intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA WTO - 4

Chia sẻ: Le Nhu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

77
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có 10 nước Thành viên và hiện nay chín nước (trừ Lào) đã là Thành viên của WTO. Mặc dù liên kết với nhau trong Khu vực thương mại tự do AFTA và có nhiều lợi ích thương mại chung nhưng ASEAN ít khi có được tiếng nói chung tại các diễn đàn của WTO. Các nước trong các liên kết kinh tế và thương mại khác như Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng ít khi phối hợp với nhau để...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA WTO - 4

  1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có 10 nước Thành viên và hiện nay chín nước (trừ Lào) đã là Thành viên của WTO. Mặc dù liên kết với nhau trong Khu vực thương mại tự do AFTA và có nhiều lợi ích thương mại chung nhưng ASEAN ít khi có được tiếng nói chung tại các diễn đàn của WTO. Các nước trong các liên kết kinh tế và thương mại khác như Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng ít khi phối hợp với nhau để đưa ra tiếng nói chung. Một số nhóm nước khác như Nhóm các nước kém phát triển, Nhóm nước châu Phi, Ca-ri-bê và Thái Bình Dương (ACP) và Hệ thống kinh tế châu Mỹ la tinh đôi khi cũng có sự phối hợp để bảo vệ lợi ích của mình. Nhóm Cairns được thành lập vào năm 1986 trước Vòng đàm phán Uruguay thuộc loại hình liên minh khác trong WTO. Nhóm Cairns tập hợp các nước quan tâm đến việc tự do hóa thương mại hàng nông sản, yêu cầu các nước giàu phải giảm thuế nhập khẩu và hỗ trợ trong nước cũng như trợ cấp xuất khẩu đối với hàng nông sản. Nhóm này có vai trò và có tiếng nói rất quan trọng trong các cuộc đàm phán về nông nghiệp. “Tuyên bố tầm nhìn Nhóm Cairns” đã chỉ rõ mục tiêu của Nhóm trong thương mại hàng nông sản: cắt giảm mạnh tất cả các loại thuế, loại bỏ leo thang thuế quan, loại bỏ các loại trợ cấp trong nước bóp méo thương mại, loại bỏ trợ cấp xuất khẩu. Nhóm G-21 được thành lập vào ngày 20/08/2003. Nhóm hiện nay có 21 thành viên. Trọng tâm quan tâm của Nhóm là vấn đề nông sản trong Vòng đàm phán Doha. Nhóm phấn đấu cho mục tiêu đạt tới một kết quả đàm phán nông nghiệp như kỳ vọng đặt ra và phản ánh được lợi ích của các nước đang phát triển. Nhóm đã thể hiện được vai trò và tiếng nói của mình trong Hội nghị Cancun và trong Bộ thoả thuận khung tháng 07/2004. 1.3.4. Có đi có lại và cơ chế đàm phán Để đạt tới những kết quả nhất định trong trong đàm phán thương mại quốc tế các bên cần có sự nhượng bộ theo nguyên tắc có đi có lại, cũng có nghĩa là các bên cùng có lợi. Tuy nhiên cả GATT và WTO đều không làm rõ khái niệm này. Mặc dù vậy, tinh thần các hiệp định của GATT và WTO đều chứng tỏ nguyên tắc các bên cùng có lợi. Mỗi Thành 85
  2. viên tham gia đàm phán đều là các nước hoặc nền kinh tế có chủ quyền trong hoạch định và thực thi chính sách kinh tế và thương mại. Kết quả của các cuộc đàm phán đạt được là do các Thành viên thấy được mình có được lợi ích từ Hiệp định và chấp nhận thực hiện nó. Nếu không thu được lợi ích các Thành viên sẽ không đạt tới sự đồng thuận và đi tới ký kết hiệp định. Nguyên tắc có đi có lại phản ánh sự đánh đổi giữa lợi ích của tự do hóa thương mại và chi phí cho sự tự do hóa ấy. Để thâm nhập được vào thị trường các nước khác một nước phải cho phép đối tác thương mại xâm nhập thị trường nước mình. Trong trường hợp đàm phán gia nhập tuy chỉ xảy ra sự đơn phương nhượng bộ của nước xin gia nhập nhưng thực chất cũng thể hiện nguyên tắc có đi có lại và hai bên cùng có lợi. Lợi ích của nước xin gia nhập là lợi ích trọn gói khi trở thành Thành viên của WTO. Để đổi lại nước xin gia nhập phải có những nhượng bộ về mở cửa thị trường cho các Thành viên khác. Các Thành viên khác đàm phán nhằm đảm bảo mình thu được lợi ích khi một nước trở thành Thành viên mới của WTO. Nguyên tắc có đi có lại được lấy làm cơ sở cho quá trình đàm phán. Sự nhượng bộ về thuế quan hay mở cửa thị trường dịch vụ của một nước này phải được đổi lại bằng sự nhượng bộ về thuế quan hay những nhượng bộ khác của đối tác thương mại. Trong hệ thống thương mại đa phương thực tế các cuộc đàm phán đã được vận hành theo nguyên tắc này. Các đàm phán về cắt giảm thuế quan và những đàm phán về mở cửa thị trường dịch vụ trong suốt các vòng đàm phán của GATT trước đây và WTO ngày nay đã chứng tỏ điều này. Trong Vòng đàm phán Uruguay cũng đã diễn ra sự nhượng bộ trong việc đưa vào ký kết Hiệp định Nông nghiệp theo yêu cầu của các nước đang phát triển, và Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của các nước công nghiệp phát triển. Vòng đàm phán Doha bế tắc cũng là do chưa đạt được sự nhượng bộ của các nhóm lợi ích tham gia đàm phán. Trong những trường hợp đặc thù, GATT cũng như WTO cho phép các Thành viên có thể đình chỉ sự nhượng bộ tương đương. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của WTO không nhất thiết đàm phán luôn phải dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Với các ngoại lệ trong nguyên tắc không phân biệt đối xử, với nguyên tắc ưu đãi cho các nước đang phát triển và kém phát triển, đàm phán có thể đi đến kết quả với sự nhượng bộ đơn 86
