Hình phạt đối với tội kinh doanh trái phép trong bộ luật hình sự năm 1999.
lượt xem 7
download
Sự đa dạng và nhiều cấp độ về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm nói chung và tội kinh doanh trái phép nói riêng đòi hỏi phải có nhiều loại hình phạt với những mức độ nghiêm khắc khác nhau. Mức độ nghiêm khắc của hình phạt phụ thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn lịch sử
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hình phạt đối với tội kinh doanh trái phép trong bộ luật hình sự năm 1999.
- Hình phạt đối với tội kinh doanh trái phép trong bộ luật hình sự năm 1999
- 1. Sự đa dạng và nhiều cấp độ về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm nói chung và tội kinh doanh trái phép nói riêng đòi hỏi phải có nhiều loại hình phạt với những mức độ nghiêm khắc khác nhau. Mức độ nghiêm khắc của hình phạt phụ thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn lịch sử, với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể khác nhau mà việc đánh giá về tính chất và mức độ nguy hiểm đối với mỗi hành vi cụ thể cũng như việc quy định tính chất trừng trị và chính sách áp dụng cũng khác nhau. Theo BLHS năm 1985, người phạm tội kinh doanh trái phép có thể bị áp dụng một trong các hình phạt chính sau: Hình phạt cải tạo không giam giữ; hình phạt tù có thời hạn, kèm theo hình phạt chính có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung sau: Hình phạt cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định; hình phạt tịch thu tài sản; hình phạt tiền. Đến BLHS năm 1999, hình phạt đối với tội kinh doanh trái phép đã có những đổi mới nhất định. Hình phạt chính thêm hình phạt tiền, hình phạt bổ sung chỉ giữ lại hình phạt tiền. Theo BLHS năm 1999 người phạm tội kinh doanh trái phép có thể bị áp dụng một trong ba hình phạt chính là phạt tiền; cải tạo không giam giữ; tù có thời hạn và một hình phạt bổ sung là hình phạt tiền. Đối với những người phạm tội kinh doanh trái phép, toà án chỉ được áp dụng một trong các hình phạt chính đã nêu kèm theo hình phạt chính có thể áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền. Toà án không được áp dụng hình phạt chính nào khác trừ trường hợp “chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn” theo Điều 47 BLHS (trường hợp quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật). Theo BLHS năm 1999, chính sách xử lí đối với các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế cũng như đối với tội kinh doanh trái phép có thay đổi theo hướng
- giảm tối đa các hình phạt tù. Trong BLHS này, phạm vi áp dụng hình phạt tù được thu hẹp, phạm vi áp dụng các hình phạt tiền là hình phạt chính cũng như các hình phạt khác không phải tù được mở rộng. Chính sách xử lí này một mặt đáp ứng được mục đích chung của hình phạt là trừng trị và giáo dục, mặt khác đã xuất phát từ “tính chất kinh tế” của các tội phạm này nhằm đạt được hiệu quả cao trong áp dụng pháp luật . 2. Đối với người phạm tội kinh doanh trái phép hình phạt tiền có thể được áp dụng là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung. Quy định này hoàn toàn khác quy định về hình phạt tiền trong BLHS của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Theo Bộ luật này, hình phạt tiền chỉ được áp dụng với tư cách là hình phạt bổ sung. Điều đó không chỉ quy định đối với tội phạm được quy định tại Điều 225 về hành vi kinh doanh bất hợp pháp mà đối với mọi tội phạm nói chung.(1) Khi được áp dụng là hình phạt chính thì người phạm tội kinh doanh trái phép có thể sẽ bị phạt từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Mức phạt cụ thể được quyết định tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã thực hiện đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội kinh doanh trái phép cũng như sự biến động của giá cả (Điều 30). So sánh với các tội phạm khác thuộc Chương các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế thì mức quy định này với người phạm tội kinh doanh trái phép cũng khá cao tương tự mức phạt tiền quy định với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155), tội đầu cơ (Điều 160), tội lừa dối khách hàng (Điều 162), tội làm tem giả, vé giả; tội buôn bán tem giả, vé giả (Điều 164)… và cao hơn mức phạt tiền quy định đối với tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 154). Tuy nhiên, mức phạt tiền được quy định đối với tội kinh doanh trái phép thấp hơn mức phạt tiền đối với tội buôn lậu (Điều 153), tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158). Các
- tội phạm này có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn nên khi quy định hình phạt tiền cũng với mức phạt nghiêm khắc hơn như đều có mức phạt từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Cách quy định mức phạt tiền đối với tội kinh doanh trái phép cũng giống như các tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155), tội đầu cơ (Điều 160)… là ấn định khung của mức tiền phạt mà không phải là tính theo giá trị hàng phạm pháp. Thực tế, người phạm tội kinh doanh trái phép diễn ra trên nhiều lĩnh vực như sản xuất, buôn bán và dịch vụ nên việc xác định hàng phạm pháp gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, về giá trị hàng phạm pháp cũng có nhiều ý kiến khác nhau như tính theo tổng số hàng của tất cả các lần phạm pháp hay chỉ tính theo số hàng các lần bắt được hoặc số hàng phạm pháp khi bị phát hiện. Do đó, để phù hợp với tội phạm này cũng như để thuận lợi trong việc áp dụng mà mục đích hình phạt vẫn đạt được nên đối với tội kinh doanh trái phép tại Điều 159, BLHS năm 1999 đã không quy định phạt theo số lần hàng phạm pháp mà theo một mức tiền nhất định. Cách quy định này không chỉ đối với phạt tiền là hình phạt chính mà cả với trường hợp là hình phạt bổ sung (có thể bị phạt từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng). Khác với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 đã quy định phương thức thi hành hình phạt tiền đối với cả hình phạt chính và bổ sung (khoản 3, Điều 30). Người phạm tội kinh doanh trái phép, có thể nộp tiền phạt một lần hoặc nhiều lần theo quyết định của toà án. Quy định này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội kinh doanh trái phép có khả năng thi hành bản án, mặt khác cũng định rõ trách nhiệm của toà án trong việc cân nhắc, xem xét từng trường hợp phạm tội cụ thể để ấn định mức tiền, thời gian và phương thức thi hành hình phạt này cho phù hợp.
- Trong trường hợp đồng phạm, xuất phát từ nguyên tắc cá thể hoá hình phạt, phạt tiền được tuyên cụ thể cho từng bị cáo trên cơ sở xem xét vai trò và trách nhiệm của từng người trong vụ đồng phạm đồng thời có xem xét đến tình hình tài sản (hoàn cảnh kinh tế) cụ thể cũng như các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ của mỗi người. Trong trường hợp là hình phạt bổ sung thì phạt tiền chỉ có thể được áp dụng với người phạm tội kinh doanh trái phép từ đủ 18 tuổi trở lên (Điều 69). Người phạm tội kinh doanh trái phép bị áp dụng hình phạt tiền, ngoài việc bị tước bỏ lợi ích kinh tế còn phải gánh chịu hậu quả pháp lí bất lợi là án tích trong thời hạn một năm (so với quy định tại BLHS năm 1985 thì thời hạn này đã giảm xuống còn 1/3) (Điều 64). 3. Hình phạt cải tạo không giam giữ là hình phạt được quy định khá phổ biến đối với các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế. Trong hệ thống hình phạt thì đây là loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn nhưng lại nặng hơn hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền, nó được áp dụng với người phạm tội kinh doanh trái phép đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách li họ khỏi xã hội mà mục đích hình phạt vẫn đạt được (Điều 31). Hình phạt này là sự cụ thể hoá chính sách hình sự của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 BLHS năm 1999. Như vậy, người phạm tội kinh doanh trái phép có thể được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ nếu có đầy đủ các điều kiện sau đây: - Người phạm tội đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng. Đây là điều kiện đầu tiên để có thể xem xét, cân nhắc việc giao người bị kết án về tội kinh doanh trái phép cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú, sinh sống để bảo đảm việc theo dõi, giám sát, giáo dục đối với người bị kết án.
- - Xét thấy không cần thiết phải cách li người phạm tội kinh doanh trái phép khỏi xã hội. Khi xem xét điều kiện thứ hai này, toà án phải phân tích, đánh giá những đặc điểm thuộc về nhân thân, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 46) cũng như xem xét toàn diện những tình tiết có ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà người phạm tội kinh doanh trái phép đã thực hiện. Khi người phạm tội kinh doanh trái phép được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì trong bản án toà án tuyên giao họ cho cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi họ sinh sống, cư trú. Tại đây bị cáo phải gánh chịu những nghĩa vụ nhất định. Theo Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, ngoài những nghĩa vụ mang tính chất chung như mọi công dân thì người phạm tội kinh doanh trái phép được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ có những nghĩa vụ hoàn toàn mang tính riêng biệt, như: - Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình; trường hợp vắng mặt trên 30 ngày thì bản báo cáo phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi người đó đến tạm trú; - Ba tháng một lần phải tự kiểm điểm về kết quả thực hiện bản cam kết của mình trước tập thể nơi mình làm việc, học tập hoặc cư trú; - Phải có mặt khi cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục yêu cầu; - Phải xin phép khi đi khỏi nơi cư trú; - Thời gian chấp hành hình phạt không được tính vào thời gian xem xét nâng lương, phong quân hàm theo niên hạn (đối với người bị kết án là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương)…
- Trong thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, người phạm tội kinh doanh trái phép còn bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước. Nghĩa là việc khấu trừ thu nhập đối với người kinh doanh trái phép là bắt buộc, hoàn toàn khác quy định trước đây tại BLHS năm 1985. Toà án căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, thu nhập thực tế, tình hình tài sản cũng như hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà quyết định mức bị khấu trừ cụ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt như hoàn cảnh gia đình đông con, khó khăn mà bản thân người bị kết án là lao động chính hoặc có thu nhập nhưng không đáng kể… thì toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập nhưng phải ghi rõ lí do trong bản án. Đối với người chưa thành niên phạm tội kinh doanh trái phép mà áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì không bị khấu trừ thu nhập (Điều 73). Thực tế trong thời gian qua các toà án ít áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội kinh doanh trái phép. Cụ thể: Năm 1998 số người phạm tội kinh doanh trái phép bị áp dụng hình phạt này chỉ chiếm 2,8% (2 bị cáo/71 bị cáo), năm 1999 chiếm 2,7% (1 bị cáo/39 bị cáo), năm 2000 tỉ lệ này có khá hơn, chiếm 16% (6 bị cáo/37 bị cáo).(2) Theo chúng tôi, hình phạt cải tạo không giam giữ cần được áp dụng rộng rãi và phổ biến đến với những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng (không chỉ riêng tội kinh doanh trái phép mà với nhiều tội phạm khác) nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động trong việc giáo dục, cải tạo những người phạm tội chưa đến mức phải xử phạt tù, đề cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương và gia đình có người phạm tội trong việc giám sát, giáo dục các thành viên của mình nếu họ có hành vi vi phạm pháp luật. 4. Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt có tính chất phổ biến và thông dụng nhất được BLHS năm 1985 cũng như BLHS năm 1999 quy định ở tất cả các điều
- luật. So với hình phạt cải tạo không giam giữ thì hình phạt tù có thời hạn có nội dung cưỡng chế nghiêm khắc hơn. Đối với người phạm tội kinh doanh trái phép chỉ có thể áp dụng hình phạt này khi có một trong các tình tiết được quy định tại cấu thành tăng nặng (khoản 2 Điều 159 BLHS năm 1999). Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà người phạm tội kinh doanh trái phép bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. So với tội kinh doanh bất hợp pháp (có dấu hiệu tương tự tội kinh doanh trái phép) được quy định tại Điều 171 BLHS năm 1996 của Liên bang Nga thì tội kinh doanh trái phép trong BLHS Việt Nam có mức phạt tù thấp hơn. Theo khoản 2 Điều 171 BLHS năm 1996 của Liên bang Nga thì mức phạt tù về tội kinh doanh bất hợp pháp có thể tới 4 năm.(3) Quy định hình phạt tù đối với người phạm tội kinh doanh trái phép tại Điều 159, BLHS năm 1999 có khác so với các quy định trước đây. BLHS năm 1985 quy định hình phạt tù đối với tội kinh doanh trái phép ở cả khoản 1 và khoản 2 Điều 168. Trong khi đó BLHS năm 1999 chỉ quy định hình phạt tù đối với tội này ở khoản 2 Điều 159. Mặt khác, mức phạt tù đối với tội này theo quy định của BLHS năm 1999 cũng thấp hơn, chỉ từ 3 tháng đến 2 năm, bằng mức quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS năm 1985 (còn khoản 2 quy định mức phạt tù tới 7 năm). Quy định mức phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm cũng như chỉ quy định có hình phạt tù trong cấu thành tăng nặng đối với tội kinh doanh trái phép tại Điều 169 BLHS năm 1999 là thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với tội phạm này trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Thực tiễn xét xử trong thời gian qua cho thấy, hình phạt tù có thời hạn áp dụng với người phạm tội kinh doanh trái phép chiếm tỉ lệ khá cao. Trong 11 năm (từ 1991- 2001) trung bình mỗi năm hình phạt này được áp dụng đối với người phạm tội kinh doanh trái phép chiếm 47,3% so với các hình phạt khác như phạt tiền, cải tạo không giam giữ. Theo chúng tôi, đối với người phạm tội kinh doanh
- trái phép chỉ vi phạm về mặt thủ tục khi ra kinh doanh còn ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành nghề bị Nhà nước cấm nên tăng cường áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt phạt tiền mà hạn chế áp dụng hình phạt tù. Bên cạnh hình phạt tù, biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện (án treo) áp dụng cũng chiếm tỉ lệ cao. Thời gian 11 năm (từ 1991- 2001) trung bình hàng năm án treo áp dụng với người phạm tội kinh doanh trái phép chiếm tới 45,7%. Tình hình này, một phần do hình phạt cải tạo không giam giữ là hình phạt mới, lại thiếu biện pháp tổ chức thực hiện nên các toà án còn lúng túng trong việc vận dụng, một phần do thói quen, bởi án treo có tính truyền thống và trên thực tế cũng phát huy được tác dụng nhất định, song cũng có một phần không nhỏ là do tiêu cực. Tóm lại, việc xử lí nghiêm minh đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đối với các hành vi kinh doanh trái phép trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay sẽ góp phần tạo hành lang pháp lí an toàn bảo đảm cho các hoạt động kinh doanh năng động, tích cực, sáng tạo phát triển. Nếu xử lí quá nhẹ sẽ không đạt được mục đích của hình phạt, ngược lại, nếu xử lí oan hoặc quá nặng sẽ kìm hãm việc kinh doanh, là trái với thực tế, với tư tưởng mà các Đại hội Đảng đã đề ra./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tình hình nhập siêu của Việt Nam và các biện pháp khắc phục
13 p | 159 | 31
-
Hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế trước hết xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của người có hành vi bị hình sự hoá.
8 p | 93 | 12
-
Bài giảng Kinh tế học: Chương IIV - Nguyễn Việt Hưng
86 p | 106 | 12
-
Tài liệu tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015
231 p | 38 | 8
-
Bài giảng Pháp luật trong kinh doanh du lịch - ThS Phùng Thị Thanh Hiền
78 p | 62 | 6
-
Bản cáo bạch Công ty Cổ phần Logistics cảng Đà Nẵng
56 p | 40 | 5
-
Trích dẫn văn bản pháp luật Việt Nam phục vụ học tập môn Học luật kinh doanh
445 p | 76 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn