Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT <br />
TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 <br />
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2013 <br />
Phạm Thị Thu Hiền*, Lê Đình Thanh*, Nguyễn Văn Thành*, Nguyễn Đức Công* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Việc sử dụng các thuốc hạ đường huyết trong điều trị đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ2) đã được <br />
các khuyến cáo cập nhật thường xuyên. Tuy nhiên trong thực tiễn lâm sàng việc tuân thủ theo khuyến cáo khác <br />
nhau tùy theo bệnh viện và chuyên khoa của bác sĩ. <br />
Mục tiêu: Tìm hiểu cơ cấu và nhận xét sơ bộ về việc sử dụng các thuốc hạ đường huyết trong điều trị <br />
ĐTĐ2 tại Bệnh viện Thống Nhất. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 205 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân nội trú có <br />
chẩn đoán ĐTĐ2 và được chỉ định các thuốc hạ đường huyết, từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2013, gồm 64,6% <br />
bệnh nhân nam và 35,6% bệnh nhân nữ, với tuổi trung bình là (71,4 ± 12,1). <br />
Kết quả nghiên cứu: Các nhóm thuốc chống tăng đường huyết được sử dụng theo thứ tự là biguanid <br />
(56,6%), insulin (54,1%), sulfonylurea (43,4%) và ức chế DPP‐4 (1,5%). Việc sử dụng metformin như lựa chọn <br />
đầu tiên trong các phác đồ chiếm 41,5%, trong đó tỷ lệ metformin dùng đơn độc (11,2%), metformin kết hợp <br />
thêm một thuốc khác (33,2%) và metformin kết hợp với hai thuốc khác (9,3%). Số thuốc hạ đường huyết trong <br />
các phác đồ: phác đồ chỉ có 1 thuốc chiếm 50,3% (trong đó 29,3% insulin đơn độc, 11,2% metformin đơn độc và <br />
9,8% gliclazid đơn độc), phác đồ gồm hai thuốc chiếm 38,1% (trong đó tỷ lệ metformin kết hợp gliclazid cao nhất <br />
17,6%) và phác đồ gồm 03 thuốc chỉ chiếm 9,3% (trong đó tỷ lệ metformin kết hợp với insulin và gliclazid là cao <br />
nhất 7,3%). <br />
Kết luận: Các thuốc chống tăng đường huyết hiện tại được sử dụng tại bệnh viện Thống Nhất chỉ gồm 4 <br />
nhóm là biguanid, insulin, sulfonylurea và ức chế DPP‐4. Số thuốc hạ đường huyết trong phác đồ gồm một <br />
thuốc hoặc hai thuốc hoặc ba thuốc và không có phác đồ gồm bốn thuốc hạ đường huyết. Việc không chọn <br />
metformin đầu tiên trong phác đồ điều trị ĐTĐ2 chưa cao trong khi đó tỷ lệ dùng insulin ở người lớn tuổi thì <br />
khá cao. <br />
Từ khóa: Đái tháo đường týp 2, metformin, phác đồ. <br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE INVESTIGATION OF USING HYPOGLYCEMIC DRUGS FOR TREATMENT OF TYPE 2 <br />
DIABETES AT THONG NHAT HOSPITAL IN 2013 <br />
Pham Thi Thu Hein, Le Dinah Than, Nguyen Van Than, Nguyen Duck Cong <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 305 ‐ 310 <br />
Background: The using of hypoglycemic drugs for type 2 diabetes treatment was updated by <br />
recommendations in the world. However, the compliance recommendations in clinical reality is different from <br />
hospitals and speciality of doctors. <br />
Objectives: Finding the structure of using hypoglycemic drugs in type 2 diabetic patients and primarily <br />
evaluating of using hypoglycemic drugs in therapeutic protocols at Thong Nhat hospital in 2013. <br />
* Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS.Nguyễn Đức Công ĐT: 0982160860 <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br />
<br />
Email: cong1608@gmail.com <br />
<br />
305<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Study method: A retrospective, cross‐sectional descriptive study from January to May 2013 of 205 <br />
inpatient reports with diagnosis of type 2 diabetes and prescribed by hypoglycemic drugs. Including 64.6% <br />
male and 35.6% female, the mean of age was 71.4 ± 12.1. <br />
Results: The groups of antihyperglycemic drugs were biguanid (56.6%), insulin (54.1%), sulfonylurea <br />
(43.4%) and DPP‐4 inhibitor (1.5%). The protocol with metformin in the initiation of pharmacotherapy for type <br />
2 diabetes was 41.5%, the metformin of monotherapy (11.2%), metformin in combination therapy with one <br />
hypoglycemic drug (33.2%), metformin in combination therapy with two other hypoglycemic drugs (9.3%). <br />
Number of hypoglycemic drugs in the regimens: monotherapy regimen was 50.3% (including of 29.3% insulin, <br />
11.2% metformin and 9.8% gliclazid); the regimen of two hypoglycemic drugs were 38.1% (combination with <br />
gliclazid was the highest 17.6%) and the regimens of three hypoglycemic drugs were 9.3% (combination <br />
metformin with gliclazid and insulin was the highest 9.3%). <br />
Conclusions: There were only 4 groups of antihyperglycemic drugs using at Thong Nhat hospital in this <br />
study (biguanid, insulin, sulfonylurea and DPP‐4 inhibitor. Number of hypoglycemic drugs in the rigmens were <br />
only one or two or three and not finding the regimen of 4 hypoglycemic drugs. The protocol with metformin in <br />
the initiation of pharmacotherapy for treatment of type 2 diabetes was not high and total combination regimens <br />
with insulin were rather high in this study. <br />
Keywords: Type 2 diabetes mellitus, metformin, regimens. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý thuộc <br />
nhóm bệnh chuyển hóa, mạn tính chiếm tỷ lệ <br />
khoảng 60 % ‐ 70% trong số các bệnh nội tiết và <br />
gây ra tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng <br />
đồng(6,11). Các thử nghiệm lâm sàng chứng minh <br />
rằng, sử dụng thuốc hợp lý để kiểm soát đường <br />
huyết và HbA1c trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có <br />
thể làm chậm tiến triển bệnh và hạn chế tối đa <br />
những biến chứng trên cơ quan đích(2,6). <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
<br />
Việc sử dụng các thuốc hạ đường huyết <br />
trong điều trị đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ2) đã <br />
được các khuyến cáo cập nhật thường xuyên. <br />
Tuy nhiên trong thực tiễn lâm sàng việc tuân <br />
thủ theo khuyến cáo khác nhau tùy theo bệnh <br />
viện và chuyên khoa của bác sĩ. Do đó, chúng tôi <br />
thực hiện đề tài “Khảo sát việc sử dụng thuốc điều <br />
trị đái tháo đường týp 2 tại BV Thống Nhất năm <br />
2013”, với các mục tiêu: <br />
Tìm hiểu cơ cấu các loại thuốc điều trị ĐTĐ <br />
týp 2. <br />
Sơ bộ nhận xét về việc kê đơn các thuốc <br />
điều trị hạ đường huyết trong các phác đồ <br />
điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại <br />
bệnh viện. <br />
<br />
306<br />
<br />
Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chẩn <br />
đoán ĐTĐ týp 2, có chỉ định sử dụng hạ glucose <br />
máu, tại Bệnh viện Thống Nhất – TP Hồ Chí <br />
Minh, từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2013. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Mô tả cắt ngang. <br />
<br />
Thu thập các chỉ tiêu <br />
Đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân (tuổi, giới, <br />
BMI). <br />
Chỉ số cận lâm sàng (nồng độ Cr/máu, độ <br />
thanh thải creatinin ‐ ClCr). <br />
Thuốc và nhóm thuốc điều trị đái tháo <br />
đường, tỷ lệ bệnh nhân sử dụng metformin theo <br />
phác đồ khuyến cáo trong đồng thuận <br />
EASD/ADA 2012(3). <br />
<br />
Xử lý số liệu <br />
Trên phần mềm Microsoft Excel 2010. <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Thuốc và các phác đồ điều trị <br />
<br />
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu <br />
<br />
Tỷ lệ các thuốc và các nhóm thuốc đái tháo <br />
đường <br />
Bảng 2. Các thuốc và các nhóm thuốc đái tháo <br />
đường. <br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm của bệnh nhân. <br />
Đặc điểm<br />
Nam<br />
Giới<br />
Nữ<br />
Dưới 60 tuổi<br />
60 ≤ tuổi ≤ 70<br />
70 < tuổi ≤ 80<br />
Tuổi<br />
70 < tuổi ≤ 80<br />
Nhỏ nhất<br />
Cao nhất<br />
Trung bình<br />
Creatinin Clearance (ClCr)<br />
BMI<br />
Các bệnh<br />
Tăng huyết áp<br />
mắc kèm<br />
Bệnh tim mạch khác<br />
Bệnh tiêu hóa<br />
Bệnh hô hấp<br />
Suy thận<br />
Nhiễm khuẩn nặng<br />
Hôn mê<br />
<br />
Số lượng (%)<br />
132 (64,6%)<br />
73 (35,6%)<br />
28 (13,7%)<br />
62 (30,2%)<br />
60 (29,3%)<br />
55 (26,8%)<br />
35<br />
95<br />
± 12,1<br />
141 (68,8%)<br />
161 (78,5%)<br />
138 (67,3%)<br />
69 (33,7%)<br />
36 (17,6%)<br />
21 (10,2%)<br />
15 (7,3%)<br />
5 (2,4%)<br />
3 (1,5%)<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân được trình <br />
bày trong bảng 1. Trong 205 bệnh nhân, tỷ lệ <br />
bệnh nhân nam cao hơn nữ khoảng 1,8 lần. Với <br />
độ tuổi trung bình là 71,.4 ± 12,1 và số bệnh nhân <br />
trên 60 tuổi nhiều hơn 6 lần so với bệnh nhân ở <br />
độ tuổi dưới 60. Bệnh nhân cao tuổi nên đa số <br />
đều có bệnh kèm theo bên cạnh đái tháo đường, <br />
do một bệnh nhân có thể có nhiều hơn một bệnh <br />
kèm, nên tổng số tỷ lệ các bệnh kèm được trình <br />
bày trong bảng 1 cao hơn 100%. Ở nhóm bệnh <br />
nhân nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nhóm <br />
bệnh lý tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất, đặc biệt <br />
là tăng huyết áp (67,3%). <br />
Chức năng thận không được đánh giá trên <br />
tất cả các bệnh nhân, chỉ có 141 (68,8%) bệnh <br />
nhân được làm xét nghiệm creatinin/máu và <br />
đánh giá chức năng thận dựa vào độ thanh <br />
thải creatinin. Đây là một kết quả đáng được <br />
chú ý, do một số thuốc điều trị đái tháo đường <br />
không được khuyến cáo sử dụng cho bệnh <br />
<br />
STT<br />
<br />
Thuốc và nhóm thuốc<br />
<br />
1<br />
<br />
Insulin<br />
<br />
2<br />
3<br />
6<br />
<br />
Gliclazid<br />
Sulfonylureas<br />
Glimepirid<br />
Glibenclamid<br />
Biguanid<br />
Metformin<br />
Ức chế DPP-4 *<br />
Sitagliptin<br />
<br />
Số<br />
Tỷ lệ (%)<br />
lượng<br />
111<br />
54,1<br />
83<br />
40,5<br />
1<br />
0,5 43,4<br />
5<br />
2,4<br />
116<br />
56,6<br />
3<br />
1,5<br />
<br />
Ức chế DPP‐4: Dipeptidyl peptidase‐4 inhibitors. <br />
Trong số các bệnh án khảo sát, nhóm thuốc <br />
biguanid (metformin) và insulin được chỉ định <br />
với tỷ lệ khá tương đồng nhau (1:1), kế đến <br />
sulfonylureas. Nhóm thuốc mới ức chế DPP‐4 <br />
(sitagliptin) vẫn còn chỉ định hạn chế. <br />
<br />
Tỷ lệ sử dụng metformin cho bệnh nhân đái <br />
tháo đường týp 2 (theo đồng thuận <br />
EASD/ADA 2012) <br />
Bảng 3. Tỷ lệ sử dụng metformin trong các phác đồ <br />
điều trị theo đồng thuận EASD/ADA 2012. <br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
Metformin được lựa chọn bước 1<br />
85<br />
Metformin đơn độc<br />
23<br />
Metformin + Sulfonylurea<br />
45<br />
Metformin + Insulin<br />
23<br />
Metformin + Ức chế DPP-4<br />
0<br />
Metformin + đồng vận thụ thể GLP-1<br />
0<br />
Metformin + Sulfonylurea + Ức chế<br />
2<br />
DPP-4<br />
Metformin + Ức chế DPP-4 + Insulin<br />
1<br />
Sử dụng metformin<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
41,5<br />
11,2<br />
22,0<br />
11,2<br />
0<br />
0<br />
1,0<br />
0,5<br />
<br />
Trong các phác đồ điều trị đái tháo đường <br />
týp 2, kể cả phác đồ mới của EASD/ADA 2012, <br />
metformin luôn được lựa chọn đầu tiên trong <br />
các thuốc hạ đường huyết(4). Những bệnh nhân <br />
được xếp trong nhóm metformin lựa chọn đầu <br />
tay là những bệnh nhân được kê metformin đầu <br />
tiên khi bắt đầu dùng thuốc điều trị đái tháo <br />
đường týp 2, có thể dùng đơn độc metformin <br />
hoặc có thể kết hợp với các thuốc điều trị hạ <br />
đường huyết khác. <br />
<br />
nhân suy thận. <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br />
<br />
307<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Theo khảo sát của chúng tôi trên tất cả <br />
những phác đồ có sử dụng metformin, <br />
metformin có thể được sử dụng trong các phác <br />
đồ 1 thuốc, kết hợp 2 thuốc hoặc 3 thuốc. <br />
Trong đó, khi so sánh với phác đồ của <br />
EASD/ADA 2012, metformin được dùng chủ <br />
yếu làm lựa chọn đầu tay và phối hợp với một <br />
thuốc sulfonylurea, với tỷ lệ tương ứng là <br />
41,5% và 22,0%. Không ghi nhận trường hợp <br />
sử dụng phối hợp metformin và thuốc ức chế <br />
DPP‐4; hoặc metformin và thuốc đồng vận thụ <br />
thể GLP‐1. <br />
<br />
Các phác đồ điều trị khác <br />
Bảng 4. Các phác đồ điều trị ĐTĐ týp 2 trong mẫu <br />
nghiên cứu. <br />
Nhóm<br />
<br />
01 thuốc<br />
(50,3%)<br />
<br />
02 thuốc<br />
(38,1%)<br />
<br />
03 thuốc<br />
(11,6%)<br />
<br />
Số<br />
lư<br />
Phác đồ<br />
ợn<br />
g<br />
Insulin đơn độc<br />
60<br />
Metformin đơn độc<br />
23<br />
Gliclazid đơn độc<br />
20<br />
Metformin + Insulin<br />
23<br />
Metformin + Gliclazid<br />
36<br />
Metformin + Glimepirid<br />
6<br />
Metformin + Glibenclamid<br />
3<br />
Insulin + Gliclazid<br />
10<br />
Metformin + Insulin + Gliclazid<br />
15<br />
Metformin + Insulin + Glibenclamid<br />
2<br />
Metformin + Insulin + Ức chế DPP-4<br />
1<br />
Metformin + Glimepirid + Ức chế DPP-4 2<br />
Metformin + Glimepirid + Insulin<br />
1<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
29,3<br />
11,2<br />
9,8<br />
11,2<br />
17,6<br />
2,9<br />
1,5<br />
4,9<br />
7,3<br />
0,5<br />
0.5<br />
0.5<br />
0.5<br />
<br />
Khảo sát trên toàn bộ bệnh nhân được <br />
nghiên cứu, với phác đồ sử dụng 1 thuốc, <br />
insulin hay được chỉ định nhiều hơn khoảng 2 <br />
lần so với metformin hoặc gliclazid đơn độc. <br />
Điều này chứng tỏ, có một tỷ lệ khá lớn bệnh <br />
nhân đái tháo đường týp 2 không kiểm soát <br />
được được đường huyết bằng thuốc đường <br />
uống nên phải chuyển dùng insulin đơn độc. <br />
Ngược lại, trong phác đồ 2 thuốc, metformin và <br />
gliclazid là lựa chọn ưu tiên nhất, với tỷ lệ <br />
17,6%. Bệnh nhân được sử dụng phác đồ 1 thuốc <br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (50,3%), tiếp đến là nhóm 02 <br />
thuốc (38,1%) và cuối cùng là nhóm gồm 03 <br />
thuốc (11,6%). Các phác đồ điều trị ĐTĐ týp 2 <br />
<br />
308<br />
<br />
trong mẫu nghiên cứu được trình bày cụ thể ở <br />
bảng 4. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu <br />
Theo nghiên cứu dịch tễ bệnh đái tháo <br />
đường của Wild S. và cộng sự tiến hành năm <br />
2004, với kết quả được sử dụng cho tất cả 191 <br />
nước thành viên của Tổ chức y tế thế giới. Tỷ lệ <br />
bệnh nhân nam bị đái tháo đường cao hơn nữ, <br />
nghiên cứu của chúng tôi cũng đưa ra tỷ lệ phù <br />
hợp với mô hình chung ‐ bệnh nhân nam cao <br />
hơn bệnh nhân nữ. Tuy nhiên, một trong những <br />
yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số này là mô <br />
hình bệnh nhân ở bệnh viện Thống Nhất thông <br />
thường là bệnh nhân nam cao hơn nữ, do đặc <br />
thù bệnh viện phục vụ cán bộ cách mạng cấp <br />
cao. Cũng theo nghiên cứu trên, bệnh nhân từ 65 <br />
tuổi trở lên có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường týp <br />
2 cao hơn, nghiên cứu của chúng tôi cũng cho <br />
kết quả khá tương đồng với tỷ lệ bệnh nhân trên <br />
60 tuổi cao gấp gần 6 lần so với nhóm đối tượng <br />
dưới 60, và đa số bệnh nhân từ 60‐70 tuổi(11). <br />
Bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu chủ yếu <br />
mắc các bệnh kèm về tim mạch. Schutta MH. <br />
thực hiện nghiên cứu năm 2007 về dịch tễ và <br />
mối quan hệ giữa bệnh lý đái tháo đường và các <br />
bệnh lý kèm theo. Nghiên cứu cho thấy đái tháo <br />
đường và tăng huyết áp là cặp bệnh thường gặp <br />
nhất, dẫn tới những nguy cơ tim mạch nguy <br />
hiểm. Tăng huyết áp là bệnh lý kèm thường gặp <br />
nhất đối với bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và 2, chiếm tỷ <br />
lệ 75% trong số tất cả các bệnh kèm(8). So với <br />
nghiên cứu Schutta MH. tỷ lệ bệnh kèm tăng <br />
huyết áp trong nghiên cứu của chúng tôi khá <br />
tương đồng – 67,3%. Theo chương trình mục <br />
tiêu quốc gia phòng chống tăng huyết áp nói <br />
chung và tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo <br />
đường nói riêng, tăng huyết áp là yếu tố làm <br />
tăng mức độ nặng của ĐTĐ, ngược lại ĐTĐ <br />
cũng làm cho tăng huyết áp trở nên khó điều trị <br />
hơn. Tỷ lệ tăng huyết áp ở người ĐTĐ cao gấp 2 <br />
lần so với người không bị ĐTĐ(8). Bệnh nhân <br />
trong nhóm nghiên cứu đa số mắc từ 2 bệnh <br />
kèm trở lên. Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Chí <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Cường (2011) về mô hình bệnh tật tại Bệnh viện <br />
Thống Nhất thì bệnh nhân tại bệnh viện thống <br />
nhất mắc trung bình 4,5 bệnh/ bệnh nhân(7). <br />
<br />
Hiện nay, có khoảng 50 nghiên cứu trên thế giới <br />
hướng đến khả năng ngừa ung thư trên nhóm <br />
bệnh nhân không bị đái tháo đường(5). <br />
<br />
Việc đánh giá chức năng thận của bệnh nhân <br />
trước khi cho thuốc là một việc làm quan trọng <br />
và cần thiết để đảm bảo dược hiệu quả điều trị <br />
và hạn chế tác dụng không mong muốn trên <br />
bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ <br />
bệnh nhân được đánh giá chỉ số ClCr (68,8%), tỷ <br />
lệ này là rất khiêm tốn. Một số thuốc điều trị đái <br />
tháo đường chống chỉ định cho đối tượng bệnh <br />
nhân suy giảm chức năng thận, việc kiểm tra <br />
chức năng thận sẽ giúp bác sĩ đưa ra những chỉ <br />
định thuốc đùng và kiểm soát tác dụng không <br />
mong muốn trên thận của thuốc. Chỉ có BMI <br />
(78,5%) được đo BMI, những bệnh nhân còn lại <br />
ở tình trạng hôn mê hoặc cấp cứu nên không <br />
tiến hành cân đo cho bệnh nhân để thiết lập các <br />
chỉ số trên khi nhập viện. Tuy nhiên trong nhóm <br />
bệnh nhân được khảo sát BMI, bệnh nhân thừa <br />
cân béo phì chiếm tỷ lệ 25,6%, điều này phù hợp <br />
với nghiên cứu của Wild S., béo phì có thể là yếu <br />
tố nguy cơ của đái tháo đường hoặc làm trầm <br />
trọng tình trạng bệnh. <br />
<br />
Trong nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp <br />
2 dùng đơn trị liệu (01 thuốc hạ đường huyết) <br />
thì Insulin đơn độc chiếm tỷ lệ cao nhất (29,3%), <br />
việc sử dụng này hoàn toàn hợp lý vì đặc điểm <br />
của bệnh nhân của bệnh viện Thống Nhất cao <br />
tuổi, đa bệnh lý; đặc biệt các bệnh nhân đái tháo <br />
đường týp 2 có kèm nhồi máu cơ tim, các bệnh <br />
lý tim mạch nặng, suy gan, suy thận, nhiễm <br />
khuẩn, hôn mê hay tiền hôn mê thì việc sử dụng <br />
insulin là chỉ định bắt buộc(6). <br />
<br />
Việc sử dụng thuốc <br />
Nhóm thuốc biguanid được sử dụng nhiều <br />
nhất, chiếm (56,6%) kết quả này phù hợp với xu <br />
hướng điều trị trên thế giới. Đồng thuận <br />
EASD/ADA 2012 đã khuyến cáo nên lựa chọn <br />
metformin trong bước 1 trong phác đồ và kết <br />
quả nghiên cứu trên cho phác đồ này chiếm tỷ lệ <br />
cao nhất (chiếm 41,5%). Tỷ lệ sử dụng <br />
metformin trong các phác đồ điều trị cho bệnh <br />
nhân đái tháo đường týp 2 cần được tăng thêm. <br />
Bằng chứng của các nghiên cứu hiện nay trên <br />
thế giới cho thấy lợi ích của đem lại cho những <br />
bệnh nhân bị đái tháo đường có kèm suy tim <br />
mạn và có thể dùng cho những bệnh nhân có <br />
eGFR