Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP<br />
BẤT ĐỘNG SẢN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Bùi Ngọc Toản*, Bùi Đức Tình**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài nghiên cứu xác định các yếu tố tác<br />
động đến hiệu quả hoạt động của các doanh<br />
nghiệp bất động sản tại thành phố Hồ Chí<br />
Minh. Với dữ liệu được thu thập từ 243 doanh<br />
nghiệp bất động sản tại thành phố Hồ Chí<br />
Minh, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả<br />
<br />
hoạt động của các doanh nghiệp bị tác động<br />
bởi năng lực tài chính, chính sách vĩ mô, chính<br />
sách hỗ trợ của địa phương và đặc điểm của<br />
doanh nghiệp.<br />
Từ khóa: hiệu quả hoạt động, doanh<br />
nghiệp, bất động sản, thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
PERFORMANCE OF REAL ESTATE FIRMS IN HO CHI MINH CITY<br />
ABSTRACT<br />
This paper examines factors affecting the<br />
performance of real estate firms in Ho Chi<br />
Minh City. With the data collected from 243<br />
real estate firms in Ho Chi Minh City, the<br />
research results show that performance of<br />
<br />
enterprises are impacted by financial capacity,<br />
macro policies, local policies support and<br />
characteristics of the business.<br />
Key words: performance, firm, real estate,<br />
Ho Chi Minh city.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
thì sự cạnh tranh và những thách thức đối với<br />
khả năng quản lý của những doanh nghiệp này<br />
cũng theo đó tăng lên nhanh chóng (Bùi Ngọc<br />
Toản, 2016). Chỉ với 6 tháng đầu năm 2017,<br />
Thành phố Hồ Chí Minh đã có 18.000 doanh<br />
nghiệp được thành lập, nhưng đến khoảng hơn<br />
1/3 trong số đó là doanh nghiệp bất động sản,<br />
phần lớn hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh<br />
dịch vụ bất động sản (Bùi Ngọc Toản, 2018).<br />
Qua đó, chúng ta thấy rằng các doanh nghiệp<br />
ngành bất động sản đang “bùng nổ” trong thời<br />
gian qua. Với áp lực cạnh tranh ngày càng<br />
tăng, các doanh nghiệp ngành bất động sản<br />
đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc<br />
biệt là nâng cao hiệu quả hoạt động để có thể<br />
tồn tại và phát triển bền vững được. Với bài<br />
<br />
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,<br />
Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là đầu tàu<br />
kinh tế của cả nước đã phát triển một cách<br />
nhanh chóng về tốc độ tăng trưởng kinh tế,<br />
cũng như tốc độ tăng trưởng dân số, đặc biệt<br />
là một lượng lớn người nhập cư từ các địa<br />
phương khác. Do đó, Thành phố Hồ Chí Minh<br />
luôn chịu áp lực ngày càng tăng về cơ sở hạ<br />
tầng, cũng như nhu cầu lớn về nhà ở của người<br />
dân, kèm theo đó là sự biến động về thị trường<br />
bất động sản ngày càng tăng. Với thực tiễn đó,<br />
hệ thống doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí<br />
Minh cũng phát triển nhanh cả về quy mô lẫn<br />
số lượng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh<br />
nghiệp ngành bất động sản. Tuy nhiên, cùng<br />
với sự phát triển nhanh của các doanh nghiệp<br />
*<br />
<br />
ThS. Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM, Email: buingoctoan@iuh.edu.vn<br />
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Hậu Giang, Email: tinh.buiduc@sbv.gov.vn<br />
<br />
**<br />
<br />
72<br />
<br />
Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ...<br />
<br />
nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ tiến hành<br />
khảo sát các doanh nghiệp bất động sản để xác<br />
định được những yếu tố tác động đến hiệu quả<br />
hoạt động. Kết quả nghiên cứu có giá trị tham<br />
khảo đối với các nhà quản lý trong ngành bất<br />
động sản, cũng như các nhà nghiên cứu và nhà<br />
hoạch định chính sách.<br />
<br />
Kouser (2012) khi nghiên cứu dữ liệu của 70<br />
doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn<br />
giao dịch chứng khoán Karachi của Pakistan<br />
trong giai đoạn 2001-2010 đã cho rằng hiệu<br />
quả hoạt động bị tác động bởi các yếu tố phản<br />
ánh đặc điểm của doanh nghiệp như quy mô<br />
doanh nghiệp; Ngoài ra, Safarova (2010) đã<br />
thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến<br />
hiệu quả hoạt động của 76 doanh nghiệp niêm<br />
yết trên thị trường chứng khoán New Zealand<br />
giai đoạn 1996-2007 và cho rằng khả năng<br />
tiếp cận vốn có tác động đến hiệu quả hoạt<br />
động của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, Bùi<br />
Ngọc Toản (2018) đã thu thập dữ liệu của 218<br />
doanh nghiệp khởi nghiệp ngành bất động sản<br />
và khẳng định vai trò của khả năng tiếp cận<br />
vốn (thông qua thị trường vốn và thị trường<br />
tiền tệ) trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
của các doanh nghiệp khởi nghiệp ngành bất<br />
động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trước<br />
đó, Bùi Ngọc Toản (2016) đã cho rằng chính<br />
sách vốn lưu động, vấn đề vay nợ, quy mô<br />
doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế có tác<br />
động đến hiệu quả hoạt động của 35 doanh<br />
nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị<br />
trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn<br />
2010-2014. Trong một nghiên cứu khác, Đoàn<br />
Ngọc Phúc (2014) đã nghiên cứu hiệu quả hoạt<br />
động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, với<br />
dữ liệu gồm 217 doanh nghiệp niêm yết trên<br />
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hố Chí<br />
Minh và Hà Nội giai đoạn 2007-2012, kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy việc vay nợ và quy mô<br />
doanh nghiệp có tác động đến hiệu quả hoạt<br />
động. Ngoài ra, Phan Thị Minh Lý (2011) đã<br />
khảo sát 112 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên<br />
địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế nhằm xác định<br />
sự tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt<br />
động của doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu<br />
cho thấy có bốn yếu tố tác động đến hiệu quả<br />
hoạt động của doanh nghiệp, gồm: yếu tố về<br />
vốn, yếu tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp,<br />
chính sách của địa phương, chính sách vĩ mô.<br />
<br />
2. MÔ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Mô hình nghiên cứu<br />
Hiện nay, có khá nhiều nghiên cứu thực<br />
nghiệm về hiệu quả hoạt động của doanh<br />
nghiệp. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu tiến<br />
hành xem xét dưới khía cạnh khảo sát quan<br />
điểm của những người am hiểu về hiệu quả<br />
hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt là doanh<br />
nghiệp bất động sản. Có thể kể đến các nghiệp<br />
cứu như: Protogerou & các cộng sự (2017) đã<br />
nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các doanh<br />
nghiệp trẻ (có thời gian hoạt động từ 3 đến 15<br />
năm) tại 10 quốc gia ở Châu Âu và cho rằng:<br />
trình độ người quản lý và nhân viên có tác<br />
động đến hiệu quả hoạt động của các doanh<br />
nghiệp này; Tại Malaysia, Hamid & các cộng<br />
sự (2015) đã khẳng định vai trò của khả năng<br />
tiếp cận vốn và cho rằng tỷ lệ nợ có tác động<br />
đến hiệu quả hoạt động của 92 doanh nghiệp ở<br />
quốc gia này trong giai đoạn 2009-2011; Cũng<br />
trong năm 2015, Xu & Banchuenvijit (2015)<br />
đã tiến hành nghiên cứu dữ liệu của 28 doanh<br />
nghiệp (không bao gồm các doanh nghiệp tài<br />
chính) niêm yết trên SSE 50 trong giai đoạn<br />
2008-2012, kết quả nghiên cứu cho rằng tỷ<br />
lệ nợ vay và quy mô doanh nghiệp tác động<br />
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp;<br />
Mumtaz & các cộng sự (2013) đã nghiên cứu<br />
hiệu quả hoạt động của 83 doanh nghiệp tại<br />
Pakistan trong giai đoạn 2006-2009, kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy các yếu tố thuộc đặc điểm<br />
của doanh nghiệp như khả năng tiếp cận vốn<br />
và quy mô doanh nghiệp có tác động đến hiệu<br />
quả hoạt động; Trong một nghiên cứu khác,<br />
73<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
2.2. Dữ liệu nghiên cứu<br />
<br />
Kết quả của các bài nghiên cứu trước cho<br />
thấy, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bị<br />
tác động bởi các nhóm yếu tố: năng lực tài<br />
chính, đặc điểm của doanh nghiệp, chính sách<br />
hỗ trợ của địa phương và chính sách vĩ mô.<br />
Dựa trên cơ sở này, nhóm tác giả sẽ tiến hành<br />
xây dựng mô hình nghiên cứu, đồng thời bài<br />
nghiên cứu cũng tiến hành điều chỉnh và bổ<br />
sung thêm một số biến quan sát để phù hợp<br />
với thực tiễn của các doanh nghiệp bất động<br />
sản tại Thành phố Hồ Chí Minh, điều này cũng<br />
được kỳ vọng sẽ tạo tính mới cho bài nghiên<br />
cứu so với các nghiên cứu trước đây.<br />
<br />
Mẫu nghiên cứu được chọn lọc để đưa<br />
vào nghiên cứu gồm 243 quan sát, nhóm tác<br />
giả thu thập trong quá trình điều tra, phỏng<br />
vấn trực tiếp và ngẫu nhiên từ những doanh<br />
nghiệp bất động sản tại Thành phố Hồ Chí<br />
Minh. Thời gian điều tra từ 01/01/2018 đến<br />
ngày 05/02/2018 theo mẫu đã được thiết kế<br />
sẵn.<br />
2.3. Phương pháp phân tích<br />
Bài nghiên cứu vận dụng phương pháp<br />
phân tích mô hình hồi quy bội nhằm nhận dạng<br />
và xác định mức độ tác động của các yếu tố<br />
đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp<br />
bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Vậy, mô hình nghiên cứu có dạng như sau:<br />
HQHD = β0 + β1 NLTC + β2 DDDN + β3<br />
CSDP + β4 CSVM + ε<br />
Hình 1. Mô hình nghiên cứu dự kiến<br />
<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO<br />
LUẬN<br />
Phân tích hồi quy sẽ xác định sự tác động<br />
của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Mô<br />
hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức tác<br />
động và qua đó giúp ta dự đoán được mức độ<br />
của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của<br />
các biến độc lập. Kết quả hồi quy thực nghiệm<br />
như sau:<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả mô hình nghiên cứu<br />
Hệ số hồi quy chuẩn hóa<br />
<br />
Mức ý nghĩa<br />
<br />
Năng lực tài chính (NLTC)<br />
<br />
0,390<br />
<br />
0,000***<br />
<br />
Đặc điểm của doanh nghiệp (DDDN)<br />
<br />
0,212<br />
<br />
0,000***<br />
<br />
Chính sách hỗ trợ của địa phương (CSDP)<br />
<br />
0,305<br />
<br />
0,000***<br />
<br />
Chính sách vĩ mô (CSVM)<br />
<br />
0,364<br />
<br />
0,000***<br />
<br />
Số quan sát<br />
<br />
243<br />
<br />
Kết quả kiểm định ANOVA (sig.)<br />
<br />
0.000***<br />
<br />
Hệ số xác định R2<br />
<br />
69,4%<br />
<br />
Ghi chú: (***) có ý nghĩa ở mức 1%<br />
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả<br />
74<br />
<br />
Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ...<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
<br />
Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy mô<br />
hình có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%, vậy mô<br />
hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù<br />
hợp với tập dữ liệu. Bên cạnh đó, để đánh giá<br />
mức độ phù hợp của mô hình, ta sử dụng hệ số<br />
xác định R2. Hệ số này cho biết mức độ giải<br />
thích của mô hình hồi quy được xây dựng với<br />
tập dữ liệu nghiên cứu. Hệ số này càng gần 1<br />
thì mô hình xây dựng càng thích hợp với tập<br />
dữ liệu mẫu và ngược lại càng gần 0 mô hình<br />
kém phù hợp. Bảng kết quả mô hình hồi quy<br />
cho thấy, hệ số xác định R2 = 69,4%, điều này<br />
có nghĩa là 69,4% mức độ biến động về hiệu<br />
quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động<br />
sản tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ được giải<br />
thích bởi những yếu tố là các biến độc lập đã<br />
được chọn đưa vào mô hình.<br />
<br />
Với mục tiêu kiểm định sự tác động của<br />
các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của các<br />
doanh nghiệp bất động sản tại thành phố Hồ<br />
Chí Minh, nhóm tác giả đã sử dụng phương<br />
pháp nghiên cứu định lượng để làm sáng tỏ<br />
vấn đề cần nghiên cứu và đạt được mục tiêu<br />
đề ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực<br />
tài chính, chính sách vĩ mô, chính sách hỗ trợ<br />
của địa phương và đặc điểm của doanh nghiệp<br />
có vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả hoạt<br />
động, cũng như quá trình tồn tại và phát triển<br />
của các doanh nghiệp bất động sản tại thành<br />
phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu là cơ<br />
sở để góp phần giúp doanh nghiệp bất động<br />
sản nhìn nhận rõ hơn về vai trò của các yếu<br />
tố này đối với hiệu quả hoạt động của doanh<br />
nghiệp. Các doanh nghiệp bất động sản cần<br />
chú trọng hơn nữa về vấn đề nâng cao khả<br />
năng tiếp cận vốn, khả năng thanh khoản và<br />
xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm<br />
nâng cao năng lực tài chính, góp phần quan<br />
trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
của doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan chức<br />
năng và chính quyền địa phương cũng cần đưa<br />
ra các cơ chế, chính sách hỗ trợ một cách thiết<br />
thực hơn nữa nhằm khuyến khích các doanh<br />
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động<br />
sản nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần<br />
giúp thị trường bất động sản phát triển ổn định<br />
và bền vững.<br />
<br />
Kết quả mô hình nghiên cứu có phương<br />
trình hồi quy chuẩn hóa như sau:<br />
HQHD = 0,390 NLTC + 0,212 DDDN +<br />
0,305 CSDP + 0,364 CSVM<br />
Với kết quả trên, ta thấy hiệu quả hoạt<br />
động của các doanh nghiệp bất động sản tại<br />
thành phố Hồ Chí Minh bị tác động mạnh<br />
nhất bởi năng lực tài chính, tiếp đó là chính<br />
sách vĩ mô, chính sách hỗ trợ của địa phương<br />
và đặc điểm của doanh nghiệp. Điều này cũng<br />
phản ánh rằng các yếu tố này có vai trò rất<br />
quan trọng đối với hiệu quả hoạt động, cũng<br />
như quá trình tồn tại và phát triển của các<br />
doanh nghiệp ngành bất động sản tại thành<br />
phố Hồ Chí Minh.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[2]. Bùi Ngọc Toản (2016), Tác động của<br />
chính sách vốn lưu động đến khả năng<br />
sinh lợi trên tổng tài sản của các doanh<br />
nghiệp ngành bất động sản Việt Nam, Tạp<br />
chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số tạp chí<br />
44(2016) 18-27.<br />
<br />
[1]. Bùi Ngọc Toản (2018), Khả năng tiếp cận<br />
vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp ngành<br />
bất động sản, Kỷ yếu Hội thảo khoa học<br />
quốc tế “Kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp<br />
– yếu tố thành công đối với sinh viên”,<br />
ngày 24/01/2018.<br />
75<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
[3]. Đoàn Ngọc Phúc (2014), Ảnh hưởng của<br />
cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh<br />
doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa<br />
ở Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề kinh tế<br />
và chính trị thế giới, số 7(219).<br />
<br />
[7]. Mumtaz, R., Rauf, S., Ahmed, B., Noreen,<br />
U. (2013), Capital Structure and Financial<br />
Performance: Evidence from Pakistan<br />
(Kse 100 Index), Journal of Basic and<br />
Applied Scientific Research, 3(4)113-119.<br />
<br />
[4]. Phan Thị Minh Lý (2011), Phân tích tác<br />
động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt<br />
động kinh doanh của các doanh nghiệp<br />
vừa và nhỏ ở Thừa Thiên - Huế. Tạp chí<br />
Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng,<br />
số 2 (43).<br />
<br />
[8]. Protogerou, A., Caloghiroua, Y., Vonortas,<br />
N. (2017), Determinants of young firms’<br />
innovative<br />
performance:<br />
Empirical<br />
evidence from Europe, Research Policy<br />
(2017),<br />
http://dx.doi.org/10.1016/j.<br />
respol.2017.05.011.<br />
<br />
[5]. Hamid, M., Abdullahb, A., Kamaruzzaman,<br />
N. (2015), Capital Structure and<br />
Profitability in Family and Non-Family<br />
Firms: Malaysian evidence, Procedia<br />
Economics and Finance, 31 (2015 ) 44 – 55.<br />
<br />
[9]. Safarova, Y. (2010), Factors that determine<br />
firm performance of New Zealand Listed<br />
companies. Auckland University of<br />
Technology.<br />
[10]. Xu, M. & Banchuenvijit, W. (2015),<br />
Factors Affecting Financial Performance<br />
of Firms Listed on Shanghai Stock<br />
Exchange 50(SSE 50). International<br />
journal of Bussiness and economic.<br />
<br />
[6]. Kouser, R. (2012), Inter-Relationship<br />
between Profitability, Growth and Size: A<br />
Case of Non-Financial Companies from<br />
Pakistan, Pak. J. Commer. Soc. Sci. 2012<br />
Vol. 6 (2), 405-419.<br />
<br />
76<br />
<br />