Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH CẢNH TRONG<br />
DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM<br />
Nguyễn Thị Thanh Trúc*, Phan Tôn Ngọc Vũ**, Nguyễn Thị Thanh***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu - Mục tiêu: Kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch trung tâm dưới hướng dẫn siêu âm có nhiều ưu thế so<br />
với kỹ thuật dựa trên mốc giải phẫu. Kỹ thuật này hoàn toàn có thể thực hiện bởi một bác sĩ được huấn luyện, tuy<br />
nhiên vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của kỹ thuật đặt catheter tĩnh<br />
mạch cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân có chỉ định đặt<br />
đường truyền tĩnh mạch cảnh trong trước các phẫu thuật chương trình tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố<br />
Hồ Chí Minh. Người thực hiện là một bác sĩ nội trú năm ba sau khi được huấn luyện. Kỹ thuật đặt catheter tĩnh<br />
mạch cảnh trong được thực hiện với siêu âm động và đi kim ngoài mặt phẳng đầu dò. Ghi nhận các đặc điểm của<br />
kỹ thuật, tỷ lệ thành công và tai biến.<br />
Kết quả: Có 70 bệnh nhân tham gia nghiên cứu được đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong từ 10/2014 đến<br />
4/2015. Tỷ lệ thành công 98,6%; tai biến 2,8%. Một trường hợp thất bại do khối máu tụ dưới da mà thay đổi cấu<br />
trúc giải phẫu. Tỷ lệ thành công trong lần đi kim đầu 84,1%. Số lần đi kim trung bình 1,2; thời gian thực hiện<br />
trung bình 4,5 phút. Phần lớn trường hợp, tĩnh mạch cảnh trong bên phải nằm hoàn toàn bên ngoài so với động<br />
mạch cảnh chung.<br />
Kết luận: Kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm khi người thực hiện có ít kinh<br />
nghiệm cho tỷ lệ thành công cao và tai biến thấp.<br />
Từ khóa: đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm.<br />
ABSTRACT<br />
THE EFFECTIVENESS OF REAL-TIME ULTRASOUND-GUIDED CATHETERIZATION OF THE<br />
INTERNAL JUGULAR VEIN<br />
Nguyen Thi Thanh Truc, Phan Ton Ngoc Vu, Nguyen Thi Thanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 –Supplement of No 1 - 2016: 246 - 252<br />
<br />
Background - Objective: Central venous catheterization with ultrasound-guided shows many advantages<br />
compare with traditional procedure. This procedure with ultrasound absolutely can be done by a doctor after<br />
training but not easy to broadly applied. This study aims to evaluate the effectiveness of real-time ultrasound-<br />
guided catheterization of the internal jugular vein.<br />
Methods: Cross-sectional study in patients who indicated for central line before elective surgeries at<br />
University Medical Centre Ho Chi Minh City. The operator was a third year resident of anesthesiology after<br />
training. The technique was with real-time ultrasound and out of plane access. We analysed the incidence of<br />
successes, complications and properties of the technique.<br />
Results: There were 70 patients in our study from 10/2014 to 4/2015. Success rate was 98.6%; 2.8%<br />
complications. A case with anatomic changing due to hematoma was fail to cannulation. First attempt success rate<br />
<br />
* BM Gây Mê Hồi Sức ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh<br />
** Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh Cơ Sở 1 *** Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: Ths BS Nguyễn Thị Thanh Trúc ĐT: 0984135416 Email: thanhtruc5416@gmail.com<br />
<br />
246 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
was 84.1%. The mean number of needle puncture was 1.2 and the mean time is 4.5 minutes. In most cases,<br />
internal jugular veins were completely outside the common carotid arteries in right side.<br />
Conclusion: Central venous catheterization with real-time ultrasound is an effective technique with high<br />
success rate and low complication rate especially in less experience operators.<br />
Key word: Central venous catheterization with real-time ultrasound<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ cứu đã được thông qua Hội đồng duyệt đề<br />
cương, Hội đồng Y đức của Đại học Y dược<br />
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm là thủ TP.HCM và được sự đồng ý của các bệnh nhân.<br />
thuật thường được thực hiện ở khoa Gây mê<br />
Hồi sức. Mỗi năm có khoảng 5 triệu lượt đặt Đối tượng<br />
catheter tĩnh mạch trung tâm ở Mỹ với tỷ lệ tai Dân số nghiên cứu là các trường hợp có chỉ<br />
biến xấp xỉ 12%(5). Tĩnh mạch cảnh trong thường định đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong. Dân số<br />
là vị trí được lựa chọn để đặt catheter tĩnh mạch chọn mẫu là các trường hợp có chỉ định đặt<br />
trung tâm ở bệnh nhân có chỉ định. Trước đây, catheter tĩnh mạch trung tâm trước các phẫu<br />
việc đặt catheter được thực hiện thông qua việc thuật chương trình.<br />
xác định các mốc giải phẫu ngoài da và sự cảm Tiêu chuẩn loại trừ<br />
nhận mạch đập. Tuy nhiên, phương pháp này Bệnh nhân đang trong tình trạng: Sốc giảm<br />
phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người thể tích, sốc nhiễm trùng, rối loạn đông máu<br />
thực hiện và giải phẫu học của từng bệnh nhân. (xét nghiệm trước phẫu thuật có INR > 1,5 hoặc<br />
Gần đây, việc ứng dụng siêu âm vào kỹ thuật đếm tiểu cầu < 150 000/mcL).<br />
đặt catheter tĩnh mạch trung tâm đã giúp cải<br />
thiện tỷ lệ thành công, giảm thời gian thực hiện<br />
Cỡ mẫu<br />
và giảm biến chứng đặc biệt khi người thực hiện Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng<br />
thiếu kinh nghiệm(4). Việc đặt catheter tĩnh mạch tỷ lệ: n Z12 /2 P(1 P) / d 2<br />
trung tâm dưới hướng dẫn siêu âm có thể được<br />
Dựa vào tỷ lệ thành công trong nghiên cứu<br />
thực hiện bởi một bác sĩ gây mê hồi sức sau khi<br />
của Dodge KL, chọn P = 90,5%; sai số mong<br />
được huấn luyện. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc<br />
muốn d = 0,1; α = 0,05 có cỡ mẫu tương đương<br />
ứng dụng siêu âm để tiếp cận mạch máu trung<br />
35 bệnh nhân.<br />
tâm còn khá mới và để phổ biến rộng cần thêm<br />
Nhân lực thực hiện nghiên cứu<br />
nhiều nghiên cứu về hiệu quả và tính an toàn<br />
của phương pháp này. Vì vậy chúng tôi thực Bệnh nhân được chỉ định đặt cathter tĩnh<br />
hiện nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của kỹ mạch trung tâm bởi bác sĩ gây mê chính và<br />
thuật đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong dưới nghiên cứu viên chính trực tiếp đặt catheter.<br />
hướng dẫn của siêu âm. Thủ thuật được tiến hành dưới sự giám sát của<br />
bác sĩ gây mê chính. Người thực hiện đã có<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
chứng chỉ về siêu âm trong gây mê hồi sức, và<br />
Xác định tỷ lệ thực hiện thành công và tỷ đã thực hiện thành công 25 trường hợp đặt<br />
lệ tai biến của kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch catheter tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng dẫn<br />
cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm. siêu âm.<br />
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU Dụng cụ<br />
Phương pháp Máy siêu âm GE Venue 40, dầu dò mạch<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thực hiện tại máu 7,5 MHz, gel siêu âm, bao đầu dò vô khuẩn<br />
bệnh viện Đại học Y dược Cơ sở 1- TP.HCM từ (bao camera nội soi), bộ kit đặt catheter tĩnh<br />
tháng 10/2014 đến 4/2015. Khi thực hiện nghiên mạch trung tâm Centra-Line Double Lumen.<br />
<br />
<br />
Phẫu Thuật Lồng Ngực – Tim – Mạch Máu 247<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
Các bước thực hiện hành cấy máu trung ương, máu ngoại biên và<br />
Bệnh nhân được gây mê toàn diện kiểm soát đầu catheter. Ghi nhận thời gian lưu catheter.<br />
đường thở bằng nội khí quản, thở máy áp lực Thủ thuật được bác sĩ gây mê chính giám sát<br />
dương chế độ kiểm soát thể tích với thể tích khí và quyết định ngưng thủ thuật, thay đổi người<br />
lưu thông 6 - 8 ml/kg, tần số từ 10 - 14 lần/phút. thực hiện hoặc thay đổi vị trí đặt catheter nếu<br />
Bệnh nhân nằm ngửa, không kê gối, đầu thấp thấy bệnh nhân có nguy cơ tai biến sau nhiều<br />
chân cao từ 100 đến 250 (nằm đầu bằng nếu có lần đi kim hoặc hình ảnh mạch máu vùng cổ<br />
chống chỉ định), đầu xoay nhẹ về bên đối diện thay đổi so với ban đầu. Lúc này thủ thuật được<br />
với bên dự định đặt catheter. Dùng siêu âm đánh giá là thất bại.<br />
kiểm tra tình trạng động tĩnh mạch vùng cổ. Phương pháp phân tích xử lý số liệu<br />
Xác định vị trí đỉnh tam giác Sedillot được Định nghĩa biến số:<br />
tạo thành bởi xương đòn và hai bó của cơ ức<br />
Thành công: Có máu đỏ thẫm rút ngược dễ<br />
đòn chũm. Đầu dò siêu âm được đặt 900 vuông<br />
dàng qua tất cả các nòng của catheter sau khi<br />
góc mặt da, trục dài đầu dò vuông góc mạch<br />
đặt và không có các tiêu chuẩn thất bại đã nêu.<br />
máu. Trung điểm của đầu dò đặt vào đỉnh tam<br />
Số lần đi kim: Số lần kim qua da và tiếp cận<br />
giác Sedillot và ghi nhận đường kính tĩnh mạch<br />
mạch máu. Thời gian thực hiện: Tính từ lúc kim<br />
cảnh trong, khoảng cách da - tĩnh mạch cảnh<br />
qua da đến khi luồn xong catheter. Khoảng cách<br />
trong, liên quan giải phẫu giữa tĩnh mạch cảnh<br />
da-tĩnh mạch cảnh trong: Khoảng cách từ da<br />
trong và động mạch cảnh chung. Các thông số<br />
đến điểm cao nhất của thành tĩnh mạch cảnh<br />
đều được ghi nhận ở thì thở ra.<br />
trong trên hình ảnh siêu âm. Đường kính tĩnh<br />
Trong quá trình thực hiện đầu dò siêu âm mạch cảnh trong: Khoảng cách lớn nhất theo<br />
được giữ vô khuẩn bằng bao camera nội soi. Thủ phương ngang giữa 2 thành tĩnh mạch cảnh<br />
thuật được thực hiện dưới hình ảnh trục ngắn trong. Liên quan giải phẫu giữa động mạch<br />
của tĩnh mạch cảnh trong. Kim được đẩy trong cảnh chung và tĩnh mạch cảnh trong: tĩnh mạch<br />
mặt phẳng vuông góc với trục dọc của đầu dò, và nằm hoàn toàn phía ngoài, nằm chồng lên một<br />
tạo với da một góc 300- 450. Hình ảnh đầu kim phần, nằm chồng lên hoàn toàn, hoàn toàn nằm<br />
trong lòng tĩnh mạch mạch trên siêu âm và rút phía trong, nằm phía sau. Chọc vào động mạch:<br />
ngược có máu đỏ thẫm không đập theo nhịp Khi có hình ảnh đầu kim nằm trong lòng động<br />
mạch xác định kim đã vào lòng tĩnh mạch. mạch hoặc có máu đỏ tươi phụt ngược vào ống<br />
Chụp X-quang ngực thẳng kiểm tra sau khi chích theo nhịp mạch. Tràn khí màng phổi: Hút<br />
đặt catheter để xác định vị trí đầu tận catheter ra khí khi đi kim, hình ảnh tràn khí trên phim X-<br />
và các biến chứng tràn khí tràn máu màng phổi. quang. Chảy máu-tụ máu dưới da: Có khối<br />
Bệnh nhân được sử dụng kháng sinh dự phồng ở vùng da vừa chích đường kính lớn hơn<br />
phòng hoặc điều trị theo loại phẫu thuật. hoặc bằng 3 centimet. Nhiễm trùng có liên<br />
Khi kết thúc phẫu thuật, bệnh nhân được quan catheter: Có triệu chứng nhiễm trùng toàn<br />
theo dõi các dấu hiệu tai biến do đặt catheter thân hoặc tại chỗ và cấy đầu catheter dương<br />
tĩnh mạch cảnh trong qua dấu hiệu lâm sàng tính và cấy máu dương tính với cùng tác nhân.<br />
(đau ngực, khó thở, khối phồng vùng cổ). Xử lý số liệu<br />
Nếu có nghi ngờ nhiễm trùng liên quan Biến số định tính sẽ được trình bày dưới<br />
catheter (dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ hoặc sốt, dạng tỷ lệ phần trăm. Biến số định lượng sẽ<br />
bạch cầu tăng, CRP (C-reactive protein) tăng được trình bày dưới dạng số trung bình và độ<br />
loại trừ nhiễm trùng từ các nguồn khác); tiến lệch chuẩn nếu là phân phối chuẩn; trình bày<br />
dưới dạng trung vị, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất<br />
<br />
<br />
248 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nếu không phải phân phối chuẩn. Các số trung Thời gian thực hiện<br />
bình được so sánh bằng phép kiểm t (t-Test), các Trung bình 4,5 phút (Ít nhất 2 phút, nhiều<br />
tỷ lệ sẽ được so sánh bằng phép kiểm bình nhất 25 phút).<br />
phương (chi-square). Số liệu thu thập được xử<br />
Đặc điểm về tĩnh mạch cảnh trong bên<br />
lý bằng máy vi tính với phần mềm EXCEL 2007<br />
và STATA 12. phải<br />
Bảng 1: Đặc điểm về tĩnh mạch cảnh trong bên phải<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Độ lệch<br />
Đặc điểm Trung bình<br />
Từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015 tại bệnh chuẩn<br />
Khoảng cách da-TMCT(mm) 9,5 1,9<br />
viện Đại học Y dược Cơ Sở 1, chúng tôi đã tiến<br />
Đường kính TMCT (mm) 14,2 3,9<br />
hành thực hiện 70 trường hợp đặt catheter tĩnh<br />
mạch cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm. Kết Bảng 2: Tỷ lệ bệnh nhân theo liên quan giải phẫu<br />
quả thu thập và phân tích như sau: giữa TMCT và ĐMCC<br />
Số Phần<br />
Đặc điểm bệnh nhân Liên quan giải phẫu TMCT-ĐMCC<br />
lượng trăm<br />
Giới: nam chiếm 58,6% Hoàn toàn phía ngoài ĐM 36 51,5<br />
Chồng lên một phần ĐM phía ngoài 33 47,1<br />
Tuổi: trung bình 53,1 ± 13,5 (thấp nhất 18,<br />
Chồng lên một phần ĐM phía trong 0 0<br />
cao nhất 80)<br />
Hoàn toàn chồng lên ĐM 1 1,4<br />
Chỉ số khối cơ thể: Trung bình: 22,8 ± 3,7 Hoàn toàn nằm phía trong ĐM 0 0<br />
(thấp nhất 16,8; cao nhất 36,1). Nằm phía sau ĐM 0 0<br />
Các yếu tố nguy cơ: tiền căn đặt catheter Không có sự khác biệt về các thay đổi giải<br />
trước đó 1 trường hợp (1,4%), bệnh lý mạch phẫu (liên quan vị trí giữa tĩnh mạch cảnh<br />
máu đã biết 4 trường hợp (5,6%), béo phì chiếm trong và động mạch cảnh chung, đường kính<br />
2,8%. tĩnh mạch cảnh trong, khoảng cách da - tĩnh<br />
Loại phẫu thuật: phẫu thuật tiêu hóa chiếm mạch cảnh trong) giữa nam và nữ, giữa các<br />
tỷ lệ cao nhất 54,3%, thấp nhất là phẫu thuật tiết nhóm tuổi.<br />
niệu chiếm 4,3%. BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm của thủ thuật Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong<br />
Tỷ lệ thành công nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với<br />
Tỷ lệ thành công: 69/70 = 98,6%. nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh(11) và Denys BG(2)<br />
Tỷ lệ thành công ở lần đi kim đầu tiên 58/69 và tỷ lệ nữ tương đồng với các nghiên cứu của<br />
= 84,1 %. Leung J(7) và Mey U(9). Các đặc điểm dự báo khó<br />
khăn khi thực hiện thủ thuật có sự không đồng nhất<br />
Không có sự khác biệt về tỷ lệ thành công<br />
giữa các nghiên cứu về: chỉ số khối cơ thể, cổ ngắn-<br />
giữa các nhóm tuổi, nhóm chỉ số khối cơ thể.<br />
mốc giải phẫu không rõ, tiền sử đặt catheter tĩnh<br />
Tỷ lệ tai biến mạch cảnh trong, sẹo vùng cổ, di động cổ khó khăn,<br />
Chọc nhầm ĐM: 1/70 = 1,4%. không cố định tư thế đầu… điều này có thể do bị<br />
Tụ máu: 1/70 = 1,4%. ảnh hưởng bởi hoàn cảnh thực hiện: khoa cấp cứu,<br />
hồi sức tích cực hoặc ung bướu.<br />
Số lần đi kim<br />
Nghiên cứu của chúng tôi khác với hầu hết<br />
Trung bình 1,2 lần (Ít nhất: 1 lần, nhiều nhất:<br />
nghiên cứu khác là toàn bộ bệnh nhân được gây<br />
4 lần).<br />
mê toàn diện đặt nội khí quản và thông khí<br />
nhân tạo. Vì vậy chúng tôi không gặp trở ngại<br />
<br />
<br />
<br />
Phẫu Thuật Lồng Ngực – Tim – Mạch Máu 249<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
liên quan đến tuần hoàn, hô hấp trong lúc thực mạch, catheter vào trung thất, tĩnh mạch xẹp và<br />
hiện thủ thuật như các nghiên cứu khác như không có cửa sổ phản âm phù hợp.<br />
khó thở, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ngưng Tỷ lệ thành công ở lần đi kim đầu tiên<br />
tim ngưng thở. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng trong nghiên cứu của chúng tôi là 84,1% tương<br />
đến tỷ lệ thành công và tai biến của kỹ thuật. đồng với Denys BG và Leung J(2,7); thấp hơn so<br />
(Trong nghiên cứu của Dodge KL(3) có 27,3% với nghiên cứu của Cavanna L(1). Có thể do<br />
thông khí nhân tạo; 3,8% ngưng tim; Leung J(7) trong nghiên cứu Cavanna L kỹ thuật được thực<br />
có 30,8% thông khí nhân tạo). hiện với hai người, một người cầm đầu dò và<br />
Các bệnh nhân được chọn vào mẫu trong một người đi kim giúp việc xác định vị trí chích<br />
nghiên cứu của chúng tôi đa số được thực hiện đầu tiên thuận lợi.<br />
các phẫu thuật tiêu hóa - gan mật và thần kinh, Số lần đi kim trung bình của chúng tôi đạt<br />
lần lượt 54,3% và 27,1%. Trên các bệnh nhân 1,2 lần (1- 4). Tỷ lệ này của chúng tôi tương<br />
phẫu thuật tiêu hóa - gan mật, chỉ định đặt đồng với Mey U(9) với 1,2 lần và với Nguyễn Thi<br />
thường thấy là nuôi ăn tĩnh mạch sau phẫu Thanh(11) 1,31 lần (1- 4).<br />
thuật và theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm<br />
Thời gian thực hiện trong nghiên cứu của<br />
trong phẫu thuật gan. Đối với các phẫu thuật<br />
chúng tôi có trung bình là 4,5 ± 4,8 phút (trung<br />
thần kinh, catheter tĩnh mạch trung tâm cung<br />
vị là 2, thấp nhất 2 phút, cao nhất 25 phút). Kết<br />
cấp một đường truyền lớn, chắc chắn, ít ảnh<br />
quả này tương tự Napolitano M (10) là 4 phút và<br />
hưởng bởi tư thế trong cuộc phẫu thuật dài,<br />
thấp hơn so với Nguyễn Thị Thanh 10,76 ± 7,47<br />
nguy cơ chảy máu cao.<br />
phút và Dodge KL(3) là 22 phút (4 - 122 phút).<br />
Tỷ lệ thành công của kỹ thuật đặt catheter Thời gian thực hiện trong nghiên cứu của<br />
tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm Dodge KL kéo dài hơn có thể do thực hiện bởi<br />
theo nghiên cứu của chúng tôi đạt 98,6%. Tỷ lệ các nội trú năm nhất và năm hai, trong đó có<br />
này là tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thị 29% người thực hiện chưa từng đặt catheter tĩnh<br />
Thanh(11) 96,6%, Cavanna L(1) 99,1% và Denys mạch trung tâm. Trong nghiên cứu của chúng<br />
BG(2) 100% và cao hơn so với nghiên cứu của tôi, có một trường hợp thủ thuật bị kéo dài thời<br />
Dodge KL(3) với thành công 90,5%. Dodge KL có gian do phải đè ép sau khi chọc nhầm động<br />
định nghĩa về thành công tương tự nghiên cứu mạch, nghiên cứu của Dodge KL có 7 trường<br />
của chúng tôi, là khi có máu đỏ thẫm rút ngược hợp thủ thuật bị gián đoạn do bệnh nhân sốc do<br />
dễ dàng qua tất cả các nòng của catheter, và cường phó giao cảm (vagal shock) và tĩnh mạch<br />
người thực hiện là nội trú năm thứ nhất và hai, cảnh trong xẹp.<br />
thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chính. Tỷ<br />
Trong quá trình thực hiện chúng tôi có 2<br />
lệ thành công thấp hơn chúng tôi có thể do định<br />
trường hợp xảy ra tai biến: 1 chọc vào động<br />
nghĩa thất bại khi không đặt được catheter sau<br />
mạch và 1 tụ máu dưới da tự giới hạn. Trong<br />
ba lần đi kim. Tỷ lệ thành công của chúng tôi<br />
trường hợp chọc vào động mạch là do không<br />
không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, chỉ số<br />
kiểm soát tốt đầu kim trên hình ảnh siêu âm<br />
khối cơ thể hay tiền căn bệnh lý mạch máu; điều<br />
trục ngắn mạch máu. Để kiểm soát tốt đầu kim<br />
này có thể do cỡ mẫu nhỏ.<br />
nên giữ kim tạo một góc 45o so với mặt da và<br />
Nguyên nhân thất bại vuông góc với đầu dò, khoảng cách từ kim đến<br />
Chúng tôi có 1 trường hợp thất bại do không đầu dò bằng khoảng cách từ da đến tĩnh mạch.<br />
thấy được hình ảnh tĩnh mạch trên siêu âm sau Mặt khác, cần chọn góc để đặt đầu dò sao cho<br />
một vài lần đi kim. Trong nghiên cứu của hình ảnh động mạch và tĩnh mạch không chồng<br />
Cavanna L(1) thất bại là do chọc nhầm động hoặc chồng lên nhau càng ít càng tốt. Khi có siêu<br />
<br />
<br />
<br />
250 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
âm việc theo dõi kích thước và mức độ đè ép hoặc nằm sau động mạch cảnh chung. Các yếu<br />
của khối máu tụ giúp người thực hiện đưa ra tố như giới, tuổi, chỉ số khối cơ thể không ảnh<br />
quyết định hợp lý trong việc can thiệp, chấm hưởng đến liên quan vị trí giữa tĩnh mạch cảnh<br />
dứt thủ thuật hoặc đổi vị trí chích. Trường hợp trong và động mạch cảnh chung. Karakitsos D(6)<br />
tụ máu sau đó làm thay đổi giải phẫu dẫn đến ghi nhận 16% nằm phía trước; 12,7% nằm phía<br />
thủ thuật thất bại. trước bên trong; 3,8% hoàn toàn nằm bên trong.<br />
Đặc điểm về giải phẫu mạch máu trên hình Tuy nhiên nghiên cứu không đề cập các yếu tố<br />
về tư thế bệnh nhân cũng như vị trí đặt đầu dò<br />
ảnh siêu âm<br />
để ghi nhận hình ảnh.<br />
Sự thành công trong kĩ thuật đặt catheter<br />
Nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường hợp<br />
tĩnh mạch cảnh trong còn có thể phụ thuộc vào<br />
thất bại, 2 trường hợp tai biến, tất cả trường hợp<br />
các đặc điểm giải phẫu về hệ mạch máu vùng<br />
đều không có bất thường giải phẫu. Trong<br />
cổ. Chúng tôi đã ghi nhận các số liệu về giải<br />
nghiên cứu của Mey U(9) những trường hợp có<br />
phẫu học tĩnh mạch cảnh trong bên phải trên<br />
tĩnh mạch đường kính nhỏ hơn 7 mm có tỷ lệ<br />
hình ảnh siêu âm trong các trường hợp được đặt<br />
thất bại 14,9%; tỷ lệ tai biến 8,5% đều cao hơn so<br />
catheter tĩnh mạch cảnh trong.<br />
với tỷ lệ chung. Denys BG(2) có 20 bệnh nhân<br />
Khoảng cách da -tĩnh mạch cảnh trong và<br />
thất bại lần đầu với chích theo giải phẫu, 9<br />
đường kính tĩnh mạch cảnh trong bên phải<br />
trường hợp tĩnh mạch cảnh trong rất nhỏ không<br />
trong các nghiên cứu.<br />
nhìn thấy và không tăng kích thước với Valsava,<br />
Bảng 3: 11 trường hợp tĩnh mạch cảnh trong nằm ở vị trí<br />
Khoảng cách Đường kính tĩnh về phía trong và chồng lên động mạch cảnh<br />
Nghiên cứu<br />
da-TMCT TMCT<br />
Chúng tôi 9,5 ± 1,9 mm 14,2 ± 3,9 mm<br />
chung nhiều.<br />
(12)<br />
Xiao-hui QIN 9,4 ± 2,7 mm 10,9 ± 2,7 mm KẾT LUẬN<br />
(8)<br />
Lorchirachoonkul 13,9 ± 3,5 mm 12,9 ± 4,4 mm<br />
Qua thực hiện 70 trường hợp đặt catheter<br />
Khoảng cách da - tĩnh mạch cảnh trong<br />
tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm,<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi ngắn hơn<br />
chúng tôi có các kết luận sau:<br />
Lorchirachoonkul T có thể do khoảng cách da -<br />
tĩnh mạch cảnh trong trong nghiên cứu này Tỷ lệ thực hiện thành công kỹ thuật là<br />
được tính từ mặt da đến điểm giữa đường kính 98,6%.<br />
trước sau tĩnh mạch cảnh trong. Đường kính Tỷ lệ tai biến của kỹ thuật là 2,8%.<br />
trong nghiên cứu chúng tôi có sự khác biệt với Sự hướng dẫn của siêu âm giúp nhìn thấy<br />
hai nghiên cứu trên có thể do thời điểm ghi hình ảnh mạch máu, liên quan vị trí giữa tĩnh<br />
nhận hình ảnh trên siêu âm. Trong nghiên cứu mạch cảnh trong và động mạch cảnh chung, từ<br />
của chúng tôi hình ảnh được ghi nhận vào thì đó giúp tìm được vị trí thuận lợi để tiếp cận<br />
thở ra trên bệnh nhân thông khí áp lực dương mạch máu. Tỷ lệ thành công và tai biến không<br />
tăng làm tăng đường kính tĩnh mạch cảnh có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, nhóm chỉ số<br />
trong, yếu tố này đã không được đề cập ở hai khối cơ thể. Kết quả này có thể do mẫu nghiên<br />
nghiên cứu trên. cứu nhỏ, mặt khác có thể siêu âm đã hạn chế<br />
Liên quan giải phẫu giữa tĩnh mạch cảnh những khó khăn gây ra khi bệnh nhân có mốc<br />
trong và động mạch cảnh chung giải phẫu khó xác định.<br />
<br />
Hình ảnh siêu âm mạch máu của 70 trường TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
hợp trong nghiên cứu của chúng tôi không có 1. Cavanna L, et al (2010), "Ultrasound-guided central venous<br />
catheterization in cancer patients improves the success rate of<br />
trường nào tĩnh mạch cảnh trong nằm trong cannulation and reduces mechanical complications: A<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phẫu Thuật Lồng Ngực – Tim – Mạch Máu 251<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
prospective observational study of 1,978 consecutive Complications: A Randomized, Prospective Study", Annals of<br />
catheterizations", World Journal of Surgical Oncology. Emergency Medicine. 48(5), pp.540-548.<br />
8(91),pp.1-7. 8. Lorchirachoonkul T, et al (2012), "Anatomical variations of<br />
2. Denys BG, et al (1993), "Ultrasound-assisted cannulation of the internal jugular vein: implications for successful<br />
the internal jugular vein. A prospective comparison to the cannulation and risk of carotid artery puncture", Singapore<br />
external landmark-guided technique.", Circulation. Medical Journal. 53(5),pp.4.<br />
87,pp.1557-1563. 9. Mey U, et al (2003), "Evaluation of an ultrasound-guided<br />
3. Dodge KL, et al (2012), "Use of Ultrasound Guidance technique for central venous access via the internal jugular<br />
Improves Central Venous Catheter Insertion Success Rates vein in 493 patients", Support Care Cancer. 11,pp.148-156.<br />
Among Junior Residents", Journal of Ultrasound in Medicine. 10. Napolitano M, et al (2013), "Ultrasonography-guided central<br />
31,pp.1519-1527. venous catheterisation in haematological patients with severe<br />
4. Feller-Kopman D (2007), "Ultrasound-Guided Internal thrombocytopenia", Blood Transfusion. 11(4),pp.506-512.<br />
Jugular Access: A Proposed Standardized Approach and 11. Nguyễn Thị Thanh (2013), "Đánh giá hiệu quả và tính an<br />
Implications for Training and Practice", Chest Journal. toàn của đặt đường truyền tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng<br />
132(1),pp.302-310. dẫn siêu âm", Y học TP HCM. 17(6),tr.231-236.<br />
5. Gayle JA, et al (2012), "Ultrasound - Guided Central Vein 12. Qin XH, et al (2010), "Anatomic relationship of the internal<br />
Cannulation: Current Recommendayions and Guidelines", jugular vein and the common carotid artery in Chinese<br />
Anesthesiology News,pp.1-6. people", Chin Med J (Engl). 123(22),pp.3226-3230.<br />
6. Karakitsos D, et al (2006), "Real-time ultrasound-guided<br />
catheterisation of the internal jugular vein: a prospective<br />
comparison with the landmark technique in critical care Ngày nhận bài báo: 20/11/2015<br />
patients", Crit Care. 10(6), pp.R162.<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2015<br />
7. Leung J, et al (2006), "Real-Time Ultrasonographically-<br />
Guided Internal Jugular Vein Catheterization in the Ngày bài báo được đăng: 15/02/2015<br />
Emergency Department Increases Success Rates and Reduces<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
252 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />