Đề bài: Hình ảnh mùa xuân tuổi trẻ tình yêu trong Vội Vàng Mùa Xuân Chín<br />
Bài Mẫu Số 1:<br />
Mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu luôn có một mối quan hệ mật thiết với nhau và đặc biệt <br />
trong giai đoạn 19321945 khi phong trào Thơ mới phát triển mạnh mẽ thì hình ảnh mùa <br />
xuân xuất hiện trong thơ ca lại càng nhiều hơn. Tiêu biểu là trong thơ của Xuân Diệu <br />
nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới và Hàn Mặc Tử nhà thơ lạ nhất trong các nhà <br />
thơ lạ, ta đều thấy xuất hiện hình ảnh mùa xuân. Tuy nhiên những hình ảnh này lại đem <br />
đến những cảm xúc rất khác nhau, đối với Xuân Diệu đó là nỗi rạo rực, khát khao cùng <br />
với quan niệm mùa xuân tình yêu và tuổi trẻ trong Vội vàng, đối với Hàn Mặc Tử mùa <br />
xuân, tuổi trẻ và tình yêu mang chút gì đó tương tư, sầu muộn và trầm tĩnh hơn trong Mùa <br />
xuân chín, điểm chung là thơ xuân của cả hai nhà thơ đều mang những cảm xúc lãng mạn, <br />
đầy gợi cảm và tình tứ.<br />
Với Xuân Diệu, mùa xuân hiện lên thật gợi cảm và căng tràn sức sống, với hình ảnh hoa <br />
lá tỏa hương thơm trong "đồng nội xanh rì", với lá trên "cành tơ phơ phất" khiến ta liên <br />
tưởng đến chàng trai, cô gái đang đổ sung mãn, đậm đà nét xuân thì mơn mởn. Rồi thì <br />
tiếng chim yến chim anh vui ca vang trời, ong bướm mải mê vờn nhau, kiếm mật. Tất cả <br />
những hình ảnh sinh động ấy đều đưa ta đến một cảnh xuân đầy mê say và rộn ràng, rộn <br />
ràng như cái tâm hồn thơ trẻ của Xuân Diệu. Và dĩ nhiên nếu nói đến thơ của Xuân Diệu <br />
thì ta chẳng thể bỏ qua cái vị tình yêu trong thơ ông, bởi nếu bỏ qua thì thiếu, thì uổng <br />
mất cái danh xưng đầy thú vị "ông hoàng thơ tình" của Xuân Diệu mất thôi.<br />
Trong cái ánh mắt mê say và lãng mạn của nhà thơ ta thấy hiện lên những nét rất rõ của <br />
tình yêu, Xuân Diệu không tả tình yêu của của con người mà lấy chính những những sự <br />
vật đang hiện diện trong mùa xuân để thể hiện. Nếu tinh ý sẽ nhận ra những cảnh sắc <br />
trong mùa xuân của Xuân Diệu đều có đôi có cặp cả, cặp nào cặp nấy cũng xứng đôi và <br />
hạnh phúc lắm, đầu tiên là ong bướm, say mê trong "tuần tháng mật" thay cho tuần trăng <br />
mật của cặp đôi mà ta vẫn thường nói, thật ngọt ngào và và hạnh phúc biết bao. Rồi tiếp <br />
theo là cặp "lá xanhcành tơ", ta nhận ra sự trẻ trung và tự do trong tình yêu từ sự "phơ <br />
phất", hay "hoa thơm/đồng nội xanh rì", một tình yêu phù hợp tương xứng của hoàn cảnh <br />
giữa hai thực thể, hoa chỉ đẹp khi ở đồng nội xanh ngắt, phải chăng trong tình yêu ta chỉ <br />
thật sự hạnh phúc và xinh đẹp nhất khi chọn đúng người, đúng thời điểm. Và cuối cùng <br />
một chút âm thanh cho cuộc sống ấy là "khúc tình si" của cặp yến anh, một tình yêu đầy <br />
nghệ thuật, ta bỗng liên tưởng đến câu tình yêu là sự đồng điệu của hai tâm hồn khác biệt <br />
và nó sẽ tạo nên một bản hòa tấu thật lãng mạn đắm say. Đó chính là mùa xuân và tình <br />
yêu của Xuân Diệu, vậy còn tuổi trẻ thì sao, nhà thơ đã có những suy tư gì về tuổi trẻ? <br />
Hóa ra nhà thơ có một nỗi tiếc đầy tha thiết khi tạo hóa "Không cho dài thời trẻ của nhân <br />
gian", nhà thơ tiếc mùa xuân, tiếc những cảnh sắc của mùa xuân mà cũng để tinh tế để <br />
nhận ra tuổi trẻ sẽ qua đi bởi vòng quay đầy nghiệt ngã của thời gian. Rồi mai đây xuân <br />
già, tuổi trẻ cũng sẽ hết, "Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi/ Nên bâng khuâng tôi tiếc <br />
cả đất trời", tác giả dấy lên một nỗi tiếc khôn nguôi, một nỗi ám ảnh về thời gian, những <br />
gì tươi đẹp nhất của đời người bao gồm mùa xuân và cả tuổi trẻ sẽ qua nhanh bởi chẳng <br />
thể thắng được bước thời gian lạnh lùng. Thế nên nên để chẳng phải hối tiếc, nhà thơ đã <br />
thôi thúc phong cách sống để tận hưởng hiện tại, sống cháy hết mình vào hiện tại. Đó là <br />
mùa xuân tuổi trẻ và tình yêu trong Vội vàng của Xuân Diệu.<br />
Còn Hàn Mặc Tử, một nhà thơ lạ sẽ nghĩ gì về mùa xuân, về tuổi trẻ và tình yêu? Nếu <br />
đọc và cảm nhận Mùa xuân chín của ông, ta sẽ thấy hiện lên một hồn thơ trầm tĩnh và <br />
dịu dàng khác hẳn với cái rạo rực, đắm say của Xuân Diệu. Hình ảnh mùa xuân trong thơ <br />
Hàn Mặc Tử hiện lên thật lặng lẽ và sâu lắng với những câu:<br />
"Trong làn nắng ửng: Khói mơ tan,<br />
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.<br />
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,<br />
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang."<br />
Một mùa xuân thật nhẹ nhàng trầm lắng và mơ màng biết mấy, mặc dù có những sắc <br />
màu rực rỡ như đỏ "ửng" của nắng, "lấm tấm vàng" của mái nhà tranh, hay canh "biếc" <br />
của tà áo nhưng vào thơ lại mang một vẻ nhẹ nhàng, lơ lửng mà sâu lắng đến lạ. Hầu <br />
như mọi cảnh sắc đều mang một trạng thái thật trầm tĩnh và nhẹ nhàng, ta có thể nhận ra <br />
thông qua các từ "lấm tấm", "sột soạt", đặc biệt là hình ảnh "bóng xuân sang" hay "khói <br />
mơ tan", có thể nói mùa xuân của Hàn Mặc Tử là một mùa xuân "âm thầm". Tương tự <br />
vậy, tình yêu trong thơ Hàn Mặc Tử cũng ý vị và sâu kín chứ không phơi bày như Xuân <br />
Diệu, ví như hình ảnh "gió trêu tà áo biếc", một hình ảnh ẩn dụ rất dễ thương, tình yêu ở <br />
đây e ấp và nhẹ nhàng cũng là cặp là đôi đấy nhưng chúng chỉ dám "trêu" nhau chứ chưa <br />
hưởng "tuần tháng mật" như ong bướm của Vội vàng.<br />
"Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời<br />
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;<br />
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,<br />
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi..."<br />
Hay nếu như Vội vàng có cỏ xanh hoa thắm thì Hàn Mặc Tử cũng không thua kém mà <br />
dẫn tả một đồng cỏ xanh tươi trong một sắc thái nhẹ nhàng hơn, rồi ở đây ta thấy hiện <br />
diện một tuổi trẻ, cũng xuân sắc và tươi vui trong câu: "Bao cô thôn nữ hát trên đồi" trong <br />
cái màu của "đám xuân xanh" đầy giản dị và chân chất.<br />
"Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,<br />
Hổn hển như lời của nước mây,<br />
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,<br />
Nghe ra ý vị và thơ ngây..."<br />
Mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu ở đây hiện lên một cách mơ màng ý vị và thơ ngây đúng <br />
như lời của tác giả. Nhưng có lẽ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử cùng có chung một quan <br />
điểm, một nỗi tiếc cho mùa xuân, cho tuổi trẻ, nếu Xuân Diệu cuống quýt và vội vã thậm <br />
chí muốn chặn đứng cả thời gian, thì Hàn Mặc Tử lại chỉ lặng lẽ tiếc và không làm gì cả. <br />
Ông tiếc khi đứng trước một quy luật không thể thay đổi: "Ngày mai trong đám xuân xanh <br />
ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi!", rồi các "cô thôn nữ" sẽ thành các "chị", mùa xuân <br />
cũng vậy từ đồng cỏ xanh tươi nay chỉ thấy một màu nắng "chang chang". Hàn Mặc Tử là <br />
một hồn thơ nhân đạo, vậy nên, ông tiếc cho người và cũng tiếc cho cả mình, nhưng ông <br />
cũng đành bất lực trước cái quy luật nghiệt ngã ấy, ông không có ước muốn vùng lên như <br />
Xuân Diệu, đó là cái khác biệt của hai nhà thơ này.<br />
Có thể nói mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu trong thơ của Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử đều <br />
rất hay và độc đáo, mỗi một hồn thơ đều có cái nét riêng của mình, để tạo nên cái phong <br />
thái thơ ca riêng, chấm một dấu mực đỏ thắm trong nền thơ văn Việt Nam, đặc biệt trong <br />
giai đoạn mà phong trào thơ mới phát triển mạnh mẽ. Có người thích cái mạnh mẽ, vồ <br />
vập và cuồng nhiệt của Xuân Diệu, nhưng cũng có người lại ưa sự sâu lắng, trầm tĩnh và <br />
ý nhị của Hàn Mặc Tử hơn, nhưng dù là phong cách nào thì thơ của họ cũng mang lại cho <br />
người đọc những cảm xúc rất riêng, rất giá trị.<br />
Bài Mẫu Số 2:<br />
Nhắc đến chủ đề mùa xuân tuổi trẻ và tình yêu trong thơ ca, chúng ta không thể không <br />
nhắc đến sáng tác của hai nhà thơ nổi tiếng, đó chính là bài thơ “Vội vàng” của Xuân <br />
Diệu và bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử. Đây đều là những nhà thơ nổi tiếng <br />
trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1930 – 1945, và hai bài thơ đều nói đến mùa xuân, <br />
tình yêu và tuổi trẻ, tuy nhiên ở mỗi bài thơ lại mang những phong cách thơ khác nhau, <br />
cách nói khác nhau.<br />
Trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, ta cảm nhận rõ sự gắn bó mật thiết giữa mùa <br />
xuân, tuổi trẻ và tình yêu, nhà thơ cảm nhận rất tinh tế những nét đặc trưng của mùa <br />
xuân, nhận ra sự tương quan giao hòa trong cảnh vật:<br />
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật,<br />
Này đây hoa của đồng nội xanh rì.<br />
Này đây lá của cành tơ phơ phất,<br />
Của yến anh này đây khúc tình si.”<br />
Mùa xuân là mùa của cây lá đâm chồi nảy lộc, hoa cỏ ngát hương, ong bướm tìm mật và <br />
chim muông ca hát, tất cả hiện lên với hương sắc đậm đà nhất, sức sống mãnh liệt nhất. <br />
Sức sống của mùa xuân cũng chính là tượng trưng cho sức sống của tuổi trẻ, “cành tơ” là <br />
sự non tơ mơn mởn, giống như những cô gái chàng trai đang trong độ tuổi xuân thì, hơn <br />
thế mùa xuân còn tượng trưng cho sự gắn kết, tình yêu đôi lứa. Chỉ có bằng con mắt và <br />
cảm nhận của một người say mê tha thiết với thiên nhiên cuộc đời như Xuân Diệu mới <br />
nhìn ra “tuần tháng mật” của “ong bướm”, “hoa” của “đồng nội xanh rì”, “lá” của “cành <br />
tơ phơ phất”, và cũng chỉ nhà thơ mới nghe thấy “khúc tình si” của “yến anh”. Xuân Diệu <br />
cũng đặt mình vào trong tình yêu ấy, hơn thế còn yêu vồ vập và đắm say, “Tháng giêng <br />
ngon như một cặp môi gần” là cách ví von mà chỉ có trong tâm hồn đang say mê của Xuân <br />
Diệu. Hiểu rõ mùa xuân chính là tuổi trẻ và tình yêu, hơn thế Xuân Diệu còn nhận thức rõ <br />
về quy luật tuần hoàn của thời gian, của đời người, xuân rồi cũng sẽ qua đi, thời gian <br />
cũng theo đó mà cướp mất tuổi xuân. Nhà thơ lo sợ rằng nếu không “vội vàng” sẽ để tuổi <br />
trẻ trôi vụt qua, chính vì vậy, tác giả muốn ôm trọn, chiếm giữ để tận hưởng vẻ đẹp của <br />
mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu:<br />
“Ta muốn ôm<br />
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,<br />
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,<br />
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,<br />
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều.”<br />
Vẻ đẹp của mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu trong thơ của Xuân Diệu được hiện lên sôi <br />
nổi, đắm say và quyến rũ như vậy, còn đối với thơ của Hàn Mặc Tử lại mang những nét <br />
nhẹ nhàng, sâu lắng và trầm tĩnh. Mở đầu bài thơ “Mùa xuân chín” chính là khung cảnh <br />
thiên nhiên lặng lẽ, êm ái:<br />
“Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,<br />
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.<br />
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,<br />
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.”<br />
Từng bước đi của mùa xuân được tác giả cảm nhận rất tinh tế, đó là bước đi nhẹ nhàng, <br />
khẽ khàng, từng bước là từng biến đổi của không gian, một bước “khói mơ tan”, hai bước <br />
“mái nhà tranh lấm tấm vàng”. Trong con mắt của Hàn Mặc Tử, thiên nhiên đất trời cũng <br />
tình tứ với nhau không kém gì Xuân Diệu, tác giả nghe thấy tiếng gió sột soạt đang “trêu <br />
tà áo biếc”, nhìn thấy trên giàn thiên lí “bóng xuân sang”. Sắc màu mùa xuân trong thơ của <br />
Hàn Mặc Tử tuy đơn giản nhưng không kém đi nhựa sống tuôn trào:<br />
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,<br />
Bao cô thôn nữ hát trên đồi:<br />
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,<br />
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…<br />
Trong khung cảnh mùa xuân, thấp thoáng bóng dáng của tình yêu và tuổi trẻ, hình ảnh “cô <br />
thôn nữ” chính là đại diện cho tuổi trẻ, họ đang hát say sưa, tác giả không chỉ nhìn thấy <br />
mà còn nghe thấy và cảm nhận lấy. Đó chính là cảm nhận về sự hòa hợp giữa mùa xuân, <br />
tình yêu và tuổi trẻ, những câu hát về tình yêu về sự gắn kết đôi lứa vang lên giữa không <br />
gian xuân xanh bao la, thoáng đãng.<br />
“Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,<br />
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:<br />
“Chị ấy, năm nay còn gánh thóc<br />
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”<br />
Đến đoạn thơ này, ta được thấy rõ bức tranh tương phản về mùa xuân “xanh” và mùa <br />
xuân “chín” trong Hàn Mặc Tử, nếu mùa xuân xanh có “sóng cỏ xanh tươi”, có “bao cô <br />
gái” đang “hát bên đồi” khúc hát tình yêu, thì mùa xuân chín chỉ còn “bờ sông nắng chang <br />
chang”, chỉ còn “Chị ấy năm nay còn gánh thóc”. Một bên là còn xuân xanh đông vui, náo <br />
nhiệt, một bên đã qua thời tuổi trẻ, lặng lẽ và một mình, Hàn Mặc Tử cũng góp vào thơ <br />
một quy luật của đời người không thể tránh khỏi, đó là “theo chồng bỏ cuộc chơi”, nhà <br />
thơ tiếc thầm cho những cô gái đang độ xuân thì vui tươi ấy, theo thời gian sẽ mất đi tuổi <br />
thanh xuân mà chẳng bao giờ lấy lại được.<br />
Như vậy, cùng là mùa xuân tuổi trẻ tình yêu nhưng trong thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu <br />
và trong thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử lại mang những nét khác nhau, ở mỗi cách <br />
cảm quan lại cho ta những cảm nhận cái hay riêng. Một bên là Xuân Diệu mang những <br />
nét mới đầy mãnh liệt và đắm say, một bên là Hàn Mặc Tử với những nét lạ đầy nhẹ <br />
nhàng, sâu lắng.<br />
<br />