intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Chia sẻ: Abcdef_37 Abcdef_37 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

634
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Tuân là một nhà văn, một người nghệ sĩ lớn trong nền văn học Việt Nam. Ông là con người tài hoa cũng là tri thức giàu lòng yêu nước. Ông sáng tác được nhiều tác phẩm khá phong phú ở thể loại nhưng thành công hơn cả là thể loại tuỳ bút. Trong số những thiên tuỳ bút của ông, nổi bật là tập "Tuỳ bút Sông Đà", tập truyện chính là thành quả trong chuyến đi đầy gian khổ mà hào hứng tới miền Tây Bắc xa xôi rộng lớn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

  1. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ Nguyễn Tuân là một nhà văn, một người nghệ sĩ lớn trong nền văn học Việt Nam. Ông là con người tài hoa cũng là tri thức giàu lòng yêu nước. Ông sáng tác được nhiều tác phẩm khá phong phú ở thể loại nhưng thành công hơn cả là thể loại tuỳ bút. Trong số những thiên tuỳ bút của ông, nổi bật là tập "Tuỳ bút Sông Đà", tập truyện chính là thành quả trong chuyến đi đầy gian khổ mà hào hứng tới miền Tây Bắc xa xôi rộng lớn. Trong tập tuỳ bút, để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí độc giả là đoạn trích "Người lái đò Sông Đà". Trong tác phẩm Nguyễn Tuân đã khắc hoạ con Sông Đà thơ mộng, đầy sức sống, vừa dữ dội mãnh liệt lại vừa thơ mộng trữ tình. Trên dòng sông ấy, hiện lên sừng sững người lái đò hiên ngang, tự do vững chãi và đẹp như một huyền thoại. Hình tượng người lái đò đã mang đậm phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả, nhà văn luôn say mê cái đẹp và suốt đời đi tìm cái đẹp. Trong tác phẩm, hình ảnh người lái đò đã được phác hoạ như một người lao động và đồng thời cũng như một người nghệ sĩ. Khi được tác giả hỏi chuyện, người lái đò đã bảy mươi tuổi, làm nghề đò dọc được mười năm liền và đã nghỉ làm nghề đôi chục năm. Nhưng mười năm người lái đò đã in dấu ấn khá đạm nét ở ngoại hình của ông lão "tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, gò lại như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù". Những dòng này được nhà văn viết ra không chỉ để giới thiệu ngoại hình một con người mà còn để ca ngợi sự gắn bó, yêu quý nghề ở chính người đó. Nguyễn Tuân là nhà văn luôn nén trong câu văn của mình nhiều điều muốn nói, "hàm lượng thông tin" ở đó không bao giờ chỉ ở một tầng hiển ngôn. Những nét tả ngoại hình của nhà văn cho ta thấy người lái đò thật sự là người từng trải, thành thạo nghề. Nếu chỉ ở đó thì chưa đủ, Nguyễn Tuân còn cho biết "người lái đò còn là một linh hồn muôn thuở của sông nước này, ông làm nghề đò đã mười năm liền, trên Sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay ông giữ lái độ sâu chục lần". Sự từng trải ấy còn được thể hiện, dòng Sông Đà với bảy mươi con thác nhưng ông đã lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đinh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở. Hơn thế nữa, Sông Đà đối với ông lái đò ấy như một trường thiên anh hùng ca mà ông mà ông thuộc lòng đến cả những cái chấm than, chấm câu, những đoạn xuống dòng. Không phải bỗng dưng mà nhà văn nổi tiếng tài tử lại đưa vào trang viết của mình tỉ mỉ các ngọn thác, thời gian ông lái đò làm nghề. Phải chi li, cụ thể như vậy mới thấy hết sự từng trải, gắn bó với nghề đến độ kì lạ của ông lão lái đò. Đây cũng là cách nhà văn bày tỏ nỗi thán phục của mình về một con người như được sinh ra từ những con sóng, ngọn thác hung dữ ở Sông Đà. Nguyễn Tuân muốn tạo một khoảng không gian vừa thơ mộng trữ tình, vừa dữ dằn hung bạo để cho người lao động xuất hiện trên cái nền của không gian ấy. Người lái đò Sông Đà đã xuất hiện trong bối cảnh đầy thử thách. Nguyễn Tuân miêu tả con Sông Đà là để đề cao chính người lái đò tài hoa, nghệ sĩ. Đối với những "Thạch trận bày xong con thuyền lao tới", sau hàng chục năm xuôi ngược Sông Đà, ông lái đò đã nắm chắc binh pháp http://www.hoc360.vn
  2. của "thần sông, thần đá", thuộc quy luật phục kích của lũ đánơi ải nước hiểm trở nên ông lái đò rất tự tin. Ông lái đò còn là người có tài leo ghềnh, vượt thác. Tác giả đã miêu tả hình ảnh cuộc vượt thác của ông lái đò thật ác liệt và gian lao. Ông lái đò như một viên tướng tà xung, hữu đột qua nhiều cửa, nhiều vòng mà ở cửa nào cũng có những tên đá tướng hung tợn chắn giữ, ông đò chỉ cần sơ suất nhỏ cũng có thể phải trả giá bằng tính mạng mình. Mặt nước hò la xông tới định bẻ gãy cán chèo "thác nước thúc mạnh vào hông thuyền", "như đô vật tóm lấy thắt lưng ông đò", "nhưng trên cái thuyền sáu tay chèo vẫn nghe tiếng chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo của ông lái", ông bình tĩnh và tự tin biết chừng nào. Thác nước đã đánh trúng đòn vào chỗ hiểm, ông nén cái đau về thể xác, điều khiển con thuyền vuợt qua "trùng vi thạch trận". Ông lái đò có những động tác nhanh, mạnh, táo bạo nhưng chuẩn xác "bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định núi thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử, đứa thì ông tránh mà rảo bơi trèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến". Trí tưởng tượng và vốn từ phong phú, Nguyễn Tuân đã tạo nên được đoạn văn mang đầy không khí trận mạc, sinh động của cuộc chiến đấu giữa người lái đò với thác nước, với tầng lớp đá mai phục mà ngày nào ông cũng phải đối mặt với Đà giang. Chỉ từng trải thôi chưa đủ, đối với Sông Đà, ai chế ngự được nó đòi hỏi phải có lòng gan dạ, dũng cảm, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán. Nguyễn Tuân đưa nhân vật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó tất cả những phẩm chất ấy được bộc lộ. Nhà văn gọi đây là cuộc chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường Sông Đà, trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận Sông Đà. Đó chính là cuộc vượt thác đày nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương hiện ra diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời. Đá ở đây ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn đá bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mạt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn, mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông, đám tảng hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền. Một chiếc thuyền đơn độc, không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá giàn trận địa sẵn. Trong thạch trận ấy, người lái đò hai tay giữ mái chèo không bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Khi Sông Đà tung ra miếng đòn hiểm độc nhất là nước nước bám lấy thuyền như lật người mình ra giữa trận địa nước vang trời "thanh la bão bạt", ông lão vẫn không hề nao núng, trái lại ông còn đầy mưu trí, bình tĩnh như một vị chỉ huy lái con thuyền vượt qua ghềnh thác. Phá xong cái "trùng vi thạch trận" thứ nhất, người lái đò phá luôn cái vòng vây thứ hai rất dũng cảm và điêu luyện. Ông lái đò rất thuần thục, giỏi giang trong nghề leo ghềnh vượt thác. "Còn một trùng vây thứ ba nữa, ít cửa hơn nhưng bên trái và bên phải đều là luồng chết cả, cái luồng sống của chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó, thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút cửa ngoài rồi tới cửa trong, rồi lại cửa trong cùng, chiếc thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự lái được. Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ". Cách sử dụng từ ngữ vừa là tượng hình, vừa là tượng thanh. Cách so sánh, câu văn http://www.hoc360.vn
  3. ngắt ra nhiều để diễn tả động tác trong cùng một khoảng thời gian của người lái đò. Nổi bật nhất, độc đáo nhất của người lái đò là phong thái của một nghệ sĩ tài hoa. Khái niệm tài hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân nó có nghĩa rộng, không cứ là người làm thơ, viết văn mà cả những người làm nghề chẳng mấy liên quan tới nghệ thuật cũng được coi là nghệ sĩ, nếu việc làm của họ đạt đến trình độ siêu phàm. Trong "Người lái đò Sông Đà", Nguyễn Tuân đã xây dựng được một hình tượng người lái đò nghệ sĩ mà nhà văn trân trọng gọi là "tay lái tài hoa". Nghệ thuật ở đây là nắm chắc các quy luật tất yếu của Sông Đà và vì làm chủ được nó nên có tự do. Song, quy luật của con Sông Đà đó là thứ quy luậtkhắc nghiệt. Một chút thiếu bình tĩnh, thiếu chính xác, hay lỡ tay, quá đà đều phải trả giá bằng mạng sống. Ngay cả ở những khúc sông không có thác nó dễ dại tay dại chân mà buồn ngủ như người Mèo kêu mỏi chân khi dẫm lên đồng bằng thiếu dốc thiếu đèo. Chung quy lại, nơi nào cũng hiểm nguy, ông lái đò vừa thuộc dòng sông, thuộc quy luật của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này, vừa nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Vì thế, khi vào trận mạc, ông thật khôn khéo và bình tĩnh như vị chỉ huy tài ba. Mọi giác quan của ông lão đều hoạt động trong sự phối hợp nhịp nhàng và chính xác. Ông lái đò còn có một tâm hồn phong phú, giản dị mà thanh cao. Có thể thấy, tác giả đã miêu tả về hình tượng ông lái đò như một người anh hùng không chỉ xuất hiện đối mặt với kẻ thù trong tiếng bom gầm, đạn réo mà ngay trong cuộc sống lao động hàng ngày của những con người giản dị, không mang một cái tên chỉ là "ông lái đò" đang có mặt ở những nơi ghềnh, thác heo hút gió xa xôi của tổ quốc. Họ đã làm nên thiên anh hùng ca lao động, họ thật đáng trân trọng biết bao. Nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là nhân vật chính diện luôn được nhà văn chú ý miêu tả ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Nếu như ở trước cách mạng tháng tám. theo Nguyễn Tuân, cái tài hoa chỉ có ở lớp nhà nho trong quá khứ, thì nay trong "Người lái đò Sông Đà" và nhiều tác phẩm khác, tác giả đã tìm thấy và khẳng định cái đẹp ở ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân lao động, trong hiện tại của đất nước. Cuộc đời của những người lái đò vô danh, không tên tuổi, nơi có những ngọn thác hoang vu khuất nẻo kia là một bản thiên anh hùng ca, một pho nghệ thuật tuyệt vời. Nếu như thiên nhiên Sông Đà trong tác phẩm được nhà văn cho là kẻ thù số một của con người thì cũng chính thiên nhiên ấy, qua ngòi bút của Nguyễn Tuân là nơi đã tôn vinh giá trị con người và lao động. Tài liệu sưu tầm http://www.hoc360.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2