Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
CỔ PHẦN VIỆT NAM: SO SÁNH GIỮA NGÂN HÀNG CÓ VÀ<br />
KHÔNG CÓ SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI<br />
Nguyễn Thị Diễm Hiền*,<br />
Tô Thị Thanh Trúc**, Lê Duy Khánh***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả hoạt động của các NHTMCP có sở hữu<br />
nước ngoài và các NHTMCP không có vốn đầu tư nước ngoài. Dựa trên việc phân tích định tính<br />
các chỉ tiêu liên quan đến mối quan hệ thu nhập – chi phícủa hai nhóm ngân hàng và phân tích định<br />
lượng theo cách tiếp cận đánh giá hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp bao dữ liệu (DEA). Dữ liệu<br />
cho nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 26 ngân hàng TMCP Việt Nam, giai đoạn<br />
2008-2013. Kết quả phân tích định tính quan hệ thu nhập-chi phí cho thấy không có sự khác biệt rõ<br />
rệt giữa hai nhóm ngân hàng, nhưng kết quả phân tích định lượng hiệu quả kỹ thuật thể hiệnngân<br />
hàng có vốn đầu tư nước ngoài đạt hiệu quả cao hơn.<br />
Từ khóa: ngân hàng thương mại cổ phần, hiệu quả hoạt động, hiệu quả chi phí, DEA<br />
<br />
THE EFFICIENCY OF VIETNAMESE JOINT - STOCK COMMERCIAL<br />
BANKS: A COMPARISON BETWEEN BANKS WITH AND WITHOUT<br />
FOREIGN EQUITY<br />
ABSTRACT<br />
The paper aims to compare the efficiency of joint-stock commercial banks that partially<br />
owned by foreign investors with totally domestically owned banks of that type, based on the analysis<br />
of incomes and costs of two groups and data envelopment analysis of technical efficiency. The data<br />
is collected from the financial statements of 26 Vietnamese stock commercial banks over the period<br />
from 2008 to 2013. The results of qualitative analysis of incomes and costs do not support the<br />
hypothesis that partly foreign owned banks are more efficient than the banks completely owned by<br />
Vietnamese, while the quantitative analysis of technical efficiency presents a better performance of<br />
banks with foreign equity.<br />
Key words: Joint-stock Commercial Bank, Performance, Costs Efficiency, DEA<br />
ThS., GV Khoa TCNH, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM<br />
ThS., GV Khoa TCNH, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM<br />
***<br />
ThS., GV Khoa TCNH, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM<br />
*<br />
<br />
**<br />
<br />
114<br />
<br />
Hiệu quả hoạt động . . .<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, hệ thống<br />
Ngân hàng thương mại Việt Nam đã có một<br />
số thay đổi đáng kể. Thứ nhất, đó là việc các<br />
Ngân hàng thương mại cổ phần mới ra đời bên<br />
cạnh các ngân hàng thực hiện cơ cấu lại. Thứ<br />
hai, Việt Nam mở rộng việc hội nhập quốc tế<br />
thông qua việc ký kết các Hiệp ước quốc tế,<br />
gia nhập WTO đã tạo cơ hội cho các nhà đầu<br />
tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt<br />
Nam. Nhiều NHTMCP đã thực hiện bán cổ<br />
phần cho các nhà đầu tư nước ngoài với mong<br />
muốn ngoài việc tăng năng lực về vốn thì với<br />
kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong cơ chế<br />
thị trường ở những nước phát triển, nhà đầu<br />
tư nước ngoài còn có thể chuyển giao công<br />
nghệ, hỗ trợ hoạt động cho các ngân hàng dựa<br />
trên những lợi thế họ có được.Chính vì vậy,<br />
những nghiên cứu nhằm xem xét liệu việc<br />
tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào cơ<br />
cấu sở hữu có giúp các NHTMCP hoạt động<br />
hiệu quả hơn hay không là rất cần thiết để có<br />
thể đưa ra những khuyến nghị thích hợp trong<br />
xu thế hội nhập ngày nay.<br />
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN<br />
CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU<br />
Bài báo nghiên cứu sự khác biệt về hiệu<br />
quả hoạt động giữa các NHTMCP có vốn đầu<br />
tư nước ngoài và các NHTMCP không có vốn<br />
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong giai<br />
đoạn 2008 -2013,thông qua phân tích định<br />
tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kỹ thuật<br />
và phân tích định lượng hiệu quả kỹ thuật<br />
của các NHTM. Do giới hạn về mặt số liệu,<br />
nghiên cứu sử dụng số liệu của 26 NHTMCP<br />
của Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2013,<br />
các dữ liệu này được tập hợp từ báo cáo tài<br />
chính giai đoạn 2008-2013 của các ngân<br />
hàng. Trong số các NHTMCP được đưa vào<br />
phân tích, tại thời điểm cuối năm 2013, có 13<br />
<br />
ngân hàng có sự tham gia của nhà đầu tư nước<br />
ngoài vào vốn chủ sở hữu(xem phụ lục) với<br />
tỷ lệ từ 4,74% (STB) đến 30,00% (ABBank,<br />
ACB), còn lại là các NH được sở hữu hoàn<br />
toàn bởi cổ đông trong nước. Có 3 ngân hàng<br />
có tỷ lệ sở hữu nước ngoài dưới 20% gồm<br />
SHB, STB, VCB; còn lại là các ngân hàng có<br />
vốn chủ sở hữu nước ngoài chiếm tỷ trọng từ<br />
20% đến 30%.<br />
3. KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ HOẠT<br />
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG VÀ CÁC<br />
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN<br />
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng được<br />
nhìn từ nhiều góc độ khác nhau và được đề<br />
cập đến trong nhiều tài liệu bao gồm hiệu quả<br />
tài chính, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế.<br />
Trong đó hiệu quả kỹ thuật là việc đạt được<br />
các đầu ra cực đại từ các đầu vào giới hạn<br />
hoặc cực tiểu hóa việc sử dụng đầu vào để<br />
đạt một mức đầu ra nhất định (Berger và De<br />
Young, 1997)<br />
Rất nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả<br />
kỹ thuật của các ngân hàng khi có sự tham gia<br />
của vốn đầu tư nước ngoài so với các ngân<br />
hàng nội địa đã được tiến hành. Kết quả các<br />
nghiên cứu trước đây về vấn đề này không<br />
nhất quán với nhau, một số nghiên cứu cho<br />
thấy tác động tích cực của vốn sở hữu nước<br />
ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng,<br />
trong khi một số nghiên cứu khác cho kết quả<br />
ngược lại.<br />
Bhattacharyya, Lovell, and Sahay (1997)<br />
đã tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của<br />
70 ngân hàng của Ấn Độ trong giai đoạn 1986<br />
– 1991. Kết quả ước lượng bằng phương pháp<br />
bao dữ liệu (DEA) cho thấy các ngân hàng<br />
nước ngoài có hiệu quả hơn so với các ngân<br />
hàng tư nhân, song các ngân hàng thương mại<br />
nhà nước lại có hiệu quả hơn cả hai nhóm<br />
ngân hàng kia.<br />
115<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
Trong khi đó, Semih Yildirim and<br />
Philippatos (2007) tiến hành nghiên cứu thực<br />
nghiệm hệ thống ngân hàng của 12 quốc gia<br />
chuyển đổi ở Trung và Đông Âu, giai đoạn<br />
1993 – 2000. Kết quả ước lượng bằng phương<br />
pháp phân tích biên ngẫu nhiên (stochastic<br />
frontier approach - SFA) và phương pháp tiếp<br />
cận phi phân phối (distribution-free approachDFA) cho thấy các ngân hàng nước ngoài có<br />
hiệu quả về mặt chi phí hơn song lại kém hiệu<br />
quả hơn về mặt lợi nhuận so với các ngân<br />
hàng nội địa.<br />
Bonin, Hasan, and Wachtel (2005) trong<br />
một nghiên cứu về hệ thống ngân hàng của<br />
11 quốc gia chuyển đổi ở châu Âu trong giai<br />
đoạn 1996 – 2000 tìm thấy bằng chứng về các<br />
ngân hàng có vốn nước ngoài hiệu quả hơn so<br />
với các ngân hàng tư nhân khác, bằng phương<br />
pháp SFA; trong khi Borovicka (2007) tiến<br />
hành nghiên cứu đối với 282 ngân hàng ở 19<br />
quốc gia chuyển đổi cho thấy các ngân hàng<br />
có yếu tố nước ngoài có hiệu quả hơn về mặt<br />
chi phí.<br />
Một số nghiên cứu khác cho thấy yếu tố<br />
nước ngoài giúp ngân hàng hoạt động hiệu<br />
quả hơn như Hasan và Marton (2003), Jemric<br />
và Vujcic (2002), Weill (2003). Tuy nhiên<br />
nhiều nghiên cứu khác cho kết quả ngược lại,<br />
Tỷ lệ Thu nhập/ Tổng tài sản<br />
<br />
chẳng hạn như Nikiel và Opiela (2002).<br />
4. PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối với các ngân hàng thương mại Việt<br />
Nam, khi bán cổ phần cho nước ngoài, đặc<br />
biệt là cho các nhà đầu tư chiến lược (đa số các<br />
ngân hàng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu<br />
tư chiến lược hơn là cho các nhà đầu tư nhỏ<br />
lẻ) đều có mong muốn nhận được sự chuyển<br />
giao công nghệ, quản lý, kiểm soát rủi ro cũng<br />
như gia tăng năng lực tài chính và nhiều yếu<br />
tố khác. Những yếu tố này về mặt lý thuyết có<br />
thể giúp các ngân hàng trong nước nâng cao<br />
hiệu quả hoạt động. Vì vậy, giả thuyết nghiên<br />
cứu là các ngân hàng có sở hữu nước ngoài<br />
có hiệu quả hoạt động cao hơn các ngân hàng<br />
không có sở hữu nước ngoài.<br />
Bài báo chỉ đánh giá hiệu quả kỹ thuật<br />
nên trong phân tích định tính sẽ tập trung vào<br />
đánh giá, so sánh các yếu tố đầu ra là thu nhập<br />
và các yếu tố đầu vào được xem xét là chi phí<br />
giữa hai nhóm ngân hàng. Phân tích bao dữ<br />
liệu cũng dựa trên những yếu tố đầu vào, đầu<br />
ra này.<br />
4.1. Phân tích định tính hiệu quả hoạt<br />
động của các NH TMCP Việt Nam qua<br />
các chỉ tiêu liên quan đến mối quan hệ thu<br />
nhập – chi phí<br />
<br />
Bảng 1. Tỷ lệ thu nhập/ Tổng tài sản của các NHTM cổ phần giai đoạn 2008 – 2013<br />
Năm<br />
NH có vốn nước ngoài<br />
Lớn nhất<br />
Nhỏ nhất<br />
Trung bình<br />
NH không có vốn nước ngoài<br />
Lớn nhất<br />
Nhỏ nhất<br />
Trung bình<br />
Trung bình các NHTMCP<br />
<br />
2008<br />
<br />
14,15%<br />
5,88%<br />
11,59%<br />
<br />
14,59%<br />
5,47%<br />
10,82%<br />
11,15%<br />
<br />
2009<br />
<br />
13,31%<br />
4,57%<br />
7,91%<br />
<br />
10,91%<br />
5,47%<br />
7,83%<br />
7,86%<br />
<br />
2010<br />
<br />
9,53%<br />
3,66%<br />
7,87%<br />
<br />
13,37%<br />
7,02%<br />
8,77%<br />
8,39%<br />
<br />
2011<br />
<br />
14,01%<br />
7,39%<br />
11,72%<br />
<br />
17,07%<br />
8,39%<br />
12,23%<br />
12,01%<br />
<br />
2012<br />
<br />
14,67%<br />
8,90%<br />
11,53%<br />
<br />
15,43%<br />
8,33%<br />
11,81%<br />
11,69%<br />
<br />
2013<br />
<br />
14,36%<br />
6,33%<br />
8,82%<br />
<br />
13,66%<br />
1,81%<br />
8,46%<br />
8,61%<br />
<br />
Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ Báo cáo thường niên của các NHTMCP<br />
116<br />
<br />
Hiệu quả hoạt động . . .<br />
<br />
Tỷ lệ thu nhập/Tài sản cho biết khả năng<br />
tạo ra thu nhập từ danh mục tài sản của ngân<br />
hàng. Tỷ lệ này phụ thuộc:<br />
- Hoạt động quản lý danh mục tài sản của<br />
ngân hàng: Mỗi một khoản mục tài sản sẽ có tỷ<br />
lệ sinh lời bình quân khác nhau. Nếu tổng tài<br />
sản của ngân hàng không đổi mà các nhà quản<br />
lý ngân hàng lại đưa chiến lược tập trung vào<br />
các tài sản không sinh lời hoặc có tỷ lệ sinh lời<br />
thấp thì tổng thu nhập từ lãi sẽ thấp, kéo theo<br />
tổng thu nhập của ngân hàng không cao.<br />
- Lãi suất bình quân của từng loại tài sản<br />
trong danh mục tài sản: Tổng thu nhập lãi của<br />
ngân hàng cũng có thể tăng lên khi danh mục<br />
tài sản không đổi nhờ vào sự tăng lãi suất của<br />
thị trường. Trường hợp này liên quan đến<br />
môi trường kinh doanh nên khi đề cập đến<br />
<br />
khả năng sinh lời của tổng tài sản, người ta<br />
thường quan tâm đến việc ngân hàng cơ cấu<br />
danh mục tài sản như thế nào.<br />
Năm 2008 và 2009, NH có vốn nước ngoài<br />
có Tỷ lệ thu nhập/Tài sản cao hơn các NH<br />
không có vốn nước ngoài. Tuy nhiên. trong 3<br />
năm 2010, 2011, 2012, Tỷ lệ thu nhập/Tài sản<br />
của các NH có vốn nước ngoài lại thấp hơn các<br />
NH chỉ có vốn trong nước. Như vậy, xét cả giai<br />
đoạn, chưa thể kết luận có hay không việc các<br />
NH có vốn nước ngoài quản lý danh mục tài<br />
sản tốt hơn các NH chỉ có vốn trong nước.<br />
Nếu xét theo cơ cấu thu nhập gồm thu<br />
nhập lãi và thu nhập ngoài lãi, thành phần thu<br />
nhập/ tổng tài sản của các ngân hàng thể hiện<br />
như sau:<br />
<br />
Bảng 2. Thành phần thu nhập/ Tổng tài sản của các NHTM cổ phần giai đoạn 2008 – 2013<br />
Năm<br />
2008<br />
2009<br />
2010<br />
2011<br />
2012<br />
2013<br />
Thu nhập lãi / Tổng tài sản<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHTMCP có vốn nước ngoài<br />
10,48% 6,90%<br />
7,06%<br />
11,05% 10,88% 8,08%<br />
NHTMCP không có vốn nước ngoài 10,05% 6,75%<br />
7,72%<br />
10,91% 10,85% 7,43%<br />
Thu nhập ngoài lãi / Tổng tài sản<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHTMCP có vốn nước ngoài<br />
1,11%<br />
1,01%<br />
0,81%<br />
0,67%<br />
0,65%<br />
0,74%<br />
NHTMCP không có vốn nước ngoài 0,77%<br />
1,07%<br />
1,05%<br />
0,64%<br />
0,96%<br />
1,03%<br />
Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ Báo cáo thường niên của các NHTMCP<br />
<br />
Xét về thành phần trong tổng thu nhập<br />
của các ngân hàng, ta thấy tương quan giữa 2<br />
nhóm ngân hàng không ổn định. Cụ thể, năm<br />
2010 tỷ lệ Thu nhập lãi / Tổng tài sản của NH<br />
có vốn nước ngoài thấp hơn các NH không có<br />
vốn nước ngoài, tuy nhiên khi xem xét tỷ lệ<br />
Thu nhập ngoài lãi/ Tổng tài sản thì các NH<br />
<br />
có vốn nước ngoài lại thấp hơn các NH không<br />
có vốn nước ngoài vào các năm 2009, 2010,<br />
2012, 2014. Điều này dẫn đến vấn đề là nếu<br />
chỉ nhìn vào xu hướng thì vẫn chưa thấy được<br />
lợi thế của các NH có vốn nước ngoài trong<br />
việc tạo ra thu nhập cao và ổn định hơn so với<br />
NH không có vốn nước ngoài.<br />
<br />
Tỷ lệ Chi phí hoạt động/ Thu nhập<br />
<br />
Bảng 3. Tỷ lệ Chi phí / Thu nhập của các NHTM cổ phần giai đoạn 2008 – 2013<br />
Đơn vị tính: %<br />
Năm<br />
2008<br />
2009<br />
2010<br />
2011<br />
2012<br />
2013<br />
NH có vốn nước ngoài<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lớn nhất<br />
95,87% 88,31% 88,66% 97,90% 99,19% 99,78%<br />
Nhỏ nhất<br />
65,88% 64,08% 66,55% 62,65% 83,54% 83,23%<br />
Trung bình<br />
85,75% 76,42% 80,00% 86,06% 90,54% 91,37%<br />
117<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
NH không có vốn nước ngoài<br />
Lớn nhất<br />
Nhỏ nhất<br />
Trung bình<br />
Trung bình các NHTMCP<br />
Độ lệch chuẩn<br />
<br />
<br />
98,46%<br />
41,50%<br />
85,21%<br />
85,45%<br />
0,2379<br />
<br />
<br />
90,82%<br />
59,99%<br />
79,67%<br />
78,31%<br />
0,1562<br />
<br />
<br />
93,10%<br />
61,27%<br />
82,75%<br />
81,60%<br />
0,1591<br />
<br />
<br />
95,03%<br />
77,78%<br />
86,70%<br />
86,42%<br />
0,2240<br />
<br />
<br />
99,87%<br />
81,41%<br />
91,56%<br />
91,13%<br />
0,1708<br />
<br />
<br />
99,66%<br />
47,58%<br />
90,58%<br />
90,90%<br />
0,0959<br />
<br />
Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ Báo cáo thường niên của các NHTMCP<br />
<br />
Tỷ lệ Chi phí hoạt động/ Thu nhập cho<br />
biết khả năng quản lý chi phí của ngân hàng.<br />
Tỷ lệ này càng thấp thì khả năng tạo lợi nhuận<br />
của ngân hàng càng cao. Năm 2008, NH có<br />
vốn nước ngoài có tỷ lệ chi phí / thu nhập cao<br />
hơn NH không có vốn nước ngoài. Tuy nhiên,<br />
trong những năm sau đó, từ 2009 – 2012, các<br />
NH có vốn nước ngoài đã tỏ ra quản lý chi<br />
phí hiệu quả hơn so với các NH chỉ có vốn<br />
trong nước khi có tỷ lệ chi phí/ thu nhập thấp<br />
hơn. Nếu xét về hiệu quả hoạt động nhìn từ<br />
chỉ tiêu tài chính này, giai đoạn này cho thấy<br />
<br />
khối ngân hàng có sự tham gia của dòng vốn<br />
ngoại đạt hiệu quả tốt hơn và điều này khiến<br />
cho các NH trong nước xây dựng chính sách<br />
dành một phần vốn cổ phần để bán cho đối<br />
tác chiến lược ngoại. Tuy nhiên, tương quan<br />
giữa hai khối ngân hàng liên quan đến tỷ lệ<br />
này năm 2012 lại có sự thay đổi khi các NH<br />
vốn trong nước lại thể hiện hiệu quả hơn trong<br />
việc quản lý chi phí. Kết quả có được cho thấy<br />
nhóm ngân hàng nào thực sự đạt hiệu quả tốt<br />
hơn vẫn chưa thể chắc chắn.<br />
<br />
Bảng 4. Thành phần chi phí / Tổng tài sản của các NHTM cổ phần giai đoạn 2008 – 2013<br />
Năm<br />
2008<br />
2009<br />
2010<br />
2011<br />
2012<br />
2013<br />
Chi phí lãi / Tổng tài sản<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHTMCP có vốn nước ngoài<br />
7,89% 4,21% 4,75% 7,70% 7,52% 5,19%<br />
NHTMCP không có vốn nước ngoài<br />
7,27% 4,40% 5,48% 7,95% 7,92% 5,15%<br />
Chi phí ngoài lãi / Tổng tài sản<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHTMCP có vốn nước ngoài<br />
2,05% 1,77% 1,61% 2,36% 2,97% 2,85%<br />
NHTMCP không có vốn nước ngoài<br />
2,01% 1,83% 1,73% 2,06% 2,87% 2,61%<br />
Dự phòng rủi ro tín dụng / Tổng tài sản<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHTMCP có vốn nước ngoài<br />
0,39% 0,31% 0,27% 0,47% 0,61% 0,49%<br />
NHTMCP không có vốn nước ngoài<br />
0,27% 0,40% 0,33% 0,34% 0,67% 0,49%<br />
Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ Báo cáo thường niên của các NHTMCP<br />
<br />
Tương tự như tỷ lệ Thu nhập/ Tổng tài<br />
sản và Thu nhập ngoài lãi/ Tổng tài sản, tỷ<br />
lệ các loại chi phí/ Tổng tài sản của 2 nhóm<br />
ngân hàng cũng không cho thấy các NH có<br />
vốn nước ngoài quản lý chi phí tốt hơn các<br />
NH không có vốn nước ngoài trong cả giai<br />
đoạn. Năm 2008, cả chi phí lãi, chi phí ngoài<br />
lãi và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng so với<br />
Tổng tài sản của NH có vốn nước ngoài đều<br />
<br />
cao hơn NH không có vốn nước ngoài. Những<br />
năm sau đó, việc quản lý chi phí của các NH<br />
có vốn nước ngoài thể hiện kết quả tốt hơn<br />
nhưng cũng không ổn định trong mối quan hệ<br />
so sánh với các NH chỉ có vốn trong nước.<br />
Phân tích chi phí và thu nhập của hai<br />
nhóm ngân hàng ở trên cho thấy không có sự<br />
khác biệt đáng kể và nhất quán về hiệu quả<br />
của hai nhóm. Tỷ lệ thu nhập/tổng tài sản<br />
118<br />
<br />