Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA CHĂM SÓC VẬN ĐỘNG VÀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE<br />
TRƯỚC PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI TOÀN PHẦN SO VỚI THƯỜNG QUY<br />
Nguyễn Thị Phương Tuyên*, Bùi Hồng Thiên Khanh**, Elizabeth Esterl***<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Chăm sóc người bệnh trước và sau mổ thay khớp gối toàn phần đóng vai trò quan trọng.<br />
Giáo dục sức khỏe và hướng dẫn tập vận động trước mổ giúp cải thiện tình trạng đau và chức năng vận<br />
động khớp gối.<br />
Mục tiêu: So sánh chức năng vận động khớp gối và mức độ đau của người bệnh phẫu thuật thay khớp<br />
gối toàn phần.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng được tiến hành tại Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình của<br />
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Nhóm can thiệp: trước phẫu thuật thay khớp gối toàn phần<br />
người bệnh được giáo dục sức khỏe và tập vận động trước mổ thay khớp. Nhóm chứng: chăm sóc sau mổ.<br />
Kết quả: Độ gấp gối ngày hậu phẫu 2 và 3 của phương pháp 1 lớn hơn có ý nghĩa thống kê hơn nhóm<br />
phương pháp 2. Thang điểm đau (VAS) có xu hướng giảm dần qua từng ngày hậu phẫu. Phương pháp 1:<br />
Người bệnh có thể tập đi trung bình 2,17 ± 0,65 ngày. Phương pháp 2 là 2,33 ± 0,56 ngày.<br />
Kết luận: Phương pháp giáo dục sức khỏe và chăm sóc vận động trước mổ cho người bệnh phẫu<br />
thuật thay khớp gối toàn phần của điều dưỡng đã góp phần cho việc cải thiện giảm đau và tăng tầm vận<br />
động khớp gối.<br />
Từ khóa: thay khớp gối toàn phần, giáo dục sức khỏe trước mổ thay khớp gối toàn phần, vận động sau<br />
thay khớp gối, thoái hóa khớp gối<br />
ABSTRACT<br />
EFFICIENCY OF MOBILIZATION CARE AND EDUCATION<br />
OF PRE-OPERATIVE TOTAL KNEE ARTHROPLASTY COMPARE WITH USUAL CARE<br />
Nguyen Thi Phuong Tuyen, Bui Hong Thien khanh, Elizabeth Esterl<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 95 – 100<br />
Background: Pre-operative total knee arthroplasty care is an important role. Mobilization care and<br />
education pre-operative total knee arthroplasty have improved the knee joint function and reduce pain.<br />
Objectives: To compare the range of motion knee joint and pain level of the patient postoperative total knee<br />
arthroplasty.<br />
Methods: Clinical intervention research, conducted at Department of Orthopaedics – University Medical<br />
Center hospital, Ho Chi Minh City. The Group intervention: Mobilization care and education pre-operative total<br />
knee arthroplasty. Group certification: usual care postoperative in the Department of Orthopaedics.<br />
Results: The flexion levels tend to improve gradually increases through every post-operative days in both<br />
groups method. On postoperative knee flexion levels 2 and 3 of method 1 is greater than the statistical significance<br />
compared with the flexion postoperative day 2 and 3 in the Group method 2. VAS pain scores tend to fall<br />
*Điều dưỡng – Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình- Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
**Bộ môn Chấn Thương Chỉnh Hình - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
***University of Northern Colorado – School of Nursing<br />
Tác giả liên lạc: CN. Nguyễn Thị Phương Tuyên ĐT: 0358785501 Email:phuongtuyennurse@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 95<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019<br />
<br />
gradually through every post-operative day. Method 1: The patient can walk average 2.17 ± 0.65 days and method<br />
2 is 2.33 ± 0.56 days.<br />
Conclusions: Mobilization care and education pre-operative total knee arthroplasty have contributed to<br />
improving pain relief and increased mobilization for the knee joint.<br />
Keywords: total knee arthroplasty (TKA), preoperative education for total knee arthroplasty, knee joint<br />
mobilization postoperative, osteoarthritis of knee<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ mềm thống kê SPSS 22.0.<br />
<br />
Thay khớp gối toàn phần là phẫu thuật phổ Phương pháp 1<br />
biến được tiến hành và gia tăng trên toàn thế Giáo dục sức khỏe và hướng dẫn tập vận<br />
giới. Ở việt Nam phẫu thuật thay khớp gối tại động trước mổ: Kiến thức cơ bản về thoái hóa<br />
các bệnh viện lớn đã thực hiện rộng rãi. Phẫu khớp gối, phẫu thuật thay khớp gối toàn phần.<br />
thuật thay khớp gối toàn phần là một trong Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc cơ bản<br />
những phương pháp điều trị hiệu quả cho sau thay khớp gối nhân tạo toàn phần: giảm<br />
những người bệnh bị thoái hóa khớp gối nặng. đau, ăn uống, vận động và xoay trở. Hướng<br />
Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần là giải pháp dẫn các bài tập vận động khớp gối trước mổ:<br />
tối ưu giúp người bệnh giảm đau, nâng tầm vận Tập vận động cổ chân, bài tập cơ tứ đầu, bài<br />
động và nâng cao chất lượng cuộc sống(3). Phẫu tập trượt gót chân, tập nâng thẳng chân, bài<br />
thuật thay khớp gối toàn phần là cuộc phẫu tập cơ mông, tập khép và dạng háng, tập gấp<br />
thuật lớn, đòi hỏi người bệnh phải chuẩn bị tốt và duỗi gối. Kết hợp với phương pháp chăm<br />
về thể chất và tinh thần. Mặt khác phẫu thuật sóc thường quy sau mổ tại khoa.<br />
cũng có thể gây ra những biến chứng do vậy Phương pháp 2<br />
người bệnh phải biết để đề phòng và điều trị kịp Giáo dục sức khỏe và hướng dẫn tập vận<br />
thời những biến chứng sau mổ. Vì vậy không động sau mổ: Sau khi người bệnh được<br />
thể thiếu vai trò của người điều dưỡng trong chuyển lên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình sẽ<br />
việc chuẩn bị, hướng dẫn, giáo dục sức khỏe được điều dưỡng và kỹ thuật viên vật lý trị<br />
người bệnh trước mổ. liệu hướng dẫn và tập các bài tập vận động<br />
Mục tiêu nghiên cứu theo phác đồ tại khoa.<br />
So sánh thời gian người bệnh đạt được các Y đức<br />
mục tiêu của chức năng khớp gối (ngồi, đứng, Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Y<br />
đi), tầm vận động khớp gối và sự thay đổi thang đức Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh số<br />
điểm đau của người bệnh giữa 2 phương pháp. 137/ĐHYD-HĐĐD.<br />
ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU KẾTQUẢ<br />
Đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu<br />
Toàn bộ người Bệnh được chỉ định phẫu Phương pháp 1 Phương pháp 2 Tổng<br />
thuật thay khớp gối toàn phần tại khoa Chấn Tuổi 61,87 ± 8,71 66,73 ± 7,37 64,45 ± 8,31<br />
Thương Chỉnh Hình-Bệnh viện Đại Học Y Dược Nữ 82,6% 88,5 85,7%<br />
BMI 26,04± 4,7 24,72±4,03 25,34±4,36<br />
TP. Hồ Chí Minh từ tháng 03/2019–07/2019. Gồm<br />
49 người bệnh. Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu chung cả hai nhóm là: 64,45 ± 8,31. Nữ giới<br />
chiếm 85,7% số người bệnh trong nghiên cứu,<br />
Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có nhóm chứng.<br />
Nghề nghiệp nội trợ chiếm đa số (46,9%). Chỉ số<br />
Phương pháp xử lý số liệu khối cơ thể (BMI) của dân số nghiên cứu chung<br />
Dữ liệu được lưu trữ và xử lý bằng phần cả hai nhóm là: thừa cân chiếm 38,8%, trung<br />
<br />
<br />
96 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
bình là 25,34 ± 4,36. Có 20,4% người bệnh có cân hai nhóm có sự tương đồng nhau. Đa số người<br />
nặng là béo phì (Bảng 1). bệnh có 1 bệnh lý kèm theo chiếm tỷ lệ cao<br />
Đa số người bệnh nhập viện thay khớp gối (42%). Người bệnh sau mổ thay khớp gối đều<br />
toàn phần có chuẩn đoán là thoái hóa khớp gối được sử dụng thuốc giảm đau. Giảm đau màng<br />
chiếm 93,9%, viêm khớp gối chiếm 6,1%. Nguời cứng được sử dụng nhiều (chiếm 83,7%) hơn sử<br />
bệnh chưa mổ khớp gối chiếm đa số (65,3%). dụng thuốc giảm đau Morphin (chiếm 12,2%)<br />
Người đã mổ thay 1 khớp gối chiếm 28,6%, giữa (Hình 1).<br />
<br />
140<br />
120<br />
100<br />
80<br />
60<br />
40<br />
20<br />
0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phương pháp 1<br />
Phương pháp 2<br />
<br />
<br />
Độ gấp gối VAS<br />
Hình 1. Tương quan giữa 2 phương pháp can thiệp với sự thay đổi tầm vận động khớp gối và sự thay đổi thang<br />
điểm đau trước mổ và các ngày hậu phẫu<br />
Chức năng khớp gối pháp 1, lần lượt đạt được các chức năng vào<br />
Độ gấp gối có xu hướng tăng dần qua từng ngày hậu phẫu 2 đến ngày 3, trung bình là<br />
ngày hậu phẫu ở cả hai nhóm phương pháp. Độ 2,33±0,56 ngày. Không có biến chứng sau mổ cho<br />
gấp gối ngày hậu phẫu 2 và 3 của phương pháp người bệnh thuộc 2 nhóm phương pháp. Người<br />
1 lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với độ gấp gối bệnh sau mổ thay khớp gối có thời gian nằm<br />
ngày hậu phẫu 2 và 3 trong nhóm phương pháp viện là 7,71±2,45 ngày. Sự khác nhau giữa hai<br />
2. Thang điểm đau VAS có xu hướng giảm dần phương pháp không có ý nghĩa thống kê.<br />
qua từng ngày hậu phẫu. Thang điểm đau VAS BÀNLUẬN<br />
của từng ngày hậu phẫu giữa hai nhóm phương Tuổi trung bình nghiên cứu chúng tôi là:<br />
pháp khác biệt không có ý nghĩ thống kê. Người 64,45 ± 8,31. Một số nghiên cứu của các tác giả:<br />
bệnh trước mổ khó khăn trong đi lại. Người Trương Trí Hữu(17), Tôn Nữ Diễm Lynh(15),<br />
bệnh không đi lại được chiếm 73,1%. Người Nguyễn Phúc Thịnh(8), Souza(13), Raynauld(10),<br />
bệnh sau mổ thay khớp gối ở nhóm phương Xu(21) có sự tương đồng giữa nghiên cứu của<br />
pháp 1 có thể tập ngồi hoàn toàn vào ngày hậu chúng tôi với các nghiên cứu khác là do nhóm<br />
phẫu 1, tập đứng vào hậu phẫu ngày 1 và hậu bệnh nhân thoái hóa khớp gối có chỉ định thay<br />
phẫu 2, tập đi chủ yếu vào ngày hậu phẫu 2, tập khớp gối toàn phần thường nằm vào độ tuổi lớn<br />
đi vào ngày hậu phẫu 3 chiếm 30,4%. Người hơn 60 (giai đoạn 4 của bệnh thoái hóa khớp<br />
bệnh có thể tập đi trung bình 2,17±0,65 ngày. Ở gối). Tần suất mắc thoái hóa khớp tăng dần theo<br />
phương pháp 2 hầu hết người bệnh ngồi vào tuổi, theo NHNES (National Health and<br />
hậu phẫu ngày 1, tập đứng và đi trễ hơn phương Nutrition Examination Survey), tỉ lệ thoái hóa<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 97<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019<br />
<br />
khớp gối ở người trẻ từ 25-34 tuổi là 0,1% và trên bệnh tăng tầm vận động khớp gối sau mổ.<br />
55 tuổi là 20%(16). Trong nghiên cứu người bệnh Còn theo Rooks(12) thì không có sự khác biệt giữa<br />
là nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam (85,7%) tương việc giáo dục sức khỏe trước mổ làm thay đổi<br />
đồng với tác giả Tôn Nữ Diễm Lynh(15) giới tính tầm vận động khớp gối sau mổ.<br />
nữ chiếm 85%, tác giả Bùi Hồng Thiên Khanh(1) Vào ngày hậu phẫu 1, nhóm phương pháp 1<br />
là 82% và theo Souza(13) là 79%. Nguyên nhân người bệnh có thể đứng được bằng khung chiếm<br />
được cho rằng có sự liên quan đến yếu tố nội 82,6% và đi khung chiếm 13%. Kết quả này cao<br />
tiết, suy giảm hóc môn do người nữ bước vào độ hơn nhóm phương pháp 2: người bệnh có thể<br />
tuổi mãn kinh. Phụ nữ mãn kinh, có nguy cơ đứng khung vào ngày hậu phẫu 1 61,5% và đi<br />
thoái hóa khớp gối do có liên quan đến việc khung 3,8%. Theo nhận định của chúng tôi: nhờ<br />
giảm estrogen(11,18). Nghiên cứu của tác giả Kim(5) có khả năng giảm đau mạnh và kéo dài nên<br />
cho rằng tư thế thường xuyên ngồi xổm hoặc người bệnh sau điều trị đa phần đã giảm đau, do<br />
quỳ gối của phụ nữ cũng là một trong những đó việc vận động của khớp gối cũng dễ dàng<br />
nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối. Ngoài hơn, dẫn đến có những cải thiện đáng kể trong<br />
ra, tăng khối lượng cơ thể cụ thể là béo phì làm tầm vận động. Tác giả Wallis(20) cho rằng giáo<br />
tăng tỉ lệ thoái hóa khớp gối(22,23). dục sức khỏe giúp người bệnh có thể tập đi từ<br />
Vào ngày xuất viện, độ gấp gối trung bình ngày hậu phẫu 1. Nhìn chung, kết quả nghiên<br />
của người bệnh là 104.69 ± 8.86 độ. Độ gấp gối cứu của chúng tôi, xét về chức năng vận động<br />
đạt được cao nhất là 120 độ, thấp nhất 90 độ. Kết của khớp gối trước mổ so với sau mổ thì người<br />
quả của chúng tôi nhỏ hơn so nghiên cứu của Lê bệnh có thể đi lại bằng khung khá tốt, còn so<br />
Quang Trí(6) và Võ Thành Toàn(19) là 110 độ. Sự sánh giữa hai nhóm phương pháp thì người<br />
khác biệt này có lẽ do các nghiên cứu trên có thời bệnh ở phương pháp 1 có thể chủ động tập<br />
gian theo dõi dài, độ gấp gối được ghi nhận luyện và kết quả đạt được tốt hơn ở nhóm<br />
thường ở tháng thứ 3, thứ 6 và tháng 12 sau mổ, phương pháp 2 tuy nhiên sự khác biệt này<br />
trong khi đó kết quả của chúng tôi được ghi không có ý nghĩa thống kê.<br />
nhận vào ngày người bệnh ra viện (thường là Điểm đau có xu hướng giảm dần theo thời<br />
khoảng ngày thứ 7-8 ngày sau mổ). Tấm vận gian ở cả hai nhóm. Chúng tôi nghĩ rằng vai trò<br />
động có xu hướng tăng dần sau mổ, chênh lệch của phương pháp can thiệp trước mổ không<br />
độ gấp gối trung bình các ngày hậu phẫu của biểu hiện rõ ràng lên điểm đau là do:<br />
phương pháp 1 hơn phương pháp 2 trong (1) Hầu như toàn bộ người bệnh đều được<br />
khoảng từ 4 độ đến 13 độ. Trong đó, độ gấp gối áp dụng giảm đau đa mô thức sau mổ bao gồm<br />
trung bình hậu phẫu 2 và hậu phẫu 3 của giảm đau liên tục ngoài màng cứng (83.7%) hoặc<br />
phương pháp 1 lần lượt là 93.47 độ, 98.91 độ lớn morphin truyền tĩnh mạch kết hợp với<br />
hơn của phương pháp 2 là 80.76 độ, 91.2 độ và Paracetamol và NSAIDS;<br />
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa,<br />
(2) Cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn<br />
theo như kết quả nghiên cứu, tuổi, BMI, bệnh lý<br />
nhỏ. Tuy nhiên khi quan sát giá trị điểm đau tại<br />
đi kèm và tiền căn phẫu thuật gối không có<br />
từng thời điểm thì nhóm phương pháp 1 nhỏ<br />
tương quan với sự thay đổi độ gấp gối. Do đó,<br />
hơn nhóm phương pháp 2. Hiệu quả giảm đau<br />
chúng tôi cho rằng việc giáo dục và tập vận<br />
cũng đã được ghi nhận trong nghiên cứu của<br />
động trước mổ (phương pháp 1) giúp người<br />
Louw(7) kết luận rằng các buổi giáo dục trước<br />
bệnh có thể chủ động tập các động tác cơ bản<br />
phẫu thuật nhằm tăng cường kiến thức của bệnh<br />
ngày sau khi mổ và góp phần tăng tầm vận<br />
nhân về bệnh lý và triệu chứng đau có thể hiệu<br />
động khớp gối. Đồng quan điểm trên, theo<br />
quả hơn trong việc kiểm soát cơn đau sau phẫu<br />
Wallis(20) cho rằng giáo dục sức khỏe giúp người<br />
thuật. Đồng quan điểm với tác giả trên, Wallis(20)<br />
<br />
<br />
98 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cũng cho rằng, giáo dục sức khỏe và tập vân 2. Đoàn Việt Quân, Nguyễn Tiến Ngọc (2016). "Ứng dụng thay<br />
khớp gối nhân tạo trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối". Chấn<br />
động trước mổ thay khớp gối toàn phần cho thương Chỉnh hình Việt Nam, pp.81-86.<br />
người bệnh sẽ giúp người bệnh giảm đau, nâng 3. Ibrahim MS, Alazzawi S, Nizam I, et al (2013). "An evidence-<br />
based review of enhanced recovery interventions in knee<br />
cao tầm vận động sau thay khớp. Chúng tôi<br />
replacement surgery". Annals of the Royal College of Surgeons of<br />
nhận thấy so với trước mổ, thang điểm đau của England, 95(6):386-389.<br />
người bệnh giảm đáng kể. Tuy nhiên khi so sánh 4. Jones S, Alnaib M, Kokkinakis M và cs. (2011). "Pre-operative<br />
patient education reduces length of stay after knee joint<br />
giữa hai phương pháp can thiệp thì sự khác biệt arthroplasty". Ann R Coll Surg Engl, 93(1):71-75.<br />
không có ý nghĩa thống kê. 5. Kim HA, Kim S, Seo YI, et al (2008). "The epidemiology of total<br />
knee replacement in South Korea: national registry data".<br />
So với các nghiên cứu trong nước thì nghiên Rheumatology, 47(1):88-91.<br />
cứu của chúng tôi người bệnh có thời gian nằm 6. Lê quang Chí (2011), "Đánh giá kết quả ban đầu thay khớp gối<br />
viện trung bình ngắn hơn. Theo Nguyễn Thành toàn phần tại bệnh viện quân dân miền đông". Y học TP. Hồ Chí<br />
Minh, 15(4):138-141.<br />
Tấn(9) thì số ngày nằm viện trung bình 11,2 ± 2,6 7. Louw A, Diener I, Butler DS, et al (2013). "Preoperative<br />
ngày, Võ Thành Toàn(19) là 14 ngày, Đoàn Việt education addressing postoperative pain in total joint<br />
Quân(2) thời gian nằm viện trung bình 9,3 ngày. arthroplasty: review of content and educational delivery<br />
methods". Physiother Theory Pract, 29(3):175-194.<br />
Nghiên cứu của Samantha Jones(4) thì trong 8. Nguyễn Phúc Thịnh; Bùi Hồng Thiên Khanh (2015). "Tương<br />
nhóm bệnh nhân áp dụng phương pháp giáo hợp kích thước các loại khớp nhân tạo với khớp gối thoái hóa".<br />
Y học TP. Hồ Chí Minh, 19(1):91-98.<br />
dục sức khỏe trước mổ thì 57% người bệnh xuất<br />
9. Nguyễn Thành Tấn; Lê Dũng; Lê Thế Hiển (2017). "Đánh giá kết<br />
viện sớm trong khoảng thời gian từ 1-4 ngày, quả phẫu thuật thay khớp gối tại bệnh viện trường đại học Y<br />
còn phương pháp thường quy sau mổ chỉ có Dược Cần Thơ". Tạp chí Y Dược Cần Thơ, 8:49-51.<br />
10. Raynauld Jean-Pierre, Martel-Pelletier Johanne, Dorais Marc, et<br />
37% người bệnh. Theo Jones(4) so sánh giữa hai al (2013). "Total Knee Replacement as a Knee Osteoarthritis<br />
phương pháp thì thời gian nằm viện trung bình Outcome: Predictors Derived from a 4-Year Long-Term<br />
từ 7 ngày giảm xuống còn 5 ngày. Có 20% người Observation following a Randomized Clinical Trial Using<br />
Chondroitin Sulfate". Cartilage, 4(3):219-226.<br />
bệnh xuất viện sớm từ ngày 4. Các nghiên cứu 11. Richmond RS, Carlson CS, Register TC và cs. (2000). "Functional<br />
Tail(14), Ibrahim(3), Wallis(20) cho thấy giáo dục sức estrogen receptors in adult articular cartilage: estrogen<br />
replacement therapy increases chondrocyte synthesis of<br />
khỏe trước mổ giảm thời gian nằm viện. proteoglycans and insulin-like growth factor binding protein 2".<br />
KẾT LUẬN Arthritis Rheum, 43(9):2081-2090.<br />
12. Rooks DS, Huang J, Bierbaum BE, et al (2006). "Effect of<br />
Tóm lại các yếu tố nền BMI, tuổi, bệnh lý đi preoperative exercise on measures of functional status in men<br />
kèm khi xét mối tương quan so với chức năng and women undergoing total hip and knee arthroplasty".<br />
Arthritis Rheum, 55(5):700-708.<br />
vận động khớp gối ngồi, đứng, đi, tầm vận động 13. Souza José Miguel Francisco da Silva, Ferreira Ricardo Dos<br />
gấp duỗi gối, thang điểm đau và thời gian nằm Santos, de Lima Alexandre José Pereira, và cs. (2016), "Clinical<br />
demographic characteristics of total knee arthroplasty in a<br />
viện của người bệnh sau mổ thay khớp gối toàn<br />
university hospital". Acta ortopedica brasileira, 24(6):300-303.<br />
phần thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. 14. Tait MA, Dredge C, Barnes CL. (2015). "Preoperative Patient<br />
Do đó, xét về phương pháp can thiệp của chúng Education for Hip and Knee Arthroplasty: Financial Benefit?". J<br />
Surg Orthop Adv, 24(4):246-251.<br />
tôi, phương pháp 1: giúp người bệnh tăng tầm 15. Tôn Nữ Diễm Lynh; Bùi Hồng Thiên Khanh (2017). "Hiệu quả<br />
vận động ở các ngày hậu phẫu và đạt được chức của chườm lạnh bằng túi cao su so với bằng gel lạnh sau phẫu<br />
năng khớp gối ngồi, đứng và đi tốt hơn phương thuật thay khớp gối toàn phần". Luận văn tốt nghiệp.<br />
16. Trần Ngọc Ân (1995). "Hư khớp và hư cột sống". Nhà xuất bản y<br />
pháp 2. Sự khác biệt về tầm vận động khớp gối học, pp.193-209.<br />
sau mổ thay khớp gối toàn phần ở ngày hậu 17. Trương Trí Hữu, Đoàn Quang Phương (2014). "Kết Quả Phục<br />
Hồi Chức Năng Của Khớp Gối Sau Thay Khớp Gối Toàn Phần<br />
phẫu 2 và 3 khác biệt có ý nghĩa thống kê.<br />
Tại Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình". Y học Thành Phố Hồ<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO Chí Minh, 18(1):449-455.<br />
18. Tsezou A, Iliopoulos D, Malizos KN, et al (2010). "Impaired<br />
1. Bùi Hồng Thiên Khanh (2012). "Kết quả ban đầu thay khớp gối<br />
expression of genes regulating cholesterol efflux in human<br />
toàn phần tại bệnh viện Đại Học y Dược TP.HCM". Y học Thực<br />
osteoarthritic chondrocytes". J Orthop Res, 28(8):1033-1039.<br />
hành, 383(8):29-31.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 99<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019<br />
<br />
19. Võ Thành Toàn, Phan Ngọc Tuấn (2014). "Đánh giá kết quả thay 22. Zheng H, Chen C (2015). "Body mass index and risk of knee<br />
khớp gối toàn phần tại bệnh viện thống nhất- TP.HCM". Y học osteoarthritis: systematic review and meta-analysis of<br />
TP Hồ Chí Minh, 18(3):85-88. prospective studies". BMJ Open, 5(12): e007568.<br />
20. Wallis JA, Taylor NF (2011). "Pre-operative interventions (non- 23. Zhou ZY, Liu YK, Chen HL, et al (2014). "Body mass index and<br />
surgical and non-pharmacological) for patients with hip or knee knee osteoarthritis risk: a dose-response meta-analysis". Obesity,<br />
osteoarthritis awaiting joint replacement surgery-a systematic 22(10):2180-2185.<br />
review and meta-analysis". Osteoarthritis Cartilage, 19(12):1381-<br />
1395.<br />
Ngày nhận bài báo: 30/07/2019<br />
21. Xu GG, Sathappan SS, Jaipaul J, et al (2008). "A review of clinical<br />
pathway data of 1,663 total knee arthroplasties in a tertiary Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019<br />
institution in Singapore". Ann Acad Med Singapore, 37(11):924- Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019<br />
928.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
100 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />