ du lịch nghỉ dƣỡng hàng đầu của Việt Nam. Chính vẻ đẹp của thiên nhiên là tiềm năng, lợi thế để ngành dịch vụ du lịch Đà Lạt phát triển. Bên cạnh du lịch truyền thống, những năm gần đây, Đà Lạt còn phát triển một loại hình mới đầy triển vọng, đó là du lịch nhà vƣờn nông nghiệp công nghệ cao. Những vƣờn rau sạch, những luống dâu tây cho quả chín mọng, hay những vƣờn hoa khoe sắc trong tiết trời se lạnh… đã tạo nên một sản phẩm du lịch mới đầy hấp dẫn du khách khi đến với thành phố trên cao nguyên này. Trung tâm du lịch Đà Lạt cách các đô thị lớn của vùng và khu vực không xa, giao thông thuận lợi cả về đƣờng bộ, đƣờng hàng không và có khả năng khôi phục đƣờng sắt Đà Lạt - Tháp Chàm. Đà Lạt - Lâm Đồng có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nổi tiếng về hồ, thác nƣớc, rừng thông, các công trình kiến trúc mang giá trị văn hóa - nghệ thuật cao nên Đà Lạt - Lâm Đồng có điều kiện để phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch nhƣ: du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, tham quan, vui chơi giải trí, văn hóa - thể thao, nghiên cứu khoa học, du lịch giáo dục. Đà Lạt là địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đáp ứng nhu cầu tham quan, thƣởng lãm theo hƣớng du lịch vƣờn của du khách, ngoài các làng hoa truyền thống, các cơ sở sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn, nhiều mô hình canh tác rau, hoa, dâu tây… nhỏ lẻ của nông dân Đà Lạt cũng tự phát mở cửa đón tiếp du khách. Hạ tầng du lịch của thành phố Đà Lạt ngày càng phát triển, với hệ thống cơ sở lƣu trú khá lớn, gồm các khu nghỉ dƣỡng, các khách sạn từ 1 đến 5 sao; các dịch vụ phục vụ trong các khách sạn ngày càng đƣợc nâng cao, nhƣ: nhà hàng, vũ trƣờng, Spa, karaoke, hồ bơi, chăm sóc sức khỏe, hội nghị - hội thảo, lữ hành. 333
  2. Bảng 1: Số lƣợng cơ sở lƣu trú và tổng lƣợt khách lƣu trú tại thành phố Đà Lạt giai đoạn 2016 - 2018 Tổng cơ sở lƣu trú tại Đà Lạt Lƣợng khách lƣu trú tại Đà Lạt Năm Khách lưu trú Số lượng cơ sở lưu trú Số lượng phòng Tăng trưởng (%) (Triệu lượt) 2016 1.007 16.355 3.600 9,1 2017 1.155 17.726 4 10,3 2018 1.399 20.994 4.45 11,3 Nguồn: Kết quả điều tra tổng hợp của tác giả thực hiện Ngành Du lịch thành phố Đà Lạt có mức tăng trƣởng bền vững với lƣợng du khách và mức chi tiêu ngày càng gia tăng đã thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nhằm cạnh tranh, thu hút khách Du lịch, các công ty lữ hành đã đa dạng hóa các sản phẩm Du lịch, đáp ứng từng phân khúc khách Du lịch, trong đó có các gói sản phẩm giảm giá để tạo ra các tour Du lịch giá rẻ, phù hợp với nhu cầu thị hiếu hiện nay của du khách. Bảng 2: Tổng lƣợt khách du lịch và doanh thu từ hoạt động du lịchcủa thành phố Đà Lạt giai đoạn 2014 - 2018 Doanh thu từ Khách du lịch đến Đà Lạt hoạt du lịch Khách trong Tổng Năm Tổng lượt Tăng Khách quốc tế Tăng nước doanh khách (Triệu trưởng trưởng Số Tăng Số Tăng thu (Tỷ lượt) (%) (%) lượng trưởng lượng trưởng đồng) 2014 4.8 14 0,17 5 4,63 17 8.500 15 2015 5.1 6,3 0,22 29,4 4,88 5,4 9.180 8 2016 5.4 5,9 270 44,8 5.130 5,12 9.700 5,6 2017 5.8 7,8 400 35,6 5.450 6,3 10.530 7,8 2018 6.5 10,3 485 21,3 4.450 11,3 11.710 10,2 Nguồn: Kết quả điều tra tổng hợp của tác giả thực hiện Như vậy, có thể thấy trong vòng 5 năm qua, lƣợng khách Du lịch cả quốc tế và khách nội địa đến Đà Lạt liên tục tăng, tổng doanh thu từ ngành Du lịch trong giai đoạn 2014 - 2018 tăng 3.210 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu đáng mừng của ngành Du lịch Đà Lạt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Một trong những động lực thúc đẩy kinh tế du lịch Đà Lạt phát triển, chính là nguồn nhân lực du lịch ngày càng đƣợc đảm bảo về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng. Nguồn nhân lực du lịch, dịch vụ của Đà Lạt đã có sự phát triển đáng kể về số lƣợng và từng bƣớc nâng cao về chất lƣợng. Nhìn chung, nguồn nhân lực du lịch của Lâm Đồng đa phần còn rất trẻ, ở độ tuổi lao động từ 18 - 35 chiếm hơn 60% tổng số lao động trực tiếp phục vụ du lịch, phù hợp với đặc điểm của ngành. Và hiện tại có khoảng 11.200 lao động trực tiếp phục vụ trong ngành Du lịch. Trong đó, lĩnh vực lƣu trú 7.600 ngƣời; lữ hành, hƣớng dẫn, vận chuyển hành khách 1.350 ngƣời; tại các điểm du lịch 2.220 ngƣời [5]. Số lao động làm việc trong cơ quan quản lý về du lịch là 30 ngƣời. Trong đó có 77% số lao động trực tiếp đã đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ. Ðà Lạt có gần 2.000 doanh nghiệp hoạt động du lịch, nhƣng nguồn nhân lực làm việc đông nhất là ở các nhà hàng, khách sạn. Chỉ cần 1 khách sạn ra đời có thể làm biến động nhân lực ở các khách sạn khác. Nguyên nhân một phần vì chƣa đủ nguồn nhân lực, mặt khác do chất lƣợng nguồn nhân lực không ổn định. Vì vậy, thành phố Đà Lạt cần xây dựng chiến lƣợc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo chất lƣợng và số lƣợng. 3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT Nguồn nhân lực du lịch bao gồm toàn bộ lực lƣợng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình phụ vụ khách du lịch. Do đó, khi đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực du lịch thì không chỉ đề cập đến các lao động nghiệp vụ phục vụ một cách trực tiếp mà còn cả các lao động ở cấp độ quản lý, lao động làm công tác đào tạo và các lao động gián tiếp khác phục vụ khách du lịch. 334
  3. Nguồn nhân lực du lịch đƣợc chia thành 3 nhóm với những vai trò khác nhau: Nhóm nhân lực làm việc tại cơ quan quản lý nhà nƣớc về Du lịch, nhóm nhân lực làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Du lịch, nhóm nhân lực kinh doanh du lịch. Ngoài ra, nhân lực du lịch còn bao gồm những ngƣời làm nghề tự do và ngƣời dân tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch. 3.1. Về cơ sở đào tạo nhân lực du lịch Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch đƣợc thành phố Đà Lạt chú trọng và đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận. Theo đánh giá của ngành du lịch tỉnh, nhìn chung, hệ thống các trƣờng đào tạo về du lịch tại Đà Lạt - Lâm Đồng đã cơ bản đáp ứng khả năng nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cho nguồn nhân lực du lịch. Thậm chí nhiều trƣờng còn cung cấp nguồn nhân lực và tham gia đào tạo về du lịch cho nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch, hàng năm sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cũng thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lao động làm công tác du lịch, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ du khách khi đến nghỉ dƣỡng tại địa phƣơng [4]. Trên địa bàn thành phố Đà Lạt hiện có khoảng 7 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch, với quy mô đào tạo hàng năm khoảng 2.500 sinh viên (xem bảng 3). Bảng 3: Ngành nghề và quy mô tuyển sinh hàng năm của các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt Quy mô TT Cơ sở đào tạo Ngành đào tạo tuyển sinh Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị Khách 1 Đại học Đà Lạt 200 sạn - Nhà hàng 2 Đại học Yersin Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 120 Kỹ thuật chế biến món ăn, Quản trị nhà hàng, Quản trị khách sạn, Nghiệp vụ nhà hàng, Nghiệp vụ bàn, 3 Cao đẳng Nghề Đà Lạt 420 Nghiệp vụ bar, Nghiệp vụ lễ tân, Nghiệp vụ bếp Việt Nam căn bản, Nghiệp vụ buồng Quản trị Khách sạn, Quản trị Nhà hàng, Hƣớng dẫn Du lịch, Quản trị Lữ hành, Kỹ thuật chế biến món 4 Cao đẳng Du lịch Đà Lạt ăn, Kỹ thuật chế biến món ăn, Nghiệp vụ Nhà hàng, 800 Nghiệp vụ lữ hành hƣớng dẫn, Nghiệp vụ An ninh khách sạn, Nghiệp vụ Bartender Quản trị khách sạn, Điều hành tour du lịch, Phiên Trƣờng Cao đẳng Kinh 5 dịch tiếng Anh du lịch, Nghiệp vụ nhà hàng, khách 420 tế - Kỹ thuật Lâm Đồng sạn, Kỹ thuật chế biến món ăn Trƣờng Trung cấp Nghề 6 Kỹ thuật chế biến món ăn, 130 Bảo Lộc Quản lý khách sạn - Nhà hàng vừa và nhỏ; Nghiệp vụ lễ tân; Quản trị Lƣu trú du lịch; Quản trị Nhà hàng; Kỹ thuật chế biến món ăn; Nghiệp vụ lữ hành hƣớng dẫn; Nghiệp Trƣờng Trung cấp Du 7 vụ An ninh khách sạn; Nghiệp vụ Bartender; Bồi dƣỡng, 500 lịch Đà Lạt nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ và nhân viên đang làm việc cho các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Nguồn: Kết quả điều tra tổng hợp của tác giả thực hiện 3.2. Về đối tƣợng đào tạo Đối tƣợng đào tạo trong các cơ sở đào tạo là sinh viên đã tốt nghiệp trung học phổ thông và học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Hàng năm, các trƣờng Đại học, Cao đẳng và Trung cấp trên địa bàn thành phố cung ứng ra thị trƣờng khoảng 1.500 - 2000 lao động du lịch các trình độ Đại học, Cao đẳng. Ngoài ra, Đà Lạt cũng rất chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho lực lƣợng lao động du lịch hiện có và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn thành phố. Đồng thời, thành phố Đà Lạt đã chú trọng công tác đào tạo nông dân làm du lịch. 335
  4. 3.3. Về nội dung, chƣơng trình đào tạo Chƣơng trình đào tạo đƣợc hoàn thiện, luôn cập nhật với thực tiễn phát triển du lịch của thành phố. Chƣơng trình đào tạo cũng chú trọng bồi dƣỡng các kỹ năng ngoại ngữ cho sinh viên, trong quá trình học tập, sinh viên đƣợc tiếp xúc với các chuyên gia nƣớc ngoài. Các cơ sở đào tạo cũng chú trọng bồi dƣỡng và rèn luyện các kỹ năng mềm cho sinh viên du lịch, giúp sinh viên có đƣợc những kỹ năng cần thiết khi ra trƣờng. 3.4. Về hoạt động triển khai đào tạo và những kết quả đạt đƣợc Hệ thống các trƣờng đào tạo về du lịch ngay tại thành phố Đà Lạt về cơ bản đã đủ đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cho nhân lực ngành. Sinh viên đƣợc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp du lịch, đƣợc tham gia thực tập trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ. Trong thời gian qua, nguồn nhân lực trực tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch của tỉnh có sự phát triển nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo, đào tạo lại, bố trí đúng ngành nghề, lao động có kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ đƣợc nâng lên. Hơn 80% đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch từ cấp tỉnh đến các địa phƣơng, các đơn vị sự nghiệp đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn du lịch. Nhận thức của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của nguồn nhân lực du lịch có nhiều chuyển biến rõ nét. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình quản lý, tuyển chọn nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Tuy nhiên, do sự phát triển của ngành du lịch, nhất là du lịch chất lƣợng cao, nên nguồn nhân lực vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu đặt ra; cơ cấu lao động, chất lƣợng đào tạo, trình độ ngoại ngữ còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp. Đà Lạt đã chú trọng đào tạo nông dân làm du lịch: Năm 2017, lần đầu tiên 60 hộ nông dân và những lao động làm việc trực tiếp đƣợc tham dự lớp đào tạo ngắn hạn về du lịch canh nông, mục đích là bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, tổ chức các hoạt động kinh doanh kết hợp sản xuất nông nghiệp, tạo sản phẩm mới phục vụ du khách. Nông dân đã đƣợc nghe giới thiệu tổng quan về du lịch canh nông, học kỹ năng về giao tiếp, ứng xử với khách đến vƣờn tham quan. Ngoài ra học viên còn đƣợc thực tế khảo sát mô hình canh nông tại một số điểm ở Đà Lạt. Du lịch canh nông ở Đà Lạt rất phát triển trong vài năm nay, nhiều hộ gia đình có vƣờn nằm cạnh tuyến đƣờng du lịch đã nhanh chóng chuyển đổi, thích nghi với mô hình du lịch canh nông, bằng việc mở cửa cho khách tham quan vƣờn và mua sản phẩm ngay tại nơi sản xuất. Theo số liệu thống kê trong toàn tỉnh Lâm Đồng, trên 80% cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp đã đƣợc coi trọng. Nhiều doanh nghiệp đã có các phƣơng thức sát hạch, kiểm tra, tổ chức thi, tuyển chọn cán bộ có trình độ. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cũng đã phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và một số tổ chức chuyên môn nƣớc ngoài (Singapore, Thái Lan…) đã tổ chức nhiều khóa đào tạo cho hơn 120 Hƣớng dẫn viên du lịch trực tiếp hoạt động trong các đơn vị kinh doanh du lịch. Song, trƣớc thực tế lƣợng du khách đang ngày một tăng cao và những yêu cầu của xu hƣớng mới, nguồn nhân lực nhƣ thế vẫn chƣa đủ [3]. 3.5. Những hạn chế trong đào tạo nhân lực du lịch Thứ nhất, khả năng đào tạo nghề du lịch hiện nay không theo kịp tốc độ tăng trƣởng, không chỉ vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch chƣa đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp du lịch khi chất lƣợng đào tạo chƣa bắt kịp với nhu cầu phát triển ngành du lịch trong thực tiễn. Chƣơng trình đào tạo mang nặng tính lý thuyết, ít rèn luyện kỹ năng, ít có mô hình đào tạo rõ nét, sát thực tế. Sự liên hệ giữa doanh nghiệp du lịch với các cơ sở đào tạo chƣa cao. Thứ hai, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch vẫn còn mang tính nhất thời. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa không tổ chức đào tạo hoặc gửi ngƣời lao động đi đào tạo mà ngƣời lao động tự bồi dƣỡng để nâng cao trình độ. Công tác quản lý các chƣơng trình đào tạo do đơn vị gửi ngƣời lao động đi các cơ sở đào tạo còn hạn chế. Các doanh nghiệp khi tổ chức đào tạo ngƣời lao động tại doanh nghiệp thì không có sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp về các nhu cầu ngành nghề cần đào tạo. Thứ ba, trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN ngày một định hình rõ nét hơn, sự dịch chuyển và trao đổi nguồn lao động của một thị trƣờng tuyển dụng có độ mở rộng giữa các quốc gia trong cộng đồng; và với một ngành kinh tế có tính đặc thù cao, thì điều đó đã, đang và sẽ là tất yếu. 336
  5. Một thực trạng khác cũng đang ảnh hƣởng đến chất lƣợng của nguồn nhân lực hiện nay, đó là sinh viên thiếu môi trƣờng thực tế để cọ xát, làm quen và trau dồi các kỹ năng nghề, trong khi lĩnh vực đặc thù này đòi hỏi cao về kinh nghiệm chuyên môn. Thứ tư, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch rất đƣợc chú trọng, tuy nhiên, tỷ lệ đƣợc đào tạo trong các thành phần kinh tế du lịch vẫn còn chênh lệch khá lớn, nhất là khối nhà nƣớc, khối liên doanh với khối tƣ nhân. Cán bộ, nhân viên kiến thức về địa lý, lịch sử địa phƣơng còn hạn chế. 4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT HIỆN NAY Một trong những nhiệm vụ trọng tâm thành phố Đà Lạt đã xác định là phát triển kinh tế một cách bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lấy du lịch chất lƣợng cao và nông nghiệp công nghệ cao làm khâu tăng tốc để sớm đƣa Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia, trung tâm nghiên cứu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nƣớc; trung tâm hội nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế. Tăng cƣờng quản lý, chỉnh trang đô thị, bảo đảm cảnh quan môi trƣờng. Định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến 2020, tầm nhìn đến 2030 đề ra chỉ tiêu: đến năm 2020, thu hút khoảng 13.000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp du lịch dịch vụ; trong đó có 80% đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc; đến năm 2025, thu hút khoảng 15.000 lao động trực tiếp, trong đó có 85% đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc [2]. Vấn đề đào tạo nhân lực đƣợc ngành du lịch đặc biệt quan tâm không phải là đi tắt đón đầu mà là giải quyết lỗ hổng do sự phát triển quá nhanh về số lƣợng của các cơ sở du lịch dẫn đến thiếu quy mô, thiếu kỹ năng, thiếu chiều sâu. Để nguồn nhân lực du lịch đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng; hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ; có tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập; góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch, công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch cần chú trọng một số nội dung sau đây: Một là, tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể và các tổ chức về phát triển và sử dụng nhân lực ngành Du lịch; coi trọng giáo dục cộng đồng dân cƣ về du lịch trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế; tuyên truyền, giáo dục hƣớng nghiệp trong hệ thống giáo dục phổ thông để định hƣớng học sinh lựa chọn nghề, lựa chọn trƣờng theo học du lịch; thay đổi nhận thức việc đào tạo, dạy nghề du lịch và sử dụng nhân lực du lịch theo hƣớng tăng cƣờng độc lập, tự chủ và hoạt động theo cơ chế thị trƣờng lao động, đẩy mạnh liên kết. Hai là, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về phát triển nhân lực du lịch; xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế và cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật về bồi dƣỡng, đào tạo và sử dụng nhân lực du lịch ở địa phƣơng theo hƣớng tạo môi trƣờng thuận lợi đẩy mạnh xã hội hóa phát triển nhân lực và thực hiện cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc để phát triển nhân lực. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trƣờng lao động du lịch phục vụ nắm bắt nhu cầu, dự báo và gắn kết cung - cầu về nhân lực du lịch. Cải cách hành chính trong quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch, xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các thành phần tham gia vào phát triển nhân lực du lịch; đổi mới kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng nhân lực du lịch. Ba là, tổ chức rà soát, khảo sát điều tra chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch của thành phố Đà Lạt để làm cơ sở cho việc thống kê, xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng nhân lực du lịch dài hạn, theo lộ trình từng thời kỳ, giai đoạn phát triển của ngành, trong đó cần ƣu tiên bồi dƣỡng các kỹ năng về chuyên môn, văn hoá ứng xử và ngoại ngữ. Trên cơ sở thống kê thực trạng đội ngũ làm công tác du lịch tại cơ quan nhà nƣớc và doanh nghiệp, ngành chức năng cần có kế hoạch đào tạo dài hạn và ngắn hạn về kỹ năng quản trị, điều hành du lịch, quản lý nhà nƣớc về du lịch, đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt và lâu dài. Bốn là, thiết lập mạng lƣới các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn thành phố mang tính đồng bộ và hệ thống. Đa dạng hóa các hình thức và ngành nghề đào tạo sát với nhu cầu của thực tiễn. Phải nâng cao năng lực cơ sở đào tạo. Cải tiến nội dung, chƣơng trình đào tạo. Cần tập trung đào tạo theo mô hình thực nghiệm, thiên về đào tạo kỹ năng hơn là lý thuyết. Doanh nghiệp phải là một phần của quá trình đào tạo, phải tranh thủ mối quan hệ liên kết và đƣa các cơ sở thực tế của các doanh nghiệp thành nơi đào tạo kỹ năng, thực hành cho học viên. 337
  6. Năm là, đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng theo hƣớng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao và đa dạng, đa tầng của hoạt động du lịch; áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, tiếp cận chuẩn mực quốc tế và phù hợp với yêu cầu phát triển ngành Du lịch của địa phƣơng; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dƣỡng, nghiên cứu khoa học với thực tiễn hoạt động của ngành Du lịch. Trƣớc tiên phải xây dựng một khung chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong đó tập trung vào các nội dung đào tạo chuyên sâu về các nguyên tắc, kinh nghiệm quản lý du lịch hiện đại, kỹ năng nghiệp vụ về lễ tân, khách sạn, hƣớng dẫn du lịch. Tạo điều kiện và phối hợp với các địa phƣơng lân cận mời chuyên gia nƣớc ngoài đến tham gia giảng dạy nghiệp vụ, tạo điều kiện về kinh phí cho đội ngũ cán bộ trẻ có cơ hội ra nƣớc ngoài học tập, nghiên cứu nâng cao kiến thức và tay nghề từ quỹ hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch. Mặt khác, cần chú trọng đổi mới hơn nữa nội dung giáo trình giảng dạy, phƣơng thức đào tạo phù hợp với đối tƣợng và nhu cầu hiện tại; liên kết với các trƣờng, mời giảng viên có uy tín chuyên ngành du lịch truyền đạt, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong hoạt động du lịch để các học viên dễ tiếp cận và tiếp thu tốt hơn. Gắn việc đào tạo, bồi dƣỡng với chính sách sử dụng, bố trí lao động hợp lý, đảm bảo các quyền lợi và lợi ích chính đáng để họ yên tâm làm việc gắn bó với doanh nghiệp dài lâu. Khuyến khích đào tạo chính quy về du lịch trình độ đại học và trên đại học về nghiệp vụ du lịch. Đây sẽ là lực lƣợng cán bộ quản lý nòng cốt góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới theo hƣớng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch Đà Lạt trong tƣơng lai. Sáu là, thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ. Tăng cƣờng đầu tƣ và huy động mọi nguồn lực tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm, khả năng ngoại ngữ, trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nƣớc, các cơ sở đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cƣ; cử cán bộ, chuyên viên tham gia các khóa học về quản lý du lịch trong và ngoài nƣớc; công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch gắn với nhu cầu xã hội; mở thêm mã ngành đào tạo, nâng cao chất lƣợng đào tạo, trang thiết bị đào tạo về du lịch dịch vụ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh hợp tác đào tạo với các trƣờng, học viện du lịch nổi tiếng tại Việt Nam và thế giới. Tổ chức thƣờng xuyên các lớp bồi dƣỡng kiến thức về quản lý và văn hóa kinh doanh du lịch cho tất cả đội ngũ lao động du lịch trên địa bàn. Khuyến khích các doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ cho nhân viên, đặc biệt là nhân viên bán hàng, nhân viên giao dịch trực tiếp với du khách tại các điểm kinh doanh dịch vụ du lịch. Cần tổ chức các lớp bồi dƣỡng ngắn ngày cho những lao động thời vụ vốn là dân cƣ địa phƣơng. Bởi đây là lực lƣợng không thuần nhất, không có kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn. Họ đƣợc tham gia vào phục vụ trong một số công việc lao động đơn giản phụ trợ cho các hoạt động du lịch. Tất cả họ cần đƣợc trang bị kiến thức cơ bản về giao tiếp ứng xử, kỹ năng bán hàng, vệ sinh môi trƣờng, tiếp thị du lịch. Bảy là, tăng cƣờng năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch bằng việc thu hút nhân lực quản lý chất lƣợng cao và thực hiện chính sách chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ địa phƣơng để từng bƣớc tiếp quản công tác quản lý kinh doanh du lịch. Mặt khác, tranh thủ sự hỗ trợ từ Tổng cục Du lịch cũng nhƣ các dự án phát triển nguồn nhân lực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tổ chức quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực. Trong đó đào tạo tại chỗ là giải pháp hiệu quả nhằm nhanh chóng bổ sung nguồn nhân lực trực tiếp cho các doanh nghiệp trên cơ sở phát huy kinh nghiệm, kỹ năng sẵn có của cán bộ, công nhân viên và cơ sở vật chất của doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng sát nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Tám là, tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Tăng cƣờng hợp tác, liên kết trong việc đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực du lịch; tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch và cơ sở nghiên cứu du lịch của địa phƣơng mở rộng liên kết hợp tác với trung tâm đào tạo, nghiên cứu trong nƣớc, nƣớc ngoài, nhất là những nơi có điều kiện tƣơng đồng, nhằm nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu về phát triển nhân lực du lịch. Thành phố tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo du lịch liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo du lịch ở nƣớc ngoài, nhất là các nƣớc thành phố có quan hệ: Singapore, Thái Lan, Australia, Nhật Bản… trong việc trao đổi đội ngũ cán bộ giảng dạy; cử sinh viên tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện về du lịch; hỗ trợ các thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập; trao đổi chƣơng trình 338
  7. giảng dạy, thực tập… Đồng thời, đƣa du lịch vào danh mục ngành nghề đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ đào tạo ở nƣớc ngoài. Cần tổ chức cho các cơ sở phục vụ du lịch đi học tập kinh nghiệm ở các tỉnh thành trong nƣớc và các nƣớc Đông Nam Á... nhằm góp phần từng bƣớc chuyên nghiệp hóa nhân lực trong ngành du lịch, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, xây dựng hình ảnh điểm đến Đà Lạt an toàn, thân thiện, mến khách. 5. KẾT LUẬN Đào tạo và phát triển nhân lực ngành du lịch là nhiệm vụ quan trọng, phát triển các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch trên địa bàn tỉnh đảm bảo chất lƣợng giảng dạy, điều kiện cơ sở giảng dạy; tăng cƣờng đào tạo đại học, trên đại học và đào tạo quản lý về du lịch, dịch vụ, quan tâm tới đào tạo kỹ năng nghề du lịch. Nâng cao ý thức để khuyến khích ngƣời học vƣơn lên. Tạo điều kiện để ngƣời lao động có quỹ thời gian đào tạo. Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, đội ngũ lao động làm du lịch không ngừng phấn đấu học tập, kết hợp với tự học, tự đào tạo, tự bồi dƣỡng để nâng cao năng lực, trình độ theo hƣớng chuyên nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Liên Sơn (2015), ―Cần nguồn nhân lực đủ về chất và lượng cho du lịch Lâm Đồng - Tây Nguyên phát triển‖, daktip.vn. 2. Nhân Linh (2018), ―Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phát triển du lịch chất lượng cao‖, http://baolamdong.vn. 3. Thanh Dƣơng Hồng (2018), “Lâm Đồng cần bổ sung nhân lực du lịch chuyên nghiệp”, http://baodulich.net.vn. 4. Tuyết Ngọc (2018), ―Lâm Đồng: 77% lao động ngành du lịch được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ‖, http://lamdongtv.vn. 5. Báo Lâm Đồng online (2019), ―Du lịch Lâm Đồng một năm vượt kế hoạch‖, http://www.dalat- info.vn. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƢỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNGNGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Vũ Văn Tuyến Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa TÓM TẮT Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội ở Việt Nam. CMCN 4.0 làm thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất và phương pháp quản trị doanh nghiệp. Ở thời kỳ này, con người đóng vai trò chỉ huy, thiết kế hệ thống và ra lệnh cho người máy và các thiết bị có trí tuệ nhân tạo thực hiện, do đó nguồn nhân lực phải có chất lượng cao để có thể tiếp cận và sử dụng các tiến bộ khoa học tiên tiến này. Theo đó, nguồn nhân lực trong ngành du lịch phải giỏi chuyên môn, vững nghiệp vụ, đủ những kỹ năng cần thiết mới có thể thích ứng và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, bài viết phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn giữa nhà trường và doanh nghiệp du lịch trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết trong việc liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Từ khóa: Chất lƣợng nguồn nhân lực, doanh nghiệp, du lịch, nhà trƣờng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch đƣợc xác định là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội cao. Hiện nay, du lịch Việt Nam đang có sự tăng trƣởng mạnh mẽ về số lƣợng khách du lịch quốc tế và trong nƣớc, yêu cầu cấp bách đặt ra cho ngành du lịch là phải chuẩn bị nguồn nhân lực đủ về số lƣợng, đạt chuẩn về chất lƣợng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực vừa mang tính đặc thù, vừa hết sức tổng hợp, phải hội đủ kiến 339
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2