Tập 183, Số 07, 2018<br />
<br />
Tập 183, số 07, 2018<br />
<br />
183(07)<br />
N¨m<br />
<br />
2018<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ<br />
<br />
Journal of Science and Technology<br />
<br />
CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ<br />
Môc lôc<br />
<br />
Trang<br />
<br />
Hoàng Thị Phương Nga - Mô hình du lịch văn học “Làng Vũ Đại ngày ấy”<br />
<br />
3<br />
<br />
Phạm Thị Thu Hoài, Trần Thị Thanh - Tiếng lóng trong truyện về đề tài giáo dục của Văn Thành Lê<br />
<br />
9<br />
<br />
Ngô Thị Thanh Nga, Phạm Thị Hồng Vân - Vài nét về các phương thức thể hiện tình vợ chồng trong văn<br />
học trung đại Việt Nam<br />
<br />
15<br />
<br />
Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Minh Sơn - Ý thức đối thoại của Nguyễn Ngọc Tư với văn học truyền thống thông<br />
qua những nhân vật nữ trong tập truyện Không ai qua sông<br />
<br />
21<br />
<br />
Đặng Thị Thùy, Nguyễn Diệu Thương - Lô gích của các hiện tượng “phi lô gích” trong ca dao, tục ngữ<br />
người Việt<br />
<br />
27<br />
<br />
Đinh Thị Giang - Những nhân tố ảnh hưởng đến lối sống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay<br />
<br />
33<br />
<br />
Nguyễn Diệu Thương, Nguyễn Thị Lan Hương - Phương thức tạo hàm ý trong tiểu phẩm trào phúng<br />
<br />
39<br />
<br />
Nguyễn Thu Quỳnh, Vì Thị Hiền - Từ ngữ chỉ đồ gia dụng trong tiếng Thái ở tỉnh Điện Biên<br />
<br />
45<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Oanh, Hoàng Thị Mỹ Hạnh - Vị thế, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam giai<br />
đoạn 1945 - 1975 và một số bài học kinh nghiệm<br />
<br />
51<br />
<br />
Đỗ Hằng Nga, Phạm Quốc Tuấn - Việc thu thuế trong làng xã qua tư liệu hương ước cải lương tỉnh Thái Nguyên<br />
<br />
57<br />
<br />
Lê Văn Hiếu - Hiệu quả hoạt động của mô hình “ban tuyên vận” xã, phường, thị trấn và “tổ tuyên vận” thôn, bản, tổ<br />
dân phố ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay<br />
<br />
63<br />
<br />
Thái Hữu Linh, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thanh Hà - Vai trò của hậu phương Bắc Thái trong cuộc<br />
tổng tiến công Mậu Thân năm 1968<br />
<br />
69<br />
<br />
Phạm Anh Nguyên - Sức hấp dẫn trong Hài đàm của Phan Khôi<br />
<br />
73<br />
<br />
Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Mão, Nguyễn Tuấn Anh - Nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động ngoại<br />
khoá trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thái<br />
Nguyên hiện nay<br />
<br />
79<br />
<br />
Nguyễn Văn Dũng, Đào Ngọc Anh - Thực trạng thể chất của sinh viên không chuyên thể dục thể thao Trường<br />
Đại hoc Sư phạm – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
85<br />
<br />
Trần Bảo Ngọc, Lê Ngọc Uyển, Bùi Thanh Thủy và cs - Thực trạng xếp loại tốt nghiệp sinh viên diện cử<br />
tuyển ở trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017<br />
<br />
91<br />
<br />
Nguyễn Thúc Cảnh - Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tế trong giảng dạy cơ học cho<br />
học sinh trung học phổ thông<br />
<br />
97<br />
<br />
Hà Thị Kim Linh, Chu Thị Bích Huệ - Giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số ở huyện<br />
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên<br />
<br />
105<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Hồng, Nguyễn Thị Khánh Ly, Vũ Kiều Hạnh - Tăng cường sự tham gia của sinh viên<br />
vào các hoạt động học tiếng Anh trong lớp học đông nhiều trình độ của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học<br />
Y Dược – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
111<br />
<br />
Phạm Thị Huyền, Vũ Thị Thủy - Vận dụng phong cách nêu gương theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng<br />
phong cách làm việc đối với cán bộ chủ chốt ở nước ta hiện nay<br />
<br />
117<br />
<br />
Đàm Quang Hưng - Thiết kế bài học khoa học lớp 4, lớp 5 theo hướng tìm tòi thực nghiệm<br />
<br />
123<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Hoài - Những khó khăn trong việc dạy và học từ vựng tiếng Anh chuyên cho sinh viên chuyên<br />
ngành điều dưỡng, trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên và một số giải pháp đề xuất<br />
<br />
129<br />
<br />
Nguyễn Lan Hương, Văn Thị Quỳnh Hoa - Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nói tiếng Anh của sinh<br />
viên năm thứ nhất trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
135<br />
<br />
Vũ Kiều Hạnh - Những yếu tố quyết định đến mức độ đọc hiểu của sinh viên năm thứ hai tại trường Đại học<br />
Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
141<br />
<br />
Nguyễn Thị Quế, Hoàng Thị Nhung - Hỏi đúng để tự học và học tập cộng tác thành công – hướng tới xây<br />
dựng người học ngoại ngữ độc lập trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế<br />
<br />
147<br />
<br />
Ngô Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hoài Thu - Ứng dụng các phương pháp giảng dạy tích cực nhằm nâng cao chất<br />
lượng dạy – học tiếng Việt cho học viên quốc tế tại Học viện Kỹ thuật Quân sự<br />
<br />
153<br />
<br />
Dương Văn Tân - Đánh giá hiệu quả áp dụng trò chơi vận động trong phát triển thể lực chung cho sinh viên<br />
trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
159<br />
<br />
Bùi Thị Hương Giang - Nâng cao năng lực giao tiếp giao văn hóa trong dạy và học ngoại ngữ<br />
<br />
165<br />
<br />
Trần Hoàng Tinh, Nông La Duy, Phạm Văn Tuân - Xây dựng trung đội tự quản trong quản lý giáo dục tính<br />
kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trong giai đoạn hiện nay<br />
<br />
171<br />
<br />
Trần Thị Yến, Khổng Thị Thanh Huyền - Sử dụng hình thức đọc chuyên sâu để nâng cao khả năng viết học<br />
thuật cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh<br />
<br />
177<br />
<br />
Đỗ Thị Hồng Hạnh, Hoàng Mai Phương - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Mới,<br />
tỉnh Bắc Kạn<br />
<br />
183<br />
<br />
Trần Thùy Linh, Trần Lương Đức, Nguyễn Thị Thùy Trang - Cách tiếp cận của pháp luật cạnh tranh liên<br />
minh châu Âu về hành vi lạm dụng mang tính trục lợi<br />
<br />
189<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Hà, Phạm Việt Hương - Xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số kinh tế phù hợp để đánh giá quản<br />
lý rừng bền vững ở huyện Định Hóa<br />
<br />
195<br />
<br />
Đinh Thị Hoài - Truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Trung tâm Học liệu Đại<br />
học Thái Nguyên<br />
<br />
201<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Xuân - Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ<br />
khách sạn tại Thanh Hóa, Việt Nam<br />
<br />
207<br />
<br />
Dương Thị Tình - Đóng góp của xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái<br />
<br />
213<br />
<br />
Lê Minh Hải, Trần Viết Khanh - Phân tích tổ chức không gian lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên<br />
<br />
219<br />
<br />
Hà Văn Vương - Vận dụng lý thuyết Ecgônômi trong tổ chức môi trường làm việc tại văn phòng chi nhánh may<br />
Sông Công II - Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG<br />
<br />
227<br />
<br />
Mai Anh Linh, Nguyễn Thị Minh Anh - Đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng: nghiên<br />
cứu thực nghiệm tại siêu thị Lan Chi, Thái Nguyên<br />
<br />
233<br />
<br />
Đinh Hồng Linh, Nguyễn Thu Nga, Nguyễn Thu Hằng - Sử dụng hàm Loga siêu việt để đánh giá hiệu quả<br />
kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam<br />
<br />
239<br />
<br />
Lê Văn Hiếu<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
183(07): 63 - 68<br />
<br />
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH “BAN TUYÊN VẬN”<br />
XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ “TỔ TUYÊN VẬN” THÔN, BẢN,<br />
TỔ DÂN PHỐ Ở TỈNH LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY<br />
Lê Văn Hiếu*<br />
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Công tác tuyên giáo cơ sở là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động<br />
của cấp ủy đảng, là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi dưỡng nền tảng tư tưởng chính trị, tuyên<br />
truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; giáo dục, tổ chức<br />
nhân dân thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ cách mạng đề ra. Với tầm quan trọng đó, trong thời<br />
gian qua tỉnh Lào Cai đã chú trọng đến công tác xây dựng tổ chức bộ máy đi đôi với việc đào tạo,<br />
bồi dưỡng, bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ “tuyên vận” ở cơ sở thông qua thí điểm “mô hình ban<br />
tuyên vận xã, phường, thị trấn và tổ tuyên vận thôn, bản, tổ dân phố”, mô hình trên đã góp phần<br />
tinh gọn bộ máy tổ chức và đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà<br />
nước đến với quần chúng nhân dân một cách nhanh chóng, hiệu quả. Với những ý nghĩa trên, mô<br />
hình ban tuyên vận và tổ tuyên vận được thực hiện ở Lào Cai cần được tổng kết rút kinh nghiệm<br />
và nhân rộng thực hiện ở nhiều địa phương trong giai đoạn hiện nay.<br />
Từ khóa: Công tác tuyên giáo cơ sở, cấp ủy Đảng, tuyên vận, ban tuyên vận, tổ tuyên vận.<br />
<br />
MỞ ĐẦU *<br />
Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam có ba<br />
mặt, đó là: Xây dựng Đảng về chính trị, tư<br />
tưởng và tổ chức, trong xây dựng Đảng về tổ<br />
chức thì công tác cán bộ được coi là khâu<br />
then chốt trong toàn bộ hoạt động của Đảng,<br />
bởi cán bộ là nhân tố quan trọng quyết định<br />
sự thành công hay thất bại của cuộc cách<br />
mạng. Về vấn đề này, Lênin đã chỉ rõ:<br />
“Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào<br />
giành được quyền thống trị, nếu nó không đào<br />
tạo được trong hàng ngũ của mình những<br />
lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong<br />
có đủ khả năng tổ chức lãnh đạo phong trào”<br />
[1]. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi “Cán bộ là<br />
gốc của mọi công việc”, “công việc thành<br />
công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”<br />
[2]. Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong suốt<br />
quá trình lãnh đạo đất nước và toàn xã hội,<br />
Đảng ta luôn coi trọng công tác đào tạo, bồi<br />
dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ tuyên giáo có<br />
đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu và<br />
nhiệm vụ thực tiễn đặt ra.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0962951416; Email: lehieulsk6@gmail.com<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Bài viết được dựa trên cơ sở phương pháp<br />
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ<br />
Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng;<br />
bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng<br />
hợp, so sánh, đối chiếu các số liệu, khảo sát<br />
thực tiễn… trong đó chú trọng đến phương<br />
pháp lịch sử và phương pháp lôgic để làm rõ<br />
vấn đề được nghiên cứu.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đảng bộ tỉnh Lào Cai có 164 đảng bộ xã,<br />
phường, thị trấn (143 đảng bộ xã, 12 đảng bộ<br />
phường và 9 đảng bộ thị trấn) với tổng số cán<br />
bộ cấp xã là 3.372 người, trong đó cán bộ nữ<br />
là 1.387 người (chiếm tỷ lệ 41,1%), với tổng<br />
số là 34.548 đảng viên (trong đó có trên<br />
25.000 đảng viên sinh hoạt tại chi bộ khu dân<br />
cư). Số lượng cán bộ, đảng viên là người dân<br />
tộc thiểu số chiếm tỷ lệ trên 60% [3]. Trong<br />
những năm gần đây, Đảng bộ tỉnh Lào Cai<br />
luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên<br />
giáo cấp xã, coi đây là một trong những giải<br />
pháp quan trọng góp phần xây dựng Đảng<br />
trong sạch, vững mạnh.<br />
Với đặc thù là một tỉnh miền núi, địa bàn đi<br />
lại khó khăn, phức tạp, có nhiều đồng bào dân<br />
tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa,<br />
vùng biên giới, trong khi đó đội ngũ cán bộ<br />
63<br />
<br />
Lê Văn Hiếu<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
cơ sở không những mỏng về số lượng mà<br />
đồng thời kiêm nhiệm nhiều chức năng,<br />
nhiệm vụ khác nhau, điều đó dẫn tới hiệu quả<br />
hoạt động công tác tuyên giáo không cao.<br />
Trước thực trạng đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy<br />
phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai<br />
thực hiện Đề án “Thí điểm mô hình ban tuyên<br />
vận xã, phường, thị trấn và tổ tuyên vận thôn,<br />
bản, tổ dân phố”. Mô hình trên được thực<br />
hiện theo phương thức mỗi đơn vị cấp xã có<br />
từ 7 đến 11 thành viên, gồm bí thư (hoặc phó<br />
bí thư đảng ủy cơ sở) làm trưởng ban, 1 công<br />
chức cấp xã có khả năng nói, viết, tham mưu<br />
tốt làm phó ban chuyên trách; các thành viên<br />
khác là Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã; chủ<br />
tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư đoàn<br />
thanh niên, chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, chủ<br />
tịch Hội nông dân…Tổ tuyên vận được thành<br />
lập theo thôn, bản, tổ dân phố, gồm 3 thành<br />
viên, do bí thư chi bộ (hoặc trưởng thôn, tổ<br />
trưởng tổ dân phố) làm tổ trưởng, các thành<br />
viên là trưởng thôn, công an viên, trưởng ban<br />
công tác mặt trận. Ngoài ban tuyên vận xã,<br />
phường, thị trấn và tổ tuyên vận thôn, bản, tổ<br />
dân phố, các đảng bộ xã đều có đội ngũ báo<br />
cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên<br />
dư luận xã hội hoạt động. Mỗi đảng bộ xã đều<br />
có 1 đồng chí báo cáo viên (đồng chí phó ban<br />
tuyên vận là báo cáo viên cấp huyện) và 1<br />
đồng chí cộng tác viên dư luận xã hội cấp<br />
huyện hoạt động. Như vậy, với số lượng biên<br />
chế, chế độ chính sách đối với cán bộ cấp xã<br />
không thay đổi, mô hình tuyên vận đã sắp xếp<br />
lại về tổ chức, nội dung, phương thức, cách<br />
thức thực hiện công tác tư tưởng, dân vận tại<br />
cơ sở theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối<br />
(chuyển từ khối dân vận và ban tuyên giáo cơ<br />
sở trước đây thành ban tuyên vận và tổ tuyên<br />
vận) bảo đảm sự thông suốt trong công tác chỉ<br />
đạo thực hiện và đánh giá kết quả, đây là điều<br />
chưa từng có trong tiền lệ, là một nét đột phá<br />
trong công tác tuyên giáo cơ sở tại tỉnh Lào<br />
Cai. Với mô hình tuyên vận trên thì vấn đề<br />
quan trọng nhất là đã bố trí được 1 cán bộ<br />
chuyên trách làm công tác Đảng mà trước đây<br />
không có, cán bộ này có nhiệm vụ tham mưu<br />
và thực hiện công tác tư tưởng, vận động<br />
64<br />
<br />
183(07): 63 - 68<br />
<br />
nhân dân tại cấp xã nhưng vẫn đảm bảo<br />
không tăng biên chế, không tăng chế độ,<br />
chính sách…<br />
Ban tuyên vận có chức năng tham mưu cho<br />
thường trực cấp ủy cùng cấp trong việc tuyên<br />
truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân<br />
dân các dân tộc thực hiện mọi chủ trương,<br />
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật<br />
của Nhà nước, hàng tháng ban tuyên vận cử<br />
thành viên tham gia hội nghị báo cáo viên cấp<br />
huyện, tiếp thu thông tin và tổng hợp thông<br />
tin của cở sở để triển khai tại hội nghị tuyên<br />
vận xã; tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết; xây<br />
dựng nghị quyết, chương trình hành động của<br />
cấp ủy; chuẩn bị kế hoạch tuyên truyền hoặc<br />
trực tiếp tuyên truyền, vận động cơ sở. Tổ<br />
tuyên vận có chức năng tuyên truyền, vận<br />
động mọi lúc, mọi nơi (qua các cuộc họp<br />
thôn, họp các đoàn thể, qua loa truyền thanh,<br />
tại gia đình, nơi làm việc, tuyên truyền qua<br />
hoạt động văn hóa văn nghệ, hình ảnh trực<br />
quan… với phương châm “đến từng ngõ, gõ<br />
từng nhà” đã góp phần đưa thông tin đến mọi<br />
người dân một cách nhanh chóng và hiệu quả.<br />
Sau một thời gian thực hiện mô hình tuyên<br />
vận, đến năm 2015 toàn tỉnh đã thành lập<br />
được 161 ban tuyên vận với 1.133 thành viên<br />
thuộc 161/164 xã, phường, thị trấn. Tổ tuyên<br />
vận được thành lập theo thôn, bản, tổ dân<br />
phố, toàn tỉnh đã thành lập được 2.041 tổ<br />
tuyên vận với 6.263 thành viên. Về trình độ<br />
chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ phó<br />
trưởng ban tuyên vận (các đồng chí phó<br />
trưởng ban tuyên vận là các đồng chí phụ<br />
trách văn hóa - xã hội; tư pháp, hộ tịch; văn<br />
phòng thống kê; địa chính - nông lâm nghiệp;<br />
đoàn thanh niên; hội nông dân; hội cựu chiến<br />
binh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và Phó chủ<br />
tịch Hội đồng nhân dân) có 56 đồng chí đạt<br />
trình độ đại học (trong đó tập trung chủ yếu ở<br />
thành phố Lào Cai, Sa Pa, Bắc Hà, Văn Bàn,<br />
Bảo Thắng, Bát Xát); trình độ trung cấp có 95<br />
đồng chí (trong đó nhiều nhất là Bát Xát, Văn<br />
Bàn, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương);<br />
trình độ sơ cấp có 6 đồng chí (thành phố Lào<br />
Cai)… với trình độ trên đội ngũ tuyên giáo<br />
các xã, phường, thị trấn của tỉnh Lào Cai cơ<br />
bản có năng lực nhận biết và làm chủ thông<br />
<br />