Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GÂY TÊ VÙNG<br />
TRONG PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DA VÙNG MẶT<br />
Nguyễn Văn Chừng*, Nguyễn Định Phong**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Gây tê vùng trong phẫu thuật các mô mềm vùng mặt có một số ưu điểm so với gây mê toàn thể<br />
như: hồi phục nhẹ nhàng hơn, ít tác dụng phụ, giảm đau kéo dài ở giai đoạn hậu phẫu, thời gian lưu ở phòng hoi<br />
sức ngắn và chi phí thấp. So với gây tê tại chỗ thì gây tê vùng sử dụng ít thuốc tê hơn, ít gây phù nề vùng phẫu<br />
thuật, ít có nguy cơ gây biến dạng và tổn thương mô.<br />
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của gây tê vùng trong phẫu thuật điều trị ung thư da vùng mặt.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên các bệnh nhân được phẫu thuật cắt rộng tạo hình<br />
để điều trị ung thư da vùng mặt tại bệnh viện Ung Bướu TPHCM từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 4 năm 2008.<br />
Kết quả: 75 bệnh nhân 28 nam 47 nữ, tuổi trung bình là 68,1 tuổi. Với tổng cộng 190 lần phong bế, liều<br />
thuốc tê Bupivacaine 0,25% sử dụng trung bình cho mỗi bệnh nhân là 18,4mg, liều sử dụng trung bình cho<br />
một phong bế là 7,3 mg. 20 bệnh nhân (26,7%) cần phải gây tê tại chỗ thêm trong quá trình phẫu thuật, không<br />
có bệnh nhân nào phải chuyển sang gây mê nội khí quản. Thời gian mất cảm giác trung bình là 10,3 phút, thời<br />
gian phẫu thuật trung bình là 47,3 phút, thời gian phục hồi cảm giác đau trung bình là 163,2 phút. 86,7%<br />
bệnh nhân hợp tác tốt và rất tốt trong phẫu thuật, hơn 90% bệnh nhân hài lòng về phương pháp vô cảm gây tê<br />
vùng để phẫu thuật.<br />
Kết luận: Gây tê vùng có thể được sử dụng một cách an toàn, dễ thực hiện và tạo được một tình trạng huyết<br />
động ổn định trong phẫu thuật cắt rộng tạo hình để điều trị ung thư da vùng mặt.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATE THE EFFECTS OF REGIONAL ANESTHESIA<br />
IN SURGICAL TREATMENT OF FACIAL SKIN CANCER<br />
Nguyen Van Chung, Nguyen Dinh Phong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 447 - 454<br />
Introduction: Regional anesthesia for facial surgery presents several advantages over general anesthesia<br />
including smoother recovery, less side-effects, residual analgesia into the postoperative period, earlier discharge<br />
from the recovery room and reduced costs. Regional anesthesia has advantages over local anesthesia because there<br />
is less tissue swelling at the operative site, decreases the risk of distortion and damage of tissue.<br />
Objectives: to evaluate the effects of regional anesthesia in surgical treatment of facial skin cancer.<br />
Study design: Prospective, descriptive study.<br />
Subjects and methods: We analysed patients undergoing regional anesthesia for wide excision and<br />
reconstruction in treatment of facial skin cancer in Oncology Hospital from July 2007 to April 2008.<br />
Results: 75 patients were studied (28 males, 47 females); mean age was 68.1 year-old; 190 blocks were<br />
performed; mean dose of Bupivacaine 0.25% per patient was 18.4mg, mean dose per block was 7.3mg. No patient<br />
received general anesthesia but additional infiltration of local anesthetics was necessary in 20 patients (26.7%).<br />
Mean time to full sensory loss was 10.3 min; mean duration of block before recovery of pain sensory was 163.2<br />
∗<br />
<br />
Đại học Y Dược TPHCM ∗∗ Bệnh viện Ung Bướu TPHCM<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
min. Tolerance of the surgical procedure was considered as good or excellent in 65 patients (86.7%); 70 patients<br />
(93.3%) were very satisfied or satisfied with regional anesthesia for surgery.<br />
Conclusions: Technically, facial regional blocks are safe and easy to perform, they provide a stable<br />
hemodynamic during perioperative period in surgical treatment of facial skin cancer.<br />
2. Đánh giá hiệu quả giảm đau của gây tê<br />
MỞ ĐẦU<br />
vùng trong phẫu thuật điều trị ung thư da<br />
Ung thư da, chủ yếu là ung thư biểu mô loại<br />
vùng mặt.<br />
tế bào đáy và tế bào gai, là 1 trong 10 nhóm ung<br />
thư thường gặp(10). Tần xuất và tỷ lệ tử vong<br />
đang có chiều hướng gia tăng(5,9).<br />
Tại Việt Nam, ung thư da đứng vị trí thứ 8<br />
trong 10 vị trí ung thư thường gặp tại TPHCM<br />
năm 1997 cho cả 2 giới nam và nữ(10) và phẫu<br />
thuật cắt rộng tạo hình là phương pháp điều trị<br />
an toàn và hiệu quả nhất.<br />
Tại bệnh viện Ung Bướu TPHCM, phẫu<br />
thuật cắt rộng tạo hình thường được thực hiện<br />
với phương pháp vô cảm là gây mê toàn thể có<br />
đặt nội khí quản hoặc gây tê tại chỗ đối với bệnh<br />
nhân có bệnh lý tim mạch, hô hấp với một lượng<br />
thuốc tê lớn do vùng phẫu thuật thường rộng,<br />
làm thay đổi rìa diện cắt do bơm thuốc tê gây<br />
phù nề vùng mổ.<br />
Trong khi đó, gây tê vùng có một số ưu điểm<br />
so với gây mê toàn thể như: hồi phục nhẹ nhàng,<br />
ít tác dụng phụ, giảm đau kéo dài ở giai đoạn<br />
hậu phẫu, thời gian lưu ở phòng hồi sức ngắn và<br />
chi phí thấp(12).<br />
So với gây tê tại chỗ thì gây tê vùng sử dụng<br />
ít thuốc tê hơn, ít gây phù nề vùng phẫu thuật, ít<br />
có nguy cơ gây biến dạng và tổn thương mô đối<br />
với vết thương dơ, dập nát(1,4,7,13).<br />
Tại Việt Nam nói chung và bệnh viện Ung<br />
Bướu TPHCM nói riêng, chúng tôi chưa ghi<br />
nhận được nghiên cứu nào về lợi ích của gây tê<br />
vùng trong phẫu thuật các mô mềm vùng mặt.<br />
Chính vì điều đó, chúng tôi thực hiện đề tài<br />
nghiên cứu "Đánh giá hiệu quả của gây tê vùng<br />
trong phẫu thuật điều trị ung thư da vùng mặt"<br />
với mục tiêu:<br />
1. Xác định liều lượng thuốc tê sử dụng<br />
trong gây tê vùng để phẫu thuật điều trị ung thư<br />
da vùng mặt.<br />
<br />
2Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
3. Khảo sát các tai biến, biến chứng của gây<br />
tê vùng trong và sau phẫu thuật điều trị ung thư<br />
da vùng mặt.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cắt rộng<br />
tạo hình vùng mặt để điều trị ung thư da theo<br />
chương trình tại khoa Phẫu Thuật – Gây Mê Hồi<br />
Sức, bệnh viện Ung Bướu TPHCM từ tháng 7<br />
năm 2007 đến tháng 4 năm 2008.<br />
Xếp loại ASA 1,2,3.<br />
Được sự đồng ý của bệnh nhân và ký cam<br />
kết.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân không hợp tác hoặc rối loạn tâm<br />
thần.<br />
Tiền căn dị ứng thuốc tê.<br />
Nhiễm trùng nơi gây tê.<br />
Rối loạn đông máu.<br />
Bệnh nhân ung thư da đã được phẫu thuật<br />
cắt rộng tạo hình bị tái phát<br />
Bệnh nhân có tổn thương nằm trên điểm<br />
mốc để gây tê vùng.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả.<br />
Cỡ mẫu<br />
<br />
n=<br />
<br />
Z 21−α / 2 P(1 − P)<br />
d2<br />
<br />
Với khoảng tin cậy 95% ta có α = 0,05; Z =<br />
1,96; P = 0,78 (dựa vào nghiên cứu có trước trong<br />
y văn(13)); d = 0,1 (sai số cho phép).<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
n = 65,922<br />
Cỡ mẫu tối thiểu là 66 bệnh nhân.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Chuẩn bị máy móc, thuốc men và phương<br />
tiện nghiên cứu:<br />
Máy gây mê, đèn soi thanh quản, mặt nạ,<br />
ống nội khí quản, máy hút, ống hút, máy theo<br />
dõi dấu hiệu sinh tồn, ống nghe, ống chích 5ml,<br />
10ml, kim tiêm 25G…<br />
<br />
Thuốc<br />
Thuốc tê: Bupivacaine (Marcain) 0,25%,<br />
Lidocaine 1-2%.<br />
Thuốc<br />
khác:<br />
Midazolam,<br />
Fentanyl,<br />
Thiopentone, Propofol, Rocuronium, Atropine,<br />
Ephedrine, Adrenaline, Hydrocortisone…<br />
Dịch truyền: Lactat Ringer, Natri Chlorua<br />
0,9%, Glucose 5%, Gelafundin…<br />
<br />
Chuẩn bị bệnh nhân<br />
Bệnh nhân được làm các xét nghiệm tiền<br />
phẫu như: huyết đồ, nhóm máu, chức năng<br />
đông máu, đường huyết, ion đồ, chức năng gan,<br />
thận, ECG, X quang tim phổi…<br />
Bệnh nhân được khám lâm sàng và cận lâm<br />
sàng để xếp loại ASA và đánh giá những vị trí<br />
định gây tê vùng.<br />
<br />
Kỹ thuật tiến hành<br />
Trước phẫu thuật<br />
Bệnh nhân được đặt đường truyền tĩnh<br />
mạch ở tay với kim luồn 20G hoặc 18G, theo dõi<br />
và ghi nhận mạch, huyết áp, SpO2, nhịp tim,<br />
ECG từ lúc vào phòng mổ.<br />
Bệnh nhân được phẫu thuật viên đánh dấu<br />
vùng dự kiến phẫu thuật và vùng dự kiến xoay,<br />
chuyển vạt da.<br />
Dựa vào các điều trên chúng ta chọn các<br />
điểm mốc tê vùng thích hợp.<br />
Bệnh nhân được tiền mê với Midazolam<br />
0,03mg/kg và Fentanyl 1µg/kg.<br />
Sau đó bệnh nhân được sát trùng các điểm<br />
mốc cần làm tê và tiến hành gây tê vùng bằng<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bupivacaine 0,25% với thể tích từ 2 – 4ml tùy<br />
vùng gây tê(11).<br />
<br />
Cụ thể<br />
Đối với gây tê thần kinh trên ổ mắt: dùng<br />
kim 25G – 3cm, thể tích thuốc tê sử dụng là 3ml<br />
mỗi bên.<br />
Đối với gây tê thần kinh trên ròng rọc thể<br />
tích thuốc tê sử dụng là 3ml mỗi bên.<br />
Đối với gây tê thần kinh trên ổ mắt + thần<br />
kinh trên ròng rọc thể tích thuốc tê sử dụng là<br />
5ml mỗi bên.<br />
Đối với gây tê thần kinh mũi mi thể tích<br />
thuốc tê sử dụng là 2ml mỗi bên.<br />
Đối với gây tê thần kinh dưới ổ mắt thể tích<br />
thuốc tê sử dụng là 4ml mỗi bên.<br />
Đối với gây tê thần kinh cằm thể tích thuốc<br />
tê sử dụng là 2ml mỗi bên.<br />
- Ghi nhận thời gian mất cảm giác (cảm giác<br />
sờ và cảm giác đau – đánh giá cảm giác sờ bằng<br />
que gòn và cảm giác đau bằng kim đầu tù, so<br />
sánh với bên đối diện hoặc vùng da không bị<br />
mất cảm giác).<br />
Trong phẫu thuật<br />
- Bệnh nhân sẽ được đánh giá mức độ an<br />
thần theo 5 mức độ:<br />
0: Bệnh nhân thức hoàn toàn<br />
1: Mơ màng hay thiu thiu ngủ<br />
2: Ngủ nhưng dễ thức tỉnh bằng lời nói<br />
3: Ngủ sâu hơn, chỉ thức khi phải lay dậy<br />
4: Rất khó đánh thức<br />
- Bệnh nhân sẽ được đánh giá hiệu quả giảm<br />
đau của gây tê vùng khi rạch da và trong phẫu<br />
thuật bằng thang điểm đau VAS (Visual Analog<br />
Scale):<br />
0 – 2: Không đau<br />
3 – 4: Đau ít<br />
5 – 6: Đau vừa<br />
7 – 8: Đau nhiều<br />
9 – 10: Đau dữ dội<br />
Trong nghiên cứu này khi VAS > 4 chúng tôi<br />
hỗ trợ điều trị đau bằng cách thêm Midazolam<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
0,02mg/kg và Fentanyl 1µg/kg. Nếu tình trạng<br />
đau không cải thiện (VAS vẫn > 4) thì cần hỗ trợ<br />
thêm bằng gây tê tại chỗ (sử dụng Lidocaine 12%) hoặc gây mê toàn thể có đặt nội khí quản.<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Sau khi phẫu thuật<br />
Bệnh nhân được theo dõi và ghi nhận dấu<br />
hiệu sinh tồn, thời gian phục hồi cảm giác đau<br />
cũng như các tai biến, biến chứng do gây tê hoặc<br />
do phẫu thuật (nếu có).<br />
Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân về<br />
phương pháp vô cảm bằng 4 mức độ: rất hài<br />
lòng, hài lòng, ít hài lòng và không hài lòng.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Các số liệu cần thu thập được ghi nhận vào<br />
bảng thu thập số liệu.<br />
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS<br />
13.0 For Windows.<br />
Mối tương quan giữa hai biến được kiểm<br />
định bằng test χ2 hoặc test t.<br />
Giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống<br />
kê với độ tin cậy 95%.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm nhóm nghiên cứu<br />
Từ tháng 07/2007 đến tháng 04/2008 có 75<br />
bệnh nhân tại bệnh viện Ung Bướu TPHCM<br />
được gây tê vùng để phẫu thuật cắt rộng tạo<br />
hình với kết quả như sau<br />
Đặc điểm<br />
Nam / Nữ<br />
Tuổi<br />
<br />
Số trường hợp (%)<br />
28 (37,3) / 47 (62,7)<br />
68,1 ± 14,1 (25-95)*<br />
<br />
Cân nặng (kg)<br />
49,1 ± 9,0 (30-70)*<br />
Nghề nghiệp thường tiếp xúc<br />
51 (68)<br />
nhiều với ánh sáng mặt trời<br />
ASA 1 / 2 / 3<br />
21 (28) / 40 (53,3) / 14 (18,7)<br />
Kích thước bướu<br />
1,9 ± 0,9cm (0,5cm-5cm)*<br />
Giải phẫu bệnh<br />
Ung thư tế bào đáy 62 (82,7)<br />
<br />
4Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Số trường hợp (%)<br />
Ung thư tế bào gai 13 (17,3)<br />
<br />
*Trung bình (tối thiểu-tối đa)<br />
<br />
Vị trí bướu<br />
Vị trí<br />
Mũi<br />
Má<br />
Mũi-má<br />
Môi<br />
Trán<br />
Quanh ổ mắt<br />
<br />
Theo dõi, ghi nhận dấu hiệu sinh tồn trong<br />
lúc phẫu thuật cũng như ghi nhận và xử trí kịp<br />
thời các tai biến, biến chứng xảy ra (nếu có).<br />
Đánh giá mức độ hợp tác của bệnh nhân<br />
trong phẫu thuật dưới gây tê vùng bằng 4 mức<br />
độ: rất tốt, tốt, được và kém (do phẫu thuật viên<br />
đánh giá).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Số trường hợp (%)<br />
30 (40)<br />
11 (14,7)<br />
7 (9,3)<br />
13 (17,3)<br />
2 (2,7)<br />
12 (16)<br />
<br />
Một số đặc điểm về vô cảm và phẫu thuật<br />
Các kiểu phong bế và số lần phong bế<br />
TK trên TK trên TK mũi TK dưới TK Tổng<br />
ổ mắt cằm cộng<br />
ổ mắt ròng rọc mi<br />
1 bên<br />
5<br />
9<br />
24<br />
53<br />
1<br />
92<br />
2 bên<br />
5<br />
4<br />
20<br />
12<br />
8<br />
49<br />
Số lần<br />
15<br />
17<br />
64<br />
77<br />
17<br />
190<br />
Kiểu<br />
<br />
Số lần phong bế trên một bệnh nhân<br />
Số lần<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
Số TH<br />
12 (16) 31 (41,3) 17 (22,7) 12 (16) 1 (1,3) 2 (2,7)<br />
(%)<br />
<br />
Liều thuốc tê Bupivacaine 0,25% sử dụng<br />
trung bình cho mỗi bệnh nhân là 18,4 mg<br />
Liều sử dụng trung bình cho một phong bế<br />
là 7,3 mg<br />
20 bệnh nhân (26,7%) cần phải gây tê tại chỗ<br />
thêm<br />
<br />
Mức độ giảm đau trong phẫu thuật<br />
Mức độ giảm đau<br />
Không đau (VAS 0-2)<br />
Đau ít (VAS 3-4)<br />
Đau vừa (VAS 5-6)<br />
Đau nhiều (VAS 7-8)<br />
Đau dữ dội (VAS 9-10)<br />
<br />
Số trường hợp (%)<br />
37 (49,3)<br />
18 (24)<br />
15 (20)<br />
5 (6,7)<br />
0 (0)<br />
<br />
Khảo sát trên 55 trường hợp không phải hỗ<br />
trợ gây tê tại chỗ thêm<br />
- Thời gian mất cảm giác trung bình là 10,3 ±<br />
3,9 phút<br />
- Thời gian phẫu thuật trung bình là 47,3 ±<br />
20,0 phút (15-100 phút).<br />
- Thời gian phục hồi cảm giác đau trung bình<br />
là 163,2 ± 48,5 phút (90-300 phút).<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
Thay đổi huyết động học qua các giai đoạn<br />
phẫu thuật và hồi sức<br />
Thay đổi huyết động học qua các thời điểm<br />
Thời<br />
điểm<br />
T0<br />
<br />
Mạch (lần/phút) HATT (mmHg) HATTr (mmHg)<br />
80,7 ± 12,9<br />
<br />
155,1 ± 27,5<br />
<br />
84,3 ± 12,8<br />
<br />
T1<br />
<br />
77,3 ± 11,4*<br />
<br />
140,4 ± 23,4*<br />
<br />
78,8 ± 10,3*<br />
<br />
T2<br />
T3<br />
<br />
81,7 ± 11,4<br />
81,1 ± 10,7<br />
<br />
143,5 ± 23,3*<br />
140,7 ± 24,7*<br />
<br />
81,1 ± 11,3*<br />
79,7 ± 11,2*<br />
<br />
T5p<br />
<br />
79,4 ± 11,0<br />
<br />
139,1 ± 23,4*<br />
<br />
78,9 ± 10,4*<br />
<br />
T10p<br />
<br />
79,2 ± 11,1<br />
<br />
137,7 ± 24,2*<br />
<br />
78,1 ± 10,8*<br />
<br />
T15p<br />
T30p<br />
<br />
78,4 ± 11,0*<br />
78,1 ± 11,3*<br />
<br />
137,4 ± 23,5*<br />
138,9 ± 23,9*<br />
<br />
77,9 ± 10,9*<br />
79,0 ± 11,0*<br />
<br />
T1g<br />
<br />
77,9 ± 12,5*<br />
<br />
141,1 ± 23,4*<br />
<br />
78,5 ± 10,1*<br />
<br />
T2g<br />
T3g<br />
<br />
78,4 ± 11,5<br />
79,5 ± 11,0<br />
<br />
138,7 ± 22,8*<br />
144,1 ± 20,6*<br />
<br />
78,8 ± 10,6*<br />
80,1 ± 9,8*<br />
<br />
T4g<br />
<br />
74,5 ± 9,2*<br />
<br />
135,0 ± 18,0*<br />
<br />
78,2 ± 8,0*<br />
<br />
T5g<br />
<br />
71,4 ± 7,8*<br />
<br />
132,3 ± 16,5*<br />
<br />
78,1 ± 8,1*<br />
<br />
T6g<br />
<br />
73,0 ± 7,6*<br />
<br />
138,3 ± 15,4*<br />
<br />
80,6 ± 6,8*<br />
<br />
*p < 0,05 so với thời điểm T0<br />
<br />
Mức độ<br />
Rất hài lòng<br />
Hài lòng<br />
Ít hài lòng<br />
Không hài lòng<br />
<br />
Tai biến do phẫu thuật<br />
Ghi nhận 01 trường hợp có khối máu tụ lớn<br />
sau phẫu thuật và phải phẫu thuật lại để cầm<br />
máu, điểm chảy máu ghi nhận không liên quan<br />
đến gây tê vùng.<br />
Tai biến do gây tê vùng<br />
02 trường hợp phù + tím nhẹ mi trên do<br />
phong bế thần kinh trên ổ mắt.<br />
06 trường hợp phù mi trên do phong bế thần<br />
kinh mũi mi.<br />
04 trường hợp liệt vận động mắt và phục hồi<br />
khi phong bế thần kinh mũi mi hết tác dụng.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
T0: lúc vào phòng mổ<br />
<br />
Kết quả gây tê<br />
<br />
T2: ngay sau khi gây tê<br />
T3: ngay sau khi rạch da<br />
T5p: sau khi rạch da được 5 phút<br />
T10p: sau khi rạch da được 10 phút<br />
T15p: sau khi rạch da được 15 phút<br />
T30p: sau khi rạch da được 30 phút<br />
T1g: sau khi phẫu thuật được 1 giờ<br />
T2g: sau khi phẫu thuật được 2 giờ<br />
T3g: sau khi phẫu thuật được 3 giờ<br />
T4g: sau khi phẫu thuật được 4 giờ<br />
T5g: sau khi phẫu thuật được 5 giờ<br />
T6g: sau khi phẫu thuật được 6 giờ<br />
<br />
Kết quả gây tê<br />
Mức độ hợp tác của bệnh nhân<br />
Mức độ<br />
Rất tốt<br />
Tốt<br />
Được<br />
Kém<br />
<br />
Số trường hợp (%)<br />
22 (29,3)<br />
43 (57,4)<br />
10 (13,3)<br />
0 (0)<br />
<br />
Mức độ hài lòng của bệnh nhân<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Số trường hợp (%)<br />
16 (21,3)<br />
54 (72)<br />
5 (6,7)<br />
0 (0)<br />
<br />
Tai biến và biến chứng<br />
<br />
Ghi chú:<br />
T1: ngay sau tiền mê<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Qua 75 bệnh nhân trong nghiên cứu<br />
20 bệnh nhân (26,7%) gây tê vùng thất bại<br />
(cần phải gây tê tại chỗ thêm) được thống kê như<br />
sau:<br />
TK trên TK trên TK mũi TK dưới<br />
TK cằm<br />
ổ mắt ròng rọc<br />
mi<br />
ổ mắt<br />
1 bên<br />
2<br />
3<br />
4<br />
14<br />
0<br />
2 bên<br />
0<br />
0<br />
9<br />
5<br />
1<br />
Thất bại<br />
1<br />
0<br />
10<br />
19<br />
0<br />
Vị trí<br />
<br />
Trong 19 trường hợp phong bế thần kinh<br />
dưới ổ mắt thất bại có 10 trường hợp khó phân<br />
biet rõ ràng thất bại là do phong bế thần kinh<br />
mũi mi thất bại hay do phong bế thần kinh dưới<br />
ổ mắt thất bại hay do cả 2 phong bế đều thất bại<br />
vì vùng phân bố khó xác định chính xác của thần<br />
kinh nào nhất là phẫu thuật ở vùng mũi – má,<br />
do đó chúng tôi xem như là thất bại cả 2.<br />
1 bệnh nhân được gây tê vùng thần kinh trên<br />
ổ mắt thất bại liên quan đến phẫu thuật vùng mi<br />
mắt trên do diện phẫu thuật lan ra đến bờ trên<br />
phía ngoài ổ mắt.<br />
Theo Eaton JS(2), và Moore KL(8): diện ngoài<br />
mi mắt trên và cung mày được chi phối cảm giác<br />
<br />
5<br />
<br />