Đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế: Thực trạng và giải pháp
lượt xem 1
download
Bài viết "Đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế: Thực trạng và giải pháp" phân tích một số tác động của bối cảnh hội nhập quốc tế, cũng như yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo nhân lực Du lịch tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhóm tác giả mô tả thực trạng công tác đào tạo nhân lực du lịch tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại các cơ sở hướng đến chuẩn quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế: Thực trạng và giải pháp
- ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ... NGHỀ NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ThS. Hà Thị Sa1, ThS. Nguyễn Thanh Tuấn2, ThS. Phạm Hồng Truyền3 Tóm tắt: Bài viết phân tích một số tác động của bối cảnh hội nhập quốc tế, cũng như yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo nhân lực Du lịch tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhóm tác giả mô tả thực trạng công tác đào tạo nhân lực du lịch tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại các cơ sở hướng đến chuẩn quốc tế. Từ khóa: Đào tạo nguồn nhân lực; đào tạo nguồn nhân lực du lịch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng hội nhập quốc tế TRAINING TOURISM HUMAN RESOURCES AT VOCATIONAL EDUCATION INSTITUTIONS IN VIETNAM TO MEET INTERNATIONAL INTEGRATION REQUIREMENTS: REALITIES AND SOLUTIONS Abstract: Base on analyzing some of the impacts of the international integration context, as well as the requirements placed on the training of tourism human resources in Vietnam; the authors describe the current status of tourism human resource training at vocational education institutions in Vietnam, thereby proposing a number of solutions for tourism human resource training in Vietnam. Vocational education institutions aim to international standards. Keywords: Human resource training; training tourism human resources; Training tourism human resources to meet international integration 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thể hiện quyết 1 Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang. Email: htsa@ntc.edu.vn. 2 Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang. Email: nttuan@ntc.edu.vn. 3 Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang. Email: phtruyen@ntc.edu.vn.
- ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC... 123 tâm ở cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp phát triển du lịch nước nhà. Nhờ đó, nhiều cơ chế, chính sách được triển khai ở các cấp từ Trung ương đến địa phương, thu hút đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao thương hiệu, thúc đẩy sự phát triển đột phá của ngành du lịch trong thời kỳ mới. Du lịch Việt Nam đã có những sự phát triển nhanh chóng, thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế với tốc độ tăng trưởng cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quý I/2023 trong khi tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) có sự giảm tốc, chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ năm trước,... thì khu vực dịch vụ tăng 6,79%, cao hơn gấp đôi so với mức tăng trưởng GDP nền kinh tế, đóng góp tới 95,91% vào tăng trưởng chung. Trong bức tranh sáng của khu vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.505,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với quý I/2022 và thậm chí còn cao hơn mức 1.188 nghìn tỷ đồng của quý I/2019, thời điểm chưa bùng phát dịch COVID-19. Trong đó, doanh thu du lịch lữ hành tăng 119,8%; doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 28,4%, vận chuyển hành khách tăng 28,8%, khách quốc tế đến nước ta tăng gấp 29,7 lần. Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ba tháng đầu năm 2023 ước đạt gần 2,7 triệu lượt khách, tăng gần 30 lần so cùng kỳ năm 2022 và đã đạt một phần ba mục tiêu cả năm 2023 là 8 triệu lượt khách. Trước đó, năm 2022, tổng số khách du lịch nội địa ước đạt hơn 101,3 triệu lượt, vượt xa mục tiêu 60 triệu lượt đặt ra từ đầu năm và cũng cao hơn cả con số kỷ lục 85 triệu lượt của năm 2019. Tổng thu du lịch năm 2022 ước đạt 495 nghìn tỷ đồng [1]. Du lịch Việt Nam đã nhận được 16 giải thưởng du lịch tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới năm 2022 – khu vực châu Á và châu Đại Dương [2]. Mục tiêu đến năm 2025, tổng thu từ khách du lịch đạt 1.700 – 1.800 nghìn tỉ đồng (tương đương 77 – 80 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 13 – 14%/năm, đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 12 – 14%; tạo ra khoảng 5,5 – 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12 – 14%/năm. Việt Nam phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách
- 124 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 12 – 14%/năm và khách nội địa từ 6 – 7%/năm [3]. Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng trên, đòi hỏi ngành Du lịch phải có những bước đổi mới, thích nghi với xu hướng ngành Du lịch của thế giới nhằm tận dụng một cách tốt nhất những cơ hội, vừa phát triển du lịch bền vững vừa đảm bảo phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội và bảo vệ môi trường. Để bắt kịp xu hướng của thế giới, yếu tố con người chiếm vai trò quan trọng. Trước dịch bệnh COVID-19, toàn ngành có khoảng 4 triệu lao động, trong đó có 1,5 triệu lao động trực tiếp, với 45% được đào tạo chuyên ngành du lịch, 35% được đào tạo chuyên ngành khác, 20% chưa qua đào tạo. Đến nay, hơn 90% cơ sở lưu trú du lịch đã hoạt động bình thường với hơn 34.000 cơ sở và 70.000 buồng, nhưng số lao động trong cơ sở lưu trú du lịch mới được hơn 30.000 người, nhiều lao động chưa được đào tạo đầy đủ [4]. Ngoài ra, với những đặc điểm cố hữu, nhân lực ngành Du lịch Việt Nam còn nhiều mặt chưa đáp ứng nhiệm vụ phát triển du lịch: Số lượng nhân lực còn ít, cơ cấu chưa đồng bộ và năng lực thực tiễn chưa tương xứng với bằng cấp; Nhân lực có trình độ, tay nghề cao chưa nhiều và ngày càng thiếu những cán bộ am hiểu về công nghệ, chưa tương ứng với yêu cầu phát triển của xu hướng Du lịch thông minh; nhất là sau làn sóng di chuyển lao động du lịch sang các ngành khác do tác động của đại dịch COVID-19 vừa qua. Đó là lý do nhóm tác giả chọn chủ đề: “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế: Thực trạng và Giải pháp” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập kinh tế, đang định hình ngày càng rõ nét, Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình này thông qua việc mở cửa thị trường, tự do hóa kinh tế, và đóng góp vào xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn
- ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC... 125 cầu. Điều này không chỉ mở rộng sự liên kết giữa các quốc gia mà còn tạo ra chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu, trong đó, Du lịch đóng vai trò quan trọng. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp chủ yếu dựa vào dịch vụ, đặt ra một thách thức đặc biệt khi tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Đối diện với sự đa dạng và không ngừng phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch để thích ứng và hưởng lợi từ xu hướng này. Tiến trình hội nhập kinh tế của du lịch Việt Nam diễn ra khá sớm cùng với chính sách mở cửa hội nhập của đất nước và có thể được Tóm tắt như sau: – Năm 1995: Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN, đánh dấu bước đi đầu tiên quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với tư cách là thành viên của ASEAN, Việt Nam tham gia các tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế qua các hiệp định kinh tế thương mại được ký giữa tổ chức này với các quốc gia và khu vực khác. Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, Tổng cục Du lịch đã tham gia xây dựng và ký tiêu chuẩn nghề du lịch ASEAN và cơ chế thừa nhận lẫn nhau, công nhận kỹ năng 37 nghề du lịch, khách sạn và liên quan. Đây là cơ sở quan trọng để các nước ASEAN thống nhất ký hiệp định chung về hợp tác đào tạo và sử dụng lao động du lịch. – Năm 2001: Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ (BTA). Trong Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ, Việt Nam đã có những cam kết tương tự như cam kết với WTO. Tuy nhiên, do Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đã có hiệu lực từ năm 2001, một số cam kết theo BTA đã bắt đầu có hiệu lực. – Năm 2006: Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam đã cam kết tất cả 11 ngành dịch vụ được phân loại theo Hiệp định chung về Thương mại và Dịch vụ (GATS), trong đó có dịch vụ du lịch. Đối với dịch vụ du lịch, Việt Nam chỉ cam kết đối với các phân ngành dịch vụ đại lý du lịch và kinh doanh lữ hành du
- 126 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... lịch, dịch vụ sắp xếp chỗ trong khách sạn, dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống. Những cam kết này sẽ được áp dụng tự động cho các thành viên ASEAN. GATS quy định có 4 phương thức cung cấp dịch vụ, bao gồm: 1) Cung cấp qua biên giới (dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác,); 2) Tiêu dùng ngoài lãnh thổ (người tiêu dùng của một thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ); 3) Hiện diện thương mại (nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên thiết lập các hình thức hiện diện như công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, chi nhánh,… trên lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ); 4) Hiện diện thể nhân (thể nhân cung cấp dịch vụ của một thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ). Trong các cam kết với WTO, Việt Nam cam kết không hạn chế đối với phương thức 1 và 2. Đối với phương thức 3, Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ hạn chế vốn sở hữu nước ngoài đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh, liên kết trong hoạt động đại lý du lịch, kinh doanh lữ hành du lịch. Tuy nhiên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành du lịch có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam (inbound) và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp sở hữu nước ngoài không được phép thực hiện các dịch vụ gửi khách trong nước. Công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Đối với phương thức 4, Việt Nam vẫn không cho phép hướng dẫn viên du lịch nước ngoài được hành nghề tại Việt Nam. Như vậy, có thể nói Việt Nam đã mở cửa thị trường du lịch tương đối mạnh mẽ so với một số ngành dịch vụ khác như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Thực tế cho thấy, sau khi chính thức công bố các cam kết với WTO về việc mở cửa thị trường dịch vụ du lịch, hiện đang xuất hiện một số dư luận lo ngại các tập đoàn nước ngoài
- ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC... 127 hùng mạnh sẽ thôn tính doanh nghiệp Việt Nam, chiếm lĩnh các lĩnh vực dịch vụ du lịch mang lại giá trị gia tăng cao và đẩy doanh nghiệp Việt Nam vào số phận làm thuê ngay trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, chắc chắn cơ hội mang lại cho ngành du lịch Việt Nam sau WTO sẽ nhiều hơn thách thức nếu các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đánh giá lại năng lực, trong đó có nguồn nhân lực du lịch, qua đó định vị lại và xây dựng chiến lược rõ ràng nhằm tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng một cách chủ động cùng với phát huy thế mạnh riêng vốn có của mình. Từ năm 1993: Đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch với nhiều nước trong khu vực và thế giới; đã ký và thực hiện 43 Hiệp định hợp tác du lịch song phương với các nước là thị trường du lịch trọng điểm; thiết lập quan hệ với trên 1.000 hãng du lịch lữ hành, trong đó có nhiều hãng du lịch lớn của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ; là thành viên của UNWTO từ năm 1981, Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương từ 1989, Hiệp hội Du lịch ASEAN từ 1996; đã ký Hiệp định hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; tham gia tích cực trong hợp tác du lịch tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và thế giới. Trong khuôn khổ của những cam kết quốc tế trên, hợp tác phát triển nhân lực du lịch luôn là một trong những nội dung được ưu tiên. Hội nhập quốc tế đem lại nhiều cơ hội cho phát triển du lịch song cũng đặt ra nhiều khó khăn thách thức, trong đó có vấn đề nguồn nhân lực du lịch. Cùng với hội nhập, du lịch Việt Nam có cơ hội tiếp cận với những tiêu chuẩn dịch vụ du lịch khu vực và quốc tế, tiếp nhận các nguồn lực hỗ trợ của các quốc gia phát triển và các tổ chức quốc tế cho đào tạo nhân lực du lịch. Trong những năm qua, chính phủ Luxembourg tài trợ 4 dự án đào tạo nhân lực du lịch – khách sạn với tổng số gần 15 triệu USD, Liên minh châu Âu (EU) tài trợ Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch 12 triệu EURO. Đây là những dự án lớn với mục tiêu phát triển toàn diện nguồn nhân lực du lịch Việt Nam. Dự án ADB về “Phát triển Du lịch bền vững Tiểu vùng Sông Mekong mở rộng”
- 128 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... đang triển khai Hợp phần “Phát triển nhân lực Du lịch Việt Nam” với kinh phí 2,5 triệu USD (đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và liên quan; đào tạo lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong du lịch). Bên cạnh đó còn có các dự án hỗ trợ kỹ thuật của Tây Ban Nha, Singapore, Bỉ, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Áo, EU, GMS, ESCAP ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3,...; nhiều , chương trình nghiên cứu, khảo sát, tư vấn, cấp học bổng đào tạo dài hạn, ngắn hạn và các khóa đào tạo về nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, tin học được tổ chức. Đến nay, tổng vốn ODA đã thu hút được cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch ước khoảng 50 triệu USD, không kể số vốn ODA mà các nước, các tổ chức quốc tế hỗ trợ dưới nhiều hình thức cho các khoa, bộ môn đào tạo du lịch của các trường đại học trong cả nước. Các đối tác liên kết chủ yếu là các cơ sở đào tạo du lịch trong ASEAN, Trung Quốc, Úc, Canada và một số nước châu Âu. Cho đến nay, hơn 20 cơ sở đào tạo du lịch tham gia mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch châu Á-Thái Bình Dương (APETIT), 06 cơ sở tham gia mạng lưới đào tạo du lịch ASEAN. Hình thức liên kết đào tạo đa dạng như kết hợp đào tạo trong nước và học chuyển tiếp tại nước ngoài, đào tạo qua mạng, trao đổi sinh viên thực tập, mời chuyên gia vào giảng dạy. Một số cơ sở đào tạo mời tình nguyện viên quốc tế vào làm việc, hỗ trợ đào tạo nhân lực ngành du lịch. Một số doanh nghiệp du lịch có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều chuyên gia quốc tế giỏi vào đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, góp phần đáng kể nâng cao chất lượng nhân lực ngành du lịch. Một trong những kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động đào tạo du lịch ở Việt Nam là việc xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thẩm định và cấp chứng chỉ nghề theo hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng 13 nghề du lịch Việt Nam (VTOS) dưới sự hỗ trợ của Cộng đồng châu Âu. Đây là kết quả tích cực của hội nhập góp phần nâng cao năng lực hội nhập của du lịch Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội trên mà hội nhập quốc tế đem lại, hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt
- ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC... 129 Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trên hết, đó là khó khăn trong việc đào tạo nhân lực du lịch đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; cũng như sự cạnh tranh trong đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao giữa các cơ sở đào tạo trong nước với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài, vốn đã có uy tín và thương hiệu. Mặc dù có được sự hỗ trợ của quốc tế, đặc biệt là từ EU và Chính phủ Luxembourg, tuy nhiên hoạt động đào tạo nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế còn rất hạn chế. Có thể kể đến một số nguyên nhân sau: Cho đến nay, việc xác định một cách đầy đủ và có hệ thống tiêu chuẩn về trình độ đầu ra đạt tiêu chuẩn quốc tế đối với các bậc đào tạo du lịch ở Việt Nam còn chưa thống nhất; dẫn đến chưa có tiêu chí làm thước đo để đánh giá chuẩn đầu ra của người học tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo du lịch. Đây có thể được xem là yếu tố cơ bản hạn