Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT GIẢM ĐAU<br />
BẰNG PHONG BẾ KHOANG CẠNH SỐNG ĐIỀU TRỊ<br />
CHẤN THƢƠNG NGỰC KÍN CÓ GÃY NHIỀU XƢƠNG SƢỜN<br />
Nguyễn Trường Giang*; Nguyễn Văn Nam*<br />
Nguyễn Ngọc Trung*; Lê Việt Anh*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của kỹ thuật giảm đau bằng phong bế khoang cạnh sống điều trị<br />
chấn thương ngực kín (CTNK) có gãy nhiều xương sườn. Đối tượng và phương pháp: nghiên<br />
cứu mô tả cắt ngang ở 32 bệnh nhân (BN) CTNK, có gãy nhiều sườn được thực hiện kỹ thuật<br />
bơm liên tục marcain qua catheter vào khoang cạnh sống ngực tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực<br />
- Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 12 - 2013 đến 10 - 2014. Kết quả: tuổi trung bình<br />
49, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông. Số lượng xương sườn gãy nhiều nhất từ 3 - 5<br />
(75%). Tổn thương hay gặp nhất là tràn máu khoang màng phổi (46,9%). Vị trí đặt catheter chủ<br />
yếu là D5 (62,5%). Hiệu quả giảm đau thể hiện rõ rệt khi đánh giá theo thang điểm VAS (4,31 ±<br />
0,53 điểm khi nghỉ, 5,21 ± 0,6 điểm khi ho sau bơm thuốc 30 phút và 3,31 ± 0,47 khi nghỉ, 4,31<br />
± 0,47 điểm sau bơm thuốc 3 giờ). Kỹ thuật không có tai biến, biến chứng. Kết luận: kỹ thuật<br />
giảm đau cạnh sống là phương pháp giảm đau an toàn, có hiệu quả.<br />
* Từ khóa: Chấn thương ngực kín; Phong bế khoang cạnh sống.<br />
<br />
Evaluation of Eficacy of Paravertebral Block Analgesia in Closed<br />
Chest Trauma Patients with Multi-Rib Fracture<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the results of paravertebral block analgesia in closed chest trauma<br />
patients with multi-rib fracture. Materials and methods: Cross-sectional descriptive study on<br />
32 cases of paravertebral block analgesia in closed chest trauma with multi-rib fracture at 103<br />
Hospital from 12 - 2013 to 10 - 2014. Results: Mean age was 49, the most of reason were traffic<br />
accidents and falls. The number of rib fractures at most from 3 to 5 ribs (75%). The most<br />
common injury were pneumothorax (46.9%). The position of catheter was D5 (62.5%). The<br />
analgesic effects depended the VAS score (4.31 ± 0.53 at rest and 5.21 ± 0.6 during coughing<br />
of 30 minutes after the initial injection; 3.31 ± 0.47 at rest and 4.31 ± 0.47 during coughing of<br />
3 hours after the initial injection). There were not accidents and complications. Conclusion:<br />
The paravertebral block analgesia is a safe and effective method with low accidents and<br />
complications.<br />
* Key words: Closed chest trauma; Paravertebral block analgesia.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Nam (namb12@yahoo.com.vn)<br />
Ngày nhận bài: 17/12/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/01/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 26/01/2015<br />
<br />
140<br />
<br />
Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đau là nguyên nhân của các rối loạn<br />
sinh lý trong hầu hết BN bị CTNK. Mức độ<br />
đau tăng lên khi có tổn thương gãy nhiều<br />
xương sườn, làm cho BN không thể thở<br />
sâu, ho khạc dẫn đến tăng tiết và ùn tắc<br />
đờm dãi, làm giảm thông khí phổi, kích<br />
thích có thể gây di lệch ổ gãy xương<br />
sườn thứ phát, ảnh hưởng đến kết quả<br />
điều trị. Do vậy, giảm đau hiệu quả là một<br />
vấn đề cơ bản trong điều trị CTNK.<br />
Có nhiều phương pháp giảm đau trong<br />
điều trị CTNK: giảm đau trong màng phổi<br />
(Interpleural analgesia), phong bế thần<br />
kinh liên sườn (Intercostal nerve block),<br />
tê ngoài bao cứng (Epidural analgesia),<br />
phong bế khoang cạnh sống ngực<br />
(Paravertebral block analgesia) và giảm<br />
đau toàn thân bằng chế phẩm opioid<br />
(Systemic opioids). Mỗi một phương pháp<br />
đều có ưu và nhược điểm.<br />
Giảm đau bằng phong bế khoang cạnh<br />
sống ngực được Eason và Wyatt [5] sử<br />
dụng lần đầu tiên vào năm 1979 trong<br />
điều trị chấn thương ngực có gãy nhiều<br />
sườn, sau đó, một số tác giả trên thế giới<br />
nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật này và<br />
đánh giá đây là phương pháp giảm đau lý<br />
tưởng với BN chấn thương ngực. Đây là<br />
kỹ thuật an toàn, dễ thực hiện, duy trì<br />
giảm đau hiệu quả trong thời gian dài.<br />
Tuy nhiên, kỹ thuật này ở Việt Nam còn ít<br />
được áp dụng và chưa được nghiên cứu,<br />
đánh giá một cách có hệ thống.<br />
Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài<br />
này nhằm mục đích: Đánh giá hiệu quả<br />
giảm đau của kỹ thuật phong bế khoang<br />
cạnh sống điều trị CTNK có gãy nhiều<br />
xương sườn.<br />
<br />
141<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
32 BN CTNK, gãy ≥ 3 xương sườn,<br />
điều trị tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ<br />
tháng 12 - 2013 đến 10 - 2014.<br />
Tất cả BN không có chấn thương sọ<br />
não kết hợp, được xử lý các tổn thương<br />
kết hợp khác, huyết động ổn định, không<br />
có thông khí nhân tạo và không có chống<br />
chỉ định dùng thuốc gây tê.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Chuẩn bị:<br />
- Giải thích cho BN biết về kỹ thuật và<br />
các bước tiến hành.<br />
- Tư thế BN: ngồi có đỡ ở trước ngực<br />
hoặc nằm nghiêng về bên lành.<br />
- Đặt đường truyền tĩnh mạch, theo dõi<br />
điện tim, SpO2, mạch, huyết áp.<br />
- Dụng cụ: bộ kim Perifix, săng gạc vô<br />
trùng, bơm tiêm điện, thuốc tê...<br />
* Quy trình thủ thuật:<br />
Sử dụng kỹ thuật giảm sức cản đột ngột.<br />
- Vị trí chọc kim: dưới 2 đốt sống so<br />
với xương sườn gãy cao nhất, hoặc giữa<br />
xương sườn gãy cao nhất và thấp nhất,<br />
cách gai sau đốt sống 2 - 2,5 cm.<br />
- Gây tê tại vị trí chọc kim.<br />
- Chọc kim Perifix vuông góc với mặt<br />
da, đưa kim cho đến khi chạm mỏm ngang<br />
đốt sống.<br />
- Tháo nòng kim, lắp bơm tiêm khí, sau<br />
đó chuyển nhẹ hướng kim trườn qua bờ<br />
<br />
Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015<br />
trên của mỏm ngang đốt sống cho đến khi<br />
thấy giảm đột ngột lực cản khí trong bơm<br />
tiêm. Khi đó chứng tỏ kim đã đi qua dây<br />
chằng liên mỏm ngang vào khoang cạnh<br />
sống.<br />
- Đưa catheter qua kim Perifix vào khoang<br />
cạnh sống, chiều dài catheter nằm trong<br />
khoang khoảng 2 - 3 cm. Cố định catheter<br />
bằng opsite. Kiểm tra bằng hút từ catheter<br />
cảm giác lực âm tính là được.<br />
- Chuyển BN sang tư thế nằm ngửa.<br />
- Bơm thuốc:<br />
+ Bơm chậm trong 3 phút marcain 0,25%<br />
liều 0,5 - 1 mg/kg. Theo dõi mạch, huyết<br />
áp mỗi 5 phút trong 30 phút sau tiêm.<br />
+ Thiết lập liệu trình bơm liên tục marcain<br />
0,125% liều 0,1 ml/kg/giờ.<br />
+ Liều bơm thuốc có thể tăng thêm<br />
1 - 2 ml/giờ mỗi lần đánh giá, với liều tối<br />
đa 0,2 ml/kg/giờ nếu đánh giá điểm VAS<br />
> 4 khi BN ho hoặc BN cần giảm đau hơn.<br />
Có thể tăng thêm 3 - 4 ml marcain 0,125%.<br />
* Đánh giá hiệu quả giảm đau:<br />
- Đánh giá mức độ đau theo thang<br />
điểm VAS (Visual Analog Scale).<br />
- Đánh giá và so sánh mức độ đau tại<br />
các thời điểm:<br />
+ To: trước đặt catheter.<br />
+ T1: sau đặt và bơm thuốc 30 phút.<br />
+ T2: sau đặt và bơm thuốc 3 giờ.<br />
+ T3: sau đặt và bơm thuốc 24 giờ.<br />
+ T4: sau đặt và bơm thuốc 72 giờ.<br />
- Đánh giá sự cải thiện chức năng tuần<br />
hoàn, hô hấp: mạch, huyết áp; chức năng<br />
hô hấp: tần số thở, SpO 2, FVC, FEV1,<br />
Tiffneau.<br />
<br />
142<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm nhóm BN.<br />
- Phân bố tuổi: từ 30 - 83 tuổi, tuổi<br />
trung bình 49,34 ± 10,08, lứa tuổi hay gặp<br />
nhất từ 40 - 60. Nguyễn Trung Thành [3]<br />
thực hiện kỹ thuật này cho BN CTNK có<br />
tuổi cao nhất 90.<br />
- Phân bố giới: nam 26 BN (81,3%), nữ<br />
6 BN (18,7%), tỷ lệ nam/nữ 26/6.<br />
- Nguyên nhân: đa số là do tai nạn<br />
giao thông (56,3%).<br />
Bảng 1: Đặc điểm tổn thương xương<br />
sườn và khoang màng phổi.<br />
®Æc ®iÓm tæn th-¬ng<br />
Số xương<br />
sườn gãy<br />
<br />
Khoang<br />
màng phổi<br />
<br />
n (%) (n = 32)<br />
<br />
3-5<br />
<br />
24 (75%)<br />
<br />
6-8<br />
<br />
8 (25%)<br />
<br />
Tràn máu khoang<br />
màng phổi<br />
<br />
15 (46,9%)<br />
<br />
Tràn khí khoang<br />
màng phổi<br />
<br />
3 (9,4%)<br />
<br />
Tràn máu + tràn khí<br />
khoang màng phổi<br />
<br />
14 (43,7%)<br />
<br />
- 75% BN bị gãy 3 - 5 xương sườn.<br />
- Tổn thương khoang màng phổi chủ<br />
yếu là tràn máu khoang màng phổi (46,9%)<br />
và tràn máu, tràn khí khoang màng phổi<br />
(43,7%).<br />
Số lượng xương sườn gãy càng nhiều,<br />
mức độ đau càng nặng và cần phải giảm<br />
đau tốt. Chúng tôi không chỉ định kỹ thuật<br />
cho BN CTNK có gãy < 3 xương sườn,<br />
vì mức độ đau đớn nhẹ, có thể giảm đau<br />
bằng các thuốc giảm đau toàn thân theo<br />
đường uống và tiêm thông thường. Chỉ<br />
định này của chúng tôi phù hợp với một<br />
số tác giả khác [3, 5, 9].<br />
<br />
Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015<br />
Như vậy, kỹ thuật phong bế khoang<br />
cạnh sống để giảm đau là kỹ thuật có thể<br />
áp dụng trong tất cả trường hợp CTNK ở<br />
mọi lứa tuổi, cả hai giới, khi có gãy ≥ 3<br />
xương sườn và điểm đau VAS ≥ 6.<br />
2. Vị trí chọc kim và đặt catheter.<br />
D3: 1 BN (3,1%): D4: 1 BN (3,1%); D5:<br />
20 BN (62,5%); D6: 7 BN (21,8%); D7: 1<br />
BN (3,1%): D8: 2 BN (6,4%).<br />
Chúng tôi xác định vị trí đặt catheter<br />
theo đúng quy trình kỹ thuật, vị trí D5<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (62,5%) và đặt thành<br />
công catheter vào khoang cạnh sống ở<br />
100% trường hợp. Nguyễn Trung Thành<br />
[3] gặp nhiều tại vị trí từ D4, D5 và D6,<br />
<br />
1 trường hợp thất bại không đặt được<br />
catheter.<br />
Việc đặt catheter theo đúng quy trình<br />
kỹ thuật, liên quan đến vị trí xương sườn<br />
gãy. Ở vị trí này, khi bơm thuốc qua<br />
catheter sẽ đạt hiệu quả tối ưu để phong<br />
bế các dây thần kinh liên sườn đi qua<br />
khoang cạnh sống đến chi phối cảm giác<br />
tại các ổ gãy xương. Do vậy, vị trí đặt<br />
catheter có liên quan đến hiệu quả giảm<br />
đau. Chúng tôi không gặp trường hợp<br />
nào thất bại không đặt được catheter vào<br />
khoang cạnh sống vì luôn tuân thủ chặt<br />
chẽ đúng quy trình kỹ thuật.<br />
<br />
3. Hiệu quả giảm đau cạnh sống.<br />
Bảng 2:<br />
CHỈ TIÊU<br />
<br />
To<br />
<br />
T1<br />
<br />
T2<br />
<br />
T3<br />
<br />
T4<br />
<br />
90,65 ± 2,71<br />
<br />
89,21 ± 2,83<br />
<br />
86,62 ± 3<br />
<br />
82,18 ± 2,88<br />
<br />
79,34 ± 2,94<br />
<br />
137,03 ±<br />
9,05<br />
<br />
133,59 ± 8,15<br />
<br />
127,96 ± 9,05<br />
<br />
124,21 ±<br />
8,24<br />
<br />
120,62 ± 8,86<br />
<br />
Tần số thở<br />
<br />
26,84 ± 2,51<br />
<br />
25,84 ± 2,32<br />
<br />
24,40 ± 2,25<br />
<br />
21,93 ± 1,98<br />
<br />
20,40 ± 1,58<br />
<br />
SpO2<br />
<br />
89,68 ± 2,34<br />
<br />
91,40 ± 1,96<br />
<br />
93,59 ± 1,84<br />
<br />
97,12 ± 2,05<br />
<br />
98,34 ± 1,33<br />
<br />
FVC<br />
<br />
62,37 ± 5,17<br />
<br />
64,15 ± 4,71<br />
<br />
66,62 ± 3,88<br />
<br />
76,03 ± 3,21<br />
<br />
81,75 ± 2,63<br />
<br />
FEV1<br />
<br />
62,59 ± 5,51<br />
<br />
64,75 ± 4,27<br />
<br />
67,50 ± 3,67<br />
<br />
74,71 ± 3,32<br />
<br />
78,40 ± 3,25<br />
<br />
Tiffneau<br />
<br />
100 ± 12<br />
<br />
99 ± 9<br />
<br />
98 ± 7<br />
<br />
101 ± 4<br />
<br />
104 ± 5<br />
<br />
VAS<br />
<br />
6,87 ± 1,03<br />
<br />
4,31 ± 0,53<br />
<br />
3,31 ± 0,47<br />
<br />
1,53 ± 0,50<br />
<br />
0,59 ± 0,49<br />
<br />
VAS khi ho<br />
<br />
7,68 ± 0,64<br />
<br />
5,21 ± 0,60<br />
<br />
4,31 ± 0,47<br />
<br />
2,34 ± 0,54<br />
<br />
0,71 ± 0,58<br />
<br />
Mạch<br />
Huyết áp<br />
<br />
Chức năng<br />
hô hấp<br />
<br />
Mạch, huyết áp, tần số thở ổn định dần theo thời gian sau bơm thuốc.<br />
- FVC, FEV1, SpO2 cải thiện dần theo thời gian sau bơm thuốc. Kết quả của chúng<br />
tôi phù hợp với Nguyễn Trung Thành [3]. Theo Karmakar [9], chức năng hô hấp cải<br />
thiện sau khi thực hiện kỹ thuật: tần số thở giảm có ý nghĩa với p < 0,0001 và tăng<br />
FVC (p = 0,007), SpO2 (p = 0,01) và duy trì cho đến ngày thứ 4. Suy hô hấp, suy tuần<br />
hoàn là hai rối loạn sinh lý bệnh hay gặp nhất trong CTNK, đau do gãy xương sườn là<br />
yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến hai rối loạn trên. Do vậy, khi được giảm đau hiệu quả,<br />
các rối loạn trên sẽ giảm dần.<br />
<br />
143<br />
<br />
Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015<br />
Như vậy, hiệu quả giảm đau đã giúp cải<br />
thiện chức năng tuần hoàn và hô hấp cho BN<br />
CTNK có gãy nhiều xương sườn, làm cho quá<br />
trình phục hồi nhanh hơn.<br />
- Điểm VAS khi nghỉ và khi ho đều giảm dần<br />
theo thời gian sau bơm thuốc.<br />
Kết quả của chúng tôi cho thấy hiệu quả<br />
giảm đau được thể hiện rõ rệt ngay sau khi<br />
tiến hành làm thủ thuật và tại các thời điểm<br />
nghiên cứu. Hầu hết các chỉ tiêu nghiên cứu<br />
đều thay đổi. Điểm VAS khi nghỉ và khi ho<br />
trước khi tiến hành thủ thuật (To) là 6,87 ±<br />
1,03 và 7,68 ± 0,64, nhưng giảm ngay sau khi<br />
bơm thuốc (T1) là 4,31 ± 0,53 khi nghỉ và 5,21<br />
± 0,6<br />
khi ho, càng giảm dần tại các thời<br />
điểm nghiên cứu sau đó. Kết quả này cũng<br />
tương tự nghiên cứu của Davies R.G [4] và<br />
Nguyễn Trung Thành [3]. Tuy nhiên, theo Fibla<br />
J.J [6], điểm VAS thấp nhất ở thời điểm ngay<br />
sau khi làm kỹ thuật, tức là giảm đau tức thì<br />
ngay sau khi bơm thuốc. Mặc dù thời điểm BN<br />
cảm thấy mức độ đau giảm được các tác giả<br />
công bố khác nhau, nhưng đều có điểm<br />
chung là điểm VAS đều giảm sau 30 được<br />
phong bế thuốc tê.<br />
Như vậy, kỹ thuật phong bế khoang cạnh<br />
sống có hiệu quả giảm đau tức thì ngay sau<br />
khi bơm thuốc hoặc sau bơm 30 phút, mức độ<br />
đau được giảm dần theo thời gian do liều duy<br />
trì của thuốc.<br />
4. Tai biến và biến chứng.<br />
Tai biến của kỹ thuật được một số tác giả<br />
ghi nhận. Lonnqvist nghiên cứu trên 367 BN<br />
và gặp các tai biến như tụt huyết<br />
<br />
144<br />
<br />
áp (4,6%), chọc vào mạch máu (3,8%),<br />
chọc vào khoang màng phổi (1,1%) và tràn<br />
khí màng phổi (0,5%). Một số tác giả chọc kim<br />
và tiêm thuốc vào khoang ngoài bao cứng<br />
hoặc thuốc lan sang ngoài bao cứng khi tiêm<br />
số lượng lớn (> 25 ml)<br />
[2, 6, 9].<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không<br />
gặp trường hợp nào bị tai biến hay biến<br />
chứng. Mặc dù số lượng BN còn ít, nhưng<br />
nếu tuân thủ chặt chẽ đúng quy trình kỹ thuật<br />
sẽ hạn chế tối đa các tai biến có thể gặp, điều<br />
này có thể khẳng định đây là một kỹ thuật an<br />
toàn.<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật giảm đau<br />
bằng phong bế khoang cạnh sống ngực điều<br />
trị CTNK có gãy nhiều xương sườn, chúng tôi<br />
rút ra một số kết luận:<br />
Giảm đau bằng phong bế khoang cạnh<br />
sống ngực có thể chỉ định trong điều trị CTNK<br />
có gãy nhiều xương sườn. Sử dụng kỹ thuật<br />
giảm sức cản đột ngột với bộ kim Perifix, vị trí<br />
đặt catheter thông thường ngang mức D5, D6.<br />
Hiệu quả giảm đau rõ rệt (điểm VAS ngay sau<br />
khi làm thủ thuật: 4,31 ± 0,53 khi nghỉ và 5,21<br />
± 0,6 khi ho, tương ứng sau bơm thuốc<br />
3 giờ là 3,31 ± 0,47 và 4,31 ± 0,47),<br />
cải thiện được chức năng tuần hoàn,<br />
hô hấp (mạch, huyết áp, tần số thở đều ổn<br />
định dần, FVC, FEV1, Tiffneau tăng lên theo<br />
thời gian). Giảm đau bằng phong bế khoang<br />
cạnh sống ngực là phương pháp an toàn, dễ<br />
thực hiện.<br />
<br />