intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0" phân tích những thời cơ, thách thức và yêu cầu đặt ra, thực trạng và những bất cập đối với đào tạo nguồn nhân lực du lịch, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đối với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp du lịch và cơ quan quản lý nhà nước nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh CMCN 4.0. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

  1. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 PGS, TS. Hoàng Văn Thành Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã tạo ra những thời cơ và thách thức đan xen, tác động đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Trong đó, ngành du lịch là một trong những ngành chịu sự tác động mạnh nhất của CMCN 4.0 và để thích ứng, đòi hỏi toàn ngành phải nhanh chóng đổi mới mô hình hoạt động theo hướng “du lịch thông minh”. Muốn đổi mới phát triển du lịch trước hết cần phải đảm bảo nguồn nhân lực du lịch về số lượng, cơ cấu và chất lượng, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, dẫn đến các cơ sở đào tạo du lịch phải nhanh chóng tiếp cận và đưa vào ứng dụng những thành tựu của CMCN 4.0, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp và ngành du lịch trong thời gian tới. Trên cơ sở các nguồn dữ liệu thứ cấp có liên quan, bài viết phân tích những thời cơ, thách thức và yêu cầu đặt ra, thực trạng và những bất cập đối với đào tạo nguồn nhân lực du lịch, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đối với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp du lịch và cơ quan quản lý nhà nước nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh CMCN 4.0. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, cơ sở đào tạo du lịch, chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao. 1. THỜI CƠ, THÁCH THỨC VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CMCN 4.0 1.1. Thời cơ và thách thức Klaus Schwab, ngƣời sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đã mô tả CMCN 4.0 là cuộc cách mạng kế tiếp và bao trùm 3 cuộc cách mạng trƣớc đó nhƣ sau: ―Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lƣợng nƣớc và hơi nƣớc để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tƣ đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần 3, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học‖. Về nội dung, CMCN 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Lĩnh vực Công nghệ sinh học của CMCN 4.0 nghiên cứu để tạo ra những bƣớc nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dƣợc, Chế biến thực phẩm, Bảo vệ môi trƣờng, Năng lƣợng tái tạo, Hóa học và Vật liệu. Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 bao gồm các yếu tố cốt lõi nhƣ Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Lĩnh vực Vật lý của CMCN 4.0 nghiên cứu Robot thế hệ mới, Máy in 3D, Xe tự lái, các Vật liệu mới và Công nghệ nano. Trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch, CMCN 4.0 đã tạo ra nhiều thời cơ: Cuộc cách mạng này đã thúc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển kinh tế nói chung, du lịch nói riêng, tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi mô hình tăng trƣởng từ dựa vào tài nguyên, lao động giá rẻ sang kinh tế tri thức, làm thay đổi căn bản khái niệm đổi mới công nghệ và thay đổi quá trình sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình tự động hóa dựa trên các thiết bị máy móc điều khiển và dây chuyền sản xuất tự động thông minh, cho phép giảm chi phí thời gian tiền bạc và nâng cao chất lƣợng sản phẩm. CMCN 4.0 làm gia tăng các giải pháp kết nối thế giới, tạo tiền đề cho ra đời những mô hình kinh doanh mới và mở ra những cách thức cung cấp hàng hóa và dịch vụ mới, thay đổi cách thức quản lý chuỗi cung ứng cho phép các doanh nghiệp giám sát và tối ƣu hóa tài sản và các hoạt động một cách chi tiết. Bối cảnh trên đã tạo thuận lợi cho các cơ sở đào tạo du lịch đổi mới mô hình hoạt động để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Bên cạnh thời cơ, CMCN 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức đối với đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Toàn cầu hóa là xu hƣớng tất yếu trong bối cảnh CMCN 4.0, làm cho sự kết nối giữa mọi ngƣời, mọi tổ chức gần nhƣ không còn khoảng cách, thời gian diễn ra sự kiện gần nhƣ đồng thời tại 187
  2. mọi nơi trên thế giới. Xu hƣớng toàn cầu hóa thúc đẩy mọi ngƣời, mọi tổ chức vừa hợp tác vừa cạnh tranh và phụ thuộc lẫn nhau, đồng thời cũng kéo theo nhiều vấn đề nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên cạn kiệt, xung đột vũ trang, khủng bố, dịch bệnh, tệ nạn xã hội… tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch ở mọi nơi trên thế giới. Để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và khó lƣờng của môi trƣờng kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, thì việc đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lƣợng cao đã trở nên cấp thiết đối với các ngành kinh tế, trong đó có du lịch. Đây là một thách thức lớn đối với các cơ sở đào tạo du lịch hiện nay. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã và đang ký kết, tham gia các Hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng và đa phƣơng thế hệ mới cũng đặt ra thách thức lớn đối với các cơ sở đào tạo du lịch, nhằm cung cấp nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng nhân lực trong nƣớc, đồng thời đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng nhân lực khu vực và toàn cầu. 1.2. Yêu cầu đặt ra Để tận dụng thời cơ, vƣợt qua thách thức của CMCN 4.0, nhà nƣớc, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo du lịch cần phối hợp hoạt động để phát triển, nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng nhân lực du lịch của thị trƣờng trong nƣớc, khu vực ASEAN và quốc tế. Cụ thể, trong thời gian tới hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây: - Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nhân lực du lịch phù hợp với bối cảnh CMCN 4.0 và hội nhập quốc tế, nhằm mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. - Phát triển mạng lƣới cơ sở đào tạo du lịch, đảm bảo hợp lý về quy mô, cơ cấu và chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng nhân lực du lịch. - Hoàn thiện chƣơng trình đào tạo, tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch, chuẩn chất lƣợng đầu ra của các cơ sở đào tạo du lịch theo các trình độ và loại hình đào tạo. - Phát triển các yếu tố đảm bảo chất lƣợng (cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, đội ngũ giảng viên, giáo viên và đào tạo viên du lịch…) - Tăng cƣờng liên kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch trong nƣớc và quốc tế. 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG BẤT CẬP ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CMCN 4.0 Về nguồn nhân lực du lịch, hiện nay toàn ngành du lịch có trên 2,25 triệu lao động (trong đó có khoảng 1,3 triệu lao động gián tiếp), chiếm 4% lực lƣợng lao động cả nƣớc. Chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch khá thấp, trong số nhân lực đã qua đào tạo về du lịch có khoảng 7,5% đạt trình độ đại học và sau đại học (chiếm 3,2% tổng nhân lực toàn ngành du lịch), 50% đạt trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng (chiếm 20% nhân lực ngành du lịch), số còn lại đƣợc đào tạo nghề trình độ dƣới sơ cấp (dƣới 3 tháng, đào tạo tại chỗ). Trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực du lịch cũng hạn chế, với tỷ lệ khoảng 60% biết ngoại ngữ, trong đó chủ yếu là tiếng Anh (42%), tỷ lệ biết các ngoại ngữ khác thấp hơn (tiếng Trung Quốc 5%, tiếng Pháp 4%...). Về trình độ công nghệ thông tin, khoảng 60% nhân lực ngành du lịch biết sử dụng máy tính, nhƣng phần lớn chỉ đáp ứng những công việc đơn giản. Nhƣ vậy, đến nay vẫn còn một tỷ lệ khá cao nhân lực du lịch chƣa đƣợc đào tạo chính quy hoặc chƣa qua đào tạo, có trình độ và kỹ năng chuyên môn thấp, ngoài ra các kỹ năng mềm, khả năng ứng xử, trình độ ngoại ngữ, tin học cũng còn nhiều bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh CMCN 4.0. Về cơ sở đào tạo du lịch, hiện nay cả nƣớc có 156 cơ sở đào tạo, trong đó có 48 trƣờng đại học có đào tạo về du lịch, 43 trƣờng cao đẳng,40 trƣờng trung cấp, 25 trung tâm và doanh nghiệp đào tạo nghề du lịch. Cho đến nay cả nƣớc chƣa có trƣờng đại học chuyên về du lịch. Các quy định về mã ngành/nghề đào tạo du lịch hiện đã ban hành với 4 ngành trình độ đại học và cao đẳng chuyên nghiệp, 6 nghề trình độ cao đẳng và trung cấp nghề. Đào tạo sau đại học về du lịch đƣợc triển khai ở một số trƣờng đại học chủ yếu theo hình thức đào tạo lồng ghép với các ngành khác nhƣ: quản trị kinh doanh, quản lý kinh tế, kinh doanh thƣơng mại, quản lý văn hóa… Hàng năm các cơ sở đào tạo du lịch cho tốt nghiệp ra trƣờng hơn 20.000 ngƣời học, trong đó có khoảng 1.800 188
  3. ngƣời đạt trình độ đại học và cao đẳng, 2.100 ngƣời đƣợc đào tạo cao đẳng nghề, 18.200 ngƣời đƣợc đào tạo trung cấp nghề, ngoài ra còn khoảng 5.000 ngƣời có trình độ sơ cấp và đƣợc đào tạo nghề dƣới 3 tháng. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho thấy quy mô, cơ cấu và chất lƣợng đào tạo hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng nhân lực du lịch trong bối cảnh CMCN 4.0. Nguyên nhân là do hoạt động đào tạo của các cơ sở đào tạo du lịch còn tồn tại những bất cập chủ yếu sau: - Các cơ sở đào tạo du lịch còn chƣa thống nhất khung chƣơng trình đào tạo, chủ yếu chƣa thống nhất về tỷ lệ giữa khối kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành, chuyên ngành, nhiều cơ sở đào tạo du lịch trình độ đại học có tỷ lệ dạy thực hành rất thấp, dẫn đến kỹ năng nghề của sinh viên rất yếu. Các cơ sở đào tạo nghề du lịch cũng chƣa thống nhất áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch quốc gia hoặc quốc tế. Việc chƣa thống nhất áp dụng khung chƣơng trình đào tạo và tiêu chuẩn kỹ năng nghề giữa các cơ sở đào tạo du lịch đã gây khó khăn cho quản lý nhà nƣớc, đặc biệt là công tác kiểm định chất lƣợng cơ sở đào tạo và chƣơng trình đào tạo du lịch, đồng thời gây khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch trong việc tuyển dụng nhân lực. - Về đào tạo du lịch trình độ sau đại học: Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chỉ qui định một mã ngành đào tạo Thạc sỹ du lịch, nhƣng nhu cầu ngƣời học vẫn rất thấp nên mới có 11 trƣờng đại học đào tạo Thạc sỹ du lịch với số lƣợng hạn chế, chƣa tƣơng xứng với năng lực đào tạo. Còn trình độ Tiến sỹ du lịch, do Bộ Giáo dục và Đào tạo chƣa quy định mã ngành đào tạo nên chƣa có trƣờng đại học nào đào tạo Tiến sỹ du lịch. Nhƣ vậy trong những năm tới tỷ lệ nhân lực du lịch có trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ du lịch sẽ vẫn rất thấp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu về nhân lực du lịch có trình độ cao trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, quản trị kinh doanh và đào tạo nguồn nhân lực du lịch. - Về đội ngũ giảng viên, giáo viên và đào tạo viên du lịch: Hiện nay cả nƣớc có hơn 5.000 ngƣời tham gia đào tạo du lịch, trong đó có 2.000 giáo viên, giảng viên, 2.580 đào tạo viên du lịch và 540 cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo. Về trình độ, trong số giáo viên, giảng viên nêu trên mới có hơn 260 ngƣời có trình độ Thạc sỹ du lịch trở lên (chiếm 13%), số còn lại có bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ các ngành đào tạo khác nhƣ khối ngành kinh tế, xã hội - nhân văn hoặc chƣa có bằng sau đại học. So với các ngành đào tạo khác, số giáo viên, giảng viên các ngành đào tạo du lịch có bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ đúng ngành đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp. Ngoài ra, trình độ sƣ phạm, tin học và kiến thức thực tế của đội ngũ giáo viên, giảng viên cũng còn nhiều hạn chế. - Về cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đào tạo: Hiện nay nhiều trƣờng đại học, cao đẳng có đào tạo về du lịch chƣa trang bị đƣợc phòng thực hành, xƣởng thực tập ngành nghề, nghiệp vụ nên sinh viên chủ yếu học lý thuyết, ít có cơ hội thực hành để vận dụng lý thuyết đã học. Các cơ sở đào tạo du lịch nói chung chƣa chú trọng đầu tƣ nâng cấp, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đào tạo nguồn nhân lực du lịch, trong các lĩnh vực nhƣ: xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, xây dựng những công cụ thông minh trong quản lý đào tạo nhƣ phần mềm trí tuệ nhân tạo, dữ liệu thƣ viện, thẻ sinh viên đa năng…, triển khai mô hình giảng dạy mới nhƣ phòng học ảo, giáo viên ảo, phòng thí nghiệm, thƣ viện ảo…, ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh, quản lý học sinh, quản lý giáo viên, quản lý giáo án, bài giảng số… 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CMCN 4.0 Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nƣớc, cơ sở đào tạo du lịch và doanh nghiệp du lịch cần triển khai thực hiện các nội dung chủ yếu sau đây nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Chủ động nắm bắt xu hƣớng thay đổi và nhu cầu của thị trƣờng nhân lực du lịch trong nƣớc và quốc tế, trong bối cảnh CMCN 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó hoàn thiện cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nguồn nhân lực du lịch và quy hoạch phát triển mạng lƣới cơ sở đào tạo du lịch trong cả nƣớc Trên cơ sở thỏa thuận đạt đƣợc giữa các nƣớc ASEAN trong xây dựng tiêu chuẩn chung cho 6 nghiệp vụ: Lễ tân, buồng phòng, bếp, dịch vụ ăn uống, đại lý du lịch và điều hành tour, với tổng số 32 chức danh nghề nghiệp (không bao hàm hƣớng dẫn viên du lịch), ngành du lịch và các ngành liên quan (các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đào tạo nguồn nhân lực du lịch của Bộ Văn hóa, Thể 189
  4. thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội) cần phối hợp nghiên cứu bổ sung những nghề du lịch còn thiếu, cấp thêm mã ngành đào tạo trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ du lịch và ban hành danh mục nghề du lịch phải qua đào tạo, hoàn thiện và thống nhất áp dụng bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch quốc gia, tƣơng thích với bộ tiêu chuẩn của khối ASEAN, trên cơ sở đó thống nhất chuẩn chất lƣợng đầu ra của các cơ sở đào tạo du lịch theo các trình độ và loại hình đào tạo, để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng nhân lực du lịch trong nƣớc, đồng thời có đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng nhân lực quốc tế, chuẩn bị tốt nguồn nhân lực để triển khai thực hiện thỏa thuận cho phép dịch chuyển nhân lực du lịch giữa các nƣớc trong khối ASEAN trong thời gian tới. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch cần phối hợp tổ chức nghiên cứu xu hƣớng thay đổi và nhu cầu của thị trƣờng nhân lực du lịch trong nƣớc, khu vực ASEAN và quốc tế, khảo sát năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo du lịch hiện có ở các địa phƣơng trong cả nƣớc, từ đó xây dựng quy hoạch phát triển mạng lƣới cơ sở đào tạo du lịch trong thời gian tới, đồng thời hoàn thiện cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để hƣớng dẫn, khuyến khích các bộ, ngành, địa phƣơng, cơ sở đào tạo đầu tƣ triển khai thực hiện quy hoạch, theo định hƣớng chủ yếu sau: - Nghiên cứu đề xuất phƣơng án thành lập trƣờng đại học chuyên đào tạo về du lịch tại các thành phố, trung tâm du lịch lớn nhƣ Hà Hội, Thành phố Hồ Chí Minh. Các trƣờng này sẽ giữ vai trò nòng cốt trong đào tạo nhân lực du lịch trình độ cao (Thạc sỹ, Tiến sỹ du lịch) và đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học. - Khuyến khích các trƣờng đại học, cao đẳng chƣa đào tạo về du lịch, nằm trên địa bàn các thành phố, trung tâm du lịch, có đủ điều kiện đảm bảo chất lƣợng, thành lập khoa đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học, sau đại học và đào tạo cao đẳng, trung cấp nghề du lịch. - Thành lập mới các cơ sở đào tạo du lịch, trƣớc hết ƣu tiên thành lập các trƣờng, trung tâm đào tạo nghề du lịch tại các trung tâm, khu du lịch để đào tạo và cung cấp nhân lực du lịch trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề du lịch cho địa phƣơng. Tăng cƣờng ứng dụng những thành tựu CMCN 4.0 vào đào tạo nguồn nhân lực du lịch Ngành giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục và đào tạo nói chung cần nhanh chóng triển khai Đề án ―Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hƣớng đến năm 2025‖ đã đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt. Theo đó, đến năm 2020 phấn đấu 100% các cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện quản lý hành chính, xử lý hồ sơ công việc trên môi trƣờng mạng, 70% cuộc họp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc và cơ sở giáo dục và đào tạo đƣợc áp dụng hình thức trực tuyến, 70% lớp bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đƣợc thực hiện qua mạng theo phƣơng thức học tập kết hợp (blended learning), 50% hồ sơ thủ tục hành chính đƣợc xử lý trực tuyến tối thiểu mức độ 3, trong đó 30% đƣợc xử lý trực tuyến ở mức độ 4. Trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch, các cơ sở đào tạo du lịch cần đầu tƣ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động đào tạo theo định hƣớng sau: Bảng 1: Khung năng lực ngoại ngữ quốc gia về bậc trình độ tiếng Anh trong tuyển sinh đầu vào và chất lƣợng đầu ra của các trình độ đào tạo nhân lực du lịch Bậc trình độ Chứng chỉ Quy định đầu vào Quy định đầu ra tiếng Anh Bậc 1 TOICE 300 Đào tạo nghề Đào tạo nghề Bậc 2 TOICE 350 Trung cấp Trung cấp Bậc 3 IELTS 3.5 Cao đẳng Cao đẳng Bậc 4 IELTS 4.5 Đại học Đại học Bậc 5 IELTS 5.5 - Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới hoạt động đào tạo ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh, nhằm đáp ứng yêu cầu của khung năng lực ngoại ngữ quốc gia đối với ngƣời học từ trình độ sơ cấp, trung cấp đến cao đẳng, đại học. Đây là nội dung quan trọng tiên quyết, nhằm khắc phục hạn chế về khả năng sử dụng ngoại ngữ của nhân lực du lịch và cung cấp phƣơng tiện cho họ tiếp cận hiệu quả hơn các thành tựu CMCN 4.0 trong hoạt động chuyên môn sau này. Đề xuất quy định 190
  5. khung năng lực ngoại ngữ quốc gia về bậc trình độ tiếng Anh trong tuyển sinh đầu vào và chất lƣợng đầu ra của các trình độ đào tạo nhân lực du lịch (xem bảng 1). - Tăng cƣờng đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất, triển khai ứng dụng những thành tựu của CMCN 4.0 trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại các cơ sở đào tạo du lịch: Ngành du lịch và các ngành liên quan cần quy định thống nhất về trang bị phòng thực hành và xây dựng các phần mềm quản lý đào tạo, giảng dạy lý thuyết và thực hành (tại cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch), phần mềm quản lý sinh viên, học sinh, quản lý giảng viên, giáo viên, quản lý giáo án, bài giảng số, quản lý ngân hàng câu hỏi thi… - Đối với giảng viên, giáo viên và đào tạo viên du lịch, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phƣơng pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của ngƣời học và nghiên cứu khoa học. Cụ thể, xây dựng và cập nhật dữ liệu kho học liệu số dùng chung, bao gồm: giáo trình, bài giảng, học liệu số đa phƣơng tiện, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác, xây dựng và thƣờng xuyên cập nhật hệ thống ngân hàng câu hỏi thi các học phần, môn học… Xây dựng quy định thống nhất về chất lƣợng đội ngũ giảng viên, giáo viên và đào tạo viên du lịch Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch và cơ sở đào tạo du lịch cần xây dựng và triển khai áp dụng quy định thống nhất về chất lƣợng đội ngũ giảng viên, giáo viên và đào tạo viên du lịch đối với từng trình độ đào tạo nhân lực du lịch, theo định hƣớng sau: - Về chuyên môn, quy định đến thời hạn nhất định toàn bộ giảng viên, giáo viên và đào tạo viên du lịch phải có bằng cấp đúng ngành đào tạo về du lịch và có trình độ cao hơn trình độ đào tạo tƣơng ứng. Ví dụ, giảng viên đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học phải có ít nhất bằng Thạc sỹ du lịch. - Về kỹ năng nghề và kiến thức thực tế về kinh doanh du lịch, quy định giảng viên, giáo viên và đào tạo viên du lịch phải có thời gian đi thực tế tham gia hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp du lịch và nếu giảng dạy học phần, môn học liên quan đến kỹ năng nghề du lịch thì phải có chứng chỉ nghề tƣơng ứng. Ví dụ, giảng dạy học phần Hƣớng dẫn du lịch thì phải có chứng chỉ Hƣớng dẫn viên du lịch hoặc tƣơng đƣơng (giấy chứng nhận đã tham gia điều hành tour du lịch). - Về ngoại ngữ, quy định giảng viên, giáo viên và đào tạo viên du lịch phải đạt trình độ ngoại ngữ cao hơn quy định đầu ra của trình độ đào tạo tƣơng ứng Trên cơ sở quy định chung, các cơ sở đào tạo du lịch có kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao trình độ độ ngũ giảng viên, giáo viên và đào tạo viên du lịch, nhằm đáp ứng yêu cầu của quy định về chất lƣợng nêu trên. Xây dựng quy định thống nhất về khung chƣơng trình đào tạo, đề cƣơng bài giảng các học phần, môn học, chuẩn chất lƣợng đầu ra cho các trình độ, loại hình đào tạo nhân lực du lịch Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đào tạo nguồn nhân lực du lịch, Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam cần phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch để xây dựng quy định thống nhất về khung chƣơng trình đào tạo, chuẩn đầu ra cho các trình độ, loại hình đào tạo du lịch; huy động các chuyên gia đầu ngành biên soạn một số giáo trình, biên dịch sách, tài liệu nƣớc ngoài cần thiết cho các trình độ đào tạo để làm tài liệu tham khảo chung trong các cơ sở đào tạo du lịch trong cả nƣớc. Trên cơ sở quy định chung, các cơ sở đào tạo du lịch xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chƣơng trình đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lich quốc gia và tƣơng thích với tiêu chuẩn kỹ năng nghề của khối ASEAN và quốc tế. Tăng cƣờng liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch, giữa cơ sở đào tạo du lịch trong nƣớc và quốc tế nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực du lịch - Áp dụng cơ chế đặc thù trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch Trong thời gian tới, các cơ sở đào tạo du lịch trình độ đại học cần phối hợp với các doanh nghiệp du lịch đối tác để triển khai thực hiện Công văn số 4929/BGDĐT - GDĐH ngày 20/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hƣớng dẫn cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học giai đoạn 2017 - 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng nhân lực du lịch, trong bối cảnh CMCN 4.0 và hội nhập quốc tế, góp phần đạt mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cụ thể: 191
  6. Về chƣơng trình và tổ chức hoạt động đào tạo: Xây dựng Chƣơng trình đào tạo theo hƣớng mở, dễ dàng chuyển đổi, liên thông giữa các ngành, trình độ đào tạo. Nội dung chƣơng trình bao gồm các học phần bắt buộc nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng của ngành đào tạo và các học phần tự chọn nhằm bổ sung kiến thức chuyên sâu theo các nghề du lịch, loại hình du lịch, theo vùng du lịch. Rút ngắn thời gian đào tạo phù hợp với khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời tăng thời gian đào tạo thực tế (thực hành, thực tập) tại doanh nghiệp đối tác. Cơ sở đào tạo tự chủ trong lựa chọn doanh nghiệp đối tác có đủ điều kiện đảm bảo chất lƣợng và có đội ngũ chuyên gia đủ năng lực tham gia đào tạo thực tế, chủ động lập kế hoạch và phối hợp với doanh nghiệp đối tác triển khai hoạt động đào tạo theo kế hoạch từng học kỳ và toàn khóa đào tạo. Về cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Khuyến khích các cơ sở đào tạo du lịch tổ chức đào tạo văn bằng hai trình độ đại học theo các ngành đào tạo về du lịch, mở ngành đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo nhu cầu thị trƣờng và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở khảo sát đánh giá tình trạng việc làm và mức độ đáp ứng nhu cầu thị trƣờng nhân lực du lịch của sinh viên đã tốt nghiệp, đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lƣợng của cơ sở đào tạo du lịch và doanh nghiệp đối tác, cơ sở đào tạo du lịch đƣợc tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh vả điều chỉnh chƣơng trình đào tạo nhân lực du lịch. - Liên kết trong nƣớc và quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch Ngoài sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch trong đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học theo cơ chế đặc thù nêu trên, cơ sở đào tạo du lịch cần tăng cƣờng liên kết với các cơ sở đào tạo khác ở trong và ngoài nƣớc, nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo và đáp ứng nhu cầu thị trƣờng nhân lực du lịch trong nƣớc và quốc tế về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng. Cụ thể, tổ chức hoạt động liên kết giữa các cơ sở đào tạo du lịch trong nƣớc và quốc tế theo các định hƣớng chủ yếu nhƣ: liên kết trong thực hiện chƣơng trình đào tạo thông qua trao đổi giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên trong quá trình dạy và học, liên kết trong các khâu của quá trình đào tạo: đảm bảo chất lƣợng, tuyển sinh, tổ chức đào tạo, làm tốt nghiệp, xét và cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ chính trị (2019), Nghị quyết số 52 - NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. 2. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Quyết định số 579/QĐ -TTg ngày 19/4/2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Công văn số 4929/BGDĐT - GDĐH ngày 20/10/2017 hướng dẫn cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học giai đoạn 2017 - 2020 theo hướng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế. 4. Một số website: news.zing.vn, daotao.vhttdl.vn, vitea.vn, www.vtr.org.vn 192
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1