intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu "Nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam" là phát triển hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Quá trình nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu chuyên gia với đối tượng nghiên cứu là các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VIỆT NAM RESEARCH ON THE PERFORMANCE MEASURES SYSTEM OF VIETNAM CONSTRUCTION ENTE/RPRISES TS. Lê Hồng Nhung Công ty TNHH KH & CN Sao Nam Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Trong quá trình hình thành và phát triển của hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động, các nhà nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài đã đưa ra khá nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến sự ra đời của những mô hình đo lường khác nhau. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, những mô hình đo lường hiệu quả hoạt động được giới chuyên môn quan tâm, cũng được các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xây dựng nói riêng, đưa vào sử dụng rộng rãi là những mô hình bao gồm cả các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động cũng đang tồn tại những hạn chế nhất định. Về mặt thực tế: Hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng hiện nay mới chủ yếu bao gồm các chỉ tiêu về mặt tài chính, trong khi có rất nhiều góc độ phi tài chính cần được quan tâm để lột tả rõ, để đánh giá chính xác hiệu quả. Về mặt lý luận: Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp xây dựng cũng thiên về mặt tài chính, còn nếu có đề cập tới mặt phi tài chính cũng chỉ ở mức đề xuất chủ quan cá nhân chứ chưa có nghiên cứu nào đi khảo sát và phân tích theo phương pháp nghiên cứu mới hiện nay để tìm được hệ thống đo lường phù hợp. Từ những hạn chế về đo lường trong thực tế và lý thuyết, bài báo muốn đề xuất hệ thống đo lường hiệu hoạt động phù hợp cho các doanh nghiệp xây dựng trong bối cảnh Việt Nam. Từ khóa: hiệu quả hoạt động, chỉ tiêu, phương pháp nghiên cứu, xây dựng. ABSTRACT In the process of formation and development of the performance measurement system, domestic and foreign researchers have given a lot of different views, leading to the birth of different measurement model. However, in the world today, the performance measurement models that are of interest to experts, are also widely used by businesses in general and construction enterprises in particula include both financial and non-financial metrics. At Vietnamese construction enterprises, the performance measurement system also has certain limitations. In practical terms: The current performance measurement system of construction enterprises mainly financial indicators, while there are many non-financial aspects that need to be paid attention to clearly described, to accurately evaluate the effect. Theoretically: Researches on performance in construction enterprises are also financial-oriented, and if they are mentioned in non-financial aspects, they are only at the level of individual subjective suggestions, not research. Any research should survey and analyze according to current new research methods to find a suitable measurement system. From the limitations of measurement in practice and theory, the article would like to propose an appropriate performance measurement system for construction enterprises in the context of Vietnam. Keywords: performance measurement, indicator, research methods, construction. 1858
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Giới thiệu Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò quan trọng của hệ thống các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực giữa việc áp dụng các chỉ tiêu trong hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo thời gian, các nghiên cứu dần hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, bắt đầu chủ yếu từ sử dụng các chỉ số tài chính, đến thập kỉ 80 của thế kỉ trước tới nay, xu hướng là những mô hình đo lường hiệu quả hoạt động bao gồm cả các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính bởi những ưu điểm và hữu ích của chúng mang lại và cũng đảm bảo các tiêu chí của việc hội nhập kinh tế vào các tổ chức quốc tế. Tại Việt Nam, đặc biệt từ năm 2007, sau khi trở thành thành viên của WTO, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các nhà thầu Việt Nam muốn đạt được kết quả như mong đợi, các doanh nghiệp cần có những chiến lược đúng đắn và hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dựa trên thông tin đầy đủ chính xác từ hệ thống chỉ tiêu đo lường. Hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu tài chính, chỉ có số ít các nghiên cứu đưa ra hệ thống chỉ tiêu bao gồm cả tài chính và phi tài chính nhưng mới ở dạng đề xuất chưa đưa ra khảo sát sâu, chi tiết. Mục tiêu của nghiên cứu này là phát triển hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Quá trình nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu chuyên gia với đối tượng nghiên cứu là các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Nghiên cứu đã phát triển và làm rõ các phương diện tài chính và phi tài chính trong đo lường HQHĐ của các DNXD Việt Nam bao gồm 28 chỉ tiêu trong sáu khía cạnh. 2. Tổng quan các mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Trong một thời gian dài, các nhà quản lý đã dùng đánh giá tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức. Phần lớn các kĩ thuật và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa trên khía cạnh về tài chính mà hiện nay sử dụng được phát triển vào đầu thế kỷ 20 (Kennerly & Neely, 2002). Nổi bật nhất là Mô hình DuPont còn được gọi là phương pháp Dupont hoặc Kim tự tháp chỉ tiêu phân tích tài chính, là mô hình được công ty Hóa chất DuPont xây dựng và sử dụng từ những năm 1903 của thế kỷ trước (Neely và cộng sự, 1999, tr 14). Đây là một hệ thống đo lường hoàn chỉnh về khía cạnh tài chính có cấu trúc phân cấp rõ ràng, trong đó thể hiện rõ về kết quả doanh nghiệp đạt được và yếu tố cho phép nhà quản lý tìm biện pháp để cải thiện hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu tài chính. Rất nhiều nghiên cứu phát triển từ mô hình này, tuy nhiên, mô hình Dupont vẫn là nền tảng đánh giá hiệu quả về khía cạnh tài chính mà khó có mô hình nào có thể vượt qua được. Trên thực tế, khi môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh chỉ dựa vào hiệu quả tài chính lại thu hút sự chỉ trích vì được coi là biện pháp chậm mô tả kết quả của các hành động quản lý, các quyết định. Ngày nay, các nhà quản lý đòi hỏi sự cập nhật thông tin, tầm nhìn chiến lược hướng tới tương lai và sử dụng chủ yếu các chỉ tiêu phi tài chính để đưa ra quyết định tốt hơn. Nhưng thay vì lựa chọn một trong hai, nhiều mô hình khác nhau đã phát triển gồm cả các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính bổ sung cho nhau. Bảng điểm cân bằng (BSC) của Kaplan và Norton (1996) đưa ra là một cách tiếp cận mới để quản lý chiến lược và đo lường hiệu quả hoạt động. Neely và cộng sự (2001) cho rằng nhiều người đã hiểu sai về mục đích của đo lường và vai trò của chiến lược. Theo mô hình này thì đích đến là sự đóng góp và sự hài lòng của các bên liên quan, còn chiến lược là con đường đi kết hợp với qui trình và năng lực để đi đến đích. Ngoài ra thì các mô hình về tiêu chí giải thưởng quốc tế cũng là những mô hình đang thu hút được sự quan tâm rất lớn của giới nghiên cứu cũng như trong 1859
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thực tế ứng dụng, điển hình là hai mô hình giải thưởng quốc gia Malcolm Baldrige (MBNQA) được sử dụng trên 25 quốc gia bao gồm Mỹ và Newzeland; và mô hình xuất sắc của Châu Âu- EFQM được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và đã đưa ra được một số mô hình phù hợp với ngành xây dựng. Mô hình của Egan (1998) đưa ra “Suy nghĩ lại về xây dựng” và từ mô hình này, chương trình thực hành Xây dựng đã phát triển và đưa ra các chỉ số hoạt động quan trọng- Construction Best Practice Program-Key Performance Indicators (CBPP- KPIs), cho phép các doanh nghiệp xây dựng hoạt động theo điểm chuẩn để nâng cao năng suất của ngành xây dựng (Cox và cộng sự, 2003). Các chỉ số này bao gồm đo lường hiệu quả của cả dự án và doanh nghiệp. Kagioglu và cộng sự (2001) đề xuất một mô hình khái niệm về qui trình đo lường hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp xây dựng- Performance Measurement Process Conceptual Framework (PMPCF) bằng việc nghiên cứu sâu hai tình huống. Mô hình này phát triển dựa trên mô hình bảng điểm cân bằng nhưng thêm vào hai khía cạnh là dự án và khía cạnh nhà cung cấp để phù hợp với ngành xây dựng. Nghiên cứu của Arditi và Lee (2003) dựa trên mô hình MBNQA đã phát triển đo lường chất lượng dịch vụ xây dựng bằng cách gửi bảng câu hỏi điều tra. Beatham và cộng sự (2004) đã thiết kế một hệ thống đo lường hiệu suất cho doanh nghiệp xây dựng trên cơ sở EFQM và KPIs thông qua phương pháp nghiên cứu tình huống. Trên các nguyên tắc của Bảng điểm cân bằng và EFQM, Bassioni và cộng sự (2005) đã thực hiện 11 cuộc phỏng vấn và nghiên cứu sâu năm tình huống để xây dựng một mô hình khái niệm để đo lường tính hiệu quả trong xây dựng. Đây là một mô hình toàn diện cho các doanh nghiệp xây dựng để đánh giá hiệu quả kinh doanh: đánh giá hiệu quả dựa trên hiệu quả bên trong, bên ngoài doanh nghiệp; hiệu quả cả về mặt dự án lẫn hiệu quả về mặt tổ chức của doanh nghiệp; bao gồm cả yếu tố tài chính và phi tài chính. Tuy là mô hình toàn diện nhưng có thể nhận thấy mô hình này rất khó để đưa vào sử dụng trên thực tế do tính chất phức tạp của mô hình. Poh Tin Hiap và cộng sự (2006) đã dùng các khía cạnh trong mô hình BSC để xây dựng nên hệ thống các chỉ tiêu đánh giá HQHĐ của các doanh nghiệp xây dựng. El- Mashaleh và cộng sự (2006) đã kiểm tra tác động của công nghệ thông tin đối với hiệu quả doanh nghiệp và tìm thấy một liên kết tích cực giữa chúng. Yu và cộng sự (2007) thông qua phỏng vấn và gửi câu hỏi khảo sát đến 34 doanh nghiệp đã phát triển một hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp xây dựng bằng cách sử dụng các khía cạnh trong Bảng điểm cân bằng. Với việc vận dụng mô hình BSC, S. Thomas Ng (2007) trong nghiên cứu của mình đã đưa ra các chỉ tiêu đo lường HQHĐ cho các nhà thầu phụ. Namho Kim và cộng sự (2007) cũng dựa trên mô hình BSC để đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động cho các doanh nghiệp xây dựng Hàn Quốc. Luu và cộng sự (2008) cũng dựa trên bốn khía cạnh của mô hình Bảng điểm cân bằng để đưa ra các chỉ tiêu đo lường chiến lược thông qua phương pháp phỏng vấn và nghiên cứu một tình huống. Zeynepisik (2009) trong nghiên cứu của mình thông qua câu hỏi khảo sát đã đưa ra hệ thống đo lường bao gồm các yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp xây dựng các yếu tố bên ngoài, quan hệ đối tác, quản lý dự án, nguồn lực của doanh nghiệp, chiến lược cạnh tranh, hiệu quả dự án và hiệu quả tổ chức. Horta và cộng sự (2010) đã phát triển một phương pháp đánh giá hiệu quả tổng thể doanh nghiệp thông qua câu hỏi khảo sát tại 22 doanh nghiệp. Mohamed Hegazy và cộng sự (2012) thông qua khảo sát đến 100 công ty xây dựng và top 50 công ty tư vấn xây dựng được tạp chí uy tín bình chọn để đưa ra 11 chỉ tiêu thuộc 5 yếu tố để đánh giá hiệu quả hoạt động chủa các công ty xây dựng tại Anh. Sarhan và cộng sự (2013) bằng việc gửi đi 198 và thu về 140 bảng câu hỏi đã phân tích ra được ba yếu tố phi tài chính vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp xây dựng ở Anh là: Sự an toàn, Sự hài lòng của khách hàng và chất lượng. Jin và cộng sự (2013) cũng đưa ra một mô hình đo lường 1860
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 HQHĐ cho các công ty xây dựng đa quốc gia bao gồm 6 khía cạnh. Nhìn chung, các mô hình đo lường trong các nghiên cứu thời gian gần đây chủ yếu bắt nguồn từ mô hình Bảng điểm cân bằng, EFQM và BMNQA đồng nghĩa với việc các nghiên cứu đang chấp nhận hệ thống đo lường cần bao gồm cả các tiêu chí tài chính và phi tài chính. Trên thực tế, cuộc khảo sát của Robinson và cộng sự (2005a) chỉ ra rằng việc đo lường bằng KPIs, Bảng điểm cân bằng và EFQM đang là xu hướng thịnh hành trong ngành xây dựng. Rõ ràng là mức độ phổ biến của những mô hình đo lường nói chung đã ảnh hưởng rất lớn đến các ứng dụng trong xây dựng, nhưng nó không có nghĩa là các mô hình khác phù hợp hơn với bối cảnh xây dựng không được áp dụng trong thực tế và nghiên cứu. Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động trong ngành xây dựng tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng nghiên cứu của thế giới nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Các nghiên cứu về lĩnh vực xây dựng đã hoàn thiện được những chỉ tiêu về mặt tài chính, điển hình là trong nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang (2002). Bên cạnh đó thông qua câu hỏi khảo sát Nguyễn Thị Thanh Hải (2013) trong nghiên cứu của mình đã đánh giá thực trạng đo lường hiệu quả của các doanh nghiệp xây dựng giao thông đường bộ, từ đó đã đề xuất mô hình đo lường hiệu quả hoạt động dựa trên Bảng điểm cân bằng. Tuy được đề xuấ nhưng nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hải nhưng chưa thực chứng được sự phù hợp của các chỉ tiêu đo lường trong bối cảnh xây dựng Việt Nam. Trong hướng nghiên cứu đánh giá dự án xây dựng, các nghiên cứu cũng đã đánh giá hiệu quả của dự án công, dự án lớn, dự án nói chung, dự án theo phương thức thiết kế thi công (Lưu Tường Văn, Nguyễn Chánh Tài, 2012; Nguyễn Duy Long và cộng sự, 2004; Hoàng Thái Sơn, 2008; Đặng Ngọc Châu, 2011). Thực tế trên cho thấy ngành xây dựng ở Việt Nam cần có hệ thống đo lường hiệu quả kinh doanh về cả mặt tài chính và phi tài chính, đặc biệt là ở cấp độ doanh nghiệp. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp là chưa rõ ràng, đó là các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh mới chỉ mang tính chất đề xuất dựa trên quan điểm cá nhân chứ chưa chứng minh được các chỉ tiêu đo lường đưa ra có thực sự phù hợp với bối cảnh ngành xây dựng Việt Nam. 3. Đề xuất mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Mô hình nghiên cứu: Nghiên cứu các mô hình hiệu quả hoạt động trên thế giới và kinh nghiệm nghiên cứu hiệu quả hoạt động của thế giới, của Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng có thể nhận thấy ưu điểm của một số mô hình. Qua sàng lọc nghiên cứu từ những mô hình trên, tác giả đã phát triển ra một mô hình đo lường hiệu quả hoạt động sơ bộ cho các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam bao gồm các chỉ tiêu đo lường thuộc cả hai khía cạnh tài chính và phi tài chính. Khía cạnh Stt Chỉ tiêu Tài chính 1 ROI 2 ROA 3 ROE 4 Vòng quay của Tổng tài sản 5 Tốc độ tăng trưởng doanh thu 6 Lợi nhuận 7 Khả năng thanh toán nhanh 8 Khả năng thanh toán hiện thời 9 Vòng quay hàng tồn kho 1861
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Khía cạnh Stt Chỉ tiêu 10 Vòng quay các khoản phải thu 11 Kỳ thu tiền bình quân 12 Hệ số nợ Phi tài 1 Tỷ lệ khách hàng hài lòng về chất lượng công trình chính 2 Tỷ lệ khách hàng hài lòng về giá cả công trình 3 Tỷ lệ khách hàng hài lòng về thời gian bàn giao công trình 4 Tỷ lệ khách hàng hài lòng về thái độ phục vụ 5 Tỷ lệ khách hàng thường xuyên 6 Tỷ lệ các khiếu nại của khách hàng về thái độ phục vụ 7 Tỷ lệ khiếu nại chưa được giải quyết 8 Tỷ lệ khiếu nại không thành công 9 Tốc độ tăng trưởng thị phần 10 Số lượng phương pháp, sáng kiến, phát minh bằng sáng chế được áp dụng trong thi công 11 Tỷ lệ công trình bàn giao sớm 12 Tỷ lệ công trình bàn giao đúng thời hạn 13 Tỷ lệ công trình bàn giao chậm tiến độ 14 Thời gian khắc phục sự cố (sửa chữa công trình bị hư hỏng) 15 Tỷ lệ giảm giá thành công trình so với kỳ trước 16 Tỷ lệ giảm giá bán so với năm trước tính cho1 đơn vị 17 Tỷ lệ công trình phải làm lại (tính theo m2) 18 Tỷ lệ chi phí sửa chữa công trình so với chi phí thi công 19 Năng suất lao động 20 Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động 21 Số lần tai nạn gây tử vong trên 100.000 giờ lao động 22 Số lần tai nạn gây chấn thương trên 100.000 giờ lao động 23 Số lần bị Sở lao động nhắc nhở 24 Số lần thanh toán chậm lương cho người lao động 25 Số lần thanh toán chậm cho các nhà thầu phụ 26 Số lần bị Sở tài nguyên môi trường nhắc nhở 27 Số sự cố gây hại cho công trình công cộng 28 Tỷ lệ R&D trên doanh số bán hàng 29 Tỷ lệ lao động trên phổ thông 30 Tỷ lệ nhân viên được đào tạo hàng năm. 31 Tỷ lệ nhân viên tham gia các khóa huấn luyện về kỹ thuật thi công mới 1862
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Khía cạnh Stt Chỉ tiêu 32 Tỷ lệ nhân viên tham gia các khóa đào tạo về trách nhiệm với DN và xã hội 33 Tỷ lệ nhân viên tham gia các khóa huấn luyện về văn hóa kinh doanh 34 Tỷ lệ nhân viên được tham gia các khóa huấn luyện về an toàn lao động 35 Tỷ lệ nhân viên được nâng bậc, nâng lương 36 Tỷ lệ thu nhập bình quân của công nhân viên so với trung bình ngành 37 Tỷ lệ hài lòng của nhân viên 38 Tỷ lệ giám sát công trình có chứng chỉ 39 Số ngày đào tạo bình quân cho mỗi lao động trong năm 40 Tỷ lệ chi tiêu công nghệ thông tin mỗi năm Phương pháp nghiên cứu: Phỏng vấn sâu chuyên gia. Mục tiêu của phỏng vấn sâu là kiểm tra và sàng lọc các biến đã đưa ra từ mô hình lý thuyết ban đầu và xác định quan hệ giữa các biến. Do đề tài được thực hiện trong bối cảnh các thước đo chưa được kiểm định nên cần thiết phải sàng lọc loại bớt những thước đo không cần thiết cũng như phát triển thêm những thước đo phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Các cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện với sự góp mặt của 15 chuyên gia, đồng thời cũng là các nhà quản lý trong lĩnh vực xây dựng. Trong đó gồm 12 nhà quản lý doanh nghiệp xây dựng, được lựa chọ kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tính đại diện dựa trên một số tiêu chí như: qui mô doanh nghiệp đang công tác, kinh nghiệm làm việc trình độ học vấn. Bên cạnh đó có 3 đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng. 4. Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các đối tượng phỏng vấn đều cho rằng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không nên chia thành hai nhóm tài chính và phi tài chính mà nên chia thành nhiều nhóm nhỏ. Việc sắp xếp đặt tên các nhóm dựa trên tổng quan lý thuyết và góp ý của các đối tượng phỏng vấn đã đưa ra 6 nhóm, bao gồm: Nhóm các chỉ tiêu về Khả năng sinh lời, Nhóm các chỉ tiêu về Qui trình nội bộ, Nhóm các chỉ tiêu về Đánh giá của khách hàng, Nhóm các chỉ tiêu về Khả năng thanh toán, Nhóm các chỉ tiêu về An toàn lao động và Nhóm các chỉ tiêu về Cán bộ nhân viên. Theo dòng nội dung phỏng vấn, cần loại bỏ bớt một số chỉ tiêu cũng như sửa chữa câu từ của một số chỉ tiêu cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia thì trong 52 chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động đề xuất ban đầu thì kết quả phỏng vấn sâu đã loại bớt còn lại 28 chỉ tiêu được thể hiên rõ trong bảng sau: STT YẾU TỐ TÊN GỌI CỦA CHỈ TIÊU ROI KHẢ NĂNG ROA 1 SINH LỢI ROE Lợi nhuận Tỷ lệ công trình bàn giao đúng thời hạn Số lượng phương pháp, sáng kiến, phát minh bằng sáng chế được áp dụng trong thi công 1863
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 2 Tỷ lệ công trình bàn giao chậm tiến độ Thời gian khắc phục sự cố (sửa chữa công trình bị hư hỏng) QUY TRÌNH Tỷ lệ giảm giá thành công trình so với kì trước NỘI BỘ Tỷ lệ công trình phải làm lại (tính theo số lượng công trình) Tỷ lệ khách hàng hài lòng về chất lượng công trình Tỷ lệ khách hàng hài lòng về giá cả công trình ĐÁNH GIÁ Tỷ lệ khách hàng hài lòng về thái độ phục vụ 3 CỦA Tỷ lệ khách hàng hài lòng về thời gian bàn giao công trình KHÁCH Tỷ lệ khách hàng thường xuyên HÀNG Tỷ lệ khiếu nại của khách hàng về thái độ phục vụ Khả năng thanh toán nhanh KHẢ NĂNG Khả năng thanh toán hiện thời THANH Số lần thanh toán chậm lương cho người lao động TOÁN 4 Số lần thanh toán chậm lương cho các nhà thầu phụ Số lần tai nạn gây tử vong trong 1 năm Số lần bị Sở lao động nhắc nhở trong 1 năm AN TOÀN Số sự cố gây hại cho công trình công cộng 5 LAO ĐỘNG Số lần tai nạn gây chấn thương trong 1 năm Năng suất lao động CÁN BỘ Tỷ lệ nhân viên được đào tạo hàng năm 6 NHÂN VIÊN Tỷ lệ nhân viên tham gia các khóa huấn luyện về kỹ thuật thi công mới Tỷ lệ giám sát công trình có chứng chỉ 5. Thảo luận Nghiên cứu cung cấp nhiều thông tin quan trọng và có ý nghĩa liên quan đến tình hình sử dụng hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp xây dựng hiện nay. Với bộ 28 chỉ tiêu chia thành 6 nhóm giúp cho các doanh nghiệp nhận định những khía cạnh quan trọng trong việc quản lý để tăng cường hiệu quả hoạt động trong một doanh nghiệp xây dựng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các khuyến nghị trong việc sử dụng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, cho các nhà đầu tư, cho các nhà quản lý và các tổ chức giáo dục... Các cổ đông cần dựa vào kết quả của các chỉ tiêu trong hệ thống đo lường để có các quyết định đầu tư đúng đắn và hợp lý; Các cơ quan quản lý cần đưa hệ thống chỉ tiêu vào báo cáo doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá, xét thưởng doanh nghiệp. Đồng thời cần phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, phổ biến hệ thống các chỉ tiêu tới các doanh nghiệp; Các trường học và tổ chức đào tạo cần đưa vào giảng dạy hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động này. Các tổ chức tư vấn kế toán, xây dựng có thể tư vấn hệ thống chỉ tiêu cho các doanh nghiệp xây dựng. Các hiệp hội doanh nghiệp cũng có thể áp dụng hệ thống chỉ tiêu này vào đánh giá, so sánh, xếp hạng doanh nghiệp. Nghiên cứu còn hạn chế là chưa thực hiện nghiên cứu định lượng diện rộng để có thể khẳng định tính hiệu quả của các chỉ tiêu trên, đó cũng chính 1864
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 là một hướng nghiên cứu tiếp theo. TÓM LẠI: Nghiên cứu hệ thống hiệu quả hoạt động là chủ đề nghiên cứu phổ biến trong những thập kỷ qua, tuy nhiên trong bối cảnh ngành xây dựng Việt Nam, các nghiên cứu vẫn tồn tại những hạn chế và cần phải tiếp tục được khai thác tiến hành nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam có được cái nhìn rõ nét hơn về một hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động chung cần thiết cho đặc thù ngành xây dựng. Từ đó có thể vận dụng vào doanh nghiệp để cải thiện việc đánh giá hiệu quả cho doanh nghiệp của mình tiến đến sự phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bassioni, H. A., Price, A. D. F. and Hassan, T. M. (2005), “Building a conceptual framework for measuring business performance in construction: an empirical evaluation”,Construction Management and Economics, 23(5), 495-507. [2] Đặng Ngọc Châu (2011), “Các yếu tố thành công của dự án được thực hiện theo phương thức thiết kế - thi công ở khu vực phía nam”, Luận văn thạc sĩ ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM [3] Nguyễn Thị Thanh Hải (2013), “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ giao thông vận tải”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. [4] Kaplan, R. and D. Norton (1992) “The Balanced Scorecard – Measures that Drive Performance”, Harvard Business Review, January–February, pp. 71–79. [5] Keegan, D. P., Eiler, R. G. and Jones, C. R. (1989), “Are your performance measure obsolete?”,Management Accounting, 70(2), 45–50. [6] Mohamed Hegazy, Sherif Hegazy (2012), "The development of key financial performance indicators for UK construction companies", Accounting, Accountability & Performance, Vol. 17, No. 1/2, 2012: 49-77 [7] Sarhan, S and Fox, A (2013), "Performance measurement in the UK construction industry and its role in supporting the application of lean construction concepts", Australasian Journal of Construction Economics and Building, 13 (1) 23-35 [8] Jin, Zhigang, Deng, Fei, Li, Heng, & Skitmore, Martin (2013), " Practical [9] framework for measuring performance of international construction firms", Journal of Construction Engineering and Management, 139(9), pp. 1154-1167. [10] S. Thomas Ng (2007), "Using Balanced Scorecard for Subcontractor Performance Appraisal", TS 3G – Management of Partnerships and Conflict , Strategic Integration of Surveying Services , FIG Working Week 2007, Hong Kong SAR, China, 13-17 May 2007 [11] Namho Kim, Moonseo Park, Hyun Soo Lee, Seungjun Roh (2007), " Performance management method for construction companies", 24th International Symposium on Automation & Robotics in Construction (ISARC 2007), Construction Automation Group, I.I.T. Madras [12] Poh Tin Hiap, Toong Khuan Chan (2006), "A balanced scorecard approach to measuring industry performance", Internnlioitrti Symposium In Deitelopitlg Iicononties: Cornrnonnlities Airtong Diversities ,415-427 page 1865
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2