Thực trạng và đề xuất các giải pháp duy trì, phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Thái Bình
lượt xem 6
download
Bài viết cho thấy, Thái Bình nổi tiếng với hàng trăm làng nghề truyền thống với những đặc trưng riêng, tồn tại từ rất lâu, tuy nhiên nhiều làng nghề đang bị mai một và mất dần đi chỗ đứng của mình. Từ việc khảo sát, điều tra và nghiên cứu nắm bắt được những thực trạng du lịch làng nghề truyền thống của Thái Bình trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, những đề xuất để duy trì, phát triển du lịch làng nghề truyền thống của tỉnh Thái Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng và đề xuất các giải pháp duy trì, phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Thái Bình
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ, PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH THÁI BÌNH SITUATION AND PROPOSE SOLUTION TO MAINTAIN AND DEVELOP TRADITIONAL CRAFT VILLAGE TOURISM THAI BINH PROVINCE Nguyễn Thị Linh GVHD: TS. Lê Thị Kim Hoa Trường Đại học Thái Bình Nguyenlinh250695@gmail.com TÓM TẮT Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch mới, nếu được chú trọng phát triển thì không chỉ tạo ra cho du lịch Thái Bình những sản phẩm du lịch đa dạng, cải thiện thu nhập cho người dân nông thôn, mà còn như một phương pháp hiệu quả nhằm duy trì, bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đang phải chịu áp lực của phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa. Thái Bình nổi tiếng với hàng trăm làng nghề truyền thống với những đặc trưng riêng, tồn tại từ rất lâu, tuy nhiên nhiều làng nghề đang bị mai một và mất dần đi chỗ đứng của mình, từ việc khảo sát, điều tra và nghiên cứu nắm bắt được những thực trạng du lịch làng nghề truyền thống của Thái Bình trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, những đề xuất để duy trì, phát triển du lịch làng nghề truyền thống của tỉnh Thái Bình. Từ khóa: thực trạng du lịch, du lịch làng nghề truyền thống, giải pháp. ABSTRACT Tourism village is a new type of tourism, if development focused not only created for Thai Binh tourism products divesified tourism, improve income for rural people, but also as an effective method to maintain, conserve and preserve the traditional cultural values are under the pressure of economic development and urbanization process.Thai Binh famous for hundreds of traditional village with its own characteristics, existed for a long time, however many villages are being eroded and losing its place, from the survey, investigation and research captures the reality tourism traditional villages of Thai Binh on the basic of which offer solutions, propasals to maintain, development in traditional craft villages tourism of Thai Binh province. Keywords: travel situation, traditional craft village tourism, solution. 1. Giới thiệu 1.1. Tổng quan Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam lần đầu và khách đến từ hai lần trở lên lần lượt là 72% và 28% (năm 2003); 65,3% và 24,7% (năm 2005), 56,3% và 43,7% (năm 2006); 60,4% và 39,6% (năm 2009); 61,1% và 38,9% (năm 2011); 66,1% và 33,9% (năm 2013). Có thể thấy tỷ lệ này không biến động lớn qua các năm và duy trì ở mức độ khá hài hòa. Ngành Du lịch cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết an sinh xã hội. Đến năm 2013, ước tính đã có trên 1,7 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó 550 nghìn lao động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp. Cùng với đó, hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng được nâng cao. Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày càng phong phú. Nhiều điểm du lịch được các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu thích của đông đảo du khách quốc tế. 406
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Điều này cho thấy chất lượng du lịch Việt Nam đang dần tốt lên, đi vào chiều sâu thay vì chiều rộng theo đúng định hướng trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh”. 1.2. Tính cấp thiết và cấp bách của đề tài Ngày nay đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, họ không chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn có nhu cầu được thỏa mãn về tinh thần, như: vui chơi, giải trí và đặc biệt là đi du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành đang có triển vọng trong giai đoạn này. Hiện nay, du lịch sinh thái đang được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm, nên đây là điều kiện tốt để ngành du lịch Việt Nam khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có của mình. Ngoài những thắng cảnh tươi đẹp, Việt Nam còn có khá nhiều các làng nghề truyền thống. Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề truyền thống của nước ta rất lớn, mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hoá, hệ thống di tích và truyền thống riêng, với cung cách sáng tạo sản phẩm riêng của mình. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có hơn 5.000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm nghề chính: mây tre đan, gốm sứ, thêu, đan cói, sơn mài, dệt, gỗ, đá, giấy, tranh dân gian… Thái Bình là một tỉnh có rất nhiều cảnh đẹp cũng như nhiều làng nghề truyền thống, hiện nay Thái Bình có 242 làng nghề truyền thống trong tổng số 5.000 làng nghề của cả nước phân bố đều trong tất cả 7 huyện trong tỉnh (Kiến Xương,Vũ Thư, Thái Thụy, Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Hưng Hà) với những danh lam thắng cảnh đẹp, những di tích lịch sử nổi tiếng, như: Chùa Keo, Đền Đồng Bằng, Đền Tiên La, Đền Trần,… Đặc biệt có những làng nghề truyền thống trong đó nổi bật là: làng nghề dệt chiếu cói Quỳnh Côi, làng nghề Cốm Duy Nhất, làng nghề dệt đũi Nam Cao, làng nghề thêu Minh Lãng,… với tuổi đời hơn 400 năm lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều tiềm năng to lớn của các làng nghề truyền thống ở Thái Bình chưa được huy động, khai thác và phát huy. Sự phục hồi và phát triển của các làng nghề truyền thống còn mang nặng tính tự phát, du lịch làng nghề chưa được khai thác và mở rộng tối đa. Đứng trước thực trạng đó, nhóm sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Thái Bình đã nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và đề xuất các giải pháp duy trì, phát triển du lịch làng nghề truyền thống Tỉnh Thái Bình” với mong muốn đóng góp một phần công sức vào việc duy trì và phát triển du lịch làng nghề truyền thống Tỉnh Thái Bình, để quảng bá những nét đẹp truyền thống của quê hương Thái Bình với du khách trong và ngoài nước, nhằm phát triển làng nghề Thái Bình trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. 1.3. Những ý nghĩa khoa học và thực tế của đề tài nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học Đề tài là sự tiếp nối cũng như kế thừa trong việc nghiên cứu, tìm hiểu việc phát triển làng nghề truyền thống, du lịch làng nghề truyền thống nhằm góp phần bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của nước ta nói chung và của tỉnh Thái Bình nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn Đánh giá được thực trạng các làng nghề Hiện nay các làng nghề truyền thống ngày càng bị mai một và ít người thấy được vai trò, ý nghĩa của nó, phát triển các làng nghề truyền thống không những tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao 407
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng động trong các làng nghề, mà nó còn mang lại hiệu quả cũng như những giá trị nhân văn sâu sắc cho lịch sử quê hương, dân tộc. Duy trì, lưu giữ và phát triển làng nghề truyền thống Lưu giữ được những nét đẹp truyền thống của quê hương, bên cạnh đó truyền vào tâm trí thế hệ trẻ một luồng gió mới, tư duy mới về việc bảo tồn những di sản quý báu của dân tộc. Phù hợp với chính sách kế hoạch đầu tư của tỉnh Qua đó thấy được tầm quan trọng, đưa ra những chính sách cũng như định hướng mới nhằm lưu giữ và phát triển các làng nghề và du lịch làng nghề truyền thống không chỉ cho một thế hệ mà còn cho nhiều thế hệ tiếp theo, đồng thời quảng bá được hình ảnh của quê hương đất nước với khách du lịch trong và ngoài nước. Tour du lịch đa dạng, hấp dẫn có sự đồng thuận của các làng nghề Đến với Thái Bình du khách không chỉ được tham quan các di tích văn hóa lịch sử mà còn được trải nghiệm ở các làng nghề truyền thống, các chuyến đi xuyên suốt các làng nghề, có sự chỉ dẫn của các nghệ nhân, các hướng dẫn viên,… Lưu giữ được các giá trị về lịch sử, văn hóa của địa phương Đến với các làng nghề truyền thống của Thái Bình, du khách có nhiều cơ hội hiểu biết cũng như tìm hiểu thêm được những kiến thức về lịch sử, văn hóa quý báu, các di tích lịch sử nổi tiếng, truyền thống lâu đời của Thái Bình. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Làng nghề và làng nghề truyền thống * Khái niệm - Làng nghề: Hiểu một cách đơn thuần thì làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng. Theo nghĩa rộng, làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm việc tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương. - Làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền thống là những thôn, những làng làm nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời, trải qua nhiều năm, nhiều thế kỷ và các bí quyết của nghề cũng như làng nghề được giữ bí mật và lưu truyền từ đời này sang đời khác. * Vai trò của các làng nghề truyền thống Đối với việc phát triển kinh tế xã hội, du lịch có nhiều tác động mạnh mẽ,đóng vai trò quan trọng: - Du lịch giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm cho cư dân địa phương, thu hút nguồn lao động từ các vùng lân cận, tăng thêm thu nhập và góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân. - Góp phần làm tăng doanh thu, tăng doanh số bán sản phẩm thủ công truyền thống thông qua việc bán hàng lưu niệm cho du khách, một hình thức xuất khẩu tại chỗ không phải chịu thuế và hạn chế được rủi ro. - Du lịch phát triển tạo thêm cơ hội đầu tư cho các làng nghề truyền thống. - Tạo cơ hội giao lưu giữa văn hoá bản địa và văn hoá của khách du lịch nước ngoài. 408
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ. - Bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống quý báu của làng nghề. Khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công đã bị mai một. 2.1.2. Du lịch làng nghề truyền thống Du lịch làng nghề truyền thống vẫn còn khá mới ở nước ta. Du lịch làng nghề truyền thống thuộc loại hình du lịch văn hóa đang thu hút sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như nhiều du khách trong và ngoài nước. Bởi làng nghề truyền thống là nơi chứa đựng kho tàng kinh nghiệm kỹ thuật, bí quyết nghề nghiệp từ việc sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật chế tác đến sáng tạo trong việc tạo ra một sản phẩm thủ công truyền thống. Đó chính là phần văn hóa phi vật thể cần được lữu giữ và phát triển. Ngoài ra, làng nghề truyền thống còn có các giá trị văn hóa vật thể, như: đình, chùa, các di tích có liên quan trực tiếp đến làng nghề, các sản phẩm thủ công. Từ đó, ta có thể hiểu Du lịch làng nghề truyền thống là loại hình du lịch văn hóa mà du khách muốn thẩm nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có liên quan mật thiết đến một làng nghề truyền thống của dân tộc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu Thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau một cách có chọn lọc đảm bảo tính đa dạng và chính xác của thông tin, đồng thời phân tích xử lí các số liệu thu thập được nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. 2.2.2. Phương pháp thực địa Tiến hành khảo sát, quan sát thực địa trên địa bàn nghiên cứu. Qua kết quả điều tra thực tế, đối chiếu lại một số nhận định để kịp thời sửa đổi và bổ sung. 2.2.3. Phương pháp kế thừa Bên cạnh việc thu thập, xử lý số liệu sơ cấp, nhóm nghiên cứu còn được kế thừa các tài liệu liên quan của các ban ngành, cơ quan, tổ chức,… quản lý trực tiếp. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả Trong những năm qua (điển hình năm 2010 – 2015), với sự cố gắng của toàn ngành du lịch và sự ủng hộ của các cấp, các ngành trong tỉnh, hoạt động kinh doanh du lịch Thái Bình đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Hàng năm, số lượt khách đến công tác, nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, đầu tư buôn bán và tham quan du lịch ngày càng đông (mức tăng trưởng bình quân 18%/năm) năm 2010 là 500.000 lượt người và đến năm 2015 đã vượt mốc chỉ tiêu đưa ra với 630.000 lượt người (tăng gấp 1.3 lần so với năm 2010) chỉ sau 5 năm. Tổng doanh thu năm 2010 là 150 tỷ đồng và đến năm 2015 là 180 tỷ đồng (tăng gấp 1,2 lần so với 2010). Tốc độ tăng trưởng về doanh thu du lịch đạt 26,6%/năm (chiếm 0,25% của cả nước) cơ cấu doanh thu có tỷ lệ khá cân đối, bình quân doanh thu buồng ngủ chiếm 39%, doanh thu ăn uống chiếm 37% và doanh thu dịch vụ khác chiếm 24%. Qua bảng thống kê số 1 cho thấy lượng khách du lịch đến Thái Bình ngày càng tăng và dự kiến sẽ còn tăng nữa. Để du lịch làng nghề ngày càng phát triển cũng như để duy trì thì cần phải đẩy mạnh và phát huy các thế mạnh của du lịch làng nghề, cũng như các làng nghề truyền thống tại Thái Bình. 409
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bảng 1. Lượng khách du lịch làng nghề Thái Bình và doanh thu các năm (từ 2010- 2015) Tổng khách Khách quốc tế (lượt Doanh thu Năm Tổng cơ sở lưu trú (lượt người) người) (tỷ đồng) 2010 500.000 5000 150 110 2011 550.000 6000 121 115 2012 525.000 8900 172 140 2013 603.000 6300 201 170 2014 607.000 10.000 196 188 2015 630.000 6.000 180 188 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Trung tâm Xúc tiến du lịch Thái Bình Hiện nay, phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Thái Bình được chia làm 2 loại: * Các tuyến du lịch - Làng nghề truyền thống gắn với các tour du lịch: + Vũ Thư: Nghề thêu gắn tuyến du lịch thăm Chùa Keo - Minh Lãng - Bách Thuận - Khu lưu niệm Bác Hồ - xã Tân Hoà. + Kiến Xương: Nghề chạm bạc, dệt đũi, mây tre đan gắn tuyến du lịch thăm đền Đồng Xâm (Hồng Thái, Lê Lợi), mây tre đan Thượng Hiền, dệt đũi xã Nam Cao. + Đông Hưng: Nghề chế biến lương thực thực phẩm, chiếu cói gắn tuyến du lịch thăm chiếu chèo làng Khuốc xã Phong Châu, múa rối nước xã Nguyên Xá gắn với tham quan nghiên cứu nghề chế biến làm bánh Cáy, bánh dầy, giò chả Nguyên Xá, bún bánh Đông Thọ, Đông Xuân. + Hưng Hà: Nghề dệt khăn, dệt vải, dệt chiếu cói gắn với tuyến du lịch: Thị trấn Hưng Hà - Phương la (Thái Phương) - Di tích lịch sử Lê Quí Đôn (Độc Lập) - Đền Trần (Tiến Đức) - Làng nghề chiếu Hới (Tân Lễ) - Di tích đền Tiên La và khu sinh thái nước nóng Duyên Hải. + Quỳnh Phụ: Nghề dệt chiếu cói, chế biến lương thực thực phẩm, đúc đồng gắn tuyến du lịch lễ hội đền Đồng Bằng, chiếu cói An Tràng, An Dục, chế biến bánh đa làng Dụ Đại, Tô Đê, Tô Hồ xã Quỳnh Hải, An Mỹ. + Thái Thụy: Nghề mây tre đan Thái Xuyên, nghề rèn An Tiêm xã Thuỵ Dân, nghề chế biến thuỷ hải sản gắn với du lịch sinh thái biển (rừng sú vẹt). + Tiền Hải: Nghề khâu nón, sản xuất gốm sứ, thuỷ tinh gắn với du lịch Đồng Châu, Cồn Vành. * Các cụm điểm du lịch trọng điểm- Làng nghề gắn với các điểm du lịch: - Nghề chạm bạc Kiến Xương gắn với lễ hội Đồng Xâm. - Nghề thêu Minh Lãng gắn với lễ Hội chùa Keo, khu lưu niệm Bác Hồ xã Tân Hoà. - Nghề dệt khăn, dệt vải gắn với du lịch đền Trần. - Nghề chiếu cói Quỳnh Phụ gắn với lễ hội Đồng Bằng. - Nghề ươm tơ Bách Thuận gắn với du lịch sinh thái. - Nghề làm bánh Cáy gắn với du lịch múa rối nước Nguyên Xá. 3.2. Đánh giá 3.2.1. Ưu điểm - Trong những năm qua, tỉnh Thái Bình đã tích cực đầu tư cơ sở vật chất xây dựng cơ sở hạ tầng cho các điểm đến du lịch, nhất là những di tích lịch sử văn hóa bằng hai nguồn kinh phí Nhà nước và xã hội hóa. 410
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD - Trong quy hoạch du lịch của tỉnh Thái Bình cũng chú ý đến lĩnh vực du lịch làng nghề, trong đó chủ yếu quan tâm hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, không gian làng nghề, bãi đỗ xe, các công trình công cộng, trung tâm giới thiệu sản phẩm… Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở làng nghề để cho bà con vừa sản xuất và quảng bá sản phẩm. - Hầu hết các làng nghề, cũng như làng nghề truyền thống tự ý thức được việc phát triển làng nghề cũng như sản phẩm, dần nâng cao chất lượng sản phẩm. 3.2.2. Nhược điểm - Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch, hoạch định các khu vực các làng nghề chưa được cải tiến. - Chưa khắc phục được khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch, du lịch làng nghề. Nguồn kinh phí cũng như vốn đầu tư cho du lịch còn hạn hẹp. - Phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Thái Bình nói riêng là một quá trình còn dài với nhiều khó khăn ở phía trước. Trong xu thế hội nhập và cùng với sự phát triển của xã hội, du lịch làng nghề truyền thống đang dần khẳng định vị của mình trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thái Bình. Tuy còn gặp không ít khó khăn và thách thức, nhưng với tiềm năng vốn có của mình Thái Bình đang trở thành một điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước. 4. Kết luận Đề tài mong muốn đóng góp phần nào việc giải quyết những tồn tại mà hầu hết du lịch làng nghề, làng nghề truyền thống ở Thái Bình đang gặp phải, đồng thời duy trì và phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại tỉnh Thái Bình. Sau đây là một số giải pháp và những đề xuất, kiến nghị mà nhóm nghiên cứu đưa ra: 4.1. Các giải pháp để phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Thái Bình 4.1.1. Xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề Để tăng tính cạnh tranh và thu hút du khách trong và ngoài nước, các làng nghề truyền thống cần xây dựng các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, đặc sắc và mang những đặc trưng của mỗi làng nghề, làng nghề truyền thống của Thái Bình. 4.1.2. Phát triển các doanh nghiệp làng nghề - Phát triển các nhóm hàng trong các làng nghề, tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn, khắc phục tình trạng thuần nông; để tăng thu nhập và tăng sức mua trên thị trường nông thôn. - Phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp ở nông thôn, nhất là các doanh nghiệp chế biến nông sản, từ đó tạo ra các cầu lớn trên thị trường nông thôn,... 4.1.3. Khai thác các yếu tố thị trường nguồn cho kinh tế làng nghề tỉnh Thái Bình - Phát triển thị trường vốn ở nông thôn; cải tiến thủ tục cho vay, xác định hợp lý số lượng tiền vay và thời gian cho vay phù hợp đối với các hộ gia đình và tổ chức sản xuất kinh doanh ở nông thôn. - Khuyến khích mở rộng phương thức mua bán trả góp, trả chậm giữa các doanh nghiệp với các hộ gia đình. 4.1.4. Xây dựng các tour du lịch Để đáp ứng với nhu cầu và thị hiếu của du khách ngày càng đa dạng, cần hình thành nên các Tour du lịch làng nghề hấp dẫn phục vụ nhu cầu của du khách. 411
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 4.1.5. Xây dựng Trung tâm khai thác du lịch - Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của các làng nghề; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hoá sản xuất từ các làng nghề. - Hình thành các vùng sản xuất tập trung theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá lớn. - Kết hợp giữa phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hoá với việc thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm theo cả chiều rộng và chiều sâu. - Phát triển hệ thống thông tin thị trường, tạo ra những tín hiệu thị trường rõ ràng để người sản xuất có thể xác định hợp lý quy mô và cơ cấu sản xuất... 4.1.6. Đào tạo đội ngũ lao động Nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch làng nghề, trước hết các làng nghề, làng nghề truyền thống cần cải thiện đội ngũ lao động, nâng cao tay nghề cho người lao động. 4.2. Một số kiến nghị 4.2.1. Về phía chính quyền địa phương tỉnh Thái Bình - Để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch làng nghề, các cơ sở lưu trú trên địa bàn Thái Bình cần tập trung cải tiến, nâng cao tiêu chuẩn khách sạn, đầu tư nghiên cứu và triển khai các dịch vụ hỗ trợ cơ bản nhằm giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng mới. Tích cực quảng bá thương hiệu sản phẩm làng nghề, đào tạo bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho nhân viên. - Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. - Bổ sung thêm nguồn ngân sách dành cho du lịch làng nghề truyền thống của tỉnh Thái Bình. - Các cơ quan ban ngành: Sở Văn hóa - Thể thao Du lịch Thái Bình, Sở Công thương Thái Bình,… tham mưu cho UBND tỉnh Thái Bình những cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư du lịch cho tỉnh: ưu đãi hỗ trợ đầu tư, về đất đai, xúc tiến du lịch,… 4.2.2. Về phía các làng nghề truyền thống - Cùng với việc duy trì các làng nghề, phát triển du lịch làng nghề, cần phải khai thác lợi thế vị trí địa lý và tiềm năng du lịch của tỉnh, của làng nghề để hình thành các sản phẩm du lịch có thương hiệu và mang đặc trưng văn hóa địa phương, của làng nghề. Tăng cường kết nối với Trung tâm xúc tiến du lịch của Thái Bình, các công ty du lịch trong và ngoài tỉnh ; bên cạnh đó tăng cường đào tạo kiến thức, nâng cao trình độ tay nghề, ngoại ngữ cho người dân tại làng nghề để thuận tiện cho việc giao dịch với du khách trong và ngoài nước. - Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá, tuyên truyền tới du khách trong và ngoài nước về các sản phẩm làng nghề truyền thống; nắm bắt ý kiến, nhu cầu của khách hàng, góp phần thúc đẩy du lịch làng nghề truyền thống của tỉnh Thái Bình ngày càng phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000), Một số văn bản pháp luật hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn, NXB Lao động - xã hội. [2] Cục Thống kê Tỉnh Thái Bình (2015), Niên giám Thống kê Tỉnh Thái Bình 2014, NXB Thống kê. [3] Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. [4] Kỷ yếu hội thảo quốc tế, (tháng 6/1996) "Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt nam", Hà nội. 412
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD [5] Lê Thị Kim Hoa, (2011), Hoàn thiện chính sách thị trường và marketing cho các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề Thái Bình, Luận án TS kinh tế, Trường Đại học thương mại, Hà nội. [6] Tạp chí Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình (Số 3 tháng 6/2015), Kinh doanh lữ hành du lịch ở Thái Bình còn nhiều khó khăn. [7] Trung tâm xúc tiến du lịch Thái Bình(2015), Hướng đi mới cho du lịch Thái Bình. 413
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Cần Thơ theo hướng kết nối sản phẩm du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long
6 p | 386 | 51
-
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, nguồn lực và thực trạng phát triển
8 p | 293 | 37
-
Du lịch Tây Nguyên - Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển
5 p | 363 | 20
-
Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thể thao biển ở thành phố Đà Nẵng
7 p | 271 | 9
-
Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái theo hướng tuần hoàn tại Vườn Quốc gia Côn Đảo
14 p | 24 | 6
-
Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm trong học tập môn lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh
7 p | 88 | 6
-
Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển thể dục thể thao quần chúng tỉnh Đắk Lắk
5 p | 37 | 4
-
Thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển phong trào bóng chuyền cho người đồng bào dân tộc H’Re trên địa bàn huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi
8 p | 30 | 4
-
Đánh giá tiềm năng đa dạng sinh học và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cát Bà
10 p | 11 | 3
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao thể lực chung của nữ sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La
5 p | 15 | 3
-
Thực trạng và nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của người khuyết tật Thành phố Hà Nội
3 p | 47 | 3
-
Thực trạng và giải pháp tăng cường đào tạo tiếng Anh cho nhân lực ngành du lịch ở tỉnh Phú Thọ
8 p | 13 | 3
-
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động tập luyện thể dục thể thao trong cán bộ viên chức và người lao động tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 34 | 2
-
Thực trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển thể lực của nam sinh viên trường Đại học Cần Thơ
7 p | 26 | 2
-
Thực trạng và đề xuất nội dung cải tiến chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
12 p | 4 | 2
-
Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp phòng tránh chấn thương xảy ra khi học môn thể dục Aerobic cho học sinh lớp 10 trường THPT Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ
7 p | 54 | 2
-
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển câu lạc bộ thể dục thể thao cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 51 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn