intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian qua, từ cách tiếp cận từ nguồn dữ liệu sơ cấp đến thứ cấp, tác giả bài viết "Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam" mong muốn làm rõ thực trạng đào tạo nguồn nhân lực trong ngành Du lịch số hiện nay. Từ đó, đề xuất các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong bối cảnh chuyển đổi số. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam

  1. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà1 Tóm tắt: Trong bối cảnh phục hồi kinh tế toàn cầu, chuyển đổi số đang trở thành công cụ hữu ích giúp các ngành có những sự thay đổi lớn lao. Quá trình phát triển của du lịch Việt Nam cũng không không nằm ngoài quy luật này. Việc áp dụng công nghệ, dữ liệu đã làm cho ngành Du lịch từ tiếp cận trực tiếp sang gián tiếp thông qua các dữ liệu được xây dựng trên nền tảng công nghệ số. Các doanh nghiệp du lịch trong nước muốn tồn tại và phát triển cần phải có một nguồn nhân lực số đông đảo đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Với thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian qua, từ cách tiếp cận từ nguồn dữ liệu sơ cấp đến thứ cấp, tác giả mong muốn làm rõ thực trạng đào tạo nguồn nhân lực trong ngành Du lịch số hiện nay. Từ đó, đề xuất các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong bối cảnh chuyển đổi số. Từ khóa: đào tạo, nguồn nhân lực, du lịch, Việt Nam, chuyển đổi số. TRAINING TOURISM HUMAN RESOURCE ON THE CONTEXT OF DIGITAL TRANSFORMATION IN VIET NAM Abstracts: In the context of global economic recovery, digital transformation is becoming a useful tool to help industries make great changes. The development process of Vietnamese tourism is no exception to this rule. The application of technology and data has changed the tourism industry from direct to indirect access through data built on digital technology platforms. Domestic tourism businesses that want to survive and develop need to have a large human resource to meet the needs of the market. With the reality of Viet Nam’s tourism development in recent times, from the approach from primary to secondary data sources, the author wishes to clarify the current status of human resource training in the digital tourism industry. From there, propose solutions to develop tourism human resources to meet increasing requirements in the context of digital transformation. Keywords: training, human resources, tourism, Viet Nam, digital transformation. 1 Khoa Khoa học cơ bản, Trường Cao đẳng Đà Lạt Email:nguyenthithanhha@cddl.edu.vn Điện thoại: 0942825975.
  2. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM 293 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh chuyển đổi số, đặc biệt sau khi đại dịch COVID−19 kết thúc sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong ngành Du lịch ngày càng trầm trọng. Theo thống kê năm 2023, ngành Du lịch cần đến 485.000 lao động phục vụ trong cơ sở lưu trú và 45.000 nhân sự quản trị. Thực tế, chỉ cung ứng khoảng 1/2 số lượng theo yêu cầu và chất lượng nguồn chỉ đạt ở trình độ sơ cấp, trung cấp là chủ yếu. Chính vì vậy, để ngành Du lịch Việt Nam bắt kịp nhịp độ phát triển của ngành Du lịch thế giới, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam cùng bạn bè quốc tế thì một trong những vấn đề đặt ra là phải nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng trong bối cảnh chuyển đổi số, đáp ứng được yêu cầu của ngành trong bối cảnh du lịch thế giới đang chuyển mình. Trước những yêu cầu cấp thiết trong việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đạt chuẩn quốc tế, tác giả đã lựa chọn chủ đề “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam”. Trong đó, tác giả đi sâu phân tích trực trạng đào tạo nguồn nhân lực số hiện nay và một số giải pháp để nâng cao đào tạo nguồn nhân lực số đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành Du lịch Việt Nam và thế giới. 2. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM 2.1. Một số khái niệm Theo quan điểm của Liên hợp quốc (UN): “nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Trong khi đó, Tổ chức Lao động quốc tế lại cho rằng: “nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động”. Ở góc độ kinh tế: “nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động”. “Nhân lực du lịch” là khái niệm chỉ lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển du lịch, gồm cả nhân lực trực tiếp và nhân lực gián tiếp. Trong đó, nhân lực trực tiếp là những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; các đơn vị sự nghiệp du lịch;
  3. 294 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Còn nhân lực gián tiếp là bộ phận nhân lực làm việc trong các ngành, các quá trình liên quan đến hoạt động du lịch như văn hóa, hải quan, giao thông, xuất nhập cảnh, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ công cộng, môi trường, bưu chính viễn thông, cộng đồng dân cư,...” 1 Khái niệm “chuyển đổi số trong ngành Du lịch” được hiểu như sau: “Chuyển đổi số trong ngành Du lịch chính là việc tiến hành chuyển dịch từ mô hình kinh doanh và tiếp thị truyền thống sang mô hình kinh doanh hiện đại hơn nhằm tập trung vào nâng cao trải nghiệm khách du lịch theo mô hình chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu.”2. Như vậy, chuyển đổi số trong ngành Du lịch làm cho khách hàng tiếp cận gần hơn bằng công cụ số hoá. Việc booking tour, phòng và các nhu cầu dịch vụ du lịch khác càng dễ dàng hơn. Các doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi số, nâng cao nguồn nhân lực để tăng sức cạnh tranh và tồn tại trong bối cảnh chuyển đổi số cũng như hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Quy trình hoạt động của doanh nghiệp du lịch được chuẩn hóa trên nền tảng số của TravelMaster. Nguồn: TravelMaster.vn 1 Thanh Hoá, “Nhân lực du lịch: Bài toán luôn cần lời giải”, đăng ngày 19 tháng 04 năm 2020, truy cập trang web https://baothanhhoa.vn/du−lich/ nhan-luc-nganh-du-lich-bai-toan-luon-can-loi-giai-moi/117626.htm [Truy cập ngày 02-03-2024] 2 FSI, “Chuyển đổi số trong ngành Du lịch là tất yếu trong năm 2024”, đăng ngày 23 tháng 01 năm 2024, truy cập trang webhttps://fsivietnam.com.vn/ giai-phap-chuyen-doi-so-nganh-du-lich/ [Truy cập ngày 02-03-2024]
  4. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM 295 2.2. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay Du lịch Việt Nam đã và đang hội nhập kinh tế, quốc tế sâu rộng, đồng thời các cơ sở đào tạo du lịch trong nước đã có nhiều nỗ lực để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi số của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Du lịch được xem là thiếu hụt trầm trọng. Mặc dù hiện nay rất có nhiều trường đào tạo nhân lực du lịch nhưng thực tế khi ra trường đi làm, phần nhiều người lao động không đáp ứng được các yêu cầu của ngành về nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực ngành Du lịch còn mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường du lịch hiện nay bao gồm cả quản lý và người làm trực tiếp trong lĩnh vực du lịch. Nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao được đánh giá ở các góc độ: kiến thức, kỹ năng, thái độ cũng như khả năng ngoại ngữ, khả năng tiếp cận công nghệ. Thực tế, nhìn vào đội ngũ hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) tỷ lệ HDVDL sử dụng thành thạo ngoại ngữ rất thấp, đa phần vẫn là HDVDL nội địa. Thậm chí, rất nhiều trong số HDVDL Inbound không tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo du lịch mà tốt nghiệp đại học ngoại ngữ. Với đội ngũ nhân viên khách sạn cũng tương tự: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp quản trị khách sạn sử dụng thành thạo tiếng Anh rất thấp nên nhiều khách sạn cao cấp đã phải tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học ngoại ngữ. Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng gia tăng. Điều này đòi hỏi nhân lực ngành Du lịch phải giỏi về giao tiếp ngoại ngữ để không phải tuyển dụng nguồn nhân lực ở các lĩnh vực trái ngành. Đây là yêu cầu tất yếu để thu hút thị trường khách quốc tế ngày càng lâu dài. Việc nắm vững công nghệ thông tin sẽ làm cho việc tiếp cận chuyển đổi số càng nhanh chóng. “Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2018), quy mô số lượng lao động trong ngành Du lịch khoảng 2,25 triệu người, chiếm khoảng 4% lực lượng lao động cả nước, nhưng về chất luợng thì còn rất khiêm tốn. Ước tính, chỉ có xấp xỉ 50% lao động du lịch đã qua đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng (chiếm khoảng 20% nhân lực toàn ngành). Số lao động đã qua đào tạo trình độ đại học và sau đại học về du lịch đạt khoảng 7,5% số nhân lực có
  5. 296 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... chuyên môn du lịch (chiếm khoảng 3,2% tổng nhân lực lao động du lịch), trong khi số lao động du lịch dưới sơ cấp (đào tạo truyền nghề dưới 3 tháng) vẫn còn chiếm hơn 45% nhân lực có chuyên môn, bằng gần 20% nhân lực toàn ngành. Mặt khác, ngay cả trong lực lượng lao động đã qua đào tạo, rất nhiều trong số đó vẫn còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ (nhân lực du lịch sử dụng được ngoại ngữ đạt khoảng 60% tổng nhân lực), công nghệ thông tin (toàn ngành có khoảng 68% nhân lực biết sử dụng máy tính đáp ứng được yêu cầu công việc)”.1 Viện nghiên cứu phát triển Việt Nam thống kê (2023): có gần 200 cơ sở tham gia đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong cả nước; bao gồm 62 trường đại học, 55 trường cao đẳng, 71 trường trung cấp, 4 trung tâm đào dạy nghề. Chỉ có duy nhất một cơ sở đào tạo trực thuộc doanh nghiệp là Trường Trung cấp du lịch – khách sạn Saigontourist của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn. Tuy nhiên, nguồn đào tạo nhân lực của các trường cao đẳng, đào tạo nghề chỉ có thể cung ứng khoảng 15.000 nhân lực, thiếu hụt rất nhiều so với nhu cầu nhân lực hiện tại. Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch 1 PGS.TS. Nguyễn Hoàng(2020), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Du lịch: Đào tạo phải đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trường, Nxb Hồng Đức, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia: Nâng cao chất lượng nguồn du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, trang 7.
  6. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM 297 Các chương trình đào tạo nhân lực du lịch chưa bắt kịp sự biến đổi của thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Những kiến thức văn hóa chung, kinh tế và cả chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt đạo đức nghề nghiệp phải được đặt lên hàng đầu. Đồng thời, các hình thức học tập chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của người học. Việc đào tạo ngoại ngữ cũng chưa đáp ứng được nhu cầu giao tiếp khi làm việc với du khách quốc tế trong khi thị trường khách quốc tế ngày càng tăng và được mở rộng. Sinh viên ngành Du lịch tương đối thiếu những kỹ năng liên quan đến công nghệ. Đây là một trong những hạn chế khiến chất lượng nguồn nhân lực du lực của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu du lịch thời kỳ chuyển đổi số toàn cầu. 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ “Thực hiện Quyết định 1671/QĐ− TTg ngày 30−11−2018 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Du lịch Việt Nam (nay là Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) đã từng bước ứng dụng chuyển đổi số trong ngành Du lịch. Đây được coi là nền tảng hình thành hệ sinh thái du lịch số, từ đó tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận và phát triển du lịch số nhanh hơn. Có thể thấy, ngành Du lịch Việt Nam đang dần thích ứng với xu hướng phát triển của thế giới một cách chuyên nghiệp và hiện đại. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch số và du lịch thông minh. Quyết định này cũng là tiền đề để hiện thực các nội dung về phát triển ngành Du lịch theo chủ trương, đường lối của Đảng tại Văn kiện Đại hội XIII “Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành Du lịch, bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển đồng bộ, bền vững và hội nhập quốc tế,… Xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc,… Đến năm 2030, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 47 − 50 triệu lượt, du lịch đóng góp khoảng 14 − 15% GDP và nâng tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP lên trên 50%”1. Tạp chí điện tử Lý luận chính trị, “Phát triển du lịch trong bối cảnh chuyển 1 đổi số ở Việt Nam”, đăng ngày 18 tháng 05 năm 2023, truy cập trang web http://www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc−tien/item/5004− phat−trien−du−lich−trong−bo i−canh−chuyen−doi−so−o−viet−nam. html [Truy cập ngày 02−03−2024]
  7. 298 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu đến năm 2025, du lịch Việt Nam sẽ tạo ra khoảng 5,5 – 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp; đến năm 2030, ngành Du lịch sẽ tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp. Như vậy, để có thể thực hiện các mục tiêu do Nhà nước và Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đề ra, chúng ta phải có các giải pháp để đào tạo nguồn chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số. Thứ nhất, kết hợp hình thức đào tạo trực tuyến và đào tạo truyền thống Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh toàn diện trên các lĩnh vực và trực đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hình thức đào tạo trực tuyến phổ biến trên thế giới nhiều năm nhưng mãi đến khi đại dịch COVID-19 bùng phát thì giảng dạy trực tuyến mới trở thành xu hướng ở Việt Nam. Nhờ hình thức học trực tuyến, người học có thể tiếp cận với nhiều kiến thức mở. Người học có thể học mọi lúc mọi nơi một cách linh hoạt. Đào tạo trực tuyến mở rộng giúp người học kết nối một cách trực tiếp với những người trong lĩnh vực mình đang học tập, giúp sinh viên lĩnh hội được các kỹ năng làm việc một cách nhanh nhất thông qua những người cùng ngành. Thứ hai, đổi mới các chương trình đào tạo phù hợp với xu thế phát triển du lịch toàn cầu Nhân lực ngành Du lịch sẽ đảm nhiệm vị trí công việc ở những mảng khác nhau nên chương trình đào tạo phải phù hợp từng đối tượng. Đồng thời, các nội dung đào tạo cần đáp ứng được việc ứng dụng công nghệ trong xử lý du lịch thông minh; nâng cao đào tạo năng lực giao tiếp ngoại ngữ để thích ứng với môi trường du lịch theo xu hướng mới. Nhà trường cần theo dõi thị trường nguồn nhân lực để có chương trình đào tạo phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số, tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo chuyên sâu với các đơn vị du lịch, bảo đảm sự tham gia tích cực và đóng góp hiệu quả giữa “Nhà trường – Nhà tuyển dụng – Nhà nước”; từng bước triển khai hiệu quả cơ chế “đặt hàng đào tạo” gắn với tuyển dụng nhân sự du lịch chất lượng cao.
  8. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM 299 Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin mới và bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giảng viên “Ứng dụng công nghệ vào giảng dạy là một xu thế tất yếu, có vai trò quan trọng và sẽ đem lại lợi ích nhất định cho các cá nhân, tập thể và cho toàn xã hội. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) dự báo: Công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản và toàn diện, có hệ thống và mang tính hội nhập cao vào đầu thế kỉ XXI. Những công nghệ mới sẽ được nghiên cứu và ứng dụng vào trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Thực tế ảo trong đào tạo (Virtual Reality in Education) là một công nghệ mà các cơ sở đào tạo du lịch có thể sử dụng tới trong tương lai. Thông qua ứng dụng công nghệ thực tế ảo, sinh viên có được trải nghiệm thực tế về các điểm đến du lịch cũng như một số khu vực trong nhà hàng, bếp, khách sạn bằng những mô phỏng 3D hay 4D. Công nghệ VR mang lại cho sinh viên cách tiếp cận dễ hiểu, phong phú và hấp dẫn hơn so với việc học tập thông qua sách, trang web hoặc thậm chí video. Đặc biệt là trong các bối cảnh mà quá trình đi thực tế, thực tập không thể thực hiện được thì những tác động do sự gián đoạn gây ra cũng được giảm thiểu tối đa. Một trong những nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công của giáo dục là đội ngũ giảng viên. Vì vậy, để khắc phục các khó khăn trong triển khai đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở bất kỳ giai đoạn nào cũng cần đặt trọng tâm ở công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, để đội ngũ giảng viên tiếp cận chuyển đổi số nhanh nhất thì những biện pháp như tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, sử dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy học cần được thực hiện đều đặn và thường xuyên tại mỗi cơ sở đào tạo. “Cụ thể: Bồi dưỡng cho giảng viên chủ động tham gia các hình thức đào tạo tiên tiến, đào tạo trực tuyến, để vừa nâng cao trình độ, vừa tiếp cận các mô hình dạy học mới, qua đó giúp họ bổ sung kiến thức, đa dạng hóa các hình thức giảng dạy. Bên cạnh đó, mỗi giảng viên cần tích cực xây dựng và cập nhật kho học liệu số dùng chung, gồm bài giảng, giáo trình, để thi điện tử, học liệu số, các phần mềm mô phỏng và các học liệu khác cần thiết. Ngoài ra cần có sự liên kết,
  9. 300 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... chia sẻ học liệu với các cơ sở đào tạo khác nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy cho đồng nghiệp”1. Thứ tư, tăng cường cơ sở vật chất, khoa học công nghệ cho các cơ sở đào tạo du lịch Để đào tạo ra nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, các ngành và địa phương gắn liền với ngành Du lịch cần phải có kế hoạch điều chỉnh mạng lưới đào tạo du lịch phù hợp. Đồng thời, đầu tư cơ sở vật chất, khoa học công nghệ cho những trường trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm trường đào tạo nhân lực ngành Du lịch cung ứng cho các trung tâm du lịch trọng điểm trong cả nước. Khuyến khích các địa phương có tiềm năng du lịch mở cơ sở đào tạo du lịch ở các doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật. Thứ năm, liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số với nhà trường để sinh viên có điều kiện trải nghiệm, thực tế, thực tập. Các trường, cơ sở đào tạo về du lịch hằng năm phải có những buổi thực tập, trải nghiệm thực tế ở các trung tâm lữ hành du lịch, các khách sạn và nhà hàng ở các mức độ cao cấp khác nhau. Những buổi thực tế, trải nghiệm như vậy giúp sinh viên sẽ hình thành các kỹ năng làm việc, giao tiếp, học hỏi kiến thức trực tiếp. Từ đó, khi ra trường đi làm, các sinh viên sẽ tự tin trong môi trường làm việc năng động; có kỹ năng tay nghề trong công việc được giao, giúp doanh nghiệp phát triển, đóng góp vào việc quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Thứ sáu, tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo hợp tác song phương và đa phương với các cơ sở đào tạo nước ngoài, nhất là với các cơ sở 1 Bắc Giang, “Chuyển đổi số trong hoạt động du lịch và yêu cầu đặt ra đối với đào tạo nhân lực du lịch (phần 4)“, đăng ngày 31 tháng 10 năm 2022, truy cập trang web https://dulichbacgiang.gov.vn/kham-pha/nghien-cuu-va- trao-doi/chuyen-doi-so-trong-hoat-dong-du-lich-va-yeu-cau-dat-ra-doi- voi-dao-tao-nhan-luc-du-lich-phan-4-651.html [Truy cập ngày 02-03-2024]
  10. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM 301 đào tạo du lịch trong khối ASEAN và khu vực châu Á − Thái Bình Dương; Gắn kết đào tạo với sử dụng trên cơ sở vừa đáp ứng yêu cầu ngành vừa thực hiện liên kết vùng và xuất khẩu lao động; Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ tiên tiến phục vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch. 4. KẾT LUẬN Có thể thấy, ngành Du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, văn hóa, lịch sử của Việt Nam đến với thế giới; mở rộng sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ số, các doanh nghiệp Việt Nam đã học hỏi và phát triển doanh nghiệp của mình, thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia. Trong việc thực hiện mục tiêu chuyển đổi số, Quyết định 411/QĐ-TTG đã định hướng phát triển kinh tế số giai đoạn 2025 − 2030. Đây sẽ là tiền đề và cơ sở để thúc đẩy các hoạt động của ngành Du lịch Việt Nam. Điều này giúp cho ngành Du lịch phát triển mạnh mẽ và tạo ra làn sóng chuyển đổi số trong tất cả lĩnh vực của ngành Du lịch. Đào tạo nguồn nhân lực Du lịch trong bối cảnh chuyển số sẽ tạo ra một hệ thống nhân lực đáp ứng xu thế phát triển du lịch toàn cầu. Với những kiến nghị trong bài viết, chúng tôi mong sẽ góp phần giúp cho các trường du lịch, các doanh nghiệp và các địa phương có cơ sở đào tạo nhân lực du lịch có cách nhìn mới và thay đổi phương thức đào tạo nhân lực cao trong bối cảnh chuyển đổi số, bắt kịp tốc độ phát triển của thị trường du lịch; giúp cho du lịch Việt Nam vươn mình cùng thế giới, khẳng định thương hiệu du lịch của Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia − Sự thật, Hà Nội. 2. Lê Anh Tuấn (2019), “Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 3−19.
  11. 302 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... 3. Nguyễn Hoàng (2020), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Du lịch: Đào tạo phải đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trường”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia: “Nâng cao chất lượng nguồn du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, Nxb Hồng Đức, tr. 7. 4. Phan Thị Ngàn (2018), “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Phát triển du lịch trong cách mạng công nghiệp 4.0”, ISBN: 978-604- 73-5980-6. 5. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2020), Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam 2019, Nxb Lao động, Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Tổng cục Du lịch Việt Nam: http://vietnamtourism.gov.vn/ 7. Vũ Thành Long (2021), “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành Du lịch”, Tạp chí Công thương, Hà Nội. 8. Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (2019), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2