  3. phương, ở một chừng mực nào đó, của các nước công nghiệp đối với các nước nghèo. 1.3.5. Nội dung của Vòng đàm phán Doha Với mục tiêu tiếp tục duy trì cải cách và tự do hóa thương mại, tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế thế giới và thực hiện những mục tiêu của WTO được nêu ra trong Hiệp định Marrakesh, Hội nghị Bộ trưởng Doha đã khởi xướng Vòng đàm phán Doha. Tuyên bố Doha ở Hội nghị Bộ trưởng này đã vạch ra định hướng cho Vòng đàm phán. Tuyên bố Doha gồm hai nội dung chính. Nội dung thứ nhất là việc thực hiện các cam kết hiện có, chủ yếu liên quan tới các nước đang phát triển. Nội dung thứ hai là những vấn đề được đưa vào đàm phán ở Vòng đàm phán này. Các vấn đề đàm phán chủ yếu gồm: - Nông nghiệp. Đây là vấn đề nổi cộm và gay cấn nhất trong Vòng đàm phán Doha. Đàm phán về nông nghiệp hướng tới mục tiêu xóa bỏ những rào cản và những biện pháp dẫn tới tình trạng không công bằng trong thương mại hàng nông sản. Các nội dung được đưa ra đàm phán gồm: Mở cửa thị trường hàng nông sản, bao gồm việc giảm đáng kể thuế quan và các rào cản thương mại khác; Giảm thiểu, tiến tới xoá bỏ tất cả các hình thức trợ cấp; Cắt giảm cơ bản những hỗ trợ trong nước bóp méo thương mại. Ngoài ra đàm phán về nông nghiệp còn có những nội dung khác như bảo vệ môi trường, an ninh lương thực, phát triển khu vực nông thôn v.v… - Đàm phán về dịch vụ. Đàm phán dịch vụ nhằm tiếp tục thực hiện điều khoản được ghi trong GATS về tự do hóa thương mại dịch vụ. - Mở cửa thị trường đối với các sản phẩm phi nông nghiệp (NAMA). Vòng đàm phán Doha hướng tới giải quyết một số tồn tại liên quan đến vấn đề mở cửa thị trường hàng phi nông nghiệp. Mục tiêu cần đạt tới là cắt giảm, hoặc loại bỏ, bao gồm cả việc cắt giảm hoặc loại bỏ thuế đỉnh, thuế cao, leo thang thuế quan cũng như các rào cản phi thuế quan, đặc biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho các nước đang và kém phát triển. Đàm phán phải quan tâm đến nhu cầu và lợi ích của các nước 87
  4. đang và kém phát triển. Để thực hiện mục tiêu nêu trên đàm phán còn có nhiệm vụ phải đưa ra một công thức cắt giảm phù hợp. - Những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs). Các nội dung cụ thể được quan tâm trong vấn đề đàm phán này là: TRIPs và sức khỏe cộng đồng; Chỉ dẫn địa lý và hệ thống đăng ký; Rà soát các điều khoản của TRIPs. Việc rà soát này nhằm mục đích phát hiện và chỉnh sửa những điều khoản không phù hợp hoặc bổ sung những điều khoản mới do các Thành viên nêu ra. - Các vấn đề Singapore, gồm: (i) Thương mại và đầu tư với mục tiêu đưa ra các nguyên tắc và qui tắc điều chỉnh nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư. (ii) Mối quan hệ giữa chính sách thương mại và chính sách cạnh tranh. (iii) Tính minh bạch trong mua sắm của Chính phủ. (iv) Tạo thuận lợi cho thương mại. Từ ngày 1 tháng 4 năm 2004 ba vấn đề (i), (ii) và (iii) đã được đưa ra khỏi Chương trình nghị sự của Vòng đàm phán. - Các qui tắc của WTO về chống bán phá giá và trợ cấp, về các hiệp định Thương mại khu vực. Đàm phán về chống bán phá giá và trợ cấp nhằm hoàn thiện những nguyên tắc về chống bán phá giá và trợ cấp, đặc biệt quan tâm tới nhu cầu và lợi ích của các nước đang và kém phát triển. Về các hiệp định Thương mại khu vực, đàm phán hướng tới làm rõ và hoàn thiện các điều khoản hiện có của WTO đối với các hiệp định Thương mại khu vực. - Thương mại và môi trường. - Các nước kém phát triển. Vòng đàm phán Doha hướng tới mục tiêu đạt được sự cam kết của Chính phủ các Thành viên dành ưu đãi, mở cửa thị trường tự do không thuế và không hạn ngạch và tạo những điều kiện thuận lợi khác cho xuất khẩu của các nước kém phát triển. Ngoài ra các nước kém phát triển còn được cam kết được hưởng những hỗ trợ kỹ thuật và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. - Đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D). WTO trong các hiệp định của mình có các điều khoản cho phép các nước đang phát triển hưởng những ưu đãi. Trong Vòng đàm phán Doha các điều khoản 88
