intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả phác đồ kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình sạch tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đánh giá hiệu quả lâm sàng (tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ) và hiệu quả kinh tế (so sánh thời gian nằm viện, chi phí kháng sinh và chi phí về số lần thực hiện tiêm thuốc giữa 2 nhóm nghiên cứu) của chương trình KSDP, từ đó, rút ngắn thời gian sử dụng KSDP giới hạn trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật trên đối tượng bệnh nhân phẫu thuật chấn thương chỉnh hình (PTCTCH) sạch tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao (CTCH & YHTT), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả phác đồ kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình sạch tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  1. Hiệu quả phác đồ kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình sạch tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Vũ Hồng Khánh1, Đào Xuân Thành1, Đỗ Văn Minh1 Hà Quang Tuyến1, Hà Thị Thúy Hằng1, Bùi Thị Minh Thu1 Nguyễn Mai Hoa2, Nguyễn Hoàng Anh2* 1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 2 Trung tâm DI & ADR Quốc gia, Trường Đại học Dược Hà Nội Summary Objectives: This study was aimed at analyzing the effectiveness of surgical antibiotic prophylaxis program in clean orthopedic surgery at Department of Orthopedic traumatology and Sport medicine, Hanoi Medical University Hospital. Subjects and methods: Prospective, interventional, randomized study was performed on all patients who had clean orthopedics indicated from January 1st, 2021, to June 30th, 2021, who met the inclusion and exclusion criteria. In which, prophylactic antibiotic group used cefuroxime (4 – doses, q8h, over 24 hours), the control group used routine antibiotics. Results: There is no difference between prophylactic antibiotic group and control group in terms of the incidence of surgical site infection (SSI) (p = 0.648), the average length of hospital stays (p = 0.111) and the number of antibiotic injection (p = 0.234). The cost of antibiotic for one surgical procedure decreased about 25% in prophylactic antibiotic group when compared to the control group. Conclusion: The surgical antibiotic prophylaxis program in clean orthopedic surgery successfully reduced the rate of SSI and cost related to antibiotics. This program should be maintained and extended for other surgery types and other surgical departments in our hospital. Keywords: Antibiotic prophylaxis, surgical site infection, orthopedic surgery, clean orthopedic surgery, Hanoi Medical University Hospital. Đặt vấn đề Hiện nay, mặc dù có nhiều hướng dẫn liên Kháng sinh dự phòng (KSDP) là can thiệp quan đến sử dụng KSDP nhưng tình trạng lựa hiệu quả trong dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ chọn kháng sinh, thời điểm đưa liều, liều dùng (NKVM) được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế Thế không phù hợp và kéo dài thời gian sử dụng giới (WHO) [1]. KSDP sau phẫu thuật vẫn còn tương đối phổ biến tại các bệnh viện [2,3]. Đối với phẫu thuật sạch, các hướng dẫn trên thế giới và tại Việt Chịu trách nhiệm: Nguyễn Hoàng Anh Nam đều khuyến cáo không sử dụng hoặc chỉ Email: anh90tkvn@gmail.com sử dụng một mũi KSDP [1,4,5]. Tuy nhiên, một Ngày nhận: 19/01/2022 nghiên cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2011 Ngày phản biện: 11/02/2022 cho thấy có đến 80% bác sĩ ngoại khoa chỉ định Ngày duyệt bài: 24/02/2022 12 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 44 - THÁNG 3/2022
  2. kháng sinh kéo dài 2-7 ngày sau phẫu thuật (PT) KS trước ngày PT, nằm viện kéo dài > 14 ngày; sạch. Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thực suy thận có mức lọc cầu thận ≤ 30ml/phút; có trạng tương tự cũng được ghi nhận với các tiền sử dị ứng với KS nhóm beta-lactam; có phẫu thuật chấn thương chỉnh hình (CTCH) nhiễm khuẩn trước PT; có đặt thêm các dụng cụ sạch mặc dù chương trình KSDP được triển mới; PT nội soi tái tạo dây chằng. khai tại Bệnh viện từ năm 2012. Việc này làm Phương pháp nghiên cứu tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện Thiết kế nghiên cứu và tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh cho bệnh Nghiên cứu tiến cứu, phân nhóm ngẫu nhiên nhân. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên có đối chứng triển khai chương trình KSDP có cứu này với mục tiêu đánh giá hiệu quả lâm sự tham gia của dược sĩ lâm sàng. sàng (tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ) và hiệu quả Quy trình nghiên cứu kinh tế (so sánh thời gian nằm viện, chi phí Trước ngày PT, bệnh nhân được thu thập kháng sinh và chi phí về số lần thực hiện tiêm đầy đủ thông tin vào biểu mẫu nghiên cứu. Dựa thuốc giữa 2 nhóm nghiên cứu) của chương trên các thông tin này, nhóm nghiên cứu tiến trình KSDP, từ đó, rút ngắn thời gian sử dụng hành chọn lọc bệnh nhân đủ tiêu chuẩn để đưa KSDP giới hạn trong vòng 24 giờ sau phẫu vào nghiên cứu. Sau đó, nhóm nghiên cứu sẽ thuật trên đối tượng bệnh nhân phẫu thuật chấn phân nhóm ngẫu nhiên các bệnh nhân đủ tiêu thương chỉnh hình (PTCTCH) sạch tại Khoa chuẩn vào 2 nhóm: Ở nhóm KSDP, bệnh nhân Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao được chỉ định cefuroxim với liều đầu tiên 1,5 g (CTCH & YHTT), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 60 phút trước Đối tượng và phương pháp thời điểm rạch da, 3 mũi KSDP tiếp theo được nghiên cứu tiêm cách nhau mỗi 8 giờ với liều 0,75 g, thực Đối tượng nghiên cứu hiện trong vòng 24 giờ sau khi kết thúc phẫu Tiêu chuẩn lựa chọn thuật; ở nhóm chứng, bệnh nhân được chỉ định Tất cả bệnh nhân của Khoa CTCH & YHTT kháng sinh theo phác đồ thường quy tùy theo có chỉ định PTCTCH sạch, bao gồm: Các PT lựa chọn của bác sĩ điều trị. vùng bàn tay (PT hội chứng ống cổ tay, PT cắt Nhóm KSDP và nhóm đối chứng được so gân Pulley, PT điều trị bệnh De Quervain và sánh về đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm phẫu ngón tay cò súng, PT giải phóng chèn ép thần thuật, đặc điểm sử dụng kháng sinh và hiệu quả kinh ngoại biên); các PT cắt u, bóc u; các PT của KSDP bao gồm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tháo dụng cụ kết hợp xương, tháo nẹp vít, rút (NKVM), tổng thời gian nằm viện, thời gian nằm đinh; PT nội soi cắt sửa sụn chêm, nội soi làm viện sau phẫu thuật, chi phí sử dụng kháng sinh sạch khớp gối, PT nội soi làm sạch tạo hình và số lần thực hiện kháng sinh của điều dưỡng. mỏm cùng vai, nội soi làm sạch khuỷu, cổ chân) Xử lý số liệu và được phẫu thuật tại phòng mổ của Khoa Gây Số liệu được lưu trữ và xử lý bằng phần mê hồi sức, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. mềm Microsoft Excel 365 và phần mềm IBM Tiêu chuẩn loại trừ SPSS Statistic 22.0. Sử dụng kiểm định T để BN được mổ cấp cứu, suy kiệt (BMI < 15) so sánh giá trị trung bình của 2 nhóm nếu có hoặc béo phì (BMI > 25); BN nhi hoặc BN cao phân phối chuẩn, kiểm định Mann-Whitney để tuổi (> 65 tuổi); có bệnh mắc kèm như đái tháo so sánh giá trị trung vị của 2 nhóm nếu có phân đường, lao phổi; đang dùng corticoid hoặc các phối không chuẩn, kiểm định χ2 và kiểm định thuốc ức chế miễn dịch kéo dài; có điểm nguy Fisher’s Exact để so sánh tỷ lệ phần trăm giữa cơ nhiễm khuẩn vết mổ NNIS ≥ 2; đã sử dụng 2 nhóm. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 44 - THÁNG 3/2022 13
  3. Kết quả chọn và loại trừ được đưa vào nghiên cứu, Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên trong đó, nhóm KSDP có 97 bệnh nhân, nhóm cứu đối chứng có 92 bệnh nhân. Đặc điểm chung Từ ngày 01/01/2021 đến ngày 30/06/2021 có của bệnh nhân trong 2 nhóm nghiên cứu được 189 bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Số BN (%) Đặc điểm Nhóm KSDP (n = 97) Nhóm chứng (n = 92) Tuổi, trung vị (IQR) 42 (32,5 - 54) 49 (37,25 - 57) Giới tính (nam) 36 (37,1) 30 (32,6) BMI (trung bình ± SD) 22,0 ± 3,48 22,72 ± 2,27 1 71 (77,1%) 70 (72,2%) Điểm ASA 2 21 (22,9%) 27 (27,8%) Trung vị tuổi của bệnh nhân ở nhóm chứng Đặc điểm phẫu thuật (49) cao hơn nhóm KSDP (42). Các đặc điểm Đặc điểm phẫu thuật của 2 nhóm bệnh nhân về giới tính, BMI và điểm ASA là tương đồng trong nghiên cứu được trình bày trong bảng 2. giữa 2 nhóm. Bảng 2. Đặc điểm phẫu thuật của mẫu nghiên cứu Số BN (%) Đặc điểm Nhóm KSDP Nhóm chứng (n = 97) (n = 92) Phẫu thuật mở 78 (80,4%) 84 (91,3%) PT vùng bàn tay 26 (26,8%) 40 (43,5%) Tháo dụng cụ KHX/rút đinh, nẹp vít 25 (25,8%) 21 (22,8%) Phân loại theo Cắt/lấy u 27 (27,8%) 23 (25%) gói PT Phẫu thuật nội soi khớp gối (cắt sửa sụn chêm, gỡ 19 (19,6%) 8 (8,7%) dính, làm sạch) Thời gian PT (phút), trung vị (IQR) 30 (15 - 90) 30 (15 - 100) Đa số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu nhiên, thời gian của các cuộc phẫu thuật tương được thực hiện các phẫu thuật theo cách thức đồng giữa nhóm KSDP và nhóm chứng. mổ mở (chiếm hơn 80%). Tỷ lệ này ở nhóm Đặc điểm sử dụng kháng sinh chứng cao hơn so với nhóm KSDP. Tỷ lệ các Đặc điểm thời gian sử dụng kháng sinh của 2 loại phẫu thuật CTCH sạch được thực hiện có nhóm bệnh nhân được trình bày ở bảng 3. sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu. Tuy 14 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 44 - THÁNG 3/2022
  4. Bảng 3. Đặc điểm về thời gian sử dụng kháng sinh Thời gian sử dụng KS sau đóng vết mổ Nhóm KSDP (n = 97) Nhóm chứng (n = 92) ≤ 24h 97 (100%) 1 (1,1%) Tổng thời gian sử 1 - 7 ngày 0 (0%) 5 (5,4%) dụng KS > 7 ngày 0 (0%) 86 (93,5%) Thời gian sử dụng ≤ 24h 97 (100%) 53 (57,6%) KS tiêm > 24h 0 (0%) 39 (42,4%) Tỷ lệ BN chuyển đổi kháng sinh tiêm/uống (IV-PO) 0 (0%) 89 (96,7%) Toàn bộ bệnh nhân trong nhóm KSDP đều sinh đường uống kéo dài (96,7%). 42,4% bệnh sử dụng kháng sinh đường tiêm và thời gian sử nhân ở nhóm chứng được kê kháng sinh tiêm dụng KSDP kéo dài không quá 24 giờ sau khi kéo dài hơn 24 giờ. đóng vết mổ (ĐVM). Với nhóm chứng, đa số các Đặc điểm về phác đồ kháng sinh của 2 nhóm bệnh nhân sử dụng kháng sinh kéo dài hơn nghiên cứu được trình bày trong bảng 4. 7 ngày (93,5%), chủ yếu được kê đơn kháng Bảng 4. Đặc điểm về phác đồ kháng sinh Số BN Nhóm KSDP (n = 97) Nhóm chứng (n = 92) sử dụng Trong ngày PT Trong ngày PT KS (%) Trước Sau ngày PT Trước Sau ngày PT Loại Sau ĐVM Sau ĐVM rạch da rạch da kháng sinh Cefuroxim 97 (100) 97 (100) 0 92 (100) 89 (96,7) 39 (42,4) Cefprozil - - - - - 72 (78,3) Cefditoren - - - - - 11 (12) Moxifloxacin - - - - - 13 (14,1) Clindamycin - - - - - 8 (8,7) Khác - - - - - 5 (5,4) Tổng số BN 97 (100) 97 (100) 0 92 (100) 89 (96,7) 91 (98,9) sử dụng KS Toàn bộ bệnh nhân trong nhóm KSDP được nhóm chứng khá đa dạng, phổ biến nhất là sử dụng kháng sinh cefuroxim trước rạch da và cefprozil với 72 bệnh nhân (78,3%), tiếp theo là sau khi đóng vết mổ trong ngày phẫu thuật. Với cefuroxim với 39 bệnh nhân (42,4%) và một số nhóm chứng, toàn bộ 92 bệnh nhân được sử kháng sinh khác với tỷ lệ thấp hơn. dụng kháng sinh cefuroxim trước thời điểm rạch Hiệu quả của phác đồ kháng sinh dự da nhưng chỉ 89 bệnh nhân (96,7%) được sử phòng dụng thêm các mũi cefuroxim tiếp theo trong Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của phác đồ ngày phẫu thuật. Sau ngày phẫu thuật, các KSDP của 2 nhóm nghiên cứu được trình bày kháng sinh được sử dụng cho bệnh nhân trong trong bảng 5. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 44 - THÁNG 3/2022 15
  5. Bảng 5. Hiệu quả dự phòng NKVM và hiệu quả kinh tế của phác đồ KSDP Giá trị TB p Nhóm KSDP (n = 97) Nhóm chứng (n = 92) Thời gian nằm viện (ngày) Thời gian nằm viện chung sau PT 2,76 ± 0,87 2,64 ± 0,96 0,127 Tổng thời gian nằm viện 3,84 ± 1,08 3,64 ± 0,96 0,111 Tỷ lệ nhiễm khuẩn sau PT Có chẩn đoán NKVM 3 (3,1%) 4 (4,3%) 0,648 Chi phí liên quan đến PT Tổng chi phí KS (VNĐ) 240.286 ± 158.946 1.107.361 ± 546.654 0,05). Tất cả trường hợp NKVM nhân quá tải, chăm sóc sau mổ kém và thói đều là NKVM nông. Thời gian nằm viện trung quen của bác sĩ, dẫn đến tình trạng ít tuân thủ bình sau phẫu thuật và tổng thời gian nằm viện các khuyến cáo về KSDP [7]. Đây là thực trạng cũng tương đồng nhau giữa 2 nhóm (p > 0,05). chung xảy ra tại các bệnh viện tại Việt Nam nói Tổng chi phí kháng sinh cho một đợt phẫu thuật chung và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nói riêng. của bệnh nhân ở nhóm KSDP (240.286 ± Để giải quyết những vấn đề trên, chúng tôi tiến 158.946 VNĐ) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so hành nghiên cứu can thiệp này với sự tham gia với nhóm chứng (1.107.361 ± 546.654 VNĐ) của các phẫu thuật viên và dược sĩ lâm sàng để (p < 0,05). Số lần thực hiện tiêm truyền kháng đánh giá hiệu quả của phác đồ KSDP, trong đó, sinh của điều dưỡng ở 2 nhóm là tương đồng thời gian sử dụng KSDP chỉ giới hạn trong 24 nhau (p > 0,05). giờ sau phẫu thuật, trên đối tượng bệnh nhân Bàn luận PTCTCH sạch. Nghiên cứu được tiến hành trên Đối với các loại phẫu thuật CTCH sạch như 189 bệnh nhân với đa số bệnh nhân là nữ giới phẫu thuật hội chứng ống cổ tay, rút đinh, tháo (62,9 - 67,4%) trong độ tuổi trung niên (42 - 49). dụng cụ kết hợp xương ít xâm lấn, việc sử dụng Tỷ lệ nữ giới cao do tỷ lệ các loại phẫu thuật hội KSDP được cho là không cần thiết do không chứng ống cổ tay chiếm tỷ lệ cao là bệnh lý làm giảm tỷ lệ NKVM [1, 4]. Nghiên cứu của thường gặp ở nữ giới. Bệnh nhân tại Khoa Harness và CS. trên 3003 bệnh nhân phẫu thuật Ngoại chấn thương nên đa phần có tuổi đời trẻ hội chứng ống cổ tay cho thấy tỷ lệ NKVM ở đến trung niên, vào khoa vì các tai nạn giao nhóm sử dụng KSDP không khác biệt so với thông hoặc tai nạn lao động. Các yếu tố nguy nhóm không dùng KSDP [6]. Vì vậy, WHO, Hội cơ liên quan đến NKVM của các bệnh nhân Dược sĩ Bệnh viện Hoa Kỳ (ASHP) và Bộ Y tế trong nghiên cứu như béo phì, điểm ASA > 2 đều khuyến cáo không sử dụng hoặc chỉ sử đều không ghi nhận trường hợp nào ở cả 2 dụng một mũi KSDP đối với các PT này [1,4,5]. nhóm nghiên cứu. Về đặc điểm phẫu thuật, toàn 16 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 44 - THÁNG 3/2022
  6. bộ bệnh nhân trong nghiên cứu đều được xếp kháng kháng sinh. Phần lớn các bệnh nhân ở loại phẫu thuật sạch theo phân loại Altemeier do nhóm chứng được kê đơn kháng sinh đường tiêu chuẩn lựa chọn ban đầu. Đa số các phẫu tiêm trong viện và chuyển tiếp sang kháng sinh thuật trong nghiên cứu là phẫu thuật mở (dao đường uống sau khi ra viện (96,7%). Trong các động từ 80,4% đến 91,3%) do các loại phẫu kháng sinh đường uống được kê đơn ra viện, thuật trong nghiên cứu tương đối đơn giản, ít kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3 chiếm xâm lấn và không cần đến phẫu thuật nội soi. tỷ lệ cao nhất (90,3%), trong đó hoạt chất Các phẫu thuật chiếm tỷ lệ lớn ở cả 2 nhóm cefprozil chiếm 78,3%. Nhiều trường hợp được nghiên cứu là các phẫu thuật vùng bàn tay (hội kê đơn phối hợp 2 kháng sinh (cefprozil + chứng ống cổ tay, giải ép dây thần kinh…), moxifloxacin, cefprozil + clindamycin) với mục phẫu thuật tháo dụng cụ kết hợp xương, rút đích dự phòng các nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. đinh, nẹp vít) và các phẫu thuật cắt u, lấy u. Do Hướng dẫn của WHO và trong tờ hướng dẫn sử đa số là các phẫu thuật đơn giản, ít xâm lấn nên dụng của các kháng sinh đường uống trên đều thời gian phẫu thuật ngắn, trung vị là 30 phút ở không khuyến cáo sử dụng cho dự phòng nhiễm cả 2 nhóm. Thời gian phẫu thuật ngắn cũng khuẩn sau phẫu thuật [1]. Do đó việc sử dụng giúp giảm nguy cơ mất máu, giảm nguy cơ kháng sinh kéo dài và phối hợp kháng sinh này NKVM. không thật sự cần thiết. Toàn bộ bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đã Sau 6 tháng triển khai, nghiên cứu đã ghi tuân thủ về thời điểm và lựa chọn loại KSDP nhận được những kết quả tích cực về tỷ lệ nhưng việc kéo dài thời gian sử dụng kháng NKVM giữa hai nhóm. Tỷ lệ NKVM ghi nhận sinh sau mổ vẫn là vấn đề phổ biến ở nhóm được trong nghiên cứu này khoảng 3-4%, chứng. Cụ thể, tỷ lệ 100% bệnh nhân được sử tương đồng với tỷ lệ ghi nhận trong các nghiên dụng kháng sinh cefuroxim dự phòng trong cứu về hiệu quả KSDP trong phẫu thuật chỉnh 60 phút trước phẫu thuật phản ánh đúng thực tế hình sạch trên thế giới [8,9]. Đáng chú ý, tỷ lệ tại Khoa CTCH & YHTT nói riêng và Bệnh viện NKVM cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa ĐH Y Hà Nội nói chung. Kết quả này đến từ kết thống kê giữa nhóm KSDP và nhóm chứng. Tất quả từ những chương trình KSDP được tiến cả các trường hợp có NKVM đều được xác định hành trước đó cũng như nỗ lực của Khoa Gây thông qua tái khám tại phòng khám, đều là mê hồi sức cùng các Khoa Ngoại trong việc nhiễm khuẩn vết mổ nông. Trong đó 3 ca NKVM thống nhất sử dụng KSDP trước mổ để giảm sau các phẫu thuật cắt u, 2 ca sau phẫu thuật nguy cơ NKVM. Mặc dù đã đảm bảo về thời giải phóng gân cơ vùng bàn tay, 1 ca sau phẫu điểm sử dụng KSDP trong 60 phút trước thời thuật nội soi khớp và 1 ca sau phẫu thuật rút điểm rạch da nhưng việc kéo dài thời gian sử nẹp vít. Kết quả này giúp củng cố thêm những dụng kháng sinh sau mổ vẫn là vấn đề phổ biến bằng chứng về sử dụng kháng sinh trong thời tại Bệnh viện. Có đến 93,5% bệnh nhân ở nhóm gian 24 giờ sau phẫu thuật vẫn có hiệu quả dự chứng được kê đơn kháng sinh hơn 7 ngày sau phòng NKVM tương đương với việc sử dụng khi đóng vết mổ. Việc kê đơn kháng sinh kiểu kháng sinh kéo dài không theo nguyên tắc của dự phòng kéo dài sau phẫu thuật không những KSDP. Việc rút ngắn được thời gian sử dụng không làm giảm tỷ lệ NKVM mà còn làm gia kháng sinh đã cho thấy hiệu quả rõ rệt về mặt tăng chi phí điều trị, tăng nguy cơ gặp các tác kinh tế với chi phí sử dụng kháng sinh trung dụng không mong muốn và tăng nguy cơ đề bình ở nhóm KSDP chỉ bằng khoảng ¼ so với TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 44 - THÁNG 3/2022 17
  7. nhóm đối chứng (240.000 VNĐ so với viện Bình Dân", Tạp chí Y học Thành phố Hồ 1.107.000 VNĐ). Kết quả này cũng tương đồng Chí Minh, 22 (2), tr. 56-63. với kết quả từ các chương trình can thiệp KSDP 3. Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thanh Lương, khác được tiến hành tại Việt Nam [3, 4]. Ngoài ra, Nguyễn Hoàng Anh, Vũ Đình Hòa (2019), "Phân kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thời gian nằm tích thực trạng và bước đầu đánh giá hiệu quả viện sau phẫu thuật và tổng thời gian nằm viện chương trình kháng sinh dự phòng tại Khoa của bệnh nhân ở cả 2 nhóm không có sự khác Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Bạch Mai", biệt. Điều này có thể giải thích do các loại phẫu Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 14, tr. 37-44. thuật được lựa chọn để triển khai chương trình 4. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng KSDP trong nghiên cứu đều là các phẫu thuật sinh (ban hành kèm theo Quyết định số 708/QĐ- đơn giản, ít xâm lấn nên bệnh nhân thường sẽ BYT ngày 02/03/2015), NXB Y học, tr. 46-48. nằm viện trong thời gian ngắn, sau đó sẽ được 5. Bratzler Dale W., et al. (2013), "Clinical theo dõi ngoại trú. Thời gian nằm viện ngắn practice guidelines for antimicrobial prophylaxis cũng lý giải cho số lần thực hiện tiêm kháng in surgery", Surgical Infections, 14 (1), pp. 73- sinh của điều dưỡng là không có sự khác nhau 156. giữa 2 nhóm. 6. Harness Neil G., et al. (2010), "Rate of Kết luận infection after carpal tunnel release surgery and Hiệu quả của chương trình kháng sinh dự effect of antibiotic prophylaxis", The Journal of phòng, trong đó rút ngắn thời gian sử dụng Hand Surgery, 35 (2), pp. 189-196. kháng sinh chỉ trong 24 giờ sau phẫu thuật, trên 7. Lê Thị Anh Thư, Đạc Thị Vân Trang các phẫu thuật chấn thương chỉnh hình sạch đã (2011), "Những rào cản trong áp dụng hướng được minh chứng qua việc duy trì tỷ lệ nhiễm dẫn sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân ngoại khuẩn vết mổ thấp và giảm chi phí sử dụng khoa tại Bệnh viện Chợ Rẫy", Tạp chí Y học kháng sinh xuống còn 25% so với sử dụng kéo Thành phố Hồ Chí Minh, 15 (2), tr. 38-43. dài kháng sinh sau mổ như thường quy. Đây là 8. Backes Manouk, et al. (2017), "Effect of cơ sở để duy trì và nhân rộng phác đồ kháng antibiotic prophylaxis on surgical site infections sinh dự phòng với các loại phẫu thuật khác following removal of orthopedic implants used trong Khoa Chấn thương chỉnh hình và Y học for treatment of foot, ankle, and lower leg thể thao cũng như các Khoa Ngoại khác trong fractures: A randomized clinical trial", Jama, 318 bệnh viện. (24), pp. 2438-2445. Tài liệu tham khảo 9. Qi Yongjian, et al. (2018), "Value of 1. WHO (2018), Global guidelines for the antibiotic prophylaxis in routine knee prevention of surgical site infection. arthroscopy", Der. Orthopäde, 47 (3), pp. 246- 2. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Huỳnh Lê Hạ, 253. Bùi Hồng Ngọc (2018), "Đánh giá hiệu quả chương trình quản lý kháng sinh trong sử dụng kháng sinh dự phòng ở các khoa ngoại tại Bệnh 18 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 44 - THÁNG 3/2022
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2