intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả của gây tê mặt phẳng cơ ngực liên sườn bằng Ropivacain 0,375% kết hợp Dexamethasone trong gây mê hạn chế opioid cho phẫu thuật có mở xương ức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả của gây tê mặt phẳng cơ ngực - liên sườn bằng Ropivacain 0,375% kết hợp Dexamethasone trong gây mê hạn chế opioid cho phẫu thuật có mở xương ức. Gây tê mặt phẳng cơ ngực - liên sườn là phương pháp an toàn và hiệu quả giảm opioid trong gây mê cho các phẫu thuật có mở xương ức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả của gây tê mặt phẳng cơ ngực liên sườn bằng Ropivacain 0,375% kết hợp Dexamethasone trong gây mê hạn chế opioid cho phẫu thuật có mở xương ức

  1. Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 290-296 THE EFFECT OF THE PECTORAL - INTERCOSTAL MUSCLE PLANE ANESTHESIA USING ROPIVACAIN 0.375% COMBINED DEXAMETHASONE WITH OPIOID - LIMITED METHOD FOR STERNOTOMY SURGERY Dam Thi Thu Huong1*, Nguyen Quoc Kinh1,2, Trinh Van Dong1,2, Dao Thi Kim Dung1 1 Viet Duc University Hospital - 40 Trang Thi Street, Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam 2 Hanoi Medical University - No. 1 Ton That Tung, Dong Da, Hanoi, Vietnam Received: 14/09/2023 Revised: 03/10/2023; Accepted: 31/10/2023 ABSTRACT Objective: Evaluate the effect of the pectoral-intercostal plane anesthesia using Ropivacaine 0.375% combined with Dexamethasone in opioid-limited anesthesia for sternotomy surgery. Subjects and methods: 60 patients undergoing cardiothoracic surgery with sternotomy were randomly divided into 2 groups. Group I patients did not receive anesthesia before surgery, group II patients received anesthesia of the pectoralis-intercostal plane (PIFB) with a single dose before surgery on each side with 15ml of 0.375% Ropivacaine combined with 4mg of Dexamethasone solution before surgery. Each group received endotracheal anesthesia and basic postoperative pain relief with paracetamol. Results: The PIFB anesthesia group had a smaller requirement for intraoperative opioid analgesia (fentanyl) than the non-anesthesia group (0.137 ± 0.22 mg vs. 0.395 ± 0.077 mg). PIFB helps reduce pain relief consumption in the 24 hours after surgery, significantly reducing VAS scores at rest and movement in the first 24 hours after surgery. The rates of vomiting, nausea, and itching in the two groups were similar, and no complications of PIFB were encountered. Conclusions: Pectoral-intercostal plane anesthesia is a safe and effective method of reducing opioids in anesthesia for surgeries involving sternotomy. Keywords: Regional anesthesia, pectoral-intercostal plane, postoperative anagesia for sternotomy surgery. *Corressponding author Email address: Damthuhuong.hmu@gmail.com Phone number: (+84) 966583310 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i11 290