chế năng lực đào tạo du lịch Việt Nam đạt trình độ quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh có sự chênh lệch khá lớn về các chương trình đào tạo du lịch ở các cấp, giữa các cơ sở đào tạo du lịch hiện nay ở Việt Nam. Bên cạnh đó, sau hơn 56 năm hình thành và phát triển với tư cách là một ngành kinh tế quan trọng, Việt Nam chưa có được một trường đại học du lịch; chưa có được mã số đào tạo du lịch thống nhất; thiếu đội ngũ giảng viên có trình độ; hạn chế về cơ sở vật chất đào tạo cũng như sự khác biệt về cơ sở đào tạo giữa các vùng miền,… Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh về đào tạo du lịch đạt chuẩn quốc tế của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới là rất hạn chế. Điều này đồng nghĩa với khả năng thu hút học viên có nhu cầu đào tạo du lịch trình độ cao đến các cơ sở đào tạo trong nước ngày một thấp. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện mỗi năm số sinh viên Việt Nam theo học các trường đào tạo hệ cao đẳng và đại học chuyên ngành du lịch – khách sạn ở các nước chiếm khoảng 5 – 7% tổng lượng sinh viên vào học tại các cơ sở đào tạo về du lịch ở Việt Nam. Tỷ lệ này sẽ còn thay đổi theo hướng tăng lên cùng với số lượng ngày một tăng của các doanh nghiệp du lịch liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài cùng với các doanh nghiệp trong nước có thương hiệu và đẳng cấp cao.
- 130 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... Nhận thức được vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển du lịch Việt Nam, đề án “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011-2020” đã được thực hiện và được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phê duyệt tại Quyết định số 3066/ QĐ-BVHTTDL ngày 29/09/2011. Mặc dù có đề cập đến những yếu tố quốc tế ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong giai đoạn phát triển đến năm 2020, tuy nhiên đề án chưa phân tích đầy đủ yêu cầu hội nhập và thực trạng nhân lực du lịch Việt Nam trong mối quan hệ với các “chuẩn quốc tế”. Vì vậy những giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu hội nhập chưa thực sự rõ ràng và đầy đủ. Như vậy có thể thấy một trong thách thức lớn nhất hiện nay của du lịch Việt Nam là phải có được nguồn nhân lực đạt các chuẩn quốc tế để đáp ứng yêu cầu hội nhập. Điều này đòi hỏi cần có nghiên cứu toàn diện về đào tạo phát triển nhân lực du lịch gắn với hội nhập quốc tế nói chung và yêu cầu nhân lực để thực thi cam kết của Việt Nam trong các khuôn khổ hoạt động của các tổ chức quốc tế, các hiệp định hợp tác nói riêng. 3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2023, dự kiến chương trình công tác năm 2024 ban hành kèm theo Công văn số 3975/LĐTBXH-TCGDNN ngày 25/9/2023 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến 31/8/2023, cả nước có 1.886 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 397 trường cao đẳng, 431 trường trung cấp và có 1.058 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên; tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập là 36,58%. Các bậc trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp được hình thành theo hướng mở, liên thông, phù hợp với hệ thống giáo dục nghề nghiệp các nước trên thế giới. Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp được tăng cường; thể chế, chính sách từng bước được hoàn thiện; mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển rộng khắp cả nước; đã hình thành mạng
- ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC... 131 lưới trường cao đẳng chất lượng cao, tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế; tổ chức bộ máy hệ thống giáo dục nghề nghiệp từng bước ổn định, thống nhất từ năm 2017; hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp được nâng lên. 3.1. Về tuyển sinh, đào tạo Số lượng tuyển sinh giai đoạn 2011 – 2020 đạt 19,67 triệu người, trong đó trình độ cao đẳng đạt 1,945 triệu người (chiếm 9,8%), trình độ trung cấp đạt 2,3 triệu người (chiếm 11,86%). Kết quả tuyển sinh năm 2022 đạt 2.260.174 người (đạt 108,35% kế hoạch). Quy mô đào tạo tăng góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của cả nước năm 2020 đạt 24,6% (Theo thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý IV và năm 2020 của Tổng cục thống kê). Đào tạo chất lượng cao được đẩy mạnh, đã tổ chức đào tạo thí điểm theo các bộ chương trình chuyển giao từ Úc, Cộng hòa Liên bang Đức, trong đó đào tạo thí điểm theo 34 bộ chương trình chuyển giao từ nước ngoài (12 nghề của Úc; 22 nghề của Đức); tuyển sinh được 1.781 sinh viên, trong đó 725 người đã tốt nghiệp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đẩy mạnh (Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020). 3.2. Về các điều kiện đảm bảo chất lượng a) Về đội ngũ nhà giáo Theo số liệu từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, đội ngũ nhà giáo tăng nhanh về số lượng, chất lượng, từng bước đạt chuẩn. Hiện có, 84.000 giảng viên, giáo viên dạy nghề, trong đó, có 37.235 giảng viên cao đẳng, 13.295 giáo viên trung cấp và 33.429 nhà giáo tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Hầu hết, đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm, trình độ đào tạo, chức danh nghề theo quy định (trong đó 31,7% có trình độ trên đại học, 60,1% có trình độ đại học, cao đẳng hoặc cao đẳng nghề và 8,2% có trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề). Khoảng 70% nhà giáo đạt chuẩn trình độ kỹ năng nghề để dạy thực hành [6].
- 132 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... b) Về chương trình đào tạo Chương trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay rất phong phú, từng bước được đổi mới theo yêu cầu của doanh nghiệp; các nhà giáo sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau để trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng, tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quá trình học tập tại trường, thúc đẩy áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài (Úc, Cộng hòa Liên bang Đức, Pháp, Hàn Quốc,...). 3.3. Về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo từng bước được tăng cường; một số ngành, nghề trọng điểm được đầu tư thiết bị đồng bộ, hiện đại, tiên tiến phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. 3.4. Về chất lượng và hiệu quả đào tạo Chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng lao động của thị trường lao động. Trên 80% người tốt nghiệp đã có việc làm, trong đó 70% – 75% người tốt nghiệp có việc làm đúng ngành, nghề đào tạo; một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp có uy tín về chất lượng đào tạo, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp có tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm đạt 100% và 85% – 90% người tốt nghiệp có việc làm đúng ngành, nghề đào tạo. Ở một số lĩnh vực, người học sau khi tốt nghiệp đã có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện [7]. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2019, chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam đã tăng 13 bậc trong trụ cột kỹ năng [18]; trong các cuộc thi tay nghề khu vực, thế giới, đoàn Việt Nam luôn đạt thứ hạng cao. Đào tạo nhân lực chất lượng cao ở nhiều nội dung khác nhau. Bên cạnh đó, còn một số hạn chế như: - Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa được cụ thể hóa, nhất là thiết lập mối quan hệ rõ ràng giữa đào tạo và mục tiêu phát triển của ngành. Điều
- ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC... 133 này ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho sứ mệnh của cơ sở đào tạo. - Quy mô giáo dục nghề nghiệp còn nhỏ, cơ cấu ngành nghề, trình độ chưa phù hợp, chất lượng, hiệu quả đào tạo chưa cao, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành nghề mới, kỹ năng mới. Gắn kết Nhà nước – Nhà trường – Doanh nghiệp trong phát triển giáo dục nghề nghiệp chưa chặt chẽ. Việc chuyển giao, nhân rộng các chương trình theo chuẩn quốc tế còn nhiều khó khăn, thiếu đồng bộ. Hình thức tổ chức đào tạo chưa đa dạng, linh hoạt; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho người lao động chưa được chú trọng và hiệu quả, chưa tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân. - Sự chuẩn bị về nguồn lực giảng viên, nội dung chương trình, trang thiết bị,… còn sơ sài, thiếu chuyên nghiệp tại nhiều cơ sở giáo dục. Hệ thống giáo trình cốt lõi còn thiếu, tài liệu tham khảo khá phong phú nhưng chất lượng hạn chế,… - Lực lượng giảng viên phát triển đông nhưng thiếu kiến thức chuyên ngành, trình độ ngoại ngữ hạn chế; giảng viên có kỹ năng ngoại ngữ lại không được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành du lịch. - Việc đầu tư cho quá trình tham gia đào tạo của người học còn rất nhiều hạn chế như chi phí đào tạo lớn, thời gian đào tạo dài, sự đam mê và theo đuổi nghề nghiệp chưa hình thành cụ thể. Trước yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong bối cảnh toàn cầu hóa, phát triển khoa học công nghệ, xu hướng phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh, để tranh thủ thời cơ dân số vàng, tạo đột phá về số lượng, cơ cấu và chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đòi hỏi giáo dục nghề nghiệp phải có bước phát triển mới, đột phá về quy mô, cơ cấu và chất lượng, góp phần phát triển nhân lực có kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
- 134 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP HƯỚNG ĐẾN CHUẨN QUỐC TẾ 4.1. Về phía các cơ quan Quản lý nhà nước – Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực du lịch đáp ứng bối cảnh hội nhập quốc tế Nhận thức là yếu tố quan trọng hàng đầu, là nền tảng của một hoạt động từ xây dựng chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động phát triển và tổ chức các hoạt động cụ thể hướng đến thực hiện mục tiêu. Mục tiêu đào tạo để có được nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập không phải là ngoại lệ, và để đạt được mục tiêu đó cần có được nhận thức chung của xã hội, đặc biệt là “quan thức” về vấn đề này. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực được xem là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011. Tuy nhiên, nhận thức này cần được đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế về lao động, theo đó cần coi đào tạo nguồn nhân lực du lịch hướng đến chuẩn quốc tế là ưu tiên hàng đầu và được xem là khâu đột phá có nghĩa đặc biệt quan trọng để du lịch Việt Nam có thể hội nhập được đầy đủ với khu vực và quốc tế. Công tác tuyên truyền cần được chú trọng, nhằm nâng cao nhận thức về về tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực du lịch đáp ứng bối cảnh hội nhập quốc tế từ cấp trung ương đến cấp địa phương, các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp du lịch. Từ đó làm tiền đề để triển khai một cách thông suốt các giải pháp cụ thể. - Xây dựng khung năng lực đáp ứng “chuẩn quốc tế” đối với nhân lực du lịch Tính đến hiện tại, Việt Nam đã và đang áp dụng các khung năng lực: Khung năng lực theo Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTOS), tiêu chuẩn chung trong ASEAN về nghề du lịch (ACCSTP), tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia 2017. Các tiêu chuẩn trên đều nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành du
- ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC... 135 lịch tại ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, để tăng tính cạnh tranh, hội nhập với quốc tế, cần có khung năng lực đáp ứng “chuẩn quốc tế” đối với nhân lực ngành Du lịch; làm thước đo để các cơ sở đào tạo du lịch xây dựng chuẩn đầu ra người học cần đạt được và thực hiện đào tạo. Qua đó vừa giúp ngành Du lịch Việt Nam tiếp nhận một nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đạt “chuẩn quốc tế” sau khi người học hoàn thành chương trình đào tạo; vừa giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể thích nghi ngay với thị trường lao động không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. - Tổ chức hệ thống đào tạo du lịch phù hợp với yêu cầu hội nhập Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét, đánh giá toàn diện về hệ thống cơ sở đào tạo du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển ngành, có tham khảo hệ thống đào tạo ở các nước có du lịch phát triển để đảm bảo cơ cấu đào tạo du lịch ở các cấp là hợp lý, phù hợp với các chuẩn mực chung của khu vực và quốc tế. Đặc biệt cần sớm xây dựng và thực hiện đề án thành lập Học viện Du lịch hoặc Đại học Du lịch ở Việt Nam đạt chuẩn quốc tế. Đây sẽ là cơ sở đào tạo đội ngũ lao động du lịch trình độ cao, có khả năng đảm nhận vai trò nòng cốt trong hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam. Đối với chủ trương phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch tại địa phương và cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng để đáp ứng nhu cầu đào tạo, tăng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành du lịch. Cần tạo điều kiện và có các cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và giáo viên của các cơ sở đào tạo nghề du lịch thông qua các hình thức khác nhau, đặc biệt là tham quan, học tập nâng cao trình độ giảng dạy ở ngoài nước. Có chính sách khuyến khích hỗ trợ mời các chuyên gia quốc tế về du lịch, các giảng viên có kinh nghiệm ở các cơ sở đào tạo du lịch ở các nước có ngành du lịch phát triển sang Việt Nam để bồi dưỡng, hướng dẫn giáo viên; hoặc trực tiếp tham gia giảng dạy, đặc biệt với những môn mới, hoặc những môn mà Việt Nam còn ít các giảng
- 136 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... viên, chuyên gia có trình độ cao. Bên cạnh đó cũng cần cung cấp các cơ chế để thu hút sự tham gia của các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà khoa học có trình độ, các doanh nhân có kinh nghiệm, các nghệ nhân, chuyên gia, kỹ thuật viên có kỹ năng nghề cao vào hoạt động đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để nâng cao tính thực tiễn của các chương trình đào tạo du lịch. Để đảm bảo chất lượng đào tạo phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, cần tiếp tục đào tạo kỹ năng cho đội ngũ thẩm định viên, giám sát viên, đào tạo viên du lịch đạt trình độ khu vực và quốc tế và sử dụng hiệu quả đội ngũ này trong đào tạo du lịch. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo mở mã ngành và đẩy mạnh đào tạo sau đại học về du lịch. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chương trình khung đào tạo du lịch bậc cao đẳng và đại học, chương trình đào tạo du lịch liên thông các bậc đào tạo thống nhất cả nước. Phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức xây dựng các chương trình khung đào tạo du lịch trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề. Việc xây dựng các khung chương trình đào tạo trên cần được tính đến yếu tố hội nhập để đảm bảo các chương trình khung đào tạo phù hợp với chuẩn mực đào tạo khu vực và quốc tế. Theo đó cần tham khảo, học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chương trình, giáo trình môn học, mô đun. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo du lịch các cấp đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá; tiếp cận dần yêu cầu năng lực làm việc trong các lĩnh vực của ngành, trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, mang nét đặc trưng của Việt Nam, đảm bảo liên thông giữa các bậc đào tạo. Chuyển đổi mạnh sang đào tạo theo mô đun, tín chỉ để tạo điều kiện cho nhân lực ngành du lịch có thể học suốt đời để nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc thay đổi nghề nghiệp khi cần thiết. Trong quá trình xây dựng các khung hoặc chương trình đào tạo ở các cấp cần mời các chuyên gia, các giảng viên quốc tế có kinh nghiệm cùng tham gia thực hiện.
- ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC... 137 - Xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ đẩy mạnh liên kết đào tạo du lịch Để nâng cao tính mở cũng như chất lượng đào tạo du lịch, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích hoạt động liên kết đào tạo liên thông và liên kết đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở đào tạo du lịch trong nước với các cơ sở đào tạo du lịch có uy tín ở nước ngoài. Đây là phương thức quan trọng để nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo trong nước hướng tới tiệm cận các chuẩn quốc tế về đào tạo. Chú trọng tạo cơ chế và khuyến khích phát triển mô hình liên kết giữa các cơ sở đào tạo du lịch với các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài hoặc các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có uy tín, thương hiệu. Mô hình liên kết này đặc biệt có ý nghĩa đối với các bậc đào tạo trung cấp nghề du lịch bởi các sinh viên sẽ có cơ hội thực tập trong môi trường dịch vụ du lịch đẳng cấp quốc tế. - Hỗ trợ cơ chế, chính sách và kinh phí giúp cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập Khó khăn không nhỏ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến từ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng chất lượng, tiêu chuẩn quốc tại doanh nghiệp (Các thiết bị tại các nhà hàng, khách sạn 5 sao, chuẩn quốc tế v.v…); làm tiền đề để người học sớm được tiếp cận và thành thục năng lực sử dụng các thiết bị ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó, các thiết bị tại các doanh nghiệp thường xuyên được nâng cấp; các thiết bị mới thường xuyên được cập nhật. Như vậy, cần có cơ chế, chính sách về kinh phí hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sở hữu cơ sở vật chất đáp ứng thực tiễn tại doanh nghiệp; hỗ trợ quá trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế của người học. Công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cũng cần được hỗ trợ về chính sách, cơ chế và kinh phí cụ thể; giúp giảng viên có thể toàn tâm toàn ý vừa đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng, vừa thực hiện tốt công tác giảng dạy. - Tăng cường vai trò của Hiệp hội Du lịch trong hoạt động đào tạo Hiệp hội Du lịch là tổ chức đại diện của doanh nghiệp du lịch, vì vậy Hiệp hội Du lịch có vai trò “cầu nối” đặc biệt quan trọng giữa
- 138 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... hoạt động kinh doanh du lịch với hoạt động đào tạo du lịch. Nói một cách khác Hiệp hội Du lịch phải là nơi cung cấp thông tin cho các cơ sở đào tạo du lịch về nhu cầu lao động ở các trình độ và kỹ năng nghề khác nhau phù hợp với yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Căn cứ nhu cầu nhân lực du lịch qua từng thời kỳ, khung chương trình đào tạo du lịch các cấp sẽ có sự điều chỉnh phù hợp để đảm bảo sự cân bằng “Cung – Cầu” giữa nguồn nhân lực được đào tạo với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp du lịch. Hiệp hội Du lịch cũng sẽ tham gia tích cực vào việc xây dựng khung các chương trình đào tạo cũng như quá trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp và kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ lao động du lịch, phù hợp với các chuẩn mực khu vực và quốc tế. Với vai trò của mình, Hiệp hội Du lịch cũng sẽ là cầu nối giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp du lịch để tổ chức các hoạt động thực tập trong khuôn khổ các chương trình đào tạo theo các chuẩn mực quốc tế đã được thiết lập. Việc thực hiện đồng bộ một số giải pháp quan trọng trên sẽ góp phần tích cực tăng cường hoạt động đào tạo nhân lực du lịch hướng đến các chuẩn mực khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập của du lịch Việt Nam. 4.2. Về phía các cơ sở đào tạo - Về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo Để đáp ứng được nhu cầu về phát triển năng lực chuẩn quốc tế, các trường cần trang bị hoặc phối hợp với doanh nghiệp giúp người học được tiếp cận với các trang/thiết bị và công nghệ được ứng dụng tại các doanh nghiệp quốc tế (Các nhà hàng, khách sạn 5 sao, v.v.). Từ đó được hoàn thiện năng lực sử dụng thiết bị được vận hành trong các doanh nghiệp, làm tiền đề đạt được năng lực “chuẩn quốc tế”. - Về đào tạo, bồi dưỡng giảng viên Một trong những nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công của giáo dục là đội ngũ giáo viên, giảng viên. Vì vậy để khắc
- ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC... 139 phục các khó khăn trong triển khai đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở bất kì giai đoạn nào cũng cần đặt trọng tâm ở công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên. Cụ thể: Cơ sở đào tạo cần bồi dưỡng, tập huấn cho giảng viên các năng lực ngành/ nghề đáp ứng chuẩn quốc tế; tạo cơ hội để giảng viên tiếp cận, thành thục kỹ năng sử dụng các thiết bị/phần mềm mới nhất được sử dụng tại các doanh nghiệp quốc tế; làm tiền đề để giảng dạy cho người học. Bên cạnh đó, giảng viên cần được chủ động tham gia các hình thức đào tạo tiên tiến, đào tạo trực tuyến kết hợp trực tiếp, để vừa nâng cao trình độ, vừa tiếp cận các mô hình dạy học mới, qua đó giúp họ bổ sung kiến thức, đa dạng hóa các hình thức giảng dạy. - Liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp du lịch phải gắn kết với hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch để dự báo nhu cầu lao động, xây dựng chuẩn đầu ra và đào tạo học sinh, sinh viên, học viên có kỹ năng đáp ứng yêu cầu ngành nghề: 1) Thoả thuận doanh nghiệp là nơi thực hành, thực tập của cơ sở đào tạo; sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm,… của doanh nghiệp để đào tạo thực hành. Thời gian đào tạo tại các doanh nghiệp ít nhất bằng tổng thời gian thực hành, thực tập của chương trình đào tạo và không ít hơn 50% tổng thời gian thực hiện chương trình đào tạo; 2) Doanh nghiệp cử chuyên gia tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học; 3) Phối hợp dự báo nhu cầu nhân lực của các ngành Du lịch về số lượng, yêu cầu chất lượng; phối hợp đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường hợp tác công tư, chú trọng xây dựng các cơ sở thực hành, thực tập chất lượng cao, theo chuẩn mực khu vực và quốc tế phục vụ đào tạo nhân lực du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổng cục Thống kê (2023), “Thông cáo báo chí tình hình kinh tế xã hội Quý 1 – Năm 2023”. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va- so-lieu-thong-ke/2023/03/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-kinh-te-xa- hoi-quy-i-nam-2023.
- 140 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... 2. Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (2022), “Sự công nhận và tôn vinh của cộng đồng quốc tế đối với du lịch Việt Nam”. https:// vietnamtourism.gov.vn/post/43865. 3. Quyết định số 147/QĐ-Tgg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030”. 4. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2022), “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch”. https://dangcongsan. vn/kinh-te/dao-tao-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-cho-nganh- du-lich-616993.html. 5. Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (2022), “Nâng cao chất lượng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường”, http://gdnn.gov.vn/AIAdmin/News/View/ tabid/66/newsid/39595/seo/Nang-cao-chat-luong-nha-giao-giao- duc-nghe-nghiep-gop-phan-tao-ra-nguon-nhan-luc-chat-luong- cho-thi-truong/Default.aspx#1 6. Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (2023), Thực trạng nguồn nhân lực du lịch và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển ngành du lịch, Kỷ yếu Hội nghị về đào tạo nguồn nhân lực du lịch. 7. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2024), “Giải pháp trong công tác đổi mới căn bản toàn diện giáo dục nghề nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh”. https://dangcongsan.vn/giao-duc/giai- phap-trong-cong-tac-doi-moi-can-ban-toan-dien-giao-duc-nghe- nghiep-tai-tp-ho-chi-minh-658852.html
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch vùng trung du miền núi Bắc Bộ và những câu hỏi cần được giải đáp
4 p | 97 | 6
-
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0: Thực trạng và giải pháp
8 p | 45 | 4
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
6 p | 23 | 4
-
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam
11 p | 19 | 3
-
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trình độ đại học khu vực miền Trung, Tây Nguyên
7 p | 14 | 3
-
Thực trạng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam trước tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0
8 p | 11 | 3
-
Nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Đà Lạt
7 p | 10 | 3
-
Tăng cường mối liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
6 p | 10 | 3
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Đồng bằng sông Cửu long trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0
6 p | 10 | 2
-
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay
6 p | 6 | 2
-
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
6 p | 5 | 2
-
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong tình hình mới
21 p | 8 | 1
-
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam
9 p | 5 | 1
-
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
13 p | 41 | 1
-
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chuẩn quốc tế đáp ứng sự phát triển du lịch Thanh Hóa
15 p | 3 | 1
-
Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch và hiệu quả làm việc của nhân viên tại một số công ty lữ hành
11 p | 4 | 1
-
Cơ hội và thách thức đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh Đắk Nông trong bối cảnh hội nhập quốc tế
14 p | 11 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn