Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HIỆU QUẢ VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA THUỐC RIVAROXABAN<br />
VÀ ENOXAPARIN TRONG DỰ PHÒNG THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI<br />
TĨNH MẠCH SAU MỔ THAY KHỚP HÁNG HOẶC KHỚP GỐI<br />
Lê Văn Chung*, Lê Chí Dũng**, Nguyễn Thị Thanh***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định hiệu quả và độ an toàn cho 250 bệnh nhân (BN) của nhóm sử dụng Rivaroxaban trong<br />
đó có 195 BN sau mổ thay khớp háng và 55 BN sau mổ thay khớp gối (nhóm R) so với 258 BN sử dụng<br />
Enoxaparin trong đó có 185 BN sau mổ thay khớp háng và 73 BN sau mổ thay khớp gối (nhóm E), từ 6/2011 đến<br />
6/2013 tại Bệnh viện Sài Gòn-ITO.<br />
Phương pháp: Tiến cứu mô tả phân nhóm ngẫu nhiên. Nhóm R uống 10 mg Rivaroxaban sau mổ 6 giờ sau<br />
đó uống mỗi ngày 10 mg/BN dùng trong 8,5+7,2 ngày. Nhóm E tiêm dưới da 40 mg Enoxaparin sau mổ 4 giờ<br />
sau đó dùng mỗi ngày 40 mg/ BN dùng trong 7,5+8,2 ngày.<br />
Kết quả: Lâm sàng không có VTE (trên 97%-98% của cả 2 nhóm), siêu âm mạch máu cả 2 nhóm không ghi<br />
nhận VTE. Nhóm E có tỷ lệ chảy máu tiêu hoá nặng (0,4%) so với 0% của nhóm R; chảy máu tiêu hoá nhẹ<br />
(1,2%) so với 0,8% ở nhóm R; đái ra máu gặp 0,4% so với 0,8% của nhóm R Không gặp suy gan, thận của cả 2<br />
nhóm.<br />
Kết luận: Rivaroxaban và Enoxaparin có hiệu quả gần như nhau trong dự phòng VTE sau mổ thay khớp<br />
háng hoặc khớp gối, ít biến chứng chảy máu, không suy gan, suy thận sau dùng thuốc.<br />
Từ khóa: Điều trị với thuốc kháng đông, Tắc mạch phổi, Tê tủy sống và ngoài màng cứng phối hợp.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE EFFICACY AND SAFETY OF RIVAROXABAN AND ENOXAPARIN FOR THE PREVENTION OF<br />
VENOUS THROMBOEMBOLISM AFTER HIP OR KNEE REPLACEMENT SURGERY<br />
Le Van Chung,Le Chi Dung, Nguyen Thi Thanh<br />
*<br />
<br />
Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 66 - 69<br />
<br />
Purpose: The efficacy and safety for 250 patients (195 pts after hip arthroplasty and 55 patients after knee<br />
arthroplasty) oral drinking Rivaroxaban of group R and 258 pts (185 patients after hip arthroplasty and 73 pts<br />
after knee arthroplasty) subcutanously injected Enoxaparin of group E on symptomatic venous thromboembolism<br />
(VTE) in SAIGON–ITO Hospital from June 2011 to June 2013.<br />
Methods: Prospective randomized study. Group R ( 250 patients): each patient, oral drinking 10 mg<br />
postoperation 6hours, then 10 mg per day in 8.5±7.5 days. Group E ( 258 patients): each patient, subcutaneously<br />
injected 40 mg postoperation 4hours, then 40 mg per day in 7.5 ± 7.2 days.<br />
Result: Reduction of the composite of symptomatic VTE after elective hip or knee arthroplasty (>97% for two<br />
groups). Major internal bleeding occurred 1 patient (0.4%), any bleeding in 3 patients(1.2%) and haematuria in<br />
1 patient ( 0.4%) of group E versus 0 patient (0%), 2 (0.8%) patients and 2 (0.8) patients of group R (in order).<br />
Conclusion: Rivaroxaban regimens is efficiently equal to Enoxaparin, reduction of the composite of<br />
* BV. Quốc Tế CTCH SÀI GÒN – ITO<br />
** Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình<br />
*** Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: BS Lê Văn Chung, ĐT: 0978188179, Email: lechung07@yahoo.com.vn<br />
<br />
66<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
symptomatic VTE after elective hip or knee arthroplasty with a small increase in bleeding, and no signs of<br />
compromised liver safety and fewer serious adverse events.<br />
Key word: AR( anticoagulant regimens), PE(pulmonary embolism), CSE( combined spinal-epidural)<br />
uống 10 mg Xarelto sau mổ 6 giờ, mỗi ngày 10<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
mg trong 8.5±7,5 ngày.<br />
Bệnh lý thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch<br />
Xử lý số liệu bằng thuật toán T-test, tính biến<br />
(VTE) là một trong những nguy cơ gây tử vong<br />
định lượng bằng thuật toán trung bình và độ<br />
cao nhất và chỉ đứng sau bệnh lý nhồi máu cơ<br />
lệch chuẩn, biến định tính bằng tần suất tỷ lệ %,<br />
tim và tai biến mạch máu não. Hàng năm tại<br />
Châu Âu có khoảng 500.000 bệnh nhân tử vong<br />
sử dụng phần mềm SPSS 18.0<br />
liên quan đến VTE, tại Hoa Kỳ mỗi năm có tới<br />
KẾT QUẢ NGHI ÊN CỨU<br />
900.000 bệnh nhân (VTE) với tỷ lệ tử vong lên<br />
Tổng số 508 BN, từ 24-97 tuổi, trung bình<br />
đến 33%, tại Việt Nam cho đến nay chưa có<br />
nghiên cứu nào đầy đủ và cho ra khuyên cáo<br />
79,4±14,3; 72,8% từ 70 tuổi trở lên. BN nữ chiếm<br />
trong vấn đề dự phòng điều trị bệnh lý nguy<br />
67,3%, bệnh tăng huyết áp là 29,3%, đái tháo<br />
hiểm này. Hầu hết các tác giả đều sử dụng nhóm<br />
đường là 18,6%, bệnh mạch vành có 27,4%.<br />
heparin dự phòng VTE sau mổ vì vậy kỹ thuật<br />
Nhóm E có 258 trường hợp (TH) gồm 185<br />
sử dụng phức tạp, hay chảy máu tại chỗ tiêm và<br />
TH mổ thay khớp háng và 73 TH mổ thay khớp<br />
sử dụng ngoại trú khó khăn hơn. Chúng tôi<br />
nghiên cứu từ tháng 6/2011 đến 6/2013 với mục<br />
gối.<br />
tiêu xác định hiệu quả và độ an toàn trong dự<br />
Nhóm R có 250 TH gồm 195 TH mổ thay<br />
phòng VTE của thuốc uống Rivaroxaban so với<br />
khớp háng và 55 TH mổ thay khớp gối.<br />
tiêm dưới da Enoxaparin sau mổ thay khớp<br />
Các phương pháp vô cảm và giảm đau sau<br />
háng hoặc khớp gối.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Tại Bệnh viện Sài Gòn–ITO,TP. HCM từ<br />
tháng 6/2011 đến 6/2013 nghiên cứu được thực<br />
hiện sau khi thông qua Hội đồng Khoa học, Hội<br />
đồng Y Đức của Bệnh viện và được sự đồng ý<br />
của BN mổ thay khớp háng hoặc khớp gối. Bệnh<br />
nhân nhập viện được khám trước gây mê, khám<br />
nội khoa và đánh giá tình trạng chung, làm các<br />
xét nghiệm trước mổ và các xét nghiệm chuyên<br />
sâu, cho sử dụng Lovenox 40 mg tiêm dưới da<br />
mỗi ngày và ngưng trước mổ 12 giờ.<br />
Loại khỏi nghiên cứu các BN rối loạn đông<br />
máu và chảy máu tiêu hóa nặng, bệnh lý tim<br />
mạch nặng, suy gan, thận nặng chưa điều trị,<br />
phản ứng với các thành phần của thuốc. Nghiên<br />
cứu theo phương pháp tiến cứu mô tả phân<br />
nhóm ngẫu nhiên. Nhóm L(258 BN) tiêm dưới<br />
da 40 mg Lovenox sau mổ 4 giờ, dùng mỗi ngày<br />
40 mg trong 7,5 ± 7,2 ngày, nhóm X (250 BN)<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
mổ<br />
Phần lớn là gây tê tuỷ sống và ngoài màng<br />
cứng phối hợp (CSE), giảm đau sau mổ với ống<br />
thông ở khoang (NMC): 440 bệnh nhân (86,6%).<br />
Giảm đau bằng ống thông đặt trong khoang<br />
thần kinh đùi: 68 BN (13,4%).<br />
<br />
Thời gian dùng thuốc và hiệu quả điều trị<br />
của Rivaroxaban và Enoxaparin<br />
Nhóm E: trung bình 7,5± 8,2 ngày và nhóm X<br />
là: 8,5±7,2 ngày.<br />
Trên siêu âm mạch máu sau 7 ngày sử dụng<br />
thuốc: không ghi nhận bn nào có tắc mạch chi<br />
dưới.<br />
Trên lâm sàng: sưng phù 2 chân có 8 trường<br />
hợp (3%) với nhóm E, và 6 trường hợp (2%) với<br />
nhóm R.<br />
<br />
67<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Tác dụng không mong muốn trong điều trị<br />
Bảng1: Biến chứng của sử dụng thuốc kháng đông<br />
Tác dụng không mong<br />
Nhóm L<br />
Nhóm X<br />
muốn<br />
( số lượng và ( số lượng và tỷ<br />
lệ %)<br />
tỷ lệ %)<br />
XHTH nhẹ, và vừa<br />
3(1,2)<br />
2(0,8)<br />
XHTH nặng<br />
1(0,4)<br />
0<br />
XH nhẹ chỗ tiêm<br />
18(7)<br />
0<br />
Phù nề, chảy máu vết mổ<br />
1(0,4)<br />
0<br />
Đái ra máu<br />
1(0,4)<br />
2(0,8)<br />
Xuất huyết tiêu hoá (XHTH)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Thời gian và hiệu quả của thuốc kháng<br />
đông trong điều trị VTE<br />
Trong nghiên cứu này cho thấy kết quả trên<br />
lâm sàng của 2 nhóm sử dụng Lovenox trung<br />
bình 7,5+ 8,2 ngày và nhóm sử dụng Xarelto<br />
trung bình 8,5+ 7,2 ngày là tương đương nhau<br />
với tỷ lệ trên 97% (với nhóm R) và 98% (với<br />
nhóm E), trên siêu âm cả 2 nhóm không ghi<br />
nhận có thuyên tắc tĩnh mạch sau mổ 7 ngày.<br />
Theo O’meara và cộng sự(7), tỷ lệ thuyên tắc<br />
mạch sau mổ thay khớp háng là 50-60%, thay<br />
khớp gối chiếm tỷ lệ 84%.. Theo Alexander G và<br />
cộng sự (năm 2011) nghiên cứu 2 nhóm bệnh<br />
nhân thay khớp háng và khớp gối có sử dụng<br />
thuốc kháng đông dự phòng VTE, trung bình<br />
12± 2 ngày gặp 0,39% VTE của nhóm dùng<br />
Rivaroxaban so với 0,84% của nhóm dùng<br />
Enoxaparin, tỷ lệ tắc mạch phổi của nhóm dùng<br />
Rivaroxaban là 0,11% so với 0,26% ở nhóm sử<br />
dụng Enoxaparin và tỷ lệ tử vong của nhóm sử<br />
dụng Rivaroxaban là 0,1% thấp hơn so với nhóm<br />
sử dụng Enoxaparin (0,16%)(4,8,6,1,9).<br />
Với thời gian sử dụng thuốc kháng đông<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi dường như có<br />
hiệu quả rất đáng kể trong điều trị dự phòng<br />
VTE sau mổ thay khớp háng và hoặc khớp gối.<br />
Tuy nhiên với cỡ mẫu nghiên cứu của các tác giả<br />
nêu trên lớn hơn nhiều so với nghiên cứu này.<br />
<br />
Sự an toàn khi sử dụng thuốc kháng đông<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi có gặp tỷ lệ<br />
nhỏ xuất huyết tại chỗ tiếm thuốc gặp 7% của<br />
<br />
68<br />
<br />
nhóm sử dụng Rivaroxaban. Xuất huyết tiêu hóa<br />
mức độ nhẹ sau điều trị ngày thứ 3 gặp 0,8% của<br />
nhóm xử dụng Rivaroxaban và 1,2% của nhóm<br />
sử dụng Enoxaparin. Có 1 bệnh nhân (0,4%) của<br />
nhóm E bị xuất huyết dạ dày mức độ nặng biểu<br />
hiện có nôn ra máu và đại tiện phân đen. Cũng<br />
trong nghiên cứu ghi nhân biến chứng đái ra<br />
máu sau sử dụng thuốc kháng đông có 1 trên 258<br />
trường hợp chiếm tỷ lệ 0,4% (nhóm E), và 2 trên<br />
250 trường hợp chiếm tỷ lệ 0,8% (nhóm R),<br />
không ghi nhận trường hợp nào suy gan hoặc<br />
suy thận sau thời gian dùng thuốc.<br />
Alexantder G(1) báo cáo của 2 nhóm sử dụng<br />
thuốc kháng đông trong điều trị dự phòng VTE<br />
sau mổ thay khớp háng hoặc khớp gối có chảy<br />
máu lớn vùng mổ phải mổ lại là 0,2% ở nhóm<br />
dùng Rivaroxaban so với 0,1% ở nhóm sử dụng<br />
Enoxaparin, tác giả cũng ghi nhận những TH<br />
chảy máu qua dẫn lưu, thấm băng của cả 2 nhóm<br />
là tương đương với tỷ lệ 1,6-1,7%, có 9 TH xuất<br />
huyết dạ dày trong hơn 12.000 TH, ngoài ra còn<br />
có tăng men gan gấp 3 lần (3,7%) ở nhóm<br />
Xarelto, và 4,6% ở nhóm Enoxaparin, cũng như<br />
tăng bilirubin gấp 2 lần với tỷ lệ 0,1% ở cả 2<br />
nhóm. Biến chứng trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi dường như rất thấp, có lẽ do số liệu còn ít<br />
hơn các tác giả.<br />
<br />
Bàn luận khác<br />
Trong nghiên cứu gặp lứa tuổi từ 24 tuổi đến<br />
97 (trung bình 79,4±14,3), tuổi từ 70 trở lên chiếm<br />
tỷ lệ cao(72,8%), bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao<br />
hơn BN nam (trên 67,3%) của cả 2 nhóm. Số liệu<br />
này cũng phù hợp với các tác giả, ở lứa tuổi này<br />
mật đô xương thoái hoá theo quy luật(4,5). Hầu<br />
hết các BN ở nhóm trên 70 đều có bệnh lý nội<br />
khoa kèm theo, như tăng huyết áp (29,3 %), bệnh<br />
mạch vành (27,4%), đái tháo đường ((18,6%) cho<br />
cả 2 nhóm. Theo y văn, BN trên 60 tuổi thì có ít<br />
nhất một bệnh lý nội khoa(4,3,7,5).<br />
Số lượng BN mổ thay khớp háng 380 trên<br />
tổng số 508 TH (75,3% của cả 2 nhóm) cao hơn<br />
mổ thay khớp gối (24%). Bệnh nhân đều được<br />
giảm đau sau mổ với ống thông đặt trong<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
khoang ngoài màng cứng (NMC), chiếm tỷ lệ<br />
86,6% (440/508 TH) hoặc khoang thần kinh đuì<br />
với 68 TH chiếm tỷ lệ 13,4% (cho các TH mổ thay<br />
khớp gối). Sau mổ BN không đau nên được vận<br />
động và tập đi sớm, góp phần đáng kể trong việc<br />
điều trị dự phòng VTE sau mổ.<br />
Theo Waewick và nhiều tác giả khác(2,9) chỉ<br />
vận động sớm sau mổ thay khớp háng và khớp<br />
gối thì tỷ lệ tắc mạch giảm từ 50% xuống chỉ còn<br />
18%, nên cho BN vận động sớm, thở sâu, ngồi<br />
dậy và tập đi sớm.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Trên lâm sàng cũng như siêu âm mạch máu<br />
ghi nhận hiệu quả dự phòng thuyên tắc huyết<br />
khối tĩnh mạch của 2 nhóm là như nhau và đạt<br />
kết quả trên 97%, nhóm thuốc Rivaroxaban sử<br />
dụng thuận lợi hơn. Không gặp các biến chứng<br />
suy gan, thận cũng như các tác dụng không<br />
mong muốn khác trong nghiên cứu.<br />
<br />
KIẾN NGHỊ<br />
Cần sử dụng điều trị dự phòng VTE sau<br />
phẫu thuật rộng rãi ở các cơ sở phẫu thuật nhất<br />
là phẫu thuật Chỉnh hình.<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Alexander G, Turpil A G, et al (2011), “Rivaroxaban for the<br />
prevention of venous thromboembolism after hip or knee<br />
arthroplasty”.Chest, 1-12.<br />
Gordon H., et al (2012). “ For the American College of Chest<br />
Physicians Antithrombotic Therapy and Prevention of<br />
Thrombosis Panel”. Chest; 141(2)(Suppl):7S–47S.<br />
Lassen MR, Ageno W, Borris LC, et al (2008). “Rivaroxaban<br />
versus enoxaparin for thromboprophylaxis after total knee<br />
arthroplasty”. N Engl J Med; 358: 2776–2786.<br />
Lê Chí Dũng(2012), “ Bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch<br />
sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình: phòng ngừa và điều<br />
trị ”, tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam, Hội nghị khoa học<br />
thường niên lần thứ XI hội Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam, tr:<br />
223-226.<br />
Michael A.M, Joshua J.J and et al (2011), “Preventing venous<br />
thromboembolic disease in patients undergoing elective hip<br />
and knee arthroplasty”. Journal of the AAOS, 19 (12), 768-776.<br />
Nguyễn Vĩnh Thống, (2011), “Thuyên tắc huyết khối tĩnh<br />
mạch”, Thời sự Y Dược học, (62): 3-5.<br />
O’Meara et al (2009). “Prophylaxis for Venous<br />
Thromboembolism in Total Hip Arthroplasty: A review”;<br />
Orthopaedics;13:173-178.<br />
Phạm Quang Minh, Nguyễn Hữu Tú ( 2012), “Tắc tĩnh mạch<br />
sâu”,Y học thực hành- Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, số 835,<br />
836/2012: tr: 37-42.<br />
Warwick D, Friedman RJ, Agnelli G, et al (2007). “Insufficient<br />
duration of venous thromboembolism prophylaxis after total<br />
hip or knee replacement when compared with the time course<br />
of thromboembolic events: findings from the Global<br />
Orthopaedic Registry”. J Bone Joint Surg Br; 89: 799–807.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
08/5/2014<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
15/5/2014<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
30/6/2014<br />
<br />
69<br />
<br />