intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc đào tạo nhân lực càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nghiên cứu "Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam" nêu lên thực trạng nguồn nhân lực du lịch từ đó đưa ra giải pháp nhằm giúp công tác đào tạo đạt hiệu quả hơn, thích ứng với bối cảnh mới – hội nhập quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam

  1. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH ... HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Trang Nhung1 Tóm tắt: Ngành Du lịch của nước ta trong các năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc, cụ thể: năm 2019 đón 18 triệu lượt khách quốc tế. Tuy nhiên, kết quả này còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là nguồn nhân lực thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Giải pháp giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho ngành Du lịch chính là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc đào tạo nhân lực càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nghiên cứu nêu lên thực trạng nguồn nhân lực du lịch từ đó đưa ra giải pháp nhằm giúp công tác đào tạo đạt hiệu quả hơn, thích ứng với bối cảnh mới – hội nhập quốc tế. Từ khóa: đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nhân lực du lịch, hội nhập quốc tế, du lịch. TRAINING TOURISM HUMAN RESOURCES IN THE CONTEXT OF VIET NAM’S INTERNATIONAL INTEGRATION Abstract: Viet Nam’s tourism industry has made significant progress in recent years; in 2019, it welcomed 18 million international visitors. However, in general, development still needs to be commensurate with the country’s potential, and the results achieved are still low compared to other countries in the region and the world. One of the essential reasons for the above situation is that human resources in our tourism industry need to be more robust: they lack quantity and need to be stronger in quality. A vital solution to improve the tourism industry’s competitive advantage is the training and development of human resources. In the context of globalization and international integration, the training of human resources in tourism has become more urgent than ever. The study highlights the current human resources situation in tourism, thereby offering solutions to help training be more effective, especially adapting to the new context – international integration. Key words: tourism human resource training, tourism human resources, international integration, tourism. 1 Đại học Tôn Đức Thắng, Email: nguyenthitrangnhung@tdtu.edu.vn.
  2. 142 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cách mạng 4.0, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, đã tác động và làm thay đổi cục diện của rất nhiều ngành kinh tế, trong đó có du lịch. Nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp du lịch, tổ chức du lịch, ngành Du lịch. Trước thực trạng thiếu hụt nhân lực như hiện nay thì công tác đào tạo càng trở nên cấp thiết. Vì vậy, cần thực hiện song song hai mục tiêu: tăng nhanh về số lượng nhưng vẫn đảm bảo chất lương, thậm chí là nguồn nhân lực phải có chất lượng cao. Việc thực hiện nghiên cứu “Đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam” có ý nghĩa đóng góp về mặt lý luận, thực tiễn, giúp giải quyết bài toán nguồn nhân lực, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam trong môi trường luôn biến động, cạnh tranh gay gắt của hội nhập quốc tế. 2. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch 2.1.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch Du lịch đóng góp rất nhiều GDP có vai trò quan trọng trong , cơ cấu kinh tế của cả nước. Vì vậy, ngày 16/1/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08−NQ/TW về việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hội nhập quốc tế trên phạm vi thế giới, Việt Nam đã gia nhập UNWTO (1981), gia nhập WTO (2006). Phạm vi khu vực, Việt Nam gia nhập khối ASEAN (1995), đã kí thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch ASEAN (2009), ký kết Hiệp đinh hợp tác du lịch ASEAN (2015), tham gia GMS (1992), gia nhập PATA (1995). Phạm vi song phương, Việt Nam ký kết văn bản hợp tác với rất nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ… Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Lượt 7.917.072 10.012.735 12.922.151 15.497.791 18.008.591 3.686.779 − 3.661.222 12.599.145 Bỏ qua giai đoạn ảnh hưởng của dịch COVID-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu (từ cuối năm 2019 đến năm 2023), số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng đều qua các năm và càng về sau
  3. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh... 143 tốc độ tăng trưởng càng nhanh, đặc biệt năm 2019, Du lịch đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 2.510.800 lượt, tốc độ tăng trưởng đạt 16,2% so với năm 2018. Biểu đồ 1: Lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua các năm (đơn vị: lượt khách) Nguồn: Thống kê du lịch của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Tuy nhiên, so với khu vực và trên thế giới, các nỗ lực, kết quả đạt được còn khá khiêm tốn. Năm 2019, thống kê số lượt khách quốc tế tại một số quốc gia như sau: Pháp đạt 89,4 triệu lượt; Tây Ban Nha: 83,7 triệu lượt; Mĩ: 79,3 triệu lượt; Trung Quốc: 65,7 triệu lượt; Thái Lan: 39,8 triệu lượt. Nếu chỉ so với Thái Lan, quốc gia có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, tiềm năng phát triển du lịch với Việt Nam thì Thái Lan đã đón số lượt khách quốc tế hơn gấp đôi Việt Nam. Biểu đồ 2: Lượt khách quốc tế của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới (đơn vị: triệu lượt khách) Nguồn: Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2019.
  4. 144 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... 2.1.2. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành rất cao, đòi hỏi một khối lượng lao động trực tiếp và gián tiếp rất lớn. Qua các năm gần đây số lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch không ngừng tăng lên. Năm 2017 có 2.5 triệu lao động (750.000 lao động trực tiếp và 1.750.000 lao động gián tiếp), năm 2019 có hơn 3 triệu lao động (hơn 1 triệu lao động trực tiếp, hơn 2 triệu lao động gián tiếp)1. Tuy số lượng lao động tăng, nhưng không theo kịp với tốc độ phát triển của ngành, không đáp ứng đủ nhu cầu thực tiễn. Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã thống kê, hằng năm cần bổ sung mới thêm 40.000 lao động, trong khi thực tế nguồn cung chỉ đáp ứng từ 15.000 đến 20.000 lao động2. Thêm vào đó, dưới tác động của dịch COVID-19, nhiều lao động đã nghỉ việc hoặc chuyển sang ngành nghề khác, càng làm cho tình trạng thiếu hụt lao động trở nên trầm trọng trong giai đoạn hiện nay − giai đoạn phục hồi sau dịch và xu hướng hội nhập quốc tế. Lao động có chuyên môn về du lịch chiếm tỉ lệ thấp 42%, lao động từ ngành nghề khác chuyển sang hoặc thậm chí có cả lao động chưa qua đào tạo chính quy là 58% (ngành nghề khác 38%, không qua đào tạo chính quy 20%). Lao động sử dụng được máy tính 68%, lao động sử dụng được ngoại ngữ 60%3. Đặc biệt, trong 42% lao động đúng chuyên môn thì chỉ có 10% trình độ đại học và trên đại học, 90% là bậc cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và các lớp ngắn hạn. Biểu đồ 3: Cơ cấu lao động du lịch theo chuyên môn 1 https://itdr.org.vn/nghien_cuu/nhan-luc-dao-tao-nguon-nhan-luc-du-lich- trong-ky-nguyen-so/ 2 https://vietnamtourism.gov.vn/post/29687 3 https://vietnamtourism.gov.vn/post/32502
  5. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh... 145 Về năng suất lao động, du lịch của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất trong khu vực, thua xa một số nước láng giềng. Cụ thể, năm 2017, tỷ lệ USD/lao động/năm tại: Việt Nam đạt 3.447, trong khi Indonesia đạt 5.717, Malaysia 7.563, Thái Lan đạt 8.369, Singapore đạt 47.713. Như vậy, năng suất của Việt Nam chỉ nhỉnh hơn Philippines 145 USD, và chỉ bằng 60,2% của Inddonessia, 45,6% của Malaysia, 41,2% của Thái Lan, 7,2% của Singapore. Biều đồ 4: Năng suất lao động của nhân sự trong ngành Du lịch1 Một thực tế rất dễ nhận thấy ở các khách sạn 5 sao, vị trí quản lý cấp cao như trưởng các phòng ban, phó giám đốc, giám đốc khách sạn hầu hết là người nước ngoài. Như vậy, nguồn nhân lực du lịch của nước ta không những gặp vấn đề về số lượng mà cả về chất lượng, thậm chí mặt chất lượng có phần đáng báo động và cấp bách hơn trong giai đoạn mới − giai đoạn hội nhập quốc tế. 2.2. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực Theo thống kê, hiện nay, cả nước có gần 200 cơ sở đào tạo về du lịch: 4 trung tâm đào tạo nghề, 71 trường trung cấp, 55 trường cao đẳng, 65 trường đại học cơ sở đào tạo về du lịch. Trung bình một năm tuyển sinh khoảng 22.000 học viên, và 20.000 học viên tốt nghiệp2. 1 https://vnexpress.net/nhan-su-du-lich-viet-nam-nang-suat-chua-bang- mot-nua-thai-lan-3849657.html 2 http://daotao-vhttdl.vn/articledetail.aspx?articleid=705&sitepageid=633
  6. 146 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... Mã ngành Đào tạo du lịch chưa có sự thống nhất và rõ ràng, có trường thì có mã ngành Du lịch riêng, có trường đào tạo Du lịch chung trong mã ngành Việt Nam học. Đội ngũ giảng viên, giáo viên có trình độ tiến sĩ đúng chuyên ngành Du lịch chiếm số lượng rất thấp do mới được đào tạo từ năm 2017, và tính đến thời điểm này cả nước có duy nhất 3 trường đào tạo. Các doanh nghiệp du lịch cũng có những nhận xét đánh giá chất lượng đào tạo nhân lực du lịch chưa cao. Theo Nguyễn Quốc Kỳ − Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty du lịch Vietravel, nguồn nhân lực còn yếu về ngoại ngữ, trình độ và kỹ năng1. Giám đốc nhân sự khách sạn InterContinental SaiGon cho rằng: nguồn nhân lực khả năng sử dụng ngoại ngữ không cao nên còn gặp nhiều phàn nàn từ khách hàng2. Ông Erwin R. Popov – Giám đốc điều hành khách sạn Daewoo Hà Nội cho biết: khi tuyển dụng, mặc dù người được tuyển dụng là sinh viên bậc đại học, cao đẳng nhưng doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại, hoặc đào tạo kỹ năng và trình độ ngoại ngữ. Ngoài ra, ông còn nhận xét rằng thời lượng giờ thực hành của sinh viên Việt Nam quá thấp nên sinh viên thiếu kỹ năng tác nghiệp3. Công tác đào tạo nhân lực du lịch các năm gần đây đã được chú trọng đầu tư phát triển, quy mô các cơ sở đào tạo không ngừng tăng lên, chất lượng đào tạo cũng có mặt chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, chưa bắt kịp với các tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới. Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng hơn bao giờ hết, đem đến cơ hội lẫn thách thức rất lớn. Để du lịch có thể thích ứng và phát triển, yếu tố cốt lõi, then chốt chính là tập trung cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Hai mục tiêu của đào tạo đủ về số lượng và chất lượng phải thực hiện đồng thời, song song nhau. 1 https://baochinhphu.vn/nhan-luc-nganh-du-lich-cau-tang-cung-chua-dap- ung-102259166.htm 2 https://congan.com.vn/doi-song/noi-lo-chat-luong-nguon-nhan-luc-du- lich_155552.html 3 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/nhan-luc-du-lich-vua-thieu-vua- yeu-20180712094221327.htm
  7. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh... 147 2.3. Giải pháp Ở cấp độ quản lý Nhà nước, Cục, Ban ngành quản lý du lịch từ trung ương đến địa phương phải nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập quốc tế, nhất quán từ quan điểm, chính sách, hành động, hỗ trợ cho du lịch phát triển và hội nhập quốc tế. Bộ Giáo dục cần có quy định rõ ràng, chặt chẽ, thống nhất tên, mã ngành đào tạo du lịch ở các hệ, các cơ sở đào tạo trong cả nước. Tùy hệ đào tạo, khung chương trình có thể bắt buộc (bậc cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, lớp ngắn hạn) nhằm đảm bảo thống nhất tiêu chuẩn, chất lượng giữa các cơ sở đào tạo, hay hướng “mở” (bậc đại học và sau đại học) để trường có thể tự lựa chọn chương trình, chuẩn đầu ra như vậy sẽ rất linh hoạt, dễ dàng tiếp cận với xu hướng đào tạo, tiêu chuẩn nghề du lịch của khu vực và thế giới. Ngoài hai bộ tiêu chuẩn VTOS và ASEAN, cần đẩy mạnh, xây dựng thêm các bộ tiêu chuẩn nghề du lịch theo tiêu chuẩn của quốc tế. Cập nhật thường xuyên, học hỏi liên tục các quốc gia/vùng/khu vực thành công trong hoạt động du lịch, nhất là về công tác đào tạo từng bước tiến đến chuẩn hóa đội ngũ lao động du lịch Việt Nam đạt chuẩn quốc tế. Thành lập thêm các cơ sở đào tạo du lịch, tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhưng cần chú ý đến năng lực đào tạo (cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy…) không vì thiếu mà chạy theo số lượng bỏ qua chất lượng. Đặc biệt đối với bậc đào tạo tiến sĩ du lịch, quy mô cả nước có 3 đơn vị đào tạo không đủ đáp ứng yêu cầu thực tiễn, trong khi bối cảnh hiện nay rất cần nguồn nhân lực có chất lượng cao. Đào tạo phải gắn liền, đáp ứng được nhu cầu xã hội, vì vậy phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước, Nhà trường, và Doanh nghiệp. Tăng cường các giờ thực hành thực tế (tối thiểu 50% thời lượng khóa học) đối với các bậc đào tạo từ đại học trở xuống. Khuyến khích hoặc có quy định “cứng”, chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cán bộ ban ngành, doanh nghiệp tham gia vào công tác giảng dạy tại các trường. Một số trường gặp rất nhiều khó khăn do cơ chế (làm giờ làm hành chính) cũng như tâm lý (thù lao thấp).
  8. 148 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... Tăng cường đào tạo kỹ năng mềm, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên. Hiện nay, các trường đã chú trọng hơn về vấn đề này tuy nhiên kết quả mang lại chưa cao, chưa cạnh tranh được với lao động của các nước trong khu vực. Nguyên nhân một phần đến từ cách tiếp cận, phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, nặng về lý thuyết, không chú trọng đến thực hành. Đẩy mạnh về liên kết đào tạo quốc tế với các trường có chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch tốt trong khu vực và trên thế giới. Triển khai hợp tác, hội nhập đào tạo bằng nhiều cách, tiếp cận theo chiều sâu, hoạt động thiết thực đi vào thực chất: trao đổi sinh viên, giảng viên; tổ chức các buổi hội thảo khoa học, báo cáo chuyên đề học hỏi kinh nghiệm,… từng bước rút ngắn cách biệt chất lượng lao động Việt Nam với khu vực và trên thế giới. Đối với các lao động chưa thông qua đào tạo hoặc từ các ngành nghề khác chuyển sang làm du lịch, tùy từng vị trí công việc phải đào tạo lại nghiệp vụ chuyên môn và ngành Du lịch phải có quy định chặt chẽ, tiêu chuẩn nghề cụ thể cho từng vị trí công việc. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới tư duy trong chính doanh nghiệp, người lao động để họ nhận thức được tầm quan trọng của việc, hội nhập quốc tế, phát triển du lịch phải theo xu thế của thế giới, thời đại từ đó không ngừng học hỏi, trau dồi, cập nhật kiến thức, kỹ năng mới. Nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực du lịch thích ứng với bối cảnh hội nhập quốc tế có thành công hay không là nhờ vào sự đồng lòng, chung tay của toàn bộ hệ thống chính trị, cơ quan quản lý về du lịch, doanh nghiệp, xã hội,… trong đó các cơ sở đào tạo du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng. 3. KẾT LUẬN Nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển bền vững của ngành Du lịch. Vì vậy, công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải luôn được chú trọng. Hiện nay, cuộc cách mạng 4.0 và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ vấn đề này càng trở cấp thiết. Đào tạo phải luôn đảm bảo hai mục tiêu chất và lượng có như vậy ngành Du lịch mới có thể nâng cao
  9. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh... 149 lợi thế cạnh tranh, cũng như hoàn thành sứ mệnh là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Mạnh Cường (2022), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành Du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Công thương, số 14 (2022). 2. Bùi Thị Như Hiền (2023), “Phát triển nguồn nhân lực hướng tới du lịch bền vững tại Việt Nam”, Tạp chí Công thương, số 5 (2023). 3. Bộ Chính trị, Nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (Nghị quyết số 08−NQ/TW ngày 16/1/2017), Hà Nội. 4. Đào Duy Tuấn (2022), Nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong kỉ nguyên số, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch. 5. Nguyễn Lâm Ngọc Vi, Dương Thanh Tùng (2023), “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch thông minh”, số 11 (2023). 6. Báo cáo hằng năm về hoạt động kinh doanh du lịch của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam. 7. Nhật Nam (2019), “Nhân lực ngành Du lịch: cầu tăng, cung chưa đáp ứng”, Báo Lao động. Truy cập từ: https://baochinhphu.vn/nhan- luc-nganh-du-lich-cau-tang-cung-chua-dap-ung-102259166.htm. 8. Cao Phương, “Nỗi lo chất lượng nguồn nhân lực du lịch”, Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập từ: https://congan.com.vn/doi- song/noi-lo-chat-luong-nguon-nhan-luc-du-lich_155552.html. 9. “Nhân lực du lịch: Vừa thiếu, vừa yếu”, Báo Dân trí. Truy cập từ: https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/nhan-luc-du-lich-vua- thieu-vua-yeu-20180712094221327.htm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2