Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HIỆU QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ THAI NGOÀI TỬ<br />
CUNG ĐOẠN KẼ ỐNG DẪN TRỨNG<br />
Trần Thị Lợi*, Nguyễn Chí Quang **<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phẫu thuật nội soi trong điều trị thai ngoài tử cung đoạn kẽ ống dẫn trứng.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 4/2009 đến tháng 9/2010, chúng tôi thực hiện một<br />
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng, gồm 42 bệnh nhân với chẩn đoán thai đoạn kẽ được điều<br />
trị phẫu thuật nội soi. Chúng tôi xác định tỉ lệ điều trị thành công (được định nghĩa: không cần điều trị gì thêm),<br />
thời gian mổ, lượng máu mất, tai biến trong và sau mổ, thời gian βhCG về âm tính, cũng như thời gian nằm<br />
viện và chi phí điều trị.<br />
Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ điều trị thành công là 97,6%, thời gian mổ trung bình là 58 phút, lượng máu<br />
mất trung bình là 60 ml, không ghi nhận tai biến gì trong và sau mổ, thời gian βhCG về âm tính trung bình 3,4<br />
tuần. Thời gian nằm viện 3 ngày và chi phí điều trị dao động 4-6 triệu đồng.<br />
Kết luận: Phẫu thuật nội soi trong điều trị thai ngoài tử cung đoạn kẽ hiệu quả và an toàn.<br />
Từ khóa: Thai ngoài tử cung đoạn kẽ, phẫu thuật nội soi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
LAPAROSCOPIC SURGERY IN THE TREATMENT OF INTERSTITIAL PREGNANCY<br />
Tran Thi Loi, Nguyen Chi Quang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 113 - 118<br />
Objective: To evaluate the efficiency of laparoscopic surgery in the treatment of interstitial pregnancy.<br />
Method: a case series study was performed in 42 patients having interstitial pregnancy at Tu Du hospital<br />
between May 2009 and September 2010. All of them were treated by laparoscopic cornuostomy or cornual<br />
resection. Outcome measures: successful laparoscopic rate (not requiring futher treatment), mean blood loss<br />
volume, operating time, complication, duration for normalizing serum βhCG level, duration of hospital stay and<br />
treatment costs.<br />
Results: successful laparoscopic rate: 97. 6 % (40/42), one case required MTX treatment due to the rise of<br />
beta hCG after cornuostomy; Mean blood loss volume was 60 ml, Operating time was 58 minutes and no<br />
complication; The serum beta-hCG level returned to normal range in 3.4 weeks postoperatively, the duration of<br />
hospital stay was 3 days and treatment costs was 4 to 6 milions Vietnam dong.<br />
Conclusion: Laparoscopic surgery for the treatment of interstitial pregnancy is safe and efficient.<br />
Keywords: Interstitial pregnancy, laparoscopic surgery.<br />
do TNTC cao gấp 10 lần so với sanh thường, và<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
gấp 50 lần so với nạo thai. Trong đó TNTC đoạn<br />
Thai ngoài tử cung (TNTC) là bệnh lý nguy<br />
kẽ là vị trị làm tổ cực kỳ nguy hiểm. Theo The<br />
hiểm, là nguyên nhân tử vong hàng đầu của sản<br />
Conwdential Enquiry into Maternal and Child health<br />
phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nguy cơ tử vong<br />
* Bộ Môn Sản, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc:<br />
<br />
PGS. TS. Trần Thị Lợi,<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
ĐT: 0913 678 064,<br />
<br />
Email: tranthiloi@hotmail.com<br />
<br />
113<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
(CEMACH) từ 2000–2002 báo cáo 11 ca tử vong<br />
của TNTC vỡ thì trong đó TNTC ở đoạn kẽ<br />
chiếm 4 ca. Trong TNTC đoạn kẽ thường khối<br />
thai có kích thước lớn, nồng độ β hCG huyết<br />
thanh cao, do đó điều trị ngoại khoa thường là<br />
lựa chọn thích hợp. Nhiều thập niên trước đây<br />
và ngay cả hiện nay, điều trị TNTC đoạn kẽ<br />
thường dùng phương pháp mổ hở. Phương<br />
pháp này có hiệu quả cao trong việc lấy đi triệt<br />
để mô nhau thai, phục hồi lại tốt cơ tử cung. Tuy<br />
nhiên hạn chế của phương pháp này là gây<br />
nhiều phiền toái cho BN: đau nhiều trong hậu<br />
phẫu, chậm phục hồi sinh hoạt cá nhân, tỉ lệ<br />
dùng kháng sinh điều trị cao, thời gian nằm viện<br />
kéo dài, biến chứng tắc ruột sau này và chưa kể<br />
thiếu tính thẩm mỹ.<br />
Với sự phát triển vượt bậc của phẫu thuật<br />
Nội Soi, dường như đã khắc phục được tất cả<br />
những nhược điểm của mổ hở. Tuy nhiên trong<br />
môi trường phẫu thuật hạn chế, cũng như<br />
những khó khăn trong việc phục hồi lại sự toàn<br />
vẹn của cơ tử cung bằng kỹ thuật khâu trong<br />
Nội Soi, thì liệu phẫu thuật Nội Soi có đảm bảo<br />
tính hiệu quả và an toàn trong việc điều trị<br />
TNTC đoạn kẽ không? Và đó cũng chính là lý<br />
do chúng tôi thực hiện đề tài này, nhằm đánh<br />
giá hiệu quả của phẫu thuật Nội Soi bụng trong<br />
điều trị TNTC đoạn kẽ.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu, thử nghiệm<br />
lâm sàng không nhóm chứng.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Dân số mục tiêu<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán TNTC đoạn kẽ<br />
được thực hiện phẫu thuât nội soi bụng.<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán TNTC đoạn kẽ<br />
được thực hiện phẫu thuật nội soi bụng tại BV<br />
Từ Dũ từ 5/2009 đến 9/ 2010.<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Tuổi thai: ≤ 13 tuần vô kinh.<br />
Siêu âm: khối thai ngoài ≤ 6cm, không có<br />
dịch ổ bụng lượng nhiều.<br />
Có huyết động ổn định.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Có huyết động không ổn định.<br />
Có bệnh lý nội khoa chống chỉ định bơm hơi<br />
ổ bụng.<br />
Siêu âm: khối thai ngoài >6cm, có dịch ổ<br />
bụng lượng nhiều.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
<br />
Z 2 (1 − α / 2). p (1 − p )<br />
N=<br />
d2<br />
<br />
Ở nước ngoài đã có vài công trình nghiên<br />
cứu về vấn đề này, tuy nhiên tại Việt Nam,<br />
hiện chưa thấy có báo cáo về phẫu thuật nội<br />
soi trong TNTC đoạn kẽ. Do đó việc thực hiện<br />
nghiên cứu này trong điều kiện thực tiễn của<br />
Việt Nam là việc làm rất cần thiết nhằm tìm ra<br />
một phương pháp tối ưu cho điều trị TNTC<br />
đoạn kẽ vừa tận dụng những ưu điểm ít xâm<br />
lấn của phẫu thuật Nội Soi, vừa đảm bảo hiệu<br />
quả, an toàn cho bệnh nhân.<br />
<br />
Với: N là cỡ mẫu tối thiếu để cho nghiên cứu<br />
có ý nghĩa thống kê; Z là trị số giới hạn của độ<br />
tin cậy, với độ tin cậy là 95%, thì Z = 1,96; d là độ<br />
chính xác tuyệt đối mong muốn, d= 0,1; p là tỉ lệ<br />
điều trị thành công, ước tính là 90%. Vậy N =<br />
(1,962 x 0,9 x 0,1) / 0,12 = 35 người, dự tính mất<br />
dấu 10%, do đó cỡ mẫu cần lấy là 40 người.<br />
<br />
Câu hỏi nghiên cứu chúng tôi là: phẫu thuật<br />
nội soi có hiệu quả thế nào và tính an toàn ra sao<br />
trong điều trị TNTC đoạn kẽ ống dẫn trứng?<br />
<br />
nhân được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng tìm các<br />
<br />
114<br />
<br />
Thu thập số liệu<br />
Các thông tin cá nhân được hỏi chi tiết<br />
theo mẫu có sẵn do tác giả soạn thảo. Bệnh<br />
dấu hiệu trễ kinh, đau bụng, rong huyết, khối<br />
cạnh tử cung và được làm xét nghiệm: βhCG,<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
siêu âm, Hb, Hct trước mổ. Tác giả sẽ tham gia<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng - βhCG<br />
<br />
trực tiếp kíp mổ, đánh giá các thông số: thời<br />
<br />
Bảng 2: đặc điểm βhCG.<br />
<br />
gian phẫu thuật, số lượng máu mất, kích thước<br />
<br />
βhCG trước βhCG sau mổ 2<br />
p<br />
mổ<br />
ngày<br />
βhCG trung<br />
15,173 ±<br />
3,169 ± 5,051 P = 0,005<br />
bình<br />
21,793<br />
βhCG trung vị<br />
7,328<br />
1,440<br />
βhCG lớn nhất<br />
112,145<br />
25,685<br />
βhCG nhỏ nhất<br />
203<br />
21<br />
<br />
khối thai ngoài và các tai biến trong mổ và<br />
phương pháp phẫu thuật.<br />
Bệnh nhân được xét nghiệm lại Hb, Hct sau<br />
mổ 24giờ, βhCG sau mổ 2 ngày và được theo dõi<br />
hậu phẫu, đánh giá các tai biến gần sau mổ như:<br />
xuất huyết nội, sốt, nhiễm trùng…, Thời gian<br />
nằm viện, việc sử dụng kháng sinh cũng được<br />
ghi nhận. Tác giả tư vấn, giải đáp thắc mắc, và<br />
<br />
Dùng phép kiểm Wilcoxon p = 0,0005