Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển câu lạc bộ thể dục thể thao cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 1
download
Trong thời kỳ đất nước đang phát triển, xã hội đang từng bước đổi mới, nhiệm vụ giáo dục sức khỏe cho thanh niên rất quan trọng nhất là thành phần trí thức được đào tạo chính quy trong các trường đại học do đó nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển câu lạc bộ thể dục thể thao cho sinh viên trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển câu lạc bộ thể dục thể thao cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
- NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂU LẠC BỘ THỂ DỤC THỂ THAO CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Minh Luận, Phạm Văn Dũng Trường đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Kết quả khảo sát trên 200 sinh viên trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (ĐH CN TPHCM) bằng phương pháp chọn mẫu định mức cho thấy sinh viên của trường có xu hướng tham gia hoạt động Câu lạc bộ (CLB) thể thao một cách tích cực. Nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của sinh viên đang theo học tại trường ĐH CN TPHCM rất cao (97%), Sự mong muốn tập luyện thường xuyên để tăng cường sức khỏe của sinh viên đó là một nhu cầu chính đáng và cũng là một trong những mục tiêu đào tạo quan trọng của trường đại học; Nếu được nhà trường tạo điều kiện, các sinh viên sẽ tham gia hoạt động thể dục thể thao rất đông và rất hào hứng (97%). Nghiên cứu đã đưa ra được 03 nhóm giải pháp để phát triển câu lạc bộ thể dục thể thao cho sinh viên trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: Thực trạng, giải pháp, sinh viên, Câu lạc bộ thể thao, trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với lứa tuổi của sinh viên ở các trường Đại học (từ 18 đến 25 tuổi) ngoài nhu cầu về học tập, lứa tuổi này còn có nhu cầu hoạt động thể thao để tăng cường sức khỏe, giải trí lành mạnh sau giờ học và có một số sinh viên còn muốn tập luyện để nâng cao thành tích thể thao qua những cuộc thi đấu ở các giải sinh viên, các giải vô địch thành phố, giải vô địch quốc gia…để khẳng định khả năng của mình. Do đó việc thành lập và phát triển hoạt động của câu lạc bộ thể thao trong các trường đại học là rất cần thiết đối với mục tiêu đào tạo của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tùy theo điều kiện của từng trường về sân bãi, giảng viên, huấn luyện viên … mà mỗi trường sẽ mở CLB thể thao có các môn tập luyện khác nhau sao cho phù hợp sở thích của sinh viên và thu hút được số lượng sinh viên tập luyện thường xuyên càng đông càng tốt. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trường đại học đạt chất lượng đẳng cấp quốc tế. nhà trường cam kết xây dựng một môi trường văn hóa dạy và học hiện đại, mang đến cho sinh viên một nền giáo dục tiên tiến và đào tạo những cử nhân, kỹ sư tài năng, cầu tiến, đầy bản lĩnh và đầy đủ sức khỏe để đáp ứng cho nhu cầu lao động của xã hội. Để đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội hiện nay, nhiệm vụ của môn học giáo dục thể chất nhằm nâng cao sức khỏe cho sinh viên, đây là nhiệm vụ rất quan trọng và không thể thiếu trong công tác đào tạo ở các trường Đại học. Ngoài vấn đề tập luyện thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe phục vụ cho học tập, lao động…mặt khác thể thao còn nhằm tạo ra một sân chơi lành mạnh bổ ích cho sinh viên, đẩy lùi những tệ nạn xã hội trong môi trường giáo dục. Qua hoạt động thể thao 498
- còn rèn luyện cho sinh viên những phẩm chất đạo đức tốt như: Tính kiên trì. sự chịu đựng bền bỉ, tinh thần thi đấu cao thượng (Fairplay)…. Trong thời kỳ đất nước đang phát triển, xã hội đang từng bước đổi mới, nhiệm vụ giáo dục sức khỏe cho thanh niên rất quan trọng nhất là thành phần trí thức được đào tạo chính quy trong các trường đại học do đó nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển câu lạc bộ thể dục thể thao cho sinh viên trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh” Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy là: Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu, Phương pháp lập phiếu khảo sát – điều tra xã hội học; Phương pháp phỏng vấn điều tra xã hội học; Phương pháp toán thống kê: nhằm phân tích số liệu thu được. Số liệu trong đề tài được nhập và xử lý dựa trên phần mềm phân tích số liệu SPSS 20.0. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bước đầu xây dựng phiếu khảo sát, nghiên cứu lý luận dựa trên kết quả nghiên cứu về hoạt động Câu lạc bộ thể thao của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam, đặc biệt là các nghiên cứu về hoạt động Câu lạc bộ thể thao của các trường đại học. Song song đó cùng với việc sử dụng câu hỏi mở để người tham gia phỏng vấn tự điền vào. Việc sử dụng những câu hỏi mở trong phiếu khảo sát ban đầu nhằm giúp nghiên cứu phát hiện ra những ý kiến mới, sát với thực tiễn và có tính toàn diện hơn. Sau khi mẫu phiếu xây dựng hoàn tất, được gửi cho các chuyên gia, cán bộ quản lý trong lĩnh vực TDTT và giáo dục. Nghiên cứu sơ bộ, tiến hành khảo sát 60 sinh viên trường ĐH CN TP.HCM trên mẫu phiếu đã được điều chỉnh theo ý kiến của các chuyên gia. Sau khi thu thập dữ liệu, nghiên cứu loại bỏ những câu hỏi không đủ độ tin cậy trong mẫu phiếu khảo sát. Tiến hành khảo sát lại trên 60 sinh viên trường ĐH CN TP.HCM bằng mẫu phiếu đã chỉnh sửa như trên, kết quả cho thấy không có sự thay đổi nào. Từ cơ sở trên, nghiên cứu điều chỉnh xây dựng bộ phiếu khảo sát phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Kết quả cụ thể như sau: 2.1 Khảo sát thực trạng hoạt động câu lạc bộ thể dục thể thao cho sinh viên trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh Sau khi thu thập dữ liệu tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích các dữ liệu và có những phát hiện sau: 2.1.1 Tuổi của sinh viên ở cơ sở 1 của trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đa số từ 18 đến 23 tuổi (chiếm 91.5%) do đó nhu cầu vận động rất cao. Hầu hết các em đều đã chơi thể thao trước khi vào học Đại học nhưng chưa đạt được đẳng cấp thể thao (94.5% chưa đạt được đẳng cấp thể thao, chỉ có 5.5% là có đẳng cấp) như vậy ta thấy được phong trào tập luyện thể thao trong học sinh rất rộng nhưng không có đỉnh cao thể thao (1) là do không có người hướng dẫn cho học sinh chọn môn phù hợp để tập luyện, (2) là do không có giảng viên, huấn luyện viên trình độ cao huấn luyện để nâng cao thành tích thể thao (3) là do không đủ điều kiện về sân bãi, dụng cụ tập luyện… Khi vào học ở trường Đại học thì số lượng sinh viên tham gia tập luyện thể thao lại giảm đi rất nhiều (chỉ còn 21.4% tiếp tục tập luyện) do những điều kiện khó khăn như: Phương tiện di chuyển, kinh phí tập luyện, sức khỏe và khó 499
- khăn nhất là thiếu thời gian (74.1%). Sức khỏe rất cần thiết đối với nguồn nhân lực cung cấp cho xã hội hiện nay, nguồn nhân lực phải toàn diện: có phẩm chất đạo đức, có chuyên môn cao và có đầy đủ sức khỏe để phục vụ tốt cho công việc, nên việc tổ chức cho sinh viên tập luyện thường xuyên là mục tiêu hết sức quan trọng của trường Đại học. Biểu đồ 1: Độ tuổi của sinh viên Biểu đồ 2: Đẳng cấp sinh viên đã đạt được Biểu đồ 3: Sinh viên tham gia tập luyện môn thể thao khi học đại học 500
- 2.1.2 Sinh viên hiện nay xem sự tập luyện thể thao để tăng cường sức khỏe đáp ứng cho học tập và cuộc sống là rất cần thiết (rất cần thiết: 64.7%; cần thiết: 33.8%; không cần thiết: 1%; không quan tâm: 0.5%) Qua những dữ liệu thu được ta thấy nhu cầu tập luyện của sinh viên ở trường Đại học công nghiệp rất cao (97% rất muốn tham gia tập luyện nếu được nhà trường tạo điều kiện). Qua kết quả thu được từ bảng câu hỏi khảo sát đã cho thấy sự thay đổi một số nội dung trong chương trình giảng dạy môn giáo dục thể chất đã được sự ủng hộ của hầu hết sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (97% sinh viên đánh giá chương trình giáo dục thể chất mới phù hợp hơn). Việc xây dựng và phát triển hoạt động của câu lạc bộ thể thao cho sinh viên để tạo điều kiện cho các sinh viên có năng khiếu, thích tập luyện nâng cao thành tích thể thao được tập luyện thường xuyên hơn đó là việc làm cần thiết của các trường đại học. Biểu đồ 4: Sự cần thiết của việc tập luyện thêm một môn thể thao Biểu đồ 5: Nếu được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, Anh (chị) có thích tham gia tập luyện một môn thể thao không? 2.1.3 Sau một thời gian hoạt động câu lạc bộ thể thao của trường cũng đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ. Để phát triển câu lạc bộ thể thao cho sinh viên. Qua những dữ liệu thu thập được ở các câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng, sự đòi hỏi của sinh viên đối với câu lạc bộ thể thao của trường về sân bãi, huấn luyện viên, dụng cụ, học phí, môn tập, thời gian, địa điểm …Từ đó có kế hoạch đầu tư đ-ể phát triển câu lạc bộ tốt hơn. Cuối cùng là với mô hình học môn giáo dục thể chất và hoạt động câu lạc bộ thể thao mới của trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh có hợp lý đối với cách nhìn của sinh viên hay không? (97% sinh viên cho là hợp lý) 501
- Biểu đồ 6: Sự phù hợp của chương trình GDTC tại trường ĐH CN TP.HCM Biểu đồ 7: Những môn thể thao được sinh viên yêu thích Biểu đồ 8: Mức độ hài lòng của sinh viên đối với CLB thể thao trong nhà trường Biểu đồ 9: Tiêu chuẩn câu lạc bộ thể thao 502
- Biểu đồ 10: Mức chi phí hàng tháng cho CLB thể thao - Nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của sinh viên đang theo học tại trường Đại học công nghiệp TP. Hồ Chí Minh rất cao. Hầu hết các em đã tập luyện thể thao trước khi vào học ở trường Đại học. Do khi học tập ở trường Đại học chiếm khá nhiều thời gian nên các em không thể theo tập luyện tiếp tục được. Ở Việt Nam đa số các trường Đại học không đủ điều kiện về sân bãi, dụng cụ tập luyện, huấn luyện viên… nên phong trào tập luyện thể thao cho sinh viên khó phát triển. - Sự mong muốn tập luyện thường xuyên để tăng cường sức khỏe của sinh viên đó là một nhu cầu chính đáng và đó cũng là một trong những mục tiêu đào tạo quan trọng của trường Đại học. Chương trình học môn giáo dục thể chất hiện nay ở các trường đại học còn lạc hậu và chưa phù hợp với lứa tuổi sinh viên nên chưa tạo được sự hứng thú khi học môn giáo dục thể chất. Hiểu được với lứa tuổi của sinh viên thích tập luyện những môn thể thao nào để điều chỉnh chương trình học môn giáo dục thể chất cho phù hợp. Câu lạc bộ thể thao cần phát triển những môn thể thao nào để thu hút sự tập luyện thường xuyên của sinh viên. - Nếu được nhà trường tạo điều kiện, các sinh viên sẽ tham gia hoạt động thể dục thể thao rất đông và rất hào hứng. Tập luyện và thi đấu thể thao còn giúp cho sinh viên thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng, giúp tăng cường sức khỏe đáp ứng cho nhiệm vụ học tập và đó là mối liên hệ mật thiết giữa nhiệm vụ học tập và phát triển thể chất cho sinh viên ở các trường Đại học. 2.2 Đề xuất một số giải pháp phát triển câu lạc bộ thể dục thể thao cho sinh viên trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - Điều chỉnh lại chương trình học môn giáo dục thể chất sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường, phù hợp với lứa tuổi và sở thích của sinh viên nhằm tạo sự hứng thú khi học tập môn giáo dục thể chất. Tiếp tục phát huy ưu điểm của chương trình đào tạo theo mô hình mới để kích thích các em có năng khiếu tham gia tập luyện thể thao ở câu lạc bộ thể thao của trường. - Phát triển câu lạc bộ thể thao bằng cách sử dụng ngân sách hiện có và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất cho câu lạc bộ để phát triển những môn thể thao mạnh của trường, mời huấn luyện viên giỏi: một mặt để đào tạo giảng viên, huấn luyện viên giỏi cho trường, một mặt để huấn luyện nâng cao thành tích cho vận động 503
- viên đang tham gia tập luyện tại câu lạc bộ. Thường xuyên mở những lớp giảng dạy và nâng cao trình độ thể thao cho những môn thể thao được sinh viên yêu thích. - Tăng cường công tác quản lý câu lạc bộ, phối hợp tổ chức các giải thể thao cấp khoa, trung tâm để tìm những cá nhân tốt đưa vào tập luyện ở các đội tuyển của trường. Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nhân tài cho nhà trường. Kết hợp với trung tâm thể dục thể thao quận nhằm tạo điều kiện về sân bãi, dụng cụ tập luyện, kinh phí để các đội tuyển trường được tập luyện, thi đấu thường xuyên hơn. Lập kế hoạch hoạt động cho câu lạc bộ thể thao của trường nhằm tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên có thể tập luyện thường xuyên hơn. 3. KẾT LUẬN - Thực trạng hoạt động câu lạc bộ thể dục thể thao cho sinh viên trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh: Sinh viên ở cơ sở 1 của trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đa số từ 18 đến 23 tuổi (chiếm 91.5%) do đó nhu cầu vận động rất cao. Hầu hết các em đều đã chơi thể thao trước khi vào học Đại học nhưng chưa đạt được đẳng cấp thể thao (94.5% chưa đạt được đẳng cấp thể thao, chỉ có 5.5% là có đẳng cấp). Phương tiện di chuyển, kinh phí tập luyện, sức khỏe và khó khăn nhất là thiếu thời gian (74.1%), nhu cầu tập luyện của sinh viên ở trường Đại học công nghiệp rất cao (97% rất muốn tham gia tập luyện nếu được nhà trường tạo điều kiện). - Nghiên cứu đã đưa ra được 03 nhóm giải pháp để phát triển câu lạc bộ thể dục thể thao cho sinh viên trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2005), Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. 2. Chính phủ (2012), Chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020. 3. Quyết định số 58/2010/QĐ/TTg ngày 22/9/2010 của thủ tướng chính phủ và theo Quy chế 64 của Bộ Giáo dục – Đào tạo. 4. Stephen R. Covey (2004). The 7 Habits of Highly Effective People. Free press, New York, London, Toronto, Sydney. 5. Nguyễn Minh Luận (2010), Nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng và phát triển câu lạc bộ thể dục thể thao cho sinh viên tại trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Mỹ Hòa, Đài Loan. 504
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT: Phần 1 - PGS.TS. Mai Văn Muôn, TS. Nguyễn Đăng Chiêu
80 p | 498 | 45
-
Du lịch Tây Nguyên - Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển
5 p | 359 | 19
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT: Phần 2 - PGS.TS. Mai Văn Muôn, TS. Nguyễn Đăng Chiêu
12 p | 130 | 17
-
Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung Bộ
9 p | 325 | 15
-
Tạp chí khoa học: Thực trạng và định hướng phát triển du lịch công vụ ở Thừa Thiên Huế
0 p | 261 | 13
-
Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thể thao biển ở thành phố Đà Nẵng
7 p | 270 | 9
-
Thực trạng phương pháp dạy học môn Bóng rổ cho sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền Thông Thái Nguyên
7 p | 95 | 8
-
Nghiên cứu thực trạng thể lực chung và kết quả học tập môn giáo dục thể chất của học sinh khối 6 trường Trung học cơ sở Trang Hạ - Từ Sơn - Bắc Ninh
3 p | 68 | 3
-
Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục thể chất của trường Đại học Thương mại Hà Nội
3 p | 33 | 3
-
Nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Đà Lạt
7 p | 9 | 3
-
Thực trạng việc sử dụng trò chơi vận động trong phát triển thể lực cho học sinh tiểu học khối 3 trường tiểu học Nguyễn Tri Phương, thành phố Hà Nội
5 p | 54 | 2
-
Thực trạng và biện pháp phát triển phong trào tập thể hình cho thanh niên thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
8 p | 47 | 2
-
Thực trạng công tác phòng ngừa, khắc phục một số biểu hiện tâm lý ảnh hưởng đến thành tích thể thao
5 p | 60 | 2
-
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động tập luyện thể dục thể thao trong cán bộ viên chức và người lao động tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 34 | 2
-
Nhân lực tác nghiệp tại các khách sạn ba sao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, thực trạng và giải pháp
6 p | 78 | 1
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao thể lực chung cho học sinh lứa tuổi 11-12 Trường trung học cơ sở Hùng Quan, Đoan Hùng, Phú Thọ
4 p | 4 | 1
-
Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục thể chất cho học sinh khối 7 trường Trung học cơ sở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh
4 p | 68 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn