intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả hạ đường huyết của viên nang khổ qua metformin trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 không kiểm soát tốt đường huyết với metformin

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

52
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công trình nghiên cứu được tiến hành để đánh giá hiệu quả hạ dường huyết của viên nang khổ qua phối hợp với Metformin trên bệnh nhân đái tháo đường typ2 không kiểm soát tốt đường huyết với Metformin. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả hạ đường huyết của viên nang khổ qua metformin trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 không kiểm soát tốt đường huyết với metformin

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> HIỆU QUẢ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA VIÊN NANG KHỔ QUA +<br /> METFORMIN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 KHÔNG<br /> KIỂM SOÁT TỐT ĐƯỜNG HUYẾT VỚI METFORMIN<br /> Phạm Thị Thanh Xuân*, Nguyễn Thị Bay**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: ĐTĐ typ 2 là một bệnh lý chuyển hóa quan trọng, bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có nguy cơ nhồi máu<br /> cơ tim và tử vong do nguyên nhân tim mạch cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc kiểm soát đường huyết<br /> chặt chẽ ngay từ đầu có thể làm giảm biến chứng cũng như giảm chi phí điều trị. Đã có nhiều công trình nghiên<br /> cứu chứng minh viên nang khổ qua có tác dụng hạ đường huyết từ 20 -30% sau 4 – 8 tuần sử dụng trên bệnh<br /> nhân ĐTĐ typ2(4,10). Nghiên cứu trên lâm sàng này nhằm đánh giá tác dụng kiểm soát đường huyết tốt và ổn<br /> định của viên nang khổ qua kết hợp với Metformin trên bệnh nhân ĐTĐ typ2.<br /> Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả hạ dường huyết của viên nang khổ qua phối hợp với Metformin trên bệnh nhân<br /> ĐTĐ typ2 không kiểm soát tốt đường huyết với Metformin.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, không nhóm chứng, thực hiện tại BV An<br /> Bình và BV YHCT TPHCM từ tháng 11/2010 đến tháng 12/2011. 50 bệnh nhân (22 nam, 28 nữ), được chẩn<br /> đoán ĐTĐ typ2, có đường huyết đói >126mg/dl và < 180 mg/dl và HbA1c > 7mmol/l. Theo dõi và đánh giá<br /> đường huyết mỗi 2 tuần, và HbA1c trước và sau điều trị trong thời gian 12 tuần.<br /> Kết quả : Sau 12 tuần điều trị BN dùng viên nang khổ qua kết hợp với Metformin, chỉ số đường huyết đói<br /> trung bình ban đầu 7,82 mmol/l giảm còn 5,94 mmol/l, mức giảm 24%(p 150µmol/L), có thai<br /> hoặc đang cho con bú.<br /> - TBMMN < 1 tháng hoặc chưa ổn định.<br /> - Bệnh nhân đang dùng các loại thuốc có thể<br /> ảnh hưởng lên chuyển hóa đường như corticoid,<br /> thiazide...<br /> <br /> Tiến hành thực hiện nghiên cứu<br /> Mỗi bệnh nhân nghiên cứu được:<br /> Bước 1: Lập hồ sơ nghiên cứu, phiếu theo dõi.<br /> Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm để đưa vào<br /> nghiên cứu và loại trừ:<br /> - Cận lâm sàng lúc bắt đầu nghiên cứu: CTM,<br /> Glucose máu lúc đói, HbA1c, AST, ALT, Ure,<br /> Creatinin, HDL, LDL, Cholesterol, Trigycerid,<br /> ECG, Echo bụng tổng quát, TPTNT, Xquang tim<br /> phổi thẳng.<br /> - Nếu bệnh nhân sử dụng các thuốc trị đái<br /> tháo đường khác ngưng 48h sau đó tiến hành<br /> nghiên cứu.<br /> Bước 3:<br /> Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu đều<br /> được huớng dẫn phương pháp tiết chế, tập luyện<br /> phù hợp, và sử dụng Metformin 500mg/ngày (do<br /> Stada sản xuất) 1 viên uống sáng.<br /> Sau 2 tuần, bệnh nhân được thử lại đường<br /> huyết đói, bệnh nhân nào có đường huyết đói<br /> chưa trở về mức đường huyết mục tiêu ≤ 6,9<br /> mmol/l thì chọn vào nhóm nghiên cứu :<br /> Nhóm nghiên cứu dùng viên nang Khổ qua<br /> + Metformin 500mg:<br /> - Dùng thêm viên nang Khổ qua 500mg (Do<br /> phòng dược liệu – cơ sở 3 Khoa YHCT, trường ĐH<br /> YD TPHCM bào chế, thành phần gồm : Dây khổ qua<br /> 60%, Dịch ép trái khổ qua: 20%, Sinh địa: 20%) 4<br /> viên x 3 lần. Sau mỗi 2 tuần đánh giá lại kết quả,<br /> <br /> Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> nếu đường huyết có xu hướng giảm, tiếp tục giữ<br /> nguyên liều điều trị đến hết 12 tuần.<br /> Bệnh nhân nhóm nghiên cứu đều được dùng<br /> thuốc liên tục trong thời gian nghiên cứu mỗi 2<br /> tuần kiểm tra đường huyết đói, và hướng dẫn<br /> đồng nhất về chế độ ăn dành cho người đái tháo<br /> đường, tập thể dục bằng cách đi bộ 30 – 45 phút/<br /> ngày.<br /> Đối với bệnh lý kèm theo, việc điều trị được<br /> thực hiện song song với các loại thuốc không gây<br /> ảnh hưởng đến đường huyết.<br /> Bước 4: Cận lâm sàng sau khi kết thúc nghiên<br /> cứu bao gồm CTM, đường huyết đói, HbA1c,<br /> AST, ALT, Ure, creatinin, Bilan lipid máu,<br /> TPTNT, ECG (nếu bệnh nhân có TMCT hoặc<br /> thiểu năng vành lúc đầu).<br /> Ngưng thực hiện nghiên cứu khi :<br /> - Bệnh nhân diễn tiến nặng không đáp ứng<br /> với điều trị, đường huyết đói tăng ≥ 180 mg/dl<br /> (10mmol/l).<br /> - Bệnh nhân có xu huớng đường huyết đói<br /> tăng liên tục trong 8 tuần, với mức đường huyết<br /> đói trong ngưỡng > 140mg/dl và ≤ 180mg/dl,<br /> hoặc xuất hiện triệu chứng bất lợi, ngưng nghiên<br /> cứu đưa vào nhóm thất bại và nhận xét bàn luận<br /> về sự thất bại này.<br /> - Không làm đầy đủ các xét nghiệm theo<br /> quy định.<br /> - Bệnh nhân bỏ điều trị hay tự ý dùng<br /> các loại thuốc có ảnh hưởng đến kết quả<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> Phương pháp thống kê<br /> Các biến số nghiên cứu được phân tích bằng<br /> các phép kiểm thống kê: mô tả, t- Student,<br /> Anova…<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Về đối tượng nghiên cứu<br /> Tiến hành nghiên cứu trên 50 bệnh nhân có<br /> những đặc điểm cơ bản sau.<br /> <br /> 251<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Bảng 1: Đặc điểm phân bố bệnh nhân.<br /> Đặc điểm BN<br /> Giới tính<br /> <br /> Độ tuổi<br /> <br /> BMI<br /> Thời gian mắc<br /> bệnh<br /> <br /> Phân loại<br /> Nam<br /> Nữ<br /> ≤ 50 tuổi<br /> 51 – 64<br /> ≥65<br /> < 23<br /> ≥23<br /> < 1 năm<br /> 1 - < 5 năm<br /> ≥ 5năm<br /> <br /> N<br /> 22<br /> 28<br /> 17<br /> 26<br /> 7<br /> 16<br /> 34<br /> 15<br /> 32<br /> 3<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 44%<br /> 46%<br /> 34%<br /> 52%<br /> 14%<br /> 32%<br /> 68%<br /> 30%<br /> 64%<br /> 6%<br /> <br /> Bảng 2: Chỉ số đường huyết đói trước và sau điều trị:<br /> Chỉ số đường huyết đói<br /> Trước<br /> Sau 12 tuần<br /> Viên nang khổ<br /> 7,82± 0,531 5,936 ± 0,492<br /> qua +<br /> Metformin<br /> <br /> P<br /> P < 0,05<br /> <br /> Nhóm nghiên cứu có tác dụng hạ đường<br /> huyết có ý nghĩa so với trước khi điều trị với<br /> P 0,05<br /> P = 0,626> 0,05<br /> <br /> Thuốc viên nang khổ qua không làm thay đổi<br /> chỉ số hồng cầu, bạch cầu, chức năng gan thận,<br /> bilan lipid máu sau 12 tuần điều trị.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Với 50 bệnh nhân sử dụng viên nang khổ<br /> qua kết hợp với Metformin 500mg, nghiên cứu<br /> ghi nhận kết quả sau:<br /> 1. Viên nang khổ qua kết hợp với Metformin<br /> 500mg có tác dụng hạ đường huyết đối với bệnh<br /> nhân đái tháo đường typ 2 có mức đường huyết<br /> ban đầu từ 7,82 mmol/l trở lại, mức hạ đường<br /> huyết là 1,88 mmol/l, giảm 24% so với đường<br /> huyết trung bình ban đầu, và chỉ số ổn định ở<br /> 5,94 mmol/l sau 12 tuần.<br /> 2. Tỷ lệ bệnh nhân có mức đường huyết đói<br /> trở về mức đường huyết ≤ 6,9 mmol/l đạt 100%<br /> từ tuần thứ 8 trong thời gian dùng thuốc và duy<br /> trì ổn định sau 12 tuần.<br /> 3. Viên nang khổ qua kết hợp với Metformin<br /> 500mg cũng có tác dụng làm thay đổi chỉ số<br /> HbA1c, với mức giảm là 1,29 % sau 12 tuần điều<br /> trị và có 94% bệnh nhân đạt mức Hba1c < 7% sau<br /> 12 tuần điều trị.<br /> 4. Trong quá trình dùng thuốc, không ghi<br /> nhận tác dụng phụ hạ đường huyết, không<br /> gây ảnh hưởng các chỉ số sinh học trên bệnh<br /> nhân. Cải thiện đáng kể các triệu chứng cơ<br /> năng trên bệnh nhân, góp phần nâng cao chất<br /> lượng cuộc sống.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Cao Văn Vui (2008). “Nghiên cứu hiệu quả giảm đường huyết<br /> của viên nang khổ qua trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2”.<br /> Luận án chuyên khoa I, khoa YHCT, Đại học Y Dược TP HCM.<br /> Đồng thuận 2006 của ADA và EASD: Thái độ xử trí tích cực<br /> tăng đường huyết trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2: Phác đồ đồng<br /> thuận trong khởi đầu và điều chỉnh chế độ điều trị. Thời sự tim<br /> mạch học, trang 01-12.<br /> Huỳnh Văn Hải (2006). “Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết<br /> của viên nang Khổ qua trên bệnh nhân ĐTĐ typ2”. Luận văn<br /> chuyên khoa cấp 1, Khoa YHCT, Đại học Y dược TP.HCM,<br /> <br /> 253<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1