  2. D.T.T. Huong et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 290-296 HIỆU QUẢ CỦA GÂY TÊ MẶT PHẲNG CƠ NGỰC - LIÊN SƯỜN BẰNG ROPIVACAIN 0,375% KẾT HỢP DEXAMETHASONE TRONG GÂY MÊ HẠN CHẾ OPIOID CHO PHẪU THUẬT CÓ MỞ XƯƠNG ỨC Đàm Thị Thu Hường1*, Nguyễn Quốc Kính1,2, Trịnh Văn Đồng1,2, Đào Thị Kim Dung1 1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - 40 Phố Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam 2 Trường Đại học Y Hà Nội - Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận bài: 14/09/2023 Chỉnh sửa ngày: 03/10/2023; Ngày duyệt đăng: 31/10/2023 TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của gây tê mặt phẳng cơ ngực - liên sườn bằng Ropivacain 0,375% kết hợp Dexamethasone trong gây mê hạn chế opioid cho phẫu thuật có mở xương ức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 bệnh nhân phẫu thuật tim mạch - lồng ngực có mở xương ức, được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Nhóm I bệnh nhân không được gây tê trước phẫu thuật, nhóm II bệnh nhân được gây tê mặt phẳng cơ ngực - liên sườn (PIFB) một liều duy nhất trước mổ mỗi bên bằng 15ml dung dịch Ropivacain 0,375% phối hợp 4mg Dexamethasone trước phẫu thuật. Mỗi nhóm đều được gây mê nội khí quản và giảm đau cơ bản sau mổ bằng paracetamol. Kết quả: Nhóm gây tê PIFB có yêu cầu giảm đau opioid trong mổ (fentanyl) nhỏ hơn so với nhóm không được gây tê (0,137 ± 0, 22 mg so với 0,395 ± 0,077 mg). PIFB giúp giảm lượng giảm đau tiêu thụ trong 24h sau mổ, giảm ý nghĩa điểm VAS lúc nghỉ và vận động trong 24h đầu sau mổ. Tỷ lệ nôn, buồn nôn, ngứa của 2 nhóm là tương đương, không gặp biến chứng nào của PIFB. Kết luận: Gây tê mặt phẳng cơ ngực - liên sườn là phương pháp an toàn và hiệu quả giảm opioid trong gây mê cho các phẫu thuật có mở xương ức. Từ khóa: Gây tê vùng, mặt phẳng cơ ngực -liên sườn, giảm đau sau phẫu thuật mở xương ức. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ trước, gây tê mặt phẳng cơ ngực - liên sườn (PIFB)… Gây tê mặt phẳng cơ ngực - liên sườn được nhắc tới lần Phẫu thuật lồng ngực có mở xương ức là một trong đầu tiên năm 2014 bởi De la Torre ở những bệnh nhân những phẫu thuật có thể gây đau nghiêm trọng sau mổ. phẫu thuật vú [4]và được tiếp tục nghiên cứu ở nhiều Giảm đau trong phẫu thuật lồng ngực thông thường sử đối tượng khác nhau sau đó. Gây tê mặt phẳng cơ ngực dụng opioid và các thuốc giảm đau chống viêm, những - liên sườn là một phương pháp giảm đau ưu thế chọn thuốc này có thể gây các biến chứng xuất huyết, chảy lọc cho vùng trước ngực và xương ức với kỹ thuật dễ máu, suy thận, nôn, buồn nôn, bí tiểu, quá liều, giảm nhu thực hiện và tương đối an toàn. Ở Việt Nam cho đến nay, động ruột, ức chế hô hấp [1], [2]. Phương pháp giảm chúng tôi chưa thấy nghiên cứu nào về hiệu quả của kỹ đau ngoài màng cứng cũng có hiệu quả rõ rệt nhưng thuật gây tê mặt phẳng cơ ngực - liên sườn để giảm đau tiềm ẩn nguy cơ chảy máu, tụ máu ngoài màng cứng trong và sau phẫu thuật có mở xương ức. Vì vậy chúng do sử dụng heparin liều cao [3]. Vì vậy, các phương tôi thực hiện nghiên cứu về hiệu quả của gây tê mặt pháp giảm đau khác đã được nghiên cứu và phát triển phẳng cơ ngực - liên sườn trong gây mê hạn chế opioid gần đây như gây tê cạnh sống, gây tê khoang cơ răng *Tác giả liên hệ Email: Damthuhuong.hmu@gmail.com Điện thoại: (+84) 966583310 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i11 291
  3. D.T.T. Huong et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 290-296 cho phẫu thuật xương ức bằng hỗn hợp ropivacain kết dụng của thuốc tê, vùng phong bế, diện tích phong bế, hợp dexamethasone. tổng lượng fentanyl sử dụng trong mổ, giá trị mạch và huyết áp tại các thời điểm nghiên cứu. Sau phẫu thuật, hiệu quả giảm đau của gây tê PIFB được đánh giá bằng 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. điểm VAS lúc nằm yên (VAS tĩnh) và lúc vận động (VAS động) khi ho tại các thời điểm ngay sau rút ống 2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: NKQ, sau phẫu thuật 1,2,4,8,12,18 và 24 giờ sau phẫu thuật, cũng như thời gian bệnh nhân yêu cầu thêm thuốc Các bệnh nhân tuổi từ 15, có chỉ định phẫu thuật tim - giảm đau và thời gian giảm đau. Ngoài ra, nghiên cứu lồng ngực có mở xương ức tại Trung tâm Gây mê và hồi còn có các tiêu chí đánh giá về tác dụng không mong sức ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng muốn và biến chứng của gây tê như thay đổi hô hấp, 12/2022 đến tháng 4/2023; ASA II-III. Tiêu chuẩn loại tuần hoàn, các tai biến liên quan đến kỹ thuật gây tê như trừ: Bệnh nhân có đau mạn tính thường xuyên dùng chọc kim vào khoang màng phổi, mạch máu, thần kinh, giảm đau, đang dùng thuốc giảm đau họ opioid ngay đau, nhiễm khuẩn vị trí gây tê. trước mổ; có chống chỉ định hoặc từ chối gây tê vô cảm; mẫn cảm với các thuốc sử dụng; có tiền sử mổ đường 2.4. Phương pháp tiến hành xương ức. Nghiên cứu tiến hành bắt đầu bằng bốc thăm ngẫu nhiên 2.2. Phương pháp nghiên cứu: bệnh nhân vào một trong hai nhóm: Nhóm I không thực hiện gây tê PIFB trước phẫu thuật, nhóm II được gây tê Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, ngẫu nhiên, có đối PIFB hai phía bằng 15ml dung dịch Ropivacain 0,375% chứng. Tất cả các bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn phối hợp 4mg Dexamethasone trước phẫu thuật. Bệnh lựa chọn được thu thập trong khoảng thời gian nghiên nhân của cả hai nhóm được tiến hành gây mê toàn thân cứu. Tổng số 60 bệnh nhân được chia đều ngẫu nhiên để phẫu thuật bằng fentanyl 2mcg/kg, propofol 1,5-2 bằng bốc thăm thành 2 nhóm, chỉ 30 bệnh nhân nhận mg/kg, rocuronium 0,6mg/kg, đặt ống nội khí quản, nhóm II được gây tê mặt phẳng cơ ngực - liên sườn duy trì mê bằng hệ thống gây mê vòng kín, sử dụng trước khởi mê. Sau đó cả 2 nhóm được gây mê nội khí sevofluran theo kỹ thuật gây mê lưu lượng thấp duy trì quản theo quy trình thông thường và sử dụng giảm đau MAC 0,8-1. Tiến hành nhắc giảm đau fentanyl 2mcg/ paracetamol mỗi 8h sau mổ. kg trước khi rạch da - cưa xương ức 5 phút cho nhóm I và không nhắc fentanyl với nhóm II. Thuốc giảm đau 2.3. Các tiêu chí nghiên cứu: và sevofluran được điều chỉnh theo mạch và huyết áp Nghiên cứu được đánh giá với các tiêu chí cơ bản về đối bệnh nhân ở cả hai nhóm trong quá trính phẫu thuật, tượng nghiên cứu như tuổi, giới, các đặc điểm nhân trắc sau đó truyền paracetamol 15mg/kg trước khi kết thúc học. Đặc điểm phẫu thuật đánh giá qua thời gian phẫu phẫu thuật và nhắc lại sau mỗi 8h. Tại phòng hôi tỉnh thuật, thời gian rút nội khí quản, lượng thuốc mê dùng hoặc khoa Hồi sức tim mạch, sau khi bệnh nhân được trong mổ. Phương pháp gây tê PIFB đánh giá thông rút ống nội khí quản và tình hoàn toàn, bệnh nhân được qua các chỉ số về kỹ thuật gây tê: Khoảng cách từ da tới đánh giá điểm VAS. khoang mặt phẳng cơ ngực - liên sườn, số lần chọc kim 2.5. Xử lý số liệu: Các số liệu được xử lý và phân tích gây tê, thời gian tiến hành gây tê. Hiệu quả của gây tê bằng phần mềm SPSS 20.0 PIFB được đánh giá thông qua: Thời gian bắt đầu tác 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm chung Bảng 3.1. Một số đặc điểm chung của bệnh nhân Đặc điểm Nhóm I Nhóm II p Tuổi (năm) 55,9 ± 14,31 57,1 ± 16,58 > 0,05 Chiều cao (cm) 160,87 ± 7,87 162,83 ± 7,28 > 0,05 Cân nặng (kg) 55,4 ± 6,94 58,8 ± 7,36 > 0,05 BMI (kg/m2) 21,35 ± 1,53 22,13 ± 2,07 > 0,05 Giới (nam) 16 (53,3%) 19 (63,3%) > 0,05 Thời gian phẫu thuật (phút) 236,40 ± 70,19 231,9 ± 61,37 > 0,05 Thời gian rút NKQ (giờ) 22,88 ± 4,17 18,64 ± 4,08 > 0,05 *Nhận xét: Sự khác biệt giữa hai nhóm về đặc điểm gian phẫu thuật và thời gian rút ống NKQ của hai nhóm tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI, giới, cũng như thời không có ý nghĩa thống kê. 292
  4. D.T.T. Huong et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 290-296 3.2. Hiệu quả giảm đau trong và sau mổ Bảng 3.2. Thay đổi nhịp tim trong mổ Nhóm I Nhóm II Thời điểm p (n=30) (n=30) M0: Trước khởi mê 79,23 ± 10,81 79,10 ± 10,63 > 0,05 M1: Trước đặt NKQ 79,19 ± 7,77 76,77 ± 6,26 > 0,05 M2: Sau đặt NKQ* 87,57 ± 7,87* 84,03 ± 6,70* > 0,05 M3: Trước rạch da 83,37 ± 5,91 81,97 ± 5,88 > 0,05 M4: Sau rạch da 5 phút* 79,13 ±8,14* 79,23 ± 7,95 > 0,05 M5: Sau cưa xương ức 5 phút 79,90 ± 8,24* 79,77 ± 8,12 > 0,05 M6: Trước đóng xương ức 87,00 ± 5,84 87,77 ± 5,76 > 0,05 M7: Sau đóng da 5 phút 87,77 ± 6,65* 87,23 ± 7,05 > 0,05 p: t-test so sánh nhịp tim giữa 2 nhóm tại cùng thời điểm p1: T-test ghép gặp so sánh nhịp tim của từng nhóm với thời điểm trước đó *: P1 0,05 M1: Trước đặt NKQ 79,62 ± 6,72 77,58 ± 5,13 > 0,05 M2: Sau đặt NKQ* 83,32 ± 6,52* 82,70 ± 5,31* > 0,05 M3: Trước rạch da 78,10 ± 5,14 79,84 ± 5,28 > 0,05 M4: Sau rạch da 5 phút* 81,06 ± 5,79* 81,68 ± 5,07 > 0,05 M5: Sau cưa xương ức 5 phút 84,69 ± 5,21 83,89 ± 5,20 > 0,05 M6: Trước đóng xương ưc 76,21 ± 4,32 76,49 ± 4,38 > 0,05 M9: Sau đóng da 5 phút 78,69 ± 4,13* 77,46 ± 4,48 > 0,05 p: t-test so sánh HATB giữa 2 nhóm tại cùng thời điểm p1: T-test ghép gặp so sánh HATB của từng nhóm với thời điểm trước đó *: P10,05) ở tất cả các thời điểm nghiên tương ứng, còn ở nhóm II, sự tăng lên này không có ý cứu. Ở nhóm I, thời điểm sau rạch da 5 phút (M4) và nghĩa thống kê. sau đóng da (M9), HATB tăng lên có ý nghĩa thống Bảng 3.4. Lượng fentanyl tiêu thụ trong mổ Nhóm I Nhóm II Đặc điểm P (n=30) (n=30) Fentanyl (mg) ̅ X ± SD 0.40±0.77 0.14±0.22
  5. D.T.T. Huong et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 290-296 *Nhận xét: Tổng liều fentanyl sử dụng trong mổ của paracetamol của nhóm I ngắn hơn nhóm II, sự khác biệt nhóm I cao hơn nhóm II, sự khác biệt có ý nghĩa thống có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. kê với p < 0,05. Thời gian yêu càu giảm đau khác ngoài Biểu đồ VAS (p< 0,05) *Nhận xét: Điểm VAS trung bình khi nghỉ ở nhóm I điểm VAS nhóm II tăng lên có xu hướng tiệm cận điểm luôn cao hơn nhóm II ở tất cả các thời điểm trong 24h VAS của nhóm I. Điểm VAS trung bình khi vận động đầu sau mổ với p < 0,05. Điểm VAS khi nghỉ của nhóm của nhóm I luôn cao hơn nhóm II ở tất cả các thời điểm II bắt đầu tăng từ thời điểm 8h sau mổ; đến 24h sau mổ, trong 24h đầu sau mổ với p < 0,05 3.3. Tác dụng không mong muốn. Nhóm I (n=30) Nhóm II (n=30) Tác dụng không mong muốn p n (%) n (%) Độ 0 24 (80,0%) 25 (83,3%) >0,05 Buồn nôn/ Nôn Độ I 4(13,3%) 4 (13,3%) Độ II, III 2 (6,7%) 1(3,3%) Ngứa 3 (10%) 2 (6,7%) >0,05 *Nhận xét: Nhóm I có tỉ lệ buồn nôn, nôn, ngứa nhiều ý nghĩa thống kê. hơn nhóm I, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Các tác dụng phụ khác như suy hô hấp, mạch Độ tuổi trung bình của hai nhóm bệnh nhân lần lượt chậm, tụt huyết áp không gặp ở cả hai nhóm. Đồng thời là 55,9 ± 14,31 và 57,1 ± 16,58 cho thấy độ tuổi của trong nghiên cứu không gặp biến chứng có thể của gây các bệnh nhân phẫu thuật tim mạch lồng ngực đa phần tê khoang cơ ngực - liên sườn như chọc vào mạch máu, nằm trong độ tuổi trung niên với các bệnh lý nền của chọc vào khoang màng phổi, sưng/tụ máu vị trí chọc tim - phổi. kim tê, ngộ độc thuốc tê. 4.2. Hiệu quả giảm đau. Ở thời điểm H0 tức thời điểm bệnh nhân đã rút ống nội 4. BÀN LUẬN khí quản, hoàn toàn tỉnh táo và chỉ được sử dụng thuốc giảm đau paracetamol theo giờ, điểm VAS trung bình 4.1. Các đặc điểm chung khi nghỉ/ vận động trung bình của nhóm II lần lượt là 2,63 ± 0,89 và 2,82 ± 0,70 thấp hơn so với nhóm I là Sự khác biệt giữa hai nhóm về đặc điểm tuổi, chiều cao, 3,26 ± 0,79 và 3,81 ± 0,65, sự khác biệt này có ý nghĩa cân nặng, BMI, giới, cũng như thời gian phẫu thuật và thống kê (p < 0,05). Điểm VAS khi nghỉ/vận động của thời gian rút ống nội khí quản của hai nhóm không có nhóm I giảm tại thời điểm H2 tương ứng với thời gian 294
  6. D.T.T. Huong et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 290-296 yêu cầu thêm thuốc giảm đau của BN nhóm I là 2,27 ± lượng sử dụng fentanyl trong 24 giờ đầu ít hơn đáng kể 1,11 giờ, trong khi đó điểm VAS khi nghỉ/vận động của ở nhóm được gây tê can thiệp trung bình là 5,0mg (4,1- nhóm II giảm tại thời điểm H8 tương ứng với thời gian 6,0) mg và nhóm chứng là 5,7mg (4,6 - 6,7) [6]. Tương yêu cầu thêm thuốc giảm đau của BN nhóm II là 5,90 tự nghiên cứu của Kumar năm 2020 cũng cho thấy việc ± 1,40 giờ. Điểm VAS khi nghỉ của nhóm II ít thay đổi giảm đáng kể nhu cầu fentanyl của nhóm can thiệp gây trong khoảng thời gian từ 1 giờ đến 8 giờ luôn ở mức tê mặt phẳng cơ ngực - liên sườn (0,82 ± 0,19 cmg/kg) dưới 3 điểm. Bắt đầu từ thời điểm 8 giờ cho đến 24 giờ và nhóm chứng (1,96 ± 0,12 mcg/kg) [7]. sau mổ, điểm VAS khi nghỉ của nhóm II tăng lên đáng kể, kết hợp với tổng thời gian phẫu thuật và thời gian 4.3. Các tác dụng không mong muốn rút ống nội khí quản trung bình của nhóm II lần lượt là Tỷ lệ buồn nôn và nôn trong 24 giờ của nhóm I là 20% 231,9 ± 61,37 phút và 18,64 ± 4,08 giờ gợi ý cho thấy nhiều hơn nhóm II là 16,6%, tuy nhiên sự khác biệt này thời điểm thuốc tê hết tác dụng trong khoản 18-24 giờ. không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Phần lớn các bệnh Nghiên cứu của Yang Zhang và cộng sự năm 2020 [5], nhân này là độ I (buồn nôn nhưng không nôn). Trong thực hiện nghiên cứu trên 108 bệnh nhân phẫu thuật tim nghiên cứu của chúng tôi sử dụng ondansetron 8mg đều có mở xương ức được chia làm 2 nhóm: Nhóm PIFB điều trị chống nôn và sau đó bệnh nhân ổn định lại. Tỷ lệ được gây tê PIFB hai bên bằng 20ml dung dịch Ropiv- nôn buồn nôn trong hai nhóm khá cao, do các bênh nhân acain và nhóm SALI được tiêm bằng 20ml nước muối. phần lớn là nữ trung niên, không hút thuốc lá, đồng thời Nghiên cứu này với mục đích khảo sát ảnh hưởng của bệnh nhân phẫu thuật tim mạch - lồng ngực đều sử dụng PIFB hai bên đối với giảm đau và phục hồi sau phẩu giảm đau opioid trong và sau mô; đây là các yếu tố gây thuật tim hở. Và kết quả nghiên cứu cũng cho thấy điểm tăng nguy cơ nôn, buôn nôn. số cơn đau NRS của nhóm PIFB thấp hơn đáng kể so Trong nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhân với nhóm SALI lúc 2, 4, 8 và 24 giờ và cũng có sự tăng nào gặp các biến chứng của gây tê như chọc vào mạch điểm số NRS rõ rệt sau 24 giờ. máu, chọc vào thần kinh, chọc vào khoang màng phổi, Mốc gây tê, loại phẫu thuật và thuốc tê sử dụng có thể nhiễm trùng vị trí tiêm. Đau vị trí tê gặp ở hai bệnh ảnh hưởng đáng kể đến thời gian kéo dài hiệu quả giảm nhân, tuy nhiên triệu chứng đau hết ngay sau tê 20 phút đau của gây tê mặt phẳng cơ ngực liên sườn. Dexa- mà không cần xử trí gì. Điều này cho thấy gây tê mặt methason là một thuốc dường như có hiệu quả kéo dài phẳng liên sườn là một kỹ thuận mới, tương đối an toàn thời gian giảm đau có thể do giảm ứ dịch quanh thần với việc thực hiện dễ dàng. Trong nghiên cứu của mình kinh, giảm hấp thu thuốc tê vào tuần hoàn bằng cách co Zhang cũng đã đưa ra kết luận rằng gây tê PIFB dường mạch, giảm xung động thần kinh và ức chế dẫn truyền như an toàn hơn gây tê mặt phẳng cơ ngang ngực - một đau vì thế được thêm cùng ropivacain trong nghiên cứu phương pháp giảm đau phẫu thuật tim mơi hiện nay với của chúng tôi. Có thể vì lý do đó, trong nghiên cứu của việc tránh chọc vào màng phổi và chọc vào mạch máu chúng tôi, thời gian giảm đau hiệu quả kéo dài và đạt thần kinh ngay trong mặt phẳng này [5]. tới 18 - 24 giờ tương đương với thời gian tác dụng trong nghiên cứu của Zhang trong khi chúng tối dùng thuốc tê có nồng độ thấp hơn và thể tích nhỏ hơn (ropivacain 5. KẾT LUẬN 0,375% - 15ml). Một số nghiên cứu gây tê mặt phẳng liên mạc sử dụng phối hợp dexamethason cũng cho thấy Gây tê mặt phẳng cơ ngực - liên sườn một liều duy nhất thời gian hiệu quả kéo dài hơn so với nhóm chứng chỉ bằng hỗn hợp ropivacain và dexamethason có hiệu quả dùng thuốc gây tê đơn thuần. Có thể đặt catheter gây tốt để giảm đau trong 18 - 24 giờ đầu sau phẫu thuật tê mặt phẳng cơ ngực - liên sườn để truyền thuốc liên tim mạch - lồng ngực có mở xương ức với ít tác dụng tục hoặc bolus theo giờ theo chương trình định sẳn để không mong muốn và hiệu quả giảm lượng opioid cần kéo dài thời gian tác dụng của thuốc, tuy nhiên cần cân dùng cho bệnh nhân trong mổ tăng khả năng dự phòng nhắc đến khả năng nhiễm trùng do vị trí gây tê gần với đau cũng như rút ống nội khí quả sớm sau phẫu thuật vị trí phẫu thuật. cho bệnh nhân. Lượng fentanyl được sử dụng trong mổ và thời gian yêu cầu thuốc giảm đau khác ngoài paracetamol trung bình của nhóm I lần lượt là 0,40 ± 0,77mg và 2,27 ± 1,11 giờ, TÀI LIỆU THAM KHẢO của nhóm II lần lượt là 0,14 ± 0,22 và 5,90 ± 1,40 giờ, [1] de Souza Brito F, Mehta RH, Lopes RD et sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều này al., Nonsteroidal Anti-Inflammatory Drugs chứng tỏ gây tê mặt phẳng cơ ngực - liên sườn có hiệu and Clinical Outcomes in Patients Undergo- quả tốt trong giảm đau trong mổ, giảm nhu cầu opioid ing Coronary Artery Bypass Surgery. Am J sử dụng trong mổ và dự phòng đau sau mổ. M.Barr Med, 2017;130(4):462-468. doi:10.1016/j.am- và cộng sự khi nghiên cứu về gây tê cục bộ khối cạnh jmed.2016.10.023 xương ức cho những bệnh nhân phẫu thuật tim cho thấy [2] Sinatra R, Causes and consequences of inad- 295
  7. D.T.T. Huong et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 290-296 equate management of acute pain. Pain Med, doi:10.1186/s12871-021-01391-w 2010;11(12):1859-1871. doi:10.1111/j.1526- [6] Barr AM, Tutungi E, Almeida AA, Paraster- 4637.2010.00983.x nal Intercostal Block With Ropivacaine for [3] Landoni G, Isella F, Greco M et al., Benefits and Pain Management After Cardiac Surgery: A risks of epidural analgesia in cardiac surgery. Br Double-Blind, Randomized, Controlled Tri- J Anaesth, 2015;115(1):25-32. doi:10.1093/bja/ al. Journal of Cardiothoracic and Vascular An- aev201 esthesia, 21(4),2007, 547–553. doi:10.1053/j. [4] de la Torre PA, García PD, Alvarez SL et jvca.2006.09.003 al., A novel ultrasound-guided block: A [7] Kumar AK, Chauhan S, Bhoi D et al., Pecto- promising alternative for breast analge- intercostal Fascial Block (PIFB) as a Novel sia. Aesthet Surg J, 2014;34(1):198-200. Technique for Postoperative Pain Management doi:10.1177/1090820X13515902 in Patients Undergoing Cardiac Surgery. J Car- [5] Zhang Y, Gong H, Zhan B et al., Effects of bilat- diothorac Vasc Anesth, 2021;35(1):116-122. eral Pecto-intercostal Fascial Block for periop- doi:10.1053/j.jvca.2020.07.074 erative pain management in patients undergoing open cardiac surgery: A prospective random- ized study. BMC Anesthesiol, 2021;21(1):175. 296
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2