  5. này sẽ được rà soát lại nhằm diễn giải chúng một cách chính xác hơn và tiếp tục khẳng định các ưu đãi này. Ngoài các vấn đề trên Vòng đàm phán Doha còn đưa vào Chương trình nghị sự của mình các vấn đề đàm phán khác như Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp, thương mại và tài chính, thương mại điện tử, các nền kinh tế nhỏ, thương mại, nợ nần và tài chính, thương mại và chuyển giao công nghệ, hợp tác kỹ thuật và phát triển năng lực. Như vậy có thể nói về thực chất Vòng đàm phán Doha tập trung giải quyết các vấn đề về mở cửa thị trường và các qui tắc của WTO. Hội nghị Bộ trưởng Cancun năm 2003 có nhiệm vụ rà soát các vấn đề cần đàm phán và thiết lập các phương thức đàm phán trong hầu hết các lĩnh vực. Tuy có được một số kết quả khiêm tốn nhưng Hội nghị này không đạt được mục tiêu như ban đầu đưa ra. Hội nghị đã không đạt được sự đồng thuận đáng kể nào và rơi vào bế tắc do các Thành viên bất đồng ý kiến nghiêm trọng về vấn đề nông nghiệp và cả các vấn đề Singapore. Trong tiến trình đàm phán nhóm các nước đang phát triển như Liên minh Châu Phi, Nhóm ACP (châu Phi, Ca-ri-bê, và Thái Bình Dương), Nhóm G-21 đã có tiếng nói chung hay đồng thuận để bảo vệ quyền lợi của mình. Chẳng hạn họ yêu cầu phải bảo lưu sự ưu đãi, sử dụng một cơ chế tự vệ đặc biệt cho các nước đang phát triển. Sau Hội nghị Cancun các Thành viên chủ chốt của WTO đã nỗ lực tháo gỡ bế tắc của Vòng đàm phán Doha. Nhờ thế Vòng đàm phán Doha đã chính thức được khởi động lại vào đầu tháng 04/2004. Các cuộc đàm phán cam go sau đó đã dẫn tới việc đạt được một “Bộ thoả thuận khung tháng 07/2004” (The July 2004 package), vào ngày 31/07/2004. Bộ thoả thuận khung bao gồm các tiêu chí khá cụ thể làm cơ sở cho việc thiết lập các phương thức đàm phán trong các lĩnh vực còn nhiều quan điểm bất đồng. Với Bộ thoả thuận khung này, lần đầu tiên đàm phán đã có được những tiến bộ đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, mở cửa thị trường cho các sản phẩm phi nông nghiệp, vấn đề phát triển và thuận lợi hoá thương mại. Các Thành viên đã đồng ý loại bỏ mọi loại trợ 89
  6. cấp xuất khẩu cho nông sản với một thời hạn cụ thể. Những hỗ trợ trong nước bóp méo thương mại sẽ được cắt giảm đáng kể.9 Thời hạn đặt ra ban đầu cho việc kết thúc Vòng đàm phán vào ngày 01/01/2005 đã không đạt được. Hội nghị Bộ trưởng Hồng Kông họp vào các ngày 13-18/12/ 2005 được đánh giá là gặt hái được một số kết quả đáng kể. Với sự nhân nhượng của EU, năm 2013 được thống nhất là thời hạn chót cho việc loại bỏ các loại trợ cấp xuất khẩu nông sản. Hội nghị cũng đi đến một thoả thuận về bông với việc đẩy nhanh loại bỏ trợ cấp xuất khẩu và cắt giảm trợ cấp trong nước bóp méo thương mại. Có sự nhất trí cao trong việc dành cho 32 nước Thành viên kém phát triển ưu đãi tiếp cận thị trường miễn thuế và hạn ngạch. Trong nông nghiệp và NAMA đã đưa ra được một khuôn khổ cho thể thức đàm phán. Một số thoả thuận cụ thể cũng đã đạt được trong các lĩnh vực đàm phán khác. Mặc dù vậy Hội nghị Hồng Kông chưa giải quyết được những vấn đề đặt ra đối với đàm phán do vẫn còn những bất đồng sâu sắc trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Hội nghị đã đưa ra một chương trình nghị sự chi tiết cho đàm phán trong năm 2006 và đặt mục tiêu kết thúc Vòng đàm phán vào cuối năm 2006. Tuy nhiên, vào tháng 07/2006 tiến trình đàm phán đã dừng toàn bộ. Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy đang nỗ lực kêu gọi các Thành viên nối lại đàm phán. Vòng đàm phán Doha cho thấy sự bất đồng sâu sắc về quan điểm giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển, giữa các nhóm lợi ích, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong tiến trình đàm phán, các nước đang phát triển thông qua các nhóm lợi ích đã có tiếng nói chung để thể hiện vị thế và bảo vệ quyền lợi của mình. 1.3.6. Những thách thức hiện nay đối với sự hợp tác thương mại toàn cầu Thách thức đối với hợp tác thương mại toàn cầu trước hết là thách thức trong hợp tác thương mại đa phương. Vòng đàm phán Doha khởi xướng đã được sáu năm nhưng vẫn rơi vào bế tắc mặc dù đã nhiều lần gia 9 Chi tiết Bộ thoả thuận này có thể tìm hiểu qua trang web: Bộ Thương mại. “Báo cáo tổng hợp về diễn biến và kết quả của Vòng đàm phán Doha (Phần 1, 2 và 3)”. http://www.mot.gov.vn/mot/tag.idempotent.render.userLayoutRootNode.target.n162.uP. 90
  7. hạn về việc kết thúc đàm phán. Sự bế tắc của Vòng đàm phán Doha đang đặt ra những thách thức cho hợp tác thương mại toàn cầu. Thứ nhất, nó làm chậm trễ tiến trình tự do hóa thương mại toàn cầu, điều đó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng, phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo cũng như làm trầm trọng thêm chênh lệch về trình độ phát triển giữa nước giàu và nước nghèo. Thứ hai, nó khuyến khích sự phục hồi của chủ nghĩa bảo hộ, điều đó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của nền kinh tế thế giới. Thứ ba, nó đang và sẽ dẫn đến khuynh hướng các nước ưu tiên đàm phán và ký kết các hiệp định Thương mại song phương hoặc khu vực với những cam kết tự do hóa mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên khuynh hướng đó có nguy cơ dẫn đến gia tăng tình trạng thương mại bất bình đẳng, bởi vì trong quá trình ký kết các hiệp định hợp tác khu vực các nước đang phát triển và kém phát triển có ít sức mạnh đàm phán hơn. Các nước này không những thiếu kinh nghiệm và các hỗ trợ kỹ thuật mà còn thiếu sức mạnh tập thể trong đàm phán thương mại song phương. Ngoài ra nhiều nước kém phát triển khác còn có thể bị loại ra khỏi hình thức hợp tác thương mại này. Thứ tư, các nước đang và kém phát triển sẽ bị thiệt thòi nhiều hơn do nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của họ. Trợ cấp và thuế quan cao như hiện nay của các nước đánh vào hàng nông sản sẽ gây khó khăn lớn cho các nước nghèo trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao thu nhập và mức sống của nông dân. Thứ năm, sự bế tắc của Vòng đàm phán này có nguy cơ dẫn đến sự gia tăng của tình trạng tranh chấp thương mại. Thứ sáu, nó đe dọa ảnh hưởng đến tiếng nói và vai trò của WTO với tư cách là tổ chức trung tâm điều phối hệ thống thương mại đa phương. Ngoài ra nó có thể dẫn đến nguy cơ chia rẽ trong WTO do hình thành những nhóm nước đàm phán có lợi ích xung đột nhau. Những thách thức đối với hợp tác thương mại toàn cầu cũng chính là những thách thức đối với quá trình tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa. Ở đây có nguồn gốc kinh tế và chính trị sâu xa của chủ nghĩa bảo hộ. Chính sách bảo hộ nông nghiệp của các nước công nghiệp phát triển không chỉ đơn thuần là lý do bảo đảm an ninh lương thực và thực phẩm mà còn do lý do chính trị. Tại các nước công nghiệp các chủ trang trại có tiếng nói mạnh mẽ và có sức mạnh chi phối đối với giới chức chính trị. Lĩnh vực khác còn có bế tắc trong đàm phán cũng chính là những lĩnh vực được ưu tiên bảo hộ của các nước. 91
  8. Chương II THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 2.1. THUẾ QUAN, CÁC BIỆN PHÁP TƯƠNG ĐƯƠNG THUẾ QUAN VÀ THUẾ GIÁN THU 2.1.1. Thuế quan Thuế quan là một loại thuế thu trên hàng hóa qua lại cửa khẩu (thuế xuất/nhập khẩu). Ở Việt Nam, thuế này do Tổng cục Hải quan thu (thuế hải quan). Thuế quan hóa là sự lượng hóa tác dụng bảo hộ của các biện pháp phi thuế quan. Thuật ngữ này dùng để chỉ việc các nước Thành viên WTO được phép nâng thuế quan lên để bù lại việc từ bỏ bảo hộ bằng các biện pháp phi thuế quan. Thuế suất ràng buộc là thuế được ghi trong biểu cam kết thuế quan (danh mục ưu đãi) mà các nước thỏa thuận với nhau sau mỗi vòng đàm phán. Mỗi nước có một biểu cam kết riêng và không được phép tăng thuế suất cao hơn mức đã cam kết (Hộp 2.1). Thuế quan leo thang là việc đánh thuế quan tăng dần trong một dãy sản phẩm có liên quan với nhau, ví dụ nguyên liệu thô đánh thuế 0%, sản phẩm sơ chế đánh thuế 3%, bán thành phẩm phải chịu thuế 7% và hàng hóa đã chế biến, đóng gói thương phẩm chịu thuế 10%. Việc đánh thuế quan như trên được nhiều nước áp dụng để hạn chế hàng hóa đã chế biến sẵn, bảo vệ ngành sản xuất trong nước và khuyến khích phát triển các ngành lắp ráp, gia công. Biểu cam kết thuế quan là tập hợp tất cả các cam kết thuế quan và những ưu đãi khác của một nước Thành viên WTO sau các vòng đàm phán 92
  9. thương mại. Theo Điều II của GATT, biểu cam kết thuế quan là những cam kết ràng buộc có tính pháp lý. Biểu cam kết thuế quan bao gồm mã số, mô tả hàng hóa, thuế suất ràng buộc, ngày đạt được thỏa thuận ưu đãi và quyền đàm phán ban đầu. Các biểu cam kết thuế quan của Vòng Uruguay chia làm hai phần: nông nghiệp và phi nông nghiệp. Cả hai phần đều nêu thuế suất cơ sở và thuế suất ràng buộc, quyền đàm phán ban đầu, các loại thuế và phí khác. Ngoài ra, trong phần nông nghiệp còn nêu thời gian thực hiện và biện pháp tự vệ đặc biệt (nếu có). Nguyên tắc của WTO là chỉ được bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan, không cho phép sử dụng các hạn chế định lượng, trừ những trường hợp đặc biệt; thuế quan phải giảm dần và bị ràng buộc không tăng trở lại. Thuế quan là một công cụ đắc lực và cần thiết của mỗi Nhà nước để thực hiện các mục tiêu sau: đem lại nguồn thu cho ngân sách; bảo hộ sản xuất và điều tiết tiêu dùng trong nước; làm cơ sở cho đàm phán thương mại. Ở Việt Nam, thuế suất đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ấn định mức trần của khung thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN ở cấp độ HS 4 số (“Khung thuế suất”), tạo cơ sở pháp lý cho quy định “thuế suất áp dụng thực tế” ở cấp độ 8 số, hiện được qui định tại Quyết định số 39/2006/QĐ-BTC ngày 28/7/2006. Trong đàm phán gia nhập WTO, đại diện của Việt Nam đã cung cấp Biểu khung thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi trong tài liệu WT/ACC/VNM/28/Add.1. Việc thay đổi thuế suất được quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến của giới doanh nghiệp và các Bộ, ngành hữu quan. Đại diện của Việt Nam xác nhận rằng tất cả các văn bản pháp luật, bao gồm các quyết định thay đổi thuế suất đều được đăng tải trên Công báo trước khi áp dụng, phù hợp với Điều X.2 của Hiệp định GATT 1994 và có hiệu lực 15 ngày sau khi đăng Công báo. Thuế suất thuế nhập khẩu ban hành theo Quyết định số 39/2006/QĐ-BTC ngày 28/7/2006 đã được đăng tải trên Công báo và được công bố rộng rãi trước khi có hiệu lực. 93
  10. Hộp 2.1. Cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế; ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng; ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế; chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hóa chất, một số phương tiện vận tải. Cam kết ràng buộc toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế. Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5- 7 năm. Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện-điện tử. Đố i với lĩnh v ực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời đ iểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức c ắt giả m cuố i cùng. Việt Nam s ẽ đượ c áp d ụ ng cơ chế h ạn ngạch thuế quan đ ối với 4 mặt hàng, g ồ m: trứng, đườ ng, thu ốc lá, muố i. Mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc lá lá: 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch. Đố i với lĩnh v ực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời đ iể m gia nhập là 16,1%, và mức c ắ t giảm cuố i cùng sẽ là 12,6%. So sánh với mứ c thu ế MFN bình quân củ a hàng công nghiệp hiện nay là 16,6% thì mức cắt giả m sẽ là 23,9%. Các mức cắt giảm này có thể so sánh tương ứng với các mức cắt giảm trung bình của các nước đang phát triển và đã phát triển trong Vòng đàm phán Uruguay (1994) như sau: trong lĩnh vực nông nghiệp các nước đang phát triển và đã phát triển cam kết cắt giảm là 30% và 46%; với hàng công nghiệp tương ứng là 37% và 24%. Trung Quốc trong đàm phán gia nhập của mình cam kết cắt giảm khoảng 45% thuế nhập khẩu (từ 17,5% xuống 10%). 94
  11. Như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cũng cam kết tham gia vào một số Hiệp định tự do hóa theo ngành. Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3-5 năm. Trong các hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máy-ảnh kỹ thuật số… sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm. Việc tham gia Hiệp đ ịnh Dệt may (thực hiện đ a phươ ng hoá mứ c thuế đ ã cam kết theo các hiệp đ ịnh Dệt may với EU, Hoa Kỳ ) cũ ng dẫn đ ến giảm thuế đ áng kể đ ố i với các mặt hàng này: vải từ 4 0% xu ố ng 12%, qu ần áo từ 50% xuố ng 20%, sợi từ 20% xu ống 5%. Nguồn: Bộ Tài chính, 2006 2.1.2. Các biện pháp tương đương thuế quan và thuế gián thu Các biện pháp tương đương thuế quan là thuật ngữ chỉ các loại phí hoặc phụ thu áp dụng đối với hàng nhập khẩu cao quá mức cần thiết, do đó làm tăng chi phí nhập khẩu. Ví dụ, gọi là lệ phí mua tờ khai hải quan, nhưng mức thu lại quá cao so với giá trị của việc in ấn một tờ khai. Các biện pháp này đòi hỏi người nhập khẩu phải nộp một khoản tiền nhất định, nhưng đây lại không phải là tiền trả cho thuế nhập khẩu (thuế quan), vì thế chúng được gọi là tương tự thuế quan. Các biện pháp này cũng có tác dụng bảo hộ nhất định nên đôi khi cũng được coi là một hàng rào phi thuế quan và bị yêu cầu loại bỏ. Thuế gián thu là các loại thuế làm tăng (gián tiếp) đến giá nhập khẩu như thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng ô tô, rượu, bia, thuốc lá…(B ảng 2.1), thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng,… 95
  12. Bảng 2.1. Hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (từ ngày 1/1/2006) Tên hàng hóa Thuế suất (%) 1. Thuốc lá điếu, xì gà a) Xì gà 65 b) Thuốc lá điếu - Từ 2006 đến 2007 55 - Từ 2008 65 2. Rượu a) Rượu từ 40 độ trở lên 65 b) Rượu từ 20 độ đến dưới 40 độ 30 c) Rượu dưới 20 độ, rượu hoa quả, rượu thuốc 20 3. Bia a) Bia chai, bia hộp 75 b) Bia hơi, bia tươi - Năm 2006-2007 30 - Từ năm 2008 40 4. Ô tô a) Ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống 50 b) Ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi 30 c) Ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi 15 Nguồn: Báo cáo của Ban công tác về Việt Nam gia nhập WTO, tr.73 Mức cam kết về thuế nhập khẩu chung của Việt Nam là đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình 5 - 7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện 96
  13. trong khoảng 5 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5 - 7 năm (xem bảng 2.2). Mức cam kết cụ thể: sẽ có khoảng hơn 1/3 dòng số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô - xe máy… vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định (xem bảng 2.3). Bảng 2.2. Diễn giải mức thuế bình quân cam kết Bình Thuế Thuế Thuế Mức Cam kết Mức cắt giảm thuế quân suất suất cam suất cam giảm so WTO chung tại Vòng chung và MFN kết khi kết vào với thuế của Uruguay theo hiện gia nhập cuối lộ MFN Trung Nước Nước đang hành WTO trình hiện ngành Quốc phát phát triển hành (%) (%) (%) triển (%) Nông sản 23,5 25,2 21,0 10,6 16,7 giảm giảm 30% 40% Hàng 16,6 16,1 12,6 23,9 9,6 giảm giảm 24% công 37% nghiệp Chung 17,4 17,2 13,4 23,0 10,1 màn biểu Nguồn: Tài liệu của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO ngày 26-10-2006. Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử. Bên cạnh đó, Việt Nam đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất và phương tiện vận tải. 97
  14. Bảng 2.3. Tổng hợp cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong đàm phán gia nhập WTO đối với một số nhóm hàng quan trọng Cam kết với WTO Ngành hàng Thuế Thuế suất Thuế Thời gian thực suất khi gia suất cuối hiện MFN nhập cùng Một số sản phẩm nông nghiệp - Thịt bò 20 20 14 5 năm - T h ị t lợ n 30 30 15 5 năm - Sữa nguyên liệu 20 20 18 2 năm - Sữa thành phẩm 30 30 25 5 năm - Thịt chế biến 50 40 22 5 năm - Bánh kẹo (thuế suất bình 39,3 34,4 25,3 3-5 năm quân) Bia 80 65 35 5 năm Rượu 65 65 45-50 5-6 năm Thuốc lá điếu 100 150 135 5 năm Xì gà 100 150 100 5 năm Thức ăn gia súc 10 10 7 2 năm Một số sản phẩm công nghiệp - Xăng dầu 0-10 38,7 38,7 - Sắt thép (thuế suất bình quân) 7,5 17,7 13 5-7 năm - Xi măng 40 40 32 2 năm - Phân hoá học (thuế suất bình 0,7 6,5 6,4 2 năm quân) - Giấy (thuế suất bình quân) 22,3 20,7 15,1 5 năm - Tivi 50 40 25 5 năm - Điều hoà 50 40 25 3 năm - Máy giặt 40 38 25 4 năm 98
  15. - Dệt may (thuế suất bình Ngay khi gia nhập 37,3 13,7 13,7 quân) (thực tế đã thực hiện theo Hiệp định Dệt may với Mỹ và EU - Giày dép 50 40 30 5 năm - Xe ôtô con + Xe từ 2.500 cc trở lên, chạy 90 90 52 12 năm xăng + Xe từ 2.500 cc trở lên, loại 90 90 47 10 năm 2 cầu + Dưới 2.500 cc và các loại 90 100 70 7 năm khác - Xe tải + Loại không quá 5 tấn 100 80 50 10 năm + Loại thuế suất khác hiện 80 100 70 7 năm hành 80% + Loại thuế suất khác hiện 60 60 50 5 năm hành 60% - Phụ tùng ôtô 20,9 24,3 20,5 3-5 năm - Xe máy + Loại từ 800 cc trở lên 100 100 40 8 năm + Loại khác 100 95 70 7 năm Nguồn: Tài liệu của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO ngày 26/10/2006. 2.2. HẠN CHẾ ĐỊNH LƯỢNG VÀ THỦ TỤC CẤP PHÉP NHẬP KHẨU 2.2.1. Hạn chế định lượng Hạn chế định lượng là biện pháp phi thuế quan1 điển hình gây cản trở luồng di chuyển tự do của hàng hóa giữa các nước chủ yếu được thể hiện dưới các hình thức như hạn ngạch, cấm xuất nhập khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu không tự động. Đây thường là những biện pháp mang 99
  16. tính võ đoán, ít dựa trên căn cứ khoa học mà chủ yếu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước (Hộp 2.2). Hộp 2.2. Các biện pháp hạn chế định lượng nhằm bảo hộ sản xuất trong nước Với một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thì đối tượng bảo hộ là các ngành sản xuất quan trọng, tuy còn non trẻ nhưng có khả năng phát triển trong tương lai. Vì vậy nếu không có biện pháp bảo hộ đúng đắn thì những ngành này sẽ không thể tồn tại trước sự cạnh tranh gay gắt của hàng nhập khẩu. Biện pháp hạn chế định lượng là một trong những hàng rào phi thuế mà hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Ðây là biện pháp nhằm trực tiếp giới hạn khối lượng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia, do đó có tính chất bảo hộ rất cao. Phải kể đến đầu tiên trong rào cản hạn chế định lượng là việc cấm nhập khẩu. Các nước trên thế giới chỉ được sử dụng biện pháp này vì mục tiêu bảo vệ đạo đức công cộng, sức khỏe con người, tài nguyên thiên nhiên, an ninh quốc phòng... Vì thế những hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu của các quốc gia thường là vũ khí, đạn dược... nhưng nhìn chung hàng xuất khẩu của Việt Nam ít bị hạn chế bởi biện pháp này do quy định của các nước nhập khẩu khá phù hợp. Biện pháp hạn chế định lượng thứ hai là hạn ngạch nhập khẩu. Các nước thường đặt ra mức nhập khẩu cho một số loại hàng hóa trong một thời kỳ nhất định. Trong xu hướng tự do hóa thương mại, các nước cũng đã dần xóa bỏ cơ chế hạn ngạch. Ðơn cử như vào năm 2000, Trung Quốc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với 57 nhóm hàng, bao gồm đồng hồ, xe máy, ngũ cốc, dầu ăn, phân bón, thép, hàng dệt may, thuốc lá. Thế nhưng sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã bãi bỏ chế độ hạn ngạch với hơn một nửa nhóm hàng và cam kết lịch trình loại bỏ đối với các mặt hàng còn lại muộn nhất đến 2005. Tuy nhiên đến nay hạn ngạch vẫn được áp dụng phổ biến trong hai lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu là dệt may và nông nghiệp. Vì thế Việt Nam sẽ rất khó thâm nhập vào thị trường của các nước áp dụng biện pháp này. Việc sử dụng giấy phép cũng là một trong những biện pháp hạn chế định lượng. Theo chế độ này, hàng hóa muốn thâm nhập vào lãnh thổ của một nước phải xin giấy phép nhập khẩu của cơ quan chức năng. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan và Trung Quốc cũng gặp không ít khó khăn do biện pháp này gây ra. Nguồn: Bộ Tài chính, 2006 100
  17. WTO coi những hàng rào phi thuế quan làm hạn chế rõ rệt tác dụng của tự do thương mại, đồng thời lại không thể tính toán, dự đoán được trước nên yêu cầu xóa bỏ chúng. Thay vào đó, nhu cầu bảo hộ, nếu có, sẽ phải thể hiện thành thuế quan. Tuy nhiên, WTO vẫn chấp nhận áp dụng hạn ngạch trong ngành nông nghiệp nhưng xu hướng chung là hàng rào bảo hộ phi thuế quan trong ngành này cũng sẽ dần bị bãi bỏ. 2.2.2. Thủ tục cấp phép nhập khẩu Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp thường được sử dụng ở những nước gặp khó khăn trong điều hòa cán cân xuất - nhập khẩu. Giấy phép này cũng được sử dụng phổ biến để khống chế số lượng nhập khẩu một mặt hàng nhất định hoặc thu thập dữ liệu thống kê về mặt hàng đó. Căn cứ vào hạn ngạch, chỉ tiêu đã ấn định cho từng khoảng thời gian để cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Thương mại) cấp phép. Thủ tục cấp phép nhập khẩu là những thủ tục hành chính đòi hỏi doanh nghiệp phải nộp đơn hoặc các tài liệu khác (ngoài các tài liệu do hải quan yêu cầu) cho một cơ quan hành chính để được phép nhập khẩu hàng hóa. Thủ tục cấp phép nhập khẩu là một vấn đề rất được các nhà xuất khẩu quan tâm vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bán hàng. Do vậy, mỗi khi một nước có thay đổi về thủ tục này thì nước đó phải thông báo cho WTO (cụ thể là Ủy ban cấp phép nhập khẩu) về những thay đổi đó, bao gồm những thông tin sau: danh sách các mặt hàng phải xin phép nhập khẩu; cơ quan nhận đơn xin phép của doanh nghiệp và cơ quan đầu mối để doanh nghiệp tìm hiểu thông tin về thủ tục cấp phép nhập khẩu; ngày và tên ấn phẩm công bố về sự thay đổi thủ tục; chỉ rõ giấy phép nhập khẩu sẽ mang tính tự động hay không tự động; nêu rõ mục đích của công việc cấp phép nhập khẩu; thời gian dự kiến áp dụng cấp phép nhập khẩu. Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP) quy định những thủ tục mà Chính phủ các Thành viên WTO phải tuân thủ nhằm giảm tối đa những công đoạn hành chính phiền phức gây cản trở đến thương mại. Hiệp định ILP cũng quy định một số điều nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp: biểu mẫu và thủ tục càng đơn 101
  18. giản càng tốt, không được từ chối cấp giấy phép chỉ vì những lỗi nhỏ không làm thay đổi cơ bản nội dung chứng từ. Giấy phép tự động là giấy phép được cấp ngay khi nhận đơn hoặc chậm nhất là trong vòng 10 ngày làm việc sau khi nhận đơn. Giấy phép này được cấp không kèm theo điều kiện nào đối với doanh nghiệp và thường là giấy phép phục vụ mục đích thống kê. Về bản chất, đây có thể coi như việc doanh nghiệp chỉ có nghĩa vụ thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về hợp đồng nhập khẩu của mình. Từ cuối năm 2001, Việt Nam cũng đã bắt đầu áp dụng chế độ giấy phép tự động đối với hàng dệt may xuất khẩu sang những thị trường đòi hỏi có hạn ngạch (Liên minh Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada). Giấy phép không tự động là giấy phép được cấp với một số điều kiện, tiêu chí nhất định mà nếu không hội đủ những yếu tố này thì cơ quan quản lý nhà nước có thể từ chối cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Hiệp định ILP quy định giấy phép không tự động phải được cấp trong vòng 30 ngày theo nguyên tắc "nộp hồ sơ trước - cấp giấy phép trước". Nếu các đơn xin cấp phép được xử lý đồng thời (trường hợp công bố một thời hạn nhất định để ngừng tiếp nhận đơn) thì giấy phép phải được cấp trong vòng 60 ngày. Cơ quan quản lý nhà nước phải công bố mọi thông tin về thủ tục cấp phép nhập khẩu (số lượng hạn ngạch/chỉ tiêu, sản phẩm, điều kiện doanh nghiệp nộp đơn xin cấp phép, …) sao cho tất cả những ai quan tâm đều có thể tìm hiểu và thống nhất thực hiện. Theo qui định của Việt Nam, cho phép nhập khẩu xe máy phân khối lớn không muộn hơn ngày 31-05-2007. Với thuốc lá điếu và xì gà, Việt Nam cho phép một doanh nghiệp thương mại nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà. Với ô-tô cũ, cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm với mức thuế nhập khẩu được xác định trong biểu cam kết về thuế và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật. Việt Nam đảm bảo cơ chế cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm nhằm mục đích kiểm duyệt sẽ tuân thủ theo các quy định về minh bạch hóa của WTO10. 10 www.baohatay.com.vn/news_detail.asp?newsid=75291&CatID=10 - 80k - 102
  19. 2.3. KIỂM ĐỊNH TRƯỚC KHI XẾP HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU 2.3.1. Kiểm định trước khi xếp hàng Kiểm định trước khi xếp hàng (gọi tắt là PSI) là việc kiểm định diễn ra trước khi giao hàng xuống tàu, tức là thực hiện tại nước xuất khẩu. Đây thường là yêu cầu của người mua nhằm đảm bảo hàng hóa mình định mua là đúng quy cách, phẩm chất, đủ số lượng hoặc yêu cầu của Chính phủ một số nước đang phát triển nhằm chống thất thoát vốn ra nước ngoài, chống thất thu thuế quan hoặc ngăn ngừa nhập khẩu vào nước mình những sản phẩm độc hại. Nội dung của kiểm định bao gồm các hoạt động xác định sự phù hợp về mặt số lượng, chất lượng, giá cả giữa hàng hóa trên thực tế với các điều khoản nêu trong hợp đồng. Hoạt động này do một đơn vị độc lập với người bán (người xuất khẩu) và người mua (người nhập khẩu) tiến hành. Tại Việt Nam, kiểm định trước khi xếp hàng thường được thực hiện bởi Vinacontrol, Quacert hay SGS (công ty giám định của Thụy Sĩ). 2.3.2. Xác định trị giá tính thuế nhập khẩu Giá trị hàng hóa được xác định tại cửa khẩu gọi là trị giá tính thuế nhập khẩu (Hộp 2.3). Hộp 2.3. Quy định về xác định trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam Ngày 15/12/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 155/2005/NĐ-CP qui định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, Nghị định có 5 chương, 20 điều qui định cụ thể về phạm vi đối tượng áp dụng, phương pháp áp dụng giá tính thuế, quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, trách nhiệm của cơ quan hải quan, khiếu nại và xử lý vi phạm. Theo Nghị định, phương pháp xác định trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu được thanh toán trực tiếp hoặc gián tiếp theo giá mua ghi trên hóa đơn thương mại và các khoản tiền người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua trên hóa đơn thương mại bao gồm: tiền trả trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa, các khoản thanh toán trực tiếp cho người bán...Ngoài ra, Nghị định cũng qui định rõ phương pháp xác định giá trị tính thuế theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, hàng hóa nhập khẩu tương 103
  20. tự, trị giá khấu trừ, giá trị tính toán và giá trị tính thuế. Nghị định coi qui định quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, trách nhiệm của cơ quan hải quan như: yêu cầu cơ quan hải quan giữ bí mật các thông tin liên quan đến việc xác định giá trị tính thuế đã cung cấp, chứng minh tính chính xác, trung thực của giá trị tính thuế đã kê khai, khiếu nại các quyết định về trị giá tính thuế... Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2005 Hiện nay có 3 phương pháp tính trị giá hải quan: Đánh thuế theo phần trăm trị giá hàng hóa, gọi là thuế phần trăm hay thuế theo trị giá là phương pháp thứ nhất. Ví dụ, mặt hàng trị giá 100$, thuế suất là 5% thì thuế quan phải thu sẽ bằng 100$ x 5% = 5$; Phương pháp thứ hai là đánh thuế theo đơn vị đo lường (khối lượng, thể tích, dung tích), gọi là thuế tuyệt đối. Ví dụ, thuế suất 1$/lít rượu thì khi nhập khẩu 100 lít rượu (bất kể trị giá), nhà nhập khẩu sẽ phải trả 1$ x 100 lít = 100$; Phương pháp thứ ba chính là sự kết hợp của hai phương pháp trên, gọi là thuế gộp. Ví dụ với thuế suất 5% + 1$/lít, giả sử mỗi lít rượu giá 20$ thì số thuế quan phải thu sẽ là (20$ x 100 lít x 5%) + (1$ x 100 lít) = 100$ + 100$ = 200$. Trong thực tế, phương pháp tính theo trị giá được hầu hết các nước sử dụng vì có nhiều ưu điểm là đảm bảo được công bằng, dễ tính toán và dễ thương lượng cắt giảm trong đàm phán thương mại. Phương pháp xác định trị giá hải quan được hướng dẫn cụ thể trong Hiệp định Trị giá tính thuế nhập khẩu (ACV) của WTO (thực hiện Điều VII của GATT 1944). Nội dung cơ bản của ACV là yêu cầu cơ quan hải quan xác định trị giá hàng hóa bị đánh thuế trên cơ sở trị giá giao dịch đã thực trả hoặc phải trả. Trị giá giao dịch không phải chỉ bao gồm giá ghi trên hợp đồng mà còn có thể bao gồm một số chi phí khác: tiền hoa hồng, môi giới, tiền đóng gói, lệ phí giấy phép, cước phí vận chuyển và bảo hiểm (nếu căn cứ theo giá CIF). ACV không cho phép tính các loại chi phí sau vào trị giá giao dịch: cước vận tải nội địa sau khi nhập khẩu, chi phí lắp ráp, duy tu, bảo hành sau khi nhập khẩu, các loại thuế trả sau khi nhập khẩu. 104
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2