![](images/graphics/blank.gif)
Hiệu quả năng lượng và tiềm năng kinh doanh các-bon ở Việt Nam
lượt xem 2
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài viết đề cập các chính sách năng lượng, hiệu quả năng lượng ảnh hưởng tới việc giảm phát thải khí nhà kính. Phân tích tiềm năng và thách thức phát triển thị trường các-bon ở Việt Nam, đây được coi là một công cụ kinh tế quan trọng thực hiện mục tiêu giảm phát thải.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hiệu quả năng lượng và tiềm năng kinh doanh các-bon ở Việt Nam
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG VÀ TIỀM NĂNG KINH DOANH CÁC-BON Ở VIỆT NAM ThS. Trịnh Thị Thủy TÓM TẮT Trái đất đã, đang và sẽ trải qua tình trạng ấm lên toàn cầu. Con người liên tục hứng chịu các đợt nắng nóng, cháy rừng, lũ lụt và hạn hán. Tình trạng chậm trễ trong cắt giảm khí các- bon và hỗ trợ trong ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ làm lỡ cơ hội quý giá để đảm bảo sự sống bền vững trong tương lai. Năm 2021 tại Scotland (Anh) đại diện 197 quốc gia đã ký Hiệp ước Khí hậu Glasgow tại Hội nghị COP 26 (Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu), các quốc gia đã cam kết cắt giảm nhiều hơn khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính. Tại Hội nghị, Việt Nam cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Có thể nói, cơ bản các phát thải khí nhà kính là từ lĩnh vực năng lượng. Bài viết đề cập các chính sách năng lượng, hiệu quả năng lượng ảnh hưởng tới việc giảm phát thải khí nhà kính. Phân tích tiềm năng và thách thức phát triển thị trường các-bon ở Việt Nam, đây được coi là một công cụ kinh tế quan trọng thực hiện mục tiêu giảm phát thải. Từ khóa: Khí nhà kính, chính sách năng lượng, kinh doanh các-bon ABSTRACT ENERGY EFFICIENCY AND CARBON TRADING POTENTIAL IN VIETNAM The Earth has been, is and will be experiencing global warming. Humans are constantly subjected to heat waves, wildfires, floods and droughts. Delays in reducing carbon emissions and supporting climate change response will miss a valuable opportunity to ensure sustainable living in the future. In 2021 in Scotland (UK) representing 197 countries signed the Glasgow Climate Treaty at the COP 26 Conference (United Nations Framework Convention on Climate Change), the countries pledged to cut more greenhouse gas emissions. emissions cause the greenhouse effect. At the conference, Vietnam made a strong commitment to the international community to achieve net emissions of "zero" by 2050. It can be said that basically the greenhouse gas emissions come from the energy sector. The article mentions energy policies and energy efficiency that affect the reduction of greenhouse gas emissions. Analyzing the potential and challenges of developing the carbon market in Vietnam, which is considered an important economic tool to achieve emission reduction targets. Keywords: Greenhouse gases, energy policy, carbon trading 1. GIỚI THIỆU Giới khoa học đồng thuận rằng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu là do con người phát thải khí nhà kính, phần lớn lượng khí nhà kính này đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, nạn phá rừng cùng một số hoạt động nông nghiệp (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ). Các chất ô nhiễm không khí chủ yếu đến từ khí thải công nghiệp, xe có động cơ và đốt gỗ (Cheremisinoff, 2002). Các chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu là carbon dioxide (CO2). Việc gia tăng lượng CO2 trong khí quyển làm trầm trọng thêm hiệu ứng nhà kính và vì thế góp phần vào sự ấm toàn cầu. Đây là một vấn đề nhức nhối hiện nay đe dọa trực tiếp đến sự sống của con người. Biến đổi khí hậu đang làm cho thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, mưa lớn, hạn hán, hỏa hoạn ngày càng xảy ra thường xuyên hơn, mực nước biển dâng cao, axit hóa đại dương và bão xoáy nhiệt đới dữ dội, gây hủy hoại thế giới tự nhiên và tước đi sinh mạng của nhiều người. 313
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Những tiến bộ khoa học cho thấy, các tác động này xuất phát từ biến đổi khí hậu do loài người gây ra. Trong một số trường hợp, điều này đã khiến xã hội loài người và thế giới tự nhiên gặp phải những rủi ro không thể đương đầu và không thể cứu vãn, vượt quá giới hạn có thể thích ứng. Con người đang phải chịu những tác động về sức khỏe thể chất và tinh thần của biến đổi khí hậu. Nắng nóng khắc nghiệt đang giết chết và gây hại cho mọi người trên khắp thế giới. Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đang gây ra nhiều tổn thương cho người dân như tiếp xúc nhiều với khói cháy rừng dẫn đến các tình trạng bệnh lý về tim và hô hấp. Bên cạnh đó, một số bệnh đang trở nên phổ biến hơn và lây lan sang các khu vực mới. Bão, hạn hán hoặc lũ lụt có khả năng gây thiệt mạng ở những vùng dễ bị tổn thương nhất cao gấp 15 lần so với những người ở những vùng ít bị tổn thương hơn (Nguyễn Vũ Phương Linh, 2022). Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho biết: “Phát thải khí nhà kính do con người tạo ra gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường. Nếu chúng ta không có hành động khí hậu mạnh mẽ, các tác động này sẽ ngày càng lan rộng và nghiêm trọng hơn”. Mặc dù khi đại dịch Covid- 19 bùng phát lần đầu tiên, khí nhà kính đã giảm, nhưng Báo cáo Khoảng cách phát thải mới nhất của UNEP cho thấy sự gia tăng trở lại và dự báo nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng ít nhất 2,7 độ C trong thế kỷ này nếu các quốc gia không nỗ lực hơn để giảm lượng khí thải. Kể từ năm 1990 thế giới thải ra 20,5 tỷ tấn CO2, lượng phát thải ngày càng tăng đạt 32,2 tỷ tấn CO2 vào năm 2015. Lượng khí thải CO2 toàn cầu giảm 0,72 tỷ tấn CO2 vào năm 2020 so với năm 2015. Lượng khí thải CO2 giảm hơn nhu cầu năng lượng vào năm 2020 do đại dịch ảnh hưởng đến nhu cầu dầu và than khó hơn các nguồn năng lượng khác trong khi năng lượng tái tạo tăng. Bất chấp sự sụt giảm vào năm 2020, lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượngtoàn cầu vẫn ở mức 31,5 tỷ tấn (Hình 1). 35,00 30,00 32,2 31,5 30,4 25,00 27,7 23,1 20,00 20,5 15,00 10,00 5,00 ,00 1990 2000 2005 2010 2015 2020 Khí CO2 (Tỷ tấn) (Nguồn IEA) Hình 1. Lượng phát thải CO2 toàn cầu từ năm 1990 đến 2020 Nồng độ carbon dioxide trong bầu khí quyển của Trái đất năm 2020 hiện ở mức gần 412 phần triệu (ppm) và đang tăng lên. Điều này thể hiện mức tăng 47% kể từ đầu thời đại công nghiệp, khi nồng độ gần 280 ppm và tăng 11% kể từ năm 2000, đạt mức 370 ppm (Hình 2). 314
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 450 400 412 350 390 357 370 300 324 338 250 280 200 150 100 50 0 1960 1970 1980 1990 2000 2010 2020 Nguồn: Đài quan sát Mauna Loa của NOAA ở Hawaii trong suốt 60 năm Hình 2. Nồng độ CO2 trong khí quyển tính bằng phần triệu Có thể nói con người đã phát thải khí CO2 từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ) được sử dụng trong giao thông vận tải, phát điện, xây dựng, chặt phá rừng, làm nông nghiệp... Nếu không có giải pháp kịp thời thì khí thải CO2 làm trầm trọng tình trạng nóng lên của Trái đất và dẫn đến hủy hoại môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Không thể phủ nhận rằng nhiều quốc gia vẫn còn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để duy trì tăng trưởng kinh tế nhất là sau đại dịch Covid 19. Các chính sách năng lượng được thực hiện ở các quốc gia có thể tác động trực tiếp và đáng kể đến mục tiêu giảm CO2. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất diễn ra tại Rio de Janeiro từ ngày 03 đến ngày 14 tháng 6 năm 1992 đã ban hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change, UNFCCC hoặc FCCC) đây là một hiệp ước quốc tế về môi trường. Việt Nam đã ký Công ước khung về biến đổi khí hậu ngày 11 tháng 6 năm 1992, phê chuẩn ngày 16 tháng 11 năm 1994; và ký Nghị định thư Kyoto ngày 03 tháng 12 năm 1998, phê chuẩn ngày 25 tháng 9 năm 2002. Là một trong các Bên không thuộc Phụ lục I, chưa có nghĩa vụ phải cam kết giảm phát thải định lượng các khí nhà kính (“KNK” hoặc “GHG”) theo quy định của Nghị định thư Kyoto. Việt Nam nỗ lực hướng tới một nền kinh tế các-bon thấp thông qua nhiều chính sách xanh và các chương trình tiết kiệm năng lượng trong những năm gần đây, đây là nội dung bài viết sẽ đề cập tới, tiếp theo bài viết thảo luận về tiềm năng kinh doanh các-bon và những thách thức khi triển khai ở Việt Nam. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách năng lượng và thị trường các-bon tại Việt Nam. Từ đó chỉ ra được những tiềm năng và đồng thời đưa ra những thách thách thức của Việt nam khi phát triển trường các-bon. 2.2 Phương pháp nguyên cứu Nguồn số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ EIA và BP Statistical Review of world Energy, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến thực trạng lượng phát thải khí các-bon, tiêu thụ năng lượng và kiểm kê khí nhà kính. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích được áp dụng khi xem xét quy định của các văn bản pháp luật về chính sách năng lượng và thị trường các-bon. Về phương pháp thống kê, tác giả đã sử dụng để tìm hiểu những thách thức đặt ra khi Việt Nam tham gia thị trường các- 315
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” bon. Đồng thời, kết hợp các phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa học xã hội: Phương pháp tổng hợp, phương pháp lôgic và phương pháp bình luận, phương pháp so sánh. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hiện trạng năng lượng Việt Nam 3.1.1. Tiêu thụ năng lượng và thải khí các-bon Ngành năng lượng Việt Nam đã có bước phát triển mạnh trong trong những năm qua. Điều đó đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển và đổi mới đất nước. Ở Việt Nam, năng lượng vừa là ngành sản xuất, vừa là ngành kết cấu hạ tầng cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội, là động lực cho quá trình phát triển của đất nước. Được sự quan tâm, tạo điều kiện về nhiều mặt của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua, ngành Năng lượng Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các số liệu Hình 3 cho thấy, trong năm 2020, tổng sản xuất năng lượng sơ cấp của Việt Nam đạt 64,65 triệu TOE64 (tăng 0,35% so với năm 2019 và giảm bình quân 1,31%/năm trong giai đoạn 2015-2020); tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam đạt 87,08 triệu TOE (giảm 2,06% so với năm 2019 và tăng bình quân 4,12%/năm trong giai đoạn 2015-2020). 100 12,5000 90 10,000 80 7,5000 triệu TOE 70 5,000 % 60 2,5000 50 - 40 (2,5000) 30 (5,000) 20 (7,5000) 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Sản xuất (Triệu TOE) Tiêu thụ (Triệu TOE) Tăng trưởng sản xuất so với năm trước (%) Tăng trưởng tiêu thụ so với năm trước (%) Nguồn Nguồn: Số liệu từ EIA và BP Statistical Review of world Energy 2021 Hình 3. Sản xuất và tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam từ 2015-2020 Hình 4 cho thấy năm 2020, tiêu thụ năng lượng từ than đá chiếm 49,65% tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam (tỷ trọng này tăng 9,34 điểm % so với năm 2015). Ngược lại, tiêu thụ năng lượng từ khí tự nhiên chiếm 7,90% (tỷ trọng này giảm 3,86 điểm % so với năm 2015); tiêu thụ năng lượng từ dầu mỏ và các chất lỏng chế biến từ dầu mỏ chiếm 25,19% (tỷ trọng này giảm 3,72 điểm % so với năm 2015); tiêu thụ năng lượng từ năng lượng tái tạo và các loại khác chiếm 17,26% (tỷ trọng này giảm 1,76 điểm % so với năm 2015). Từ những diễn biến nêu trên của Việt Nam thời gian qua cho thấy, tỷ trọng tiêu thụ năng lượng từ than đá có xu hướng tăng rất mạnh, còn tỷ trọng tiêu thụ năng lượng từ năng lượng tái tạo, từ khí tự nhiên, từ dầu mỏ lại có xu hướng giảm. Đây là xu thế không phù hợp với xu thế chung của thế giới vì sẽ làm tăng lượng phát thải khí nhà kính, gây ô nhiễm môi trường… 64 Tấn dầu Tương đương 316
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 100 90 80 40,31 41,79 38,82 43,21 47,84 49,56 70 60 8,86 50 11,76 10,44 8,34 8,75 7,9 40 27,1 28,91 27,83 26,43 30 27,87 25,19 20 10 19,02 19,94 25,23 22,03 15,54 17,26 0 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Than Khí tư nhiên Dầu mỏ và các chất lỏng khác Hạt nhân, NLTT và các loại khác Nguồn: Số liệu từ EIA và BP Statistical Review of world Energy 2021 Hình 4. Cơ cấu tiêu thụ một số loại năng lượng tái tạo chủ yếu của Việt Nam từ 2015 đến 2020 (Đơn vị tính: % trên tổng lượng tiêu thụ) Việt Nam vẫn là một nước phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch chủ yếu là than, dầu mỏ để phục vụ cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó có nghĩa rằng lượng chất thải CO2 tiếp tục tăng lên. Kịch bản phát triển thông thường quốc gia giai đoạn 2014-2030 là tổng hợp của 5 lĩnh vực: Năng lượng, nông nghiệp, LULUCF65, chất thải và IP66. Phát thải KNK theo kịch bản phát triển thông thường quốc gia được trình bày trong Bảng 1 Bảng 1. Kiểm kê KNK năm 2014 và Kịch bản phát triển thông thường quốc gia đến năm 2030 Đơn vị: triệu tấn CO2tđ Năm Năng lượng Nông LULUCF Chất thải IP Tổng nghiệp 2014 171,6 89,8 -37,5 21,5 38,6 284,4 2020 347,5 104,5 -35,4 31,3 80,5 528,4 2025 500,7 109,2 -37,9 38,1 116,1 726,2 2030 678,4 112,1 -49,2 46,3 140,3 927,9 Nguồn: TBQG thứ ba của Việt Nam gửi Ban thư ký Công ước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2018 1000 927,9 800 726,2 600 528,4 Triệu tấn CO2 td 400 284,4 200 0 2014 2020 2025 2030 -200 Năng lượng Nông nghiệp LULUCF Chất thải IP Tổng Hình 5. Phát thải theo kịch bản phát triển thông thường đến năm 2030 65 Lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp 66 Lĩnh vực các quá trình công nghiệp 317
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Xét theo lĩnh vực, lượng KNK phát thải trong cả 5 lĩnh vực (năng lượng, nông nghiệp, IP, chất thải) đều có xu hướng tăng mạnh hơn trong giai đoạn 2014-2030. Cụ thể, theo dự báo, lượng KNK phát thải tăng từ 284,4 triệu tấn CO2tđ67 (2014) lên 927,9 triệu tấn CO2tđ (2030) (tăng 3,2 lần). Trong đó, phát thải trong lĩnh vực năng lượng chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm 73,1%), lĩnh vực IP vượt lên đứng vị trí thứ hai (15,1%), lĩnh vực nông nghiệp đứng thứ ba (chiếm 12,1%) và lĩnh vực chất thải đứng thứ tư (chiếm 5,0%). 3.1.2. Chính sách và hiệu quả năng lượng Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, cùng với các nước phát triển chống lại sự nóng lên của toàn cầu bằng những hành động tích cực. An ninh năng lượng và phát triển năng lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Việt Nam được coi là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á và cũng là một nền kinh tế sử dụng nhiều năng lượng (MOIT và DEA, 2017). Các nỗ lực của Việt Nam sẽ tập trung vào các nỗ lực thích ứng và giảm thiểu, bao gồm các cơ hội sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (MOIT và DEA, 2017) và tăng cường quản trị các lĩnh vực sử dụng năng lượng đáng kể (Vieria, 2017). Hiện tại, Việt Nam phụ thuộc vào nguồn năng lượng hỗn hợp từ dầu mỏ, than đá, khí đốt tự nhiên và thủy điện, với tỷ trọng than dự kiến sẽ tăng lên (IEA, 2017). Hơn nữa, trong những năm gần đây, Việt Nam đã bị đẩy từ một nước xuất khẩu năng lượng sang một nước nhập khẩu (ADB, 2016), ảnh hưởng đến an ninh năng lượng. Chính phủ Việt Nam thừa nhận “tăng trưởng kinh tế cần đi đôi với phát triển bền vững” (MOIT và DEA, 2017). Ngày 11/2/2020 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Một số mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 55 đó là: Đến năm 2030, cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030; tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20%; xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực; độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc tốp 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc tốp 3 nước dẫn đầu ASEAN, tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7%. Mục tiêu cụ thể đến năm 2045 là năng lượng sơ cấp đạt khoảng 320-350 triệu TOE. Tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 25-30%; Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045. Đồng thời, Nghị quyết cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém cũng như nguyên nhân của ngành năng lượng Việt Nam sau 15 năm thực hiện Kết luận số 26-KL/TW ngày 24/10/2003 của Bộ Chính trị khoá IX về Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành điện lực Việt Nam và 10 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2007 của Bộ Chính trị khoá X về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Nghị quyết cũng đưa ra nhiệm vụ rà soát, hoàn thiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2020-2030. Triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc kèm theo chế tài về sử dụng hiệu quả năng lượng đối với những lĩnh vực, ngành và sản phẩm có mức tiêu thụ năng lượng cao. Đồng thời, có chính sách khuyến khích các hộ tiêu thụ sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, nhất là trong công nghiệp và giao thông; thúc đẩy phát triển các phương tiện giao thông sử dụng điện năng phù hợp với xu thế chung trên thế giới. 67 CO2 tương đương 318
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Theo Báo cáo cập nhật 2 năm một lần gửi công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2021 đến tháng 10 năm 2020, cả nước có 11 nhà máy điện gió đang hoạt động, tổng công suất 500 MW, 6,000 MW điện mặt trời với 106 nhà máy đã đưa vào vận hành; 325 MW điện sinh khối nối lưới; và điện chất thải rắn 10MW, tỷ trọng năng lượng tái tạo (NLTT) đạt khoảng 11,2% trong tổng nguồn năng lượng thương mại sơ cấp; tổng sản lượng điện đạt 4,4%; khoảng 700 nghìn bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời được lắp đặt; ước tính tiết kiệm năng lượng đạt khoảng 5,65% trong giai đoạn 2011-2015 và các năm tiếp theo ước tính đạt 1,0%/năm trên tổng nhu cầu năng lượng quốc gia. Trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 đặt ra các mục tiêu cụ thể là ưu tiên phát triển nguồn NLTT cho sản xuất điện; tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn NLTT (không kể nguồn thủy điện lớn và vừa, thủy điện tích năng) đến năm 2020 đạt khoảng 7% và đến năm 2030 trên 10%, trong đó: i) điện năng sản xuất từ nguồn điện gió đến năm 2020 chiếm tỷ trọng khoảng 0,8%, đến năm 2025, khoảng 1% và đến năm 2030 khoảng 2,1%; ii) điện năng sản xuất từ nguồn điện mặt trời đến năm 2020 chiếm tỷ trọng khoảng 0,5%, đến năm 2025 khoảng 1,6% và đến năm 2030 khoảng 3,3%; và iii) điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng sinh khối chiếm tỷ trọng đến năm 2020 khoảng 1%, đến năm 2025 khoảng 1,2% và đến năm 2030 khoảng 2,1%. 3.2. Kinh doanh các-bon, tiềm năng và thách thức ở Việt Nam 3.2.1 Thị trường các-bon Trong những năm gần đây, sự suy thoái của môi trường sinh thái do biến đổi khí hậu gây ra không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển bền vững của quốc gia, khu vực và thế giới. Trước tình hình đó, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu đã được các quốc gia trên thế giới thực hiện đầy đủ và nghiêm túc theo Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Theo đó, giao dịch các-bon trên thị trường được coi là một trong những công cụ quan trọng nhất trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Thuật ngữ thị trường các-bon bắt nguồn từ Nghị định định thư Kyoto 1977 của Công ước Khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Theo Điều 17 Nghị định thư Kyoto 1997 thì thị trường các-bon được hiểu là các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu đã cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện một loại hàng hóa mới được tạo ra dưới dạng chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. Do các-bon là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi các-bon, hình thành nên thị trường các-bon hay thị trường tín chỉ các-bon. Trên thực tế, thị trường các-bon trên thế giới tồn tại dưới ba hình thức: Thứ nhất, thị trường các-bon quốc tế trong khuôn khổ UNFCCC: Thị trường hoạt động dưới 3 cơ chế mềm dẻo là: Cơ chế đồng thực hiện (JI); Cơ chế mua bán quyền phát thải (ET) và cơ chế phát triển sạch (CDM). Thứ hai, thị trường các-bon quốc tế tự nguyện là thị trường hướng đến nhu cầu của các doanh nghiệp chọn mua tín chỉ các-bon trên cơ sở tự nguyện. Thị trường này được điều chỉnh với nhiều bộ tiêu chuẩn khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu của bên mua như tiêu chuẩn các-bon được thẩm định (Verified Carbon Standard - VCS) và Tiêu chuẩn vàng (Gold Standard - GS). Thứ ba, thị trường các-bon nội địa là thị trường hướng tới việc đặt mức trần phát thải khí nhà kính cho các doanh nghiệp trong nước để đạt được mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia, đồng thời cũng khuyến khích các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu, áp dụng 319
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” các biện pháp và công nghệ giảm phát thải khí nhà kính. Thị trường các-bon nội địa đang được áp dụng phổ biến tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, New Zealand, Trung Quốc v.v. Thực tế, tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tham gia, xây dựng và thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, đặc biệt là các hoạt động theo Cơ chế phát triển sạch (CDM) và Cơ chế tín chỉ chung (JCM) do Nhà nước quản lý. Một số cơ chế tạo tín chỉ các-bon theo hình thức tự nguyện cũng đã được nhiều tổ chức trong nước áp dụng triển khai cho các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như Tiêu chuẩn vàng (GS), Tiêu chuẩn các- bon được thẩm tra (VCS). Ngày 17 tháng 11 năm 2020 Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 là cơ sở mở ra thị trường các-bon trong nước, tuy nhiên cơ chế mua bán tín chỉ các-bon vẫn ở những bước đầu tiên. Theo Điều 16 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định, thị trường các-bon trong nước gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Nghị định xác định đến năm 2025 là giai đoạn chuẩn bị, thực hiện các hoạt động như nghiên cứu quy chế xây dựng thị trường các-bon, các quy định về triển khai thực hiện cho phép đơn vị tham gia dự án trao đổi tín chỉ các-bon, tăng cường năng lực cho các bên tham gia; điều tra, đánh giá xác định tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính sẽ phân bổ cho các cơ sở tham gia thị trường…Dự kiến sau năm 2025 đến năm 2027 sẽ vận hành thí điểm thị trường các-bon trong nước và ban hành các quy định về giao dịch phát thải, trách nhiệm tài chính của các bên tham gia. Từ năm 2028 sẽ chính thức vận hành thị trường. 3.2.2. Tiềm năng kinh doanh các-bon Việt nam là nước có trình độ phát triển công nghệ vẫn còn ở mức khá thấp so với các nước phát triển. Chính điều này tạo cho nước ta có tiềm năng giảm phát thải lớn lượng khí các- bon. Các lĩnh vực có tiềm năng giảm phát thải lớn bao gồm (Báo cáo Đóng góp quốc gia tự quyết định cập nhật năm 2020): Năng lượng (tương ứng là 51,5 triệu tấn các-bon tương đương), nông nghiệp (6,8 triệu tấn các-bon), chất thải (9,1 triệu tấn các-bon), các quá trình công nghiệp (7,2 triệu tấn các-bon). Lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp có tiềm năng giảm phát thải lên đến (9,3 triệu tấn các-bon tương đương). Đối với lĩnh vực năng lượng, cường độ tiêu thụ năng lượng quốc gia so với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan thì Việt Nam đứng cao nhất, nền kinh tế vẫn dựa vào xuất khẩu các mặt hàng trình độ công nghệ thấp như da dày, đồ gỗ, và dệt may chiếm khoảng 67,1% tổng giá trị xuất khẩu (Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc, 2009). Phát triển thị trường các-bon trong nước là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên đã nêu tại Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương năm 2013, Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris năm 2016. Trước đây, do Việt Nam chưa có nghĩa vụ bắt buộc phải cắt giảm phát thải khí nhà kính nên các doanh nghiệp chỉ trao đổi tín chỉ các-bon tự nguyện theo các cơ chế hợp tác với quốc tế. Tuy nhiên, từ năm 2021, Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải KNK theo Đóng góp Quốc gia tự quyết định. Là quốc gia có nhiều tiềm năng tạo nguồn tín chỉ các-bon, định hướng chuyển đổi kinh tế theo hướng các-bon thấp thông qua các dự án, cơ sở giảm phát thải. Theo Báo cáo của Cục Biến đổi khí hậu, đến nay, Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về số lượng dự án triển khai theo Cơ chế 320
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” phát triển sạch, với 258 dự án được Ban điều hành CDM phê duyệt và 13 Chương trình hoạt động theo CDM, tiềm năng gần 140 triệu tấn các-bon tương đương trong thời hạn tín chỉ. Trong số này, 17 dự án theo Tiêu chuẩn vàng đã phát hành quốc tế hơn 3 triệu tín chỉ, 24 dự án theo Tiêu chuẩn các-bon được thẩm tra đã phát hành hơn 600 nghìn tín chỉ. Theo Báo cáo Đóng góp quốc gia tự quyết định cập nhật năm 2020, Việt Nam sẽ cắt giảm 9% tổng lượng phát thải KNK so với kịch bản phát triển thông thường, tương đương với 83,9 triệu tấn các-bon với nguồn lực trong nước. Khi có thêm các hỗ trợ quốc tế, mục tiêu cắt giảm phát thải KNK sẽ lên đến 27% so với kịch bản phát triển thông thường, tương đương 250,8 triệu tấn các-bon. Bên cạnh đó, các dự án trồng rừng, các dự án theo Cơ chế phát triển sạch hay các hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMAs) cũng có tiềm năng tạo nguồn tín chỉ các-bon để thu hút các doanh nghiệp đầu tư. Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), mỗi năm Việt Nam có thể bán ra thị trường thế giới 57 triệu tín chỉ các- bon, cho thấy tiềm năng rất lớn từ nguồn thu này, thậm chí mở ra một ngành kinh doanh mới. 3.2.3. Những thách thức đặt ra Một là, giá năng lượng sẽ tăng từ hoạt động của thị trường các-bon gây tác động tới nền kinh tế, ảnh hướng lớn tới nhóm người có thu nhập thấp. Giá năng lượng tăng sẽ kéo theo giá điện, giá xăng dầu tăng, tiếp theo giá của các mặt hàng có liên quan đến sử dụng năng lượng trong sản xuất và lưu thông cũng sẽ gia tăng, gây tác động đến tất cả thành phần kinh tế và người tiêu dùng (Goulde, 2006). Hai là, thị trường năng lượng, đặc biệt là giá năng lượng của Việt Nam hiện nay chưa hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường, do đó, sẽ gây khó khăn cho việc thiết lập thị trường các-bon vốn sẽ hình thành giá phát thải các-bon dựa trên quan hệ cung cầu. Mặc dù Việt Nam đang trong giai đoạn thị trường hóa ngành điện, tuy nhiên hiện nay giá năng lượng như điện, xăng dầu vẫn do Chính phủ điều tiết và quy định nên giá thị trường năng lượng vẫn chưa phản ảnh đúng quan hệ cung cầu. Điều đó tạo ra các áp lực về giá và chi phí để doanh nghiệp cải tiến công nghệ hay chuyển sang sử dụng các dạng năng lượng thay thế (Hawkins. S, Jegou. J, 2014). Ba là, hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính chưa hoàn thiện; chưa có hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV) hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ở cấp quốc gia và cấp ngành. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản để hình thành nên thị trường các-bon, hệ thống MRV nhằm mục đích theo dõ, kiểm kê và đánh giá hoạt động giảm phát thải của doanh nghiệp. Bốn là, vốn đầu tư ban đầu công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là khá cao; thị trường công nghệ tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo ở Việt Nam còn hạn chế. Điều đó ảnh hưởng đến quyết định tham gia thị trường các-bon của các doanh nghiệp. Năm là, cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí các-bon còn hạn chế. Đồng thời cơ chế hỗ trợ tài chính hiện có chưa đủ mạnh để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp còn hạn chế. Sáu là, chưa có chính sách và thể chế đủ hấp dẫn các nhà tài trợ quốc tế, cũng như khối doanh nghiệp tư nhân. 321
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 4. KẾT LUẬN Trước những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra trên toàn cầu, các nước hơn bao giờ hết phải quan tâm tới chính sách phát triển năng lượng bền vững. Việt Nam là một nước có nhiều nguồn năng lượng tái tạo, những nguồn năng lượng này trở thành một sự lựa chọn hấp dẫn để phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù đã có sự nỗ lực lâu dài, tuy nhiên các nguồn năng lượng tái tạo, chương trình tiết kiệm năng lượng và tín chỉ các-bon vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng. Việc phát triển thị trường các-bon ở Việt Nam có ý nghĩa rất lớn, nó sẽ góp phần giúp Việt Nam và thế giới đạt được mục tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Hơn nữa, Việt Nam sẽ tranh thủ sự huy động của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng nhau thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Để thị trường các-bon đi vào hoạt động hiệu quả cần hoàn thiện hệ thống chính sách, thể chế, xác định rõ tiềm năng tạo ra tín chỉ các-bon của các ngành đồng thời quy định cụ thể hệ thống do đạt, kiểm kê khí nhà kính, đảm bảo sự công bằng, minhh bạch giữa các bên tham gia thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020), Báo cáo kỹ thuật Đóng góp do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam, Hà Nội. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020). Báo cáo kỹ thuật đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam (cập nhật năm 2020), Hà Nội, Việt Nam. 3. Bộ Chính trị (2003), Kết luận số 26-KL/TW ngày 24/10/2003 của Bộ Chính trị khoá IX về Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành điện lực Việt Nam. 4. Bộ Chính trị (2007), Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2007 của Bộ Chính trị khoá X về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. 5. Bộ Chính trị (2020), Nghị quyết số 55-NQ/TW về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. 6. Chính phủ (2022), Nghị định số 06/2022/NĐ-CP Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, Hà Nội. 7. Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc,2009, Báo cáo phát triển con người. 8. Cục Biến đổi khí hậu (2016), Đánh giá việc thực hiện Cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam, Trangonline: http://dcc.gov.vn/tin-tuc/3024/Danh-gia-viec-thuc-hien-Co-che-phat-trien- sach-o-Viet-Nam.html 9. Nguyễn Vũ Phương Linh (2022), Mạng lưới Báo chí Biến đổi khí hậu và Năng lượng, Tạp chí Môi trường số 3/2022) 10. Phạm Minh Thụy (2022), Diễn biến thị trường năng lượng thế giới năm 2020-2021 và dự báo cho thời gian tới, Tạp chí Tài chính số kỳ 1+2 tháng 2/2022 11. Quốc hội (2020), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. Cheremisinoff, N. P. (2002). Handbook of air pollution prevention and control, Elsevier. 2. Goulder. L. H (2006), “The economics of climate change”, National Bureau of Economic Research, Massachusetts. 322
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3. Hawkins. S, Jegou. J (2014), “Linking Emissions Trading Schemes – Considerations and Recommendations for a joint EU-Korean Carbon Market’, ICTSD. 4. IEA, 2017. World Energy Outlook Special Report: Southeast Asia Energy Outlook 2017. Abu Dhabi, United Arab Emirates, International Energy Agency (IEA). 5. MOIT, DEA, 2017. Vietnam Energy Outlook Report 2017. Kobenhavn, Denmark. Ministry of Industry and Trade & Danish Energy Agency (MOIT & DEA) 2, 12, 13, 16, 17, 18, 20, 23, 31, 39. 6. ADB (2016), Viet Nam: Energy Sector Assessment, Strategy and Road Map. Manila, Phillapines. Asian Development Bank (ADB). 7. Vieria, P., 2017. Country Insight: Vietnam. NDC Partnership. N. Partnership. NDC Partnership, Washington DC, United States and Bonn, germany 2018. Các trang Web https://plo.vn/cuong-do-tieu-thu-nang-luong-viet-nam-cao-so-voi-the-gioi- post361175.html https://www-iea-org.translate.goog/reports/global-energy-review-2021/co2-emissions? https://climate.nasa.gov/news/2915/the-atmosphere-getting-a-handle-on-carbon-dioxide/ https://nongnghiep.vn/viet-nam-se-co-thi-truong-cac-bon-trong-nuoc-tu-nam-2028- d306939.html https://www.epa.gov/climate-change https://www.eia.gov/outlooks/ieo/ --- Thông tin tác giả Tên tác giả: Ths.Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Nguyên Địa chỉ: 567 Lê Duẩn, P. Ea Tam, TP.Buôn Ma Thuật, Đắk Lắk Email: ttthuy@ttn.edu.vn Thông tin liên lạc: 0972.344.322 Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu: Pháp luật kinh tế 323
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Điều tra khách hàng theo cách thông minh hơn!
3 p |
385 |
120
-
Thế mạnh từ kênh truyền thông mới
6 p |
322 |
119
-
Đo lường hiệu quả - Thế mạnh từ kênh truyền thông mới
6 p |
263 |
89
-
Để website được nhận diện và gia tăng lượng truy cập
7 p |
102 |
33
-
100 điều doanh nhân trẻ cần biết (Phần 15)
5 p |
133 |
30
-
13 kỹ năng marketing "cũ rích" giúp fan page fac của bạn phát triển (kỳ 1)
5 p |
128 |
30
-
fac maketing-5 nhÂn tỐ phÁt triỂn
3 p |
130 |
24
-
Nhượng quyền thương hiệu là một tiến trình hai chiều
5 p |
139 |
23
-
Muốn khách hàng hài lòng, cần giải quyết tốt khi họ “bức xúc”
4 p |
114 |
16
-
5 cách tiếp thị trực tuyến hiệu quả
3 p |
118 |
15
-
Năm cách đo lường hiệu quả chiến lược marketing
5 p |
128 |
14
-
tiếp thị qua email
0 p |
80 |
12
-
Năm chiến lược đo lường hiệu quả marketing
7 p |
84 |
8
-
Xây thương hiệu nội địa mãi vẫn chưa mạnh
5 p |
61 |
7
-
Sự kết hợp giữa hai bộ phận Marketing và bán hàng
4 p |
90 |
7
-
Xây dựng phễu bán hàng chất lượng
10 p |
75 |
7
-
Bài giảng Marketing - Chương 5: Tìm hiểu thị trường, nhu cầu thị trường và môi trường marketing
23 p |
83 |
5
-
Hữu xạ tự nhiên hương là không đủ
6 p |
90 |
4
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)