intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trình độ đại học khu vực miền Trung, Tây Nguyên

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trình độ đại học khu vực miền Trung, Tây Nguyên" tập trung phân tích các vấn đề tổng quan về nguồn nhân lực du lịch bậc đại học, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực này tại Khu vực Miền trung, Tây Nguyên và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm thực hiện thành công quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trình độ đại học khu vực miền Trung, Tây Nguyên

  1. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC KHU VỰC MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN PGS, TS. Lê Thái Phong, NCS, ThS. Nguyễn Thị Sâm Trường Đại học Ngoại thương TÓM TẮT Theo số liệu thống kê công bố cả nước của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có trên 1,3 triệu lao động du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước; trong đó chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được huấn luyện tại chỗ. Chính vì thế, số lao động có chuyên môn, kỹ năng cao vừa thiếu, vừa yếu, nhưng số lao động chưa đáp ứng yêu cầu lại dư thừa. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trở thành một vấn đề hết sức cấp thiết đối với ngành du lịch ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu vận hành các điểm đến du lịch có tầm vóc là di sản thế giới và kỳ quan thế giới. Bài nghiên cứu tập trung phân tích các vấn đề tổng quan về nguồn nhân lực du lịch bậc đại học, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực này tại Khu vực Miền trung, Tây Nguyên và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm thực hiện thành công quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực. Từ khoá: Đào tạo, nguồn nhân lực, du lịch, Miền trung, Tây Nguyên 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Miền Trung - Tây Nguyên là cửa ngõ ra biển của hành lang kinh tế Đông - Tây, lại có lãnh thổ trải dài trên tuyến du lịch xuyên Việt, xuyên Á; vì thế khu vực này có vị trí đặc biệt quan trọng trong bản đồ du lịch Việt Nam. Nơi đây có tiềm năng du lịch biển, đảo - đƣợc xem là thế mạnh với chuỗi các bãi biển mang đẳng cấp quốc tế, nhiều vịnh đẹp thế giới và nhiều đảo, bán đảo hấp dẫn trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận; tài nguyên du lịch núi rừng với nhiều điểm du lịch sinh thái đồi núi, thác hồ nổi tiếng tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, toàn khu vực còn có 9 vƣờn quốc gia, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên hoang sơ, nguyên vẹn. Đáng chú ý, đây còn là nơi tập trung 14 di sản văn hóa thế giới; là địa bàn cƣ trú của 47 dân tộc anh em… Theo số liệu thống kê của Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, những năm qua, du lịch miền Trung - Tây Nguyên đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, năm 2018 tổng lƣợng khách đến cả khu vực đạt khoảng 56 triệu lƣợt, chiếm hơn 60% lƣợng khách của cả nƣớc; trong đó, khách quốc tế chiếm 54,4%. Ngành du lịch đã giải quyết việc làm cho hơn 180.000 lao động. Dù vậy, sự phát triển của du lịch miền Trung - Tây Nguyên vẫn còn hạn chế, chƣa tƣơng xứng với vị thế và tiềm năng to lớn của khu vực. Nó đƣợc xem nhƣ một ―viên ngọc thô‖ chƣa đƣợc mài dũa… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến du lịch của khu vực Miền trung, Tây Nguyên chƣa đƣợc khai thác triệt để nhƣ: thiếu tính liên kết vùng, nguồn nhân lực còn hạn chế, cơ chế chính sách còn chƣa đồng bộ,… Để phát huy hơn nữa vai trò của du lịch Miền Trung - Tây Nguyên đối với việc phát triển du lịch cả nƣớc nói chung và phát triển kinh tế xã hội Miền Trung - Tây Nguyên nói riêng, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nhân lực chất lƣợng cao có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch Miền Trung - Tây Nguyên phát triển tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của khu vực. 2. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 2.1. Khái quát về khu vực Miền trung, Tây nguyên Khu vực miền Trung và Tây Nguyên gồm 19 tỉnh, thành phố với diện tích tự nhiên khoảng gần 152.000km2, dân số hơn 24 triệu ngƣời. Với 1.870km đƣờng bờ biển, hơn 1.500km biên giới đƣờng bộ tiếp giáp với Lào và Campuchia; là cửa ngõ ra biển của hành lang kinh tế Đông - Tây trải dài trên tuyến du lịch xuyên Việt, xuyên Á, miền Trung và Tây Nguyên có vị trí quan trọng trong bản đồ du lịch Việt Nam. Toàn khu vực hiện có 12 sân bay đang hoạt động với 5 sân bay quốc tế; hệ thống cảng biển đƣợc nâng cấp với 10 cảng biển loại 1. Ngoài ra, miền Trung và Tây Nguyên có 9 vƣờn quốc gia, nhiều 41
  2. khu bảo tồn thiên nhiên hoang sơ, nguyên vẹn; là nơi tập trung 14 di sản thế giới và 40 di tích quốc gia đặc biệt. Hiện ở đây đã xuất hiện những điểm đến có thƣơng hiệu và đẳng cấp quốc tế, thu hút ngày một nhiều khách du lịch trong và ngoài nƣớc nhƣ Quảng Bình, Huế (Thừa Thiên Huế), Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận), Đà Lạt (Lâm Đồng)… Trong năm 2018, tổng lƣợng khách du lịch đến khu vực miền Trung và Tây Nguyên đạt 58 triệu lƣợt khách, trong đó khách quốc tế là 9,5 triệu lƣợt; tổng doanh thu từ du lịch đạt 120 nghìn tỷ đồng... 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch 2.2.1. Về tự nhiên Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông Hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phƣớc, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nƣớc Lào và Campuchia. Dải đất miền Trung đƣợc bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sƣờn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo hƣớng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50km) và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Địa hình miền Trung gồm 3 khu vực cơ bản là Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Bắc Trung Bộ bao gồm các dãy núi phía Tây. Nơi giáp Lào có độ cao trung bình và thấp. Riêng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá có độ cao từ 1.000 - 1.500m. Khu vực miền núi Nghệ An - Hà Tĩnh là đầu nguồn của dãy Trƣờng Sơn có địa hình rất hiểm trở, phần lớn các núi cao nằm rải rác ở đây. Các miền đồng bằng có tổng diện tích khoảng 6.200km2, trong đó đồng bằng Thanh Hoá do nguồn phù sa từ sông Mã và sông Chu bồi đắp, chiếm gần một nửa diện tích và là đồng bằng rộng nhất của Trung Bộ. Tây Nguyên có diện tích khoảng 54.473,7km2, nằm về vị trí phía Tây và Tây Nam Trung Bộ (phía Tây dãy Trƣờng Sơn). Tây Nguyên có phía Tây giáp 2 nƣớc Lào và Campuchia, phía Đông giáp khu vực kinh tế Nam Trung Bộ và phía Nam giáp khu vực Đông Nam Bộ. Địa hình Tây Nguyên đa dạng, phức tạp, chủ yếu là cao nguyên với núi cao ở độ cao từ 250 - 2.500m. Nam Trung Bộ thuộc khu vực cận giáp biển. Địa hình ở đây bao gồm đồng bằng ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo hƣờng Đông - Tây (trung bình 40 - 50km), hạn hẹp hơn so với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Có hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp. Các miền đồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi phía Tây trải dọc theo hƣớng Nam tiến dần ra sát biển và có hƣớng thu hẹp dần diện tích lại. Đồng bằng chủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên thƣờng bám sát theo các chân núi. Xét chung, địa hình Trung Bộ có độ cao thấp dần từ khu vực miền núi xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biển rồi ra đến các đảo ven bờ. Miền trung nƣớc ta có diện tích cồn cát lớn trải dài từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Bình Thuận. Nơi đây còn là nơi hội tụ nhiều nguồn tài nguyên và tiềm năng về du lịch, trong đó: tiềm năng du lịch biển, đảo đƣợc xem là thế mạnh với chuỗi các bãi biển mang đẳng cấp quốc tế, nhiều vịnh đẹp thế giới và nhiều đảo, bán đảo hấp dẫn trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận; tài nguyên du lịch núi rừng với nhiều điểm du lịch sinh thái đồi núi, thác hồ nổi tiếng tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, toàn khu vực còn có 9 vƣờn quốc gia, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên hoang sơ, nguyên vẹn. 2.2.2. Về văn hoá Trung Bộ, ngoại trừ Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, từng là nơi định cƣ của các tiểu vƣơng quốc Chăm-pa. Vì vậy đặc điểm căn bản văn hoá vùng miền chủ yếu mang dấu tích của văn hoá Chăm-pa. Nhiều di sản văn hoá hữu thể còn tồn tại từ thời đó đến nay nhƣ tháp Chăm ở Huế, tháp Đôi Liễu, Cốc Thƣợng, Núi Rùa ở Quảng Nam, Đà Nẵng đƣợc xem nhƣ những đại diện tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển nghệ thuật và kiến trúc đối với lịch sử của nền văn hoá Trung Bộ. So sánh với 2 vùng Bắc Bộ và Nam Bộ thì Trung Bộ thể hiện rõ nét là một vùng đệm mang tính trung gian. Nơi đây phần nào đã chịu sự ảnh hƣởng từ các yếu tố tự nhiên là núi non, biển, sông ngòi, các đầm và đồng bằng, vào trong các thành tố văn hoá vùng. Thể hiện qua các loại hình văn hóa, tập tục xã hội nói chung và cuộc sống trong các làng, xã đồng bằng ven biển nói riêng. Các làng nghề nông nghiệp, ngƣ nghiệp, thủ công, có hoạt động đan xen, hỗ trợ nhau. Điển hình là các 42
  3. ngày lễ cúng đình của làng nghề nông nghiệp và đồng thời là lễ cúng cá ông của làng nghề đánh cá, phần do vùng Trung Bộ gồm có những tiểu đồng bằng nhỏ hẹp, bám sát vào các chân núi ven biển. Khí hậu quanh năm trong vùng không đƣợc thuận lợi và tính chất văn hoá vùng miền chịu sự chi phối mạnh của điều kiện tự nhiên vốn luôn khắc nghiệt này. Tuy văn hóa Trung Bộ có những đặc điểm riêng biệt với các vùng khác, nhƣng xuất phát từ hệ thống địa lý liền một dải, lại có mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các vùng miền trong lịch sử phát triển nên vừa có tính đặc trƣng lại vừa tƣơng đồng với nền văn hoá chính thể. 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC KHU VỰC MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN 3.1. Mạng lƣới cơ sở giáo dục đại học có đào tạo về du lịch Hiện nay, tính trên địa bàn, mạng lƣới cơ sở giáo dục đại học du lịch đã đƣợc củng cố, số lƣợng tăng nhanh, cơ cấu đa dạng về trình độ và ngành nghề đào tạo, phân bố tập trung ở các trung tâm du lịch trọng điểm. Theo thống kê chƣa đầy đủ, cả nƣớc có khoảng 68 trƣờng đại học có đào tạo các ngành đáp ứng nguồn nhân lực ở các trình độ từ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó có 26 trƣờng đại học đóng trên khu vực Miền trung và Tây Nguyên. Bảng 1: Thống kê số lƣợng ngành/ trình độ/ trƣờng đại học Số lƣợng trƣờng đào tạo Trình STT Mã Tên ngành Miền trung, độ Cả nƣớc Tây nguyên I Trình độ Đại học 152 1 ĐH 7810101 Du lịch 12 4 2 ĐH 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 62 15 3 ĐH 7810201 Quản trị khách sạn 26 7 4 ĐH 7810202 Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống 7 1 5 ĐH 7310630 Việt Nam học 45 13 II Trình độ Thạc sĩ 6 1 THS 8810101 Du lịch 1 2 THS 8810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 4 1 3 THS 8310630 Việt Nam học 1 III Trình độ Tiến sĩ 1 1 TS 9810101 Du lịch 2 TS 9310630 Việt Nam học 1 Nguồn: Trích từ Báo cáo của BGD&ĐT vềchuẩn bị hội nghị xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch vùng duyên hải Miền trung, Tây nguyên 3.2. Quy mô tuyển sinh và đào tạo Tính đến 31/12/2018, cả nƣớc tuyển sinh đƣợc 17.902 sinh viên đại học chính quy các ngành về du lịch/ 19.246 chỉ tiêu do các trƣờng tự xác định (đạt tỷ lệ 93,02%), trong đó các trƣờng đại học khu vực miền Trung, Tây Nguyên chỉ tuyển sinh đƣợc 4.414 sinh viên đại học chính quy/ 5.723 chỉ tiêu tuyển sinh (đạt tỷ lệ 77,14%) (xem bảng 2). Bảng 2: Thống kê số lƣợng thí sinh trúng tuyển nhập học các ngành về du lịch năm 2018 Cả nƣớc Miền trung, Tây Nguyên STT Tên ngành Chỉ Trúng Tỷ lệ Chỉ Trúng Tỷ lệ tiêu tuyển % tiêu tuyển % 1 Du lịch 1.690 1.074 63,55 600 273 45,50 Quản trị dịch vụ du lịch và 2.780 2.349 2 8.921 8.977 100,63 84,50 lữ hành 3 Quản trị khách sạn 3.565 4.124 115,68 1.058 1.095 103,12 43
  4. Quản trị nhà hàng và dịch vụ 50 35 4 1.260 1.127 89,44 70,00 ăn uống 5 Việt Nam học 3.810 2.600 68,24 1.265 667 54,01 TỔNG CỘNG 19.246 17.902 93,02 5723 4415 77,14 Nguồn: Trích từ Báo cáo của BGD&ĐT vềchuẩn bị hội nghị xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch vùng duyên hải Miền trung, Tây nguyên Bên cạnh đó hiện nay các trƣờng khu vực Miền trung, Tây Nguyên đang đào tạo trình độ đại học hệ chính quy các ngành về du lịch gần khoảng 12.600 sinh viên, chƣa tính số lƣợng sinh viên đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, liên thông, văn bằng 2 vừa làm vừa học. (xem bảng 3) Tính toàn khu vực Miền trung, Tây Nguyên, số lƣợng nhân lực du lịch đƣợc đào tạo vẫn là con số quá bé so với nhu cầu thực tế. Tính riêng cho khu vực Quảng Nam, theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam cho biết, dự kiến đến năm 2020 du lịch Quảng Nam sẽ cần khoảng 20 nghìn lao động trực tiếp và 40 nghìn lao động gián tiếp. Trong khi đó, khả năng đào tạo đến năm 2020 chỉ khoảng 10 nghìn lao động. Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, hiện nay các trƣờng đào tạo về ngành du lịch tại Đà Nẵng chỉ cung cấp mỗi năm chƣa tới 1.000 ngƣời, trong khi đó theo định hƣớng đến năm 2020 Đà Nẵng có khoảng hơn 20.000 phòng khách sạn 4 - 5 sao, ƣớc tính cần thêm 40.000 lao động. Điều này dẫn đến hiện trạng khan hiếm nguồn lao động, cầu vƣợt xa quá mức so với cung tạo ra mức lƣơng ảo trong ngành du lịch, gây sức ép lên chi phí hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành và ảnh hƣởng đến tâm lý của đội ngũ nhân viên đang công tác tại các đơn vị trong khu vực. Trong thời gian đến, nhiều dự án du lịch lớn ở Quảng Nam, Đà Nẵng đi vào hoạt động thì tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trong ngành du lịch sẽ gay gắt hơn. Giữa các doanh nghiệp bây giờ không chỉ cạnh tranh về chất lƣợng dịch vụ mà còn cạnh tranh cả chất lƣợng lao động. Bảng 3: Quy mô đào tạo đại học chính quy về các ngành về du lịch tính đến 31/12/2018 tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên STT Tên ngành Quy mô đào tạo 1 Du lịch 879 2 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 7.313 3 Quản trị khách sạn 2.102 4 Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống 35 5 Việt Nam học 2.189 TỔNG CỘNG 12.518 Nguồn: Trích từ Báo cáo của BGD&ĐT vềchuẩn bị hội nghị xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch vùng duyên hải Miền trung, Tây nguyên 3.3. Chất lƣợng đào tạo Theo số liệu khảo sát của cơ sở đào tạo, số lƣợng sinh viên tốt nghiệp sau 2 năm có việc có tỷ lệ tăng khá cao, đến năm 2018 tỷ lệ sinh viên các ngành du lịch tốt nghiệp ra trƣờng có việc làm đạt trên 94,2%. Các trƣờng đại học đã chủ động nâng cao chất lƣợng đào tạo, thƣờng xuyên cập nhật, bổ sung và đổi mới các chƣơng trình đào tạo. Chƣơng trình đào tạo đƣợc thiết kế, điều chỉnh theo hƣớng mở, dễ dàng chuyển đổi, liên thông; trong đó các học phần tự chọn theo hƣớng chuyên sâu về các lĩnh vực du lịch theo vùng miền, khu vực địa lý, loại hình du lịch... đồng thời có nghiên cứu rút ngắn thời gian đào tạo phù hợp với Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Bên cạnh đó các trƣờng đã chủ động tăng thời gian đào tạo thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, tự chủ lựa chọn doanh nghiệp đối tác. 4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO 4.1. Thuận lợi - Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ ban hành Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khoá XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi để các trƣờng đại học tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực trình đô cao về du lịch. 44
  5. - Du lịch đang là ngành kinh tế mũi nhọn và có sự tăng trƣởng ngoạn mục, nên nhu cầu nhân lực du lịch ngày càng tăng mạnh đã trở thành cơ hội lớn để sinh viên du lịch dễ dàng kiếm đƣợc việc làm sau tốt nghiệp. Nhiều trƣờng tỷ lệ sinh viên có việc làm đạt gần 100% đã tạo thành uy tín, thƣơng hiệu của cơ sở đào tạo về chất lƣợng đào tạo. - Các Trƣờng đa phần đóng trên địa bàn trung tâm của du lịch khu vực miền Trung, Tây Nguyên với nhiều địa điểm tham quan, du lịch; hệ thống nhà hàng, khách sạn tiêu chuẩn cao phát triển mạnh, đa dạng; nhiều dự án du lịch đang triển khai; Cơ hội việc làm của sinh viên các ngành về du lịch rất lớn. - Các Trƣờng, các cơ quan quản lý của cơ sở đào tạo đã quan tâm đầu tƣ, phát triển cơ sở vật chất phòng học, phòng thực hành đầy đủ, khang trang đáp ứng yêu cầu đào tạo. - Chƣơng trình đào tạo đƣợc thiết kế hiện đại, không chỉ cung cấp kiến thức mà còn rất chú trọng rèn luyện kỹ năng (áp dụng Chƣơng trình đào tạo CDIO), kết nối doanh nghiệp, các công ty tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành và khách sạn (Công ty du lịch Phuc Group, Việt travel, tập đoàn Mƣờng Thanh, các khách sạn,…) gắn quá trình đào tạo với thế giới việc làm. Nhờ đó vừa tăng cƣờng, vừa tạo điều kiện cho sinh viên đƣợc đi thực tế, thực hành rèn luyện kỹ năng nghề có chất lƣợng thông qua liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo trong cũng nhƣ ngoài nƣớc để thực tập và nâng cao trình độ. 4.2. Khó khăn Thực tế công tác đào tạo du lịch ở nƣớc ta nói chung và khu vực Miền trung, Tây nguyên trong thời gian qua đang bộc lộ những khó khăn, hạn chế: - Chƣa bảo đảm tính cân đối về quy mô giữa các cấp, bậc đào tạo, mức độ đáp ứng nhu cầu lao động về du lịch. Nguồn nhân lực về du lịch có trình độ từ cao đăng, đại học trở lên còn quá thấp. - Chƣơng trình đào tạo chung chung, thiếu các kiến thức chuyên ngành du lịch và chƣa theo kịp nhu cầu hội nhập quốc tế; Có sự mất cân đối giữa lý thuyết, kỹ năng quản lý và kiến thức lịch sử văn hoá, kiến thức cần thiết. - Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy đã đƣợc nâng cấp nhƣng hầu hết các trƣờng đào tạo bậc đại học và cao đẳng thiếu các thiết bị thực hành, cơ sở thực hành nghề trong môi trƣờng có khách thật sự. - Hình thức đào tạo thiếu tính liên thông, liên kết để tạo điều kiện tốt nhất cho ngƣời học, gây lãng phí lớn cho xã hội. Nhất là khi đội ngũ lao động trong du lịch phải làm việc theo ca kíp, ngƣời lao động ít có cơ hội đƣợc học tập, đào tạo nâng cao trình độ. - Đội ngũ giảng viên nhìn chung ít đƣợc đào tạo du lịch một cách bài bản, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chậm cập nhật công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, khách sạn. - Sản phẩm của các cơ sở đào tạo ở tất cả các bậc đào tạo chƣa đạt đƣợc trình độ chung của khu vực, nhất là sự thua kém về kỹ năng thực hành, trình độ ngoại ngữ và tác phong chuyên nghiệp. - Công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp ở các trƣờng trung học phổ thông trong tỉnh chƣa thật sự quan tâm đến ngành này, trong đó đặc biệt là nhận thức của ngƣời dân nói chung và thí sinh nói riêng về ngành Việt Nam học (Chuyên ngành Văn hóa - Du lịch) chƣa rõ ràng cũng nhƣ cơ hội việc làm sau tốt nghiệp chƣa có thông tin đầy đủ nên có tác động không nhỏ đến việc tuyển sinh và đào tạo ngành này. - Trình độ ngoại ngữ đầu vào của sinh viên tại tỉnh thấp hơn so với các thành phố lớn dẫn đến trƣờng khó khăn trong việc nâng cao Trình độ ngoại ngữ cho sinh viên. 5. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP Năm 2018, Khu vực miền Trung và Tây Nguyên đón khoảng 58 triệu lƣợt khách (Vùng DHMT chiếm khoảng 68,6%); trong đó, tổng lƣợt khách quốc tế đi vào các tỉnh thành miền Trung và Tây Nguyên hơn 9,5 triệu lƣợt khách (riêng Vùng duyên hải miền Trung hơn 6 triệu lƣợt khách, chiếm gần 71,2% khu vực). Tổng thu từ du lịch năm 2018 toàn khu vực miền Trung và Tây Nguyên đạt khoảng 120 ngàn tỷ đồng chiểm 18,75% cả nƣớc (trong đó chủ yếu từ Vùng DHMT khoảng 76,828 tỷ đồng chiếm 66% khu vực). Cùng với sự phát triển của ngành du lịch cả nƣớc, số lƣợng cơ sở lƣu trú tăng nhanh qua các năm. Năm 2018, tổng số buồng 84.300 buồng (Vùng DHMT 110.400 buồng, Tây Nguyên 28.818 buồng), trong đó, số buồng đạt chuẩn từ 3 sao trở lên có khoảng 53.000 buồng chiếm 28,8%, chủ yếu tập trung ở 06 địa phƣơng trọng điểm (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa và Bình Thuận, Lâm Đồng)... 45
  6. Để phát huy thế mạnh phát triển du lịch của khu vực và để đáp ứng các điều kiện phát triển về chất lƣợng và số lƣợng, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch của khu vực nhƣ sau: 5.1. Đối với các cơ sở giáo dục - Bộ, Sở và các cơ quan liên ngành cần rà soát, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở có đào tạo về du lịch. - Đẩy mạnh công tác truyền thông; phân luồng, tƣ vấn nghề nghiệp cho học sinh lớp 12. - Đẩy mạnh dạy học ngoại ngữ từ THPT để sinh viên đầu vào có trình độ ngoại ngữ tốt, cơ sở để nâng cao chất lƣợng đào tạo ngành du lịch. - Tiếp tục cử giảng viên đi học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong đó ƣu tiên cho lĩnh vực Du lịch; Bên cạnh đó, ký thỉnh giảng các chuyên gia có kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiệp tham gia đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là giảng dạy, hƣớng dẫn các nội dung liên quan đến các kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. - Khai thác có hiệu quả hệ thống phòng học, phòng thực hành hiện có; đồng thời đầu tƣ, trang bị một số phòng thực hành chuyên môn sâu để phục vụ đào tạo chuyên sâu trong đó có ngành Du lịch; - Tiếp tục ký kết thỏa thuận với các doanh nghiệp trên địa bàn để tạo cơ sở thực hành, thực tập, rèn nghề cho sinh viên. - Nghiên cứu giao cho các trƣờng đại học có đào tạo đại học chính quy các ngành về du lịch đƣợc cấp chứng chỉ nghiệp vụ về lĩnh vực du lịch. - Tăng cƣờng phối hợp với các doanh nghiệp để xác định nhu cầu nguồn nhân lực về số lƣợng, yêu cầu về chất lƣợng trên cơ sở đó điều chỉnh nội dung chƣơng trình đào tạo, điều chỉnh chuẩn đầu ra, bổ sung các kỹ năng cần thiết và thời gian đào tạo thực hành tại doanh nghiệp nhằm đào tạo sinh viên có kỹ năng đáp ứng yêu cầu của ngành nghề, tiệm cận dần với chuẩn khu vực và quốc tế về đào tạo nhân lực du lịch. - Đẩy mạnh hoạt động hợp tác, nghiên cứu khoa học trong đó chú trọng đến lĩnh vực Du lịch; gắn đào tạo với hợp tác quốc tế một cách hiệu quả; có chính sách thu hút các nhà khoa học Việt Nam ở nƣớc ngoài, chuyên gia quốc tế về du lịch tham gia đào tạo. 5.2. Kiến nghị với Thủ tƣớng Chính phủ 1. Bộ Tài Chính bố trí kinh phí giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ VHTTDL triển khai Khung trình độ Quốc gia Việt Nam trong đó xây dựng các chuẩn chƣơng trình đối với các ngành đào tạo về du lịch nói riêng và các ngành đào tạo nói chung. 2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hƣớng dẫn cho phép các trƣờng đại học, cao đẳng đang đào tạo các ngành về du lịch trình độ đại học, cao đẳng chính quy đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng và cấp chứng chỉ hành nghề và hƣớng dẫn viên du lịch. 3. Các đơn vị, doanh nghiệp quản lý, hoạt động liên quan đến lĩnh vực du lịch phối hợp với cơ sở đào tạo trong công tác bồi dƣỡng, đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn; là nơi thực hành, thực tập; cử cán bộ, chuyên gia đủ điều kiện tham gia giảng dạy, hƣớng dẫn thực hành, thực tập,… 6. KẾT LUẬN Du lịch đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Phát triển du lịch miền Trung có tiềm năng kinh tế biển, đầm phá,…Tây nguyên có tiềm năng về rừng núi, hồ thác,… đang là lợi thế trong cạnh tranh toàn cầu. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại nhiều cơ hội cho du lịch phát triển. Thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, khả năng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào khu vực miền Trung và Tây nguyên. Bên cạnh đó, một số công trình trọng điểm quốc gia đƣợc đầu tƣ ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, bắt đầu đi vào hoạt động nhƣ khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định), nâng cấp sân bay quốc tế Phú Bài lên công suất 5 triệu khách/năm đến nay tỉnh Thừa Thiên Huế đang tiến hành GPMB để bàn giao đất vào tháng 3/2019)… Lợi thế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại các cơ sở đào tạo về du lịch, đặc biệt là các các trƣờng cao đẳng nghề du lịch gắn với thực tế hoạt động của các doanh nghiệp trong khu vực. Một điểm mạnh và cơ hội cho phát triển du lịch miền Trung và Tây nguyên là có nhiều lợi thế so sánh về du lịch so với các lãnh thổ khác trong nƣớc nhƣ về ―Du lịch biển đảo, đặc biệt là du lịch nghỉ dƣỡng biển‖, ―Du lịch di sản, đặc biệt là di sản văn hóa‖, "Du lịch đồi núi, đặc biệt là du 46
  7. lịch sinh thái". Về ―Vị trí địa lý‖, khu vực miền Trung - Tây nguyên là một trong những địa bàn kinh tế trọng điểm của đất nƣớc, nhiều cảng biển, cảng hàng không, khu kinh tế quan trọng; không chỉ là vị trí trung gian gắn kết 2 địa bàn du lịch trọng yếu miền Bắc và miền Nam mà còn là cửa ngõ ra biển của hành lang kinh tế Đông - Tây, có quan hệ chặt chẽ với, Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar, là cửa ngõ ra biển của tuyến Hành lang kinh tế - du lịch Đông Tây (WEC), nối với đƣờng hàng hải quốc tế. Để đáp ứng với yêu cầu phát triển du lịch tƣơng xứng với lợi thế của vùng, với mục tiêu phát triển nhân lực Du lịch có hệ thống; tăng cƣờng số lƣợng, nâng cao chất lƣợng, tính chuyên nghiệp và hợp lý hóa cơ cấu nhân lực ngành Du lịch; nâng cao năng lực và chất lƣợng của hệ thống đào tạo du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực; và nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch và nhân lực ngành Du lịch; tạo động lực và lợi thế thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững, thực sự trở thành yêu cầu cấp bách trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc xây dựng Chƣơng trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020. 2. Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án ―Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030‖. 3. Quyết định số 1060/QĐ-BVHTTDL ngày 29/3/2011 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án ―Chiến lược phát triển nhân lực văn hóa, thể thao và du lịch 2011-2020‖. 4. Quyết định số 3066/QĐ-BVHTTDL ngày 29/9/2011 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Quy hoạch ―Phát triển nhân lực ngành du lịch 2011-2020‖. 5. Quyết định số 2473/2011/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt ―Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030―. 6. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ƣơng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 7. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về ban hành chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ƣơng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 8. Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới. 9. Thông báo số 263/TB-VPCP ngày 30/8/2016 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch. 10. Hệ thống tiêu chuẩn VTOS 2013, Chƣơng trình Phát triển năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng và xã hội (Dự án EU), Tổng cục Du lịch. 11. Ban thƣ ký ASEAN ―Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch‖ truy cập điện tử: http://vietnamtourism.gov.vn/dmdocuments/SachHDMRA.pdf; 12. Trang Web Tổng cục du lịch Việt Nam http://vietnamtourism.gov.vn/ 47
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0