intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thương mại quốc tế của Việt Nam trong một thế giới biến động: Thực trạng, nguyên nhân và triển vọng

Chia sẻ: Vân Hi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng với quá trình tăng trưởng GDP khá ngoạn mục, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam sau một thời gian dài tăng trưởng ngoạn mục đã giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2023 - điều rất hiếm thấy trong quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam. Bài viết này đánh giá những kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam gần đây, phân tích các nhân tố tác động (nguyên nhân), và đưa ra triển vọng tăng trưởng xuất nhập khẩu Việt Nam trong năm 2023 và ngắn hạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thương mại quốc tế của Việt Nam trong một thế giới biến động: Thực trạng, nguyên nhân và triển vọng

  1. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG MỘT THẾ GIỚI BIẾN ĐỘNG: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỂN VỌNG TS. Lê Xuân Sang Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Email: lesang.vie@gmail.com LỜI NÓI ĐẦU Cùng với quá trình tăng trưởng GDP khá ngoạn mục, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam sau một thời gian dài tăng trưởng ngoạn mục đã giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2023 - điều rất hiếm thấy trong quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam. Bài viết này đánh giá những kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam gần đây, phân tích các nhân tố tác động (nguyên nhân), và đưa ra triển vọng tăng trưởng xuất nhập khẩu Việt Nam trong năm 2023 và ngắn hạn. 1. Thực trạng ngoại thương Việt Nam gần đây Kinh tế Việt Nam sau một thời gian dài tăng trưởng tương đối cao đã giảm đà tăng trưởng khi Đại dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam và nhiều đối tác trên thế giới năm 2020 và dần phục hồi khá rõ nét từ quý 3/2022, khi bắt đầu mở cửa nền kinh tế, chấp nhận sống chung với Covid-19. Riêng năm 2022, Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP trên 8%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022, chủ yếu nhờ nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau khi dỡ bỏ việc phong tỏa, giãn cách xã hội ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là nhờ nền tăng trưởng thấp của năm 2021. Tuy nhiên, nửa đầu năm 2023, nền kinh tế bắt đầu giảm mạnh tăng trưởng (xem thêm Hình 1); riêng GDP quý II/2023 ước tính tăng 4,14% chỉ cao hơn 0,34% của quý II/2020. Hình 1: Tăng trưởng GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, % Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2023 10
  2. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Nhìn từ bên cầu, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2023, tiêu dùng tư nhân là động lực quan trọng (tăng 2,68%), tiếp đến là Tích lũy tài sản/đầu tư cũng tăng nhẹ, trong đó FDI thực hiện tuy có tăng song không nhiều; đầu tư công tăng khá mạnh (song thấp vẫn thấp so với kế hoạch). Đáng lưu ý là xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm mạnh (10%) là yếu tố “dìm tăng trưởng GDP”; Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa quý 1/2023 giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước, nhất là trong tháng 1,2 2023 (Hình 2). Nguyên nhân của sự sụt giảm mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng hóa được xem xét kế sau. Trong khi đó, Việt Nam vẫn xuất siêu tăng chủ yếu nhờ nhập khẩu giảm nhanh hơn (13,2%). Hình 2: Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 3/2022-7/2023, tỷ USD 40,000 35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0 -5,000 Tổng kim ngạch xuất khẩu Tổng kim ngạch nhập khẩu Cán cân thương mại Nguồn: Vietstock tổng hợp. Xét về kim ngạch tuyệt đối, hàng điện tử, máy tính và linh kiện là những mặt hàng giảm mạnh nhất cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu; tuy về tương đối, chỉ giảm tương ứng 9,3% và 11,4%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác là những mặt hàng có kim ngạch giảm mạnh trong cả xuất khẩu và nhập khẩu. Dệt may, giày dép, phương tiện vận tải; gỗ và sản phẩm gỗ cũng là những hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh (Hình 3). 11
  3. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Hình 3: Top 10 sản phẩm chủ lực, xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam Top 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Top 10 sản phẩm nhập khẩu chủ lực của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023, tỷ USD, Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 % Nguồn: VCCI tổng hợp từ Tổng cục thống kê (2023). Xét theo mặt hàng, có thể thấy mức giảm kim ngạch giảm mạnh trong quý 1, và từ tháng 4 dần phục hồi khá rõ nét, nhất là cho đến tháng 7/2023 (Hình 4). 12
  4. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Hình 4: Kim ngạch xuất, nhập khẩu theo mặt hàng chủ lực, tỷ USD Xuất khẩu theo mặt hàng 12,000 10,000 8,000 6,000 4,000 2,000 0 Dệt may Gỗ và sản phẩm gỗ Thủy sản Điện tử máy tính 16,000 Nhập khẩu theo mặt hàng 14,000 12,000 10,000 8,000 6,000 4,000 2,000 0 Điện tử, máy tính và linh kiện Máy móc thiết bị, phụ tùng Sản phẩm hóa chất Sắt thép Vải Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Vietstock (2023). Xét theo thị trường tiêu thụ, thị trường xuất khẩu giảm mạnh nhất về kim ngạch là Mỹ, với mức giảm 22,6%, tiếp đến là Trung Quốc, EU và ASEAN. Ở chiều thị trường nhập khẩu, mức giảm kim ngạch nhập khẩu thấy rõ nhất ở thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN (Hình 5). 13
  5. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Hình 5: Kim ngạch và mức giảm xuất khẩu, nhập khẩu theo thị trường Thị trường xuất khẩu chủ yếu Thị trường nhập khẩu chủ yếu Nguồn: VCCI tổng hợp từ Tổng cục thống kê (2023). Đáng lưu ý là thương mại hàng hóa giữa Việt Nam giảm mạnh trong bối cảnh lịch trình cắt giảm thuế quan bắt đầu đi vào chiều sâu (trong EVFTA , RCEP (từ 2022). Sự sụt giảm kim ngạch theo loại hàng hóa và thị trường do nhiều yếu tố khác nhau, sẽ được phân tích riêng ở phần kế dưới đây. 2. Các nhân tố kinh tế - tài chính ảnh hưởng đến ngoại thương Việt Nam Một là, chiến sự Nga - Ucraina là nhân tố khởi phát và quan trọng nhất khiến luồng thương mại thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng sụt giảm, với sự đổi chiều và thay đổi mạnh về kim ngạch, cấu trúc về mặt hàng cũng như thị trường xuất nhập khẩu. Việc Nga và Belarus bị các nước Phương Tây (chủ yếu Mỹ và EU) cấm vận, hạn chế (tổng cộng Nga chịu gần 13,000 lệnh trừng phạt) đã có tác động làm tăng vọt giá năng lượng (dầu thô, khí tự nhiên), lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu chiến lược khác (xem thêm Hình 2). Hậu quả là lạm phát tăng vọt, nhất là ở Mỹ và EU dẫn đến Ngân hàng Trung ương ương các nước này phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, dẫn đến sụt giảm mạnh tiêu dùng tư nhân, sản lượng/GDP; cuối cùng, gây suy giảm tăng trưởng, nhất là suy thoái (tăng trưởng GDP 2 tháng liên tiếp) trong một số giai đoạn ở Đức, Mỹ và một số nước EU khác. Sự suy giảm/suy thoái tăng trưởng là một nguyên nhân, cùng với mức lạm phát cao khiến sức mua hàng hóa, trong đó có hàng nhập khẩu giảm (xem phần sau), trong đó có Việt Nam. 14
  6. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Cần lưu ý là trong năm đầu của Chiến sự Nga-Ucraina (Chiến sự) ít gây tác động tiêu cực làm tăng lạm phát và giảm ngoại thương của Việt Nam so với nhiều nước do đặc thù về cơ cấu và cơ địa nền kinh tế Việt Nam, cụ thể Việt Nam có dồi dào nguồn lương thực (giá gạo tăng ít hơn giá lúa mỳ), tự chủ một phần dầu thô và ít liên quan đến những doanh nghiệp trong diện cấm vận. Thậm chí Việt Nam còn được hưởng lợi từ Chiến sự do lượng và giá xuất khẩu lương thực/thực phẩm (nhất là gạo) và phân đạm (là sản phẩm từ khí tự nhiên, trong khi nhiều nước bị cấm xuất khẩu (Nga, Trung Quốc) hoặc đóng cửa/phá sản (doanh nghiệp phân bón EU). Trung Quốc năm ngoái đóng cửa kinh tế song không vì vậy mà ảnh hưởng quá lớn cho xuất nhập khẩu với Việt Nam nhờ vị trí địa lý cận kề và mở cửa (cấp giấy phép nhập khẩu) cho 7 hàng nông sản Việt Nam. Điều cũng cần lưu ý là trước khi Chiến sự Nga-Ucraina nổ ra, vì lý do kinh tế và chính trị trong mối quan hệ EU-Nga, nhiều mặt hàng quan trọng, chiến lược có ảnh hưởng sâu rộng toàn cầu như dầu thô, khí gas tự nhiên đã tăng giá mạnh. Quan trọng hơn và ở diện rộng, Đại dịch Covid-19 trước đó có tác động sâu rộng lên logistics thương mại quốc tế, làm đứt gãy, đình trệ nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng; thay đổi nhu cầu và cấu trúc hàng hóa, dịch vụ và cách thức tiêu dùng chung; cuối cùng làm trầm trọng hơn, gây hậu quả kéo dài đối với sản xuất, chi phí logistics hàng xuất khẩu và thương mại quốc tế nói chung. Hình 6: Các kênh tác động của chiến sự Nga - Ucraina lên kinh tế, ngoại thương thế giới và Việt Nam 15
  7. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến chỉ từ năm 2023, thương mại quốc tế của Việt Nam, nhất là xuất khẩu giảm mạnh lại chủ yếu do một vài yếu tố khác, được xem xét dưới đây. Hai là, lạm phát đã làm sụt giảm mạnh thu nhập/tiết kiệm có được nhờ Đại dịch Covid-19, nhất là các đối tác phát triển đã khiến cầu nhập khẩu giảm mạnh. Như đã biết, kể từ khi Chiến sự nổ ra, FED đã 10 lần tăng lãi suất để hạ lạm phát (CPI, PCE) - được coi một loại thuế đối với thu nhập, tiêu dùng và đầu tư (Hình 3). Cần lưu ý là chỉ từ giữa tháng 1/2023 mức lãi suất cơ bản của FED mới trở nên dương so với lạm phát cơ bản tiêu dùng cá nhân (PCE) và chỉ từ tháng 5/2023 - mới vượt lạm phát tiêu dùng cơ bản CPI, qua đó có thể tác động lên hành vi tiêu dùng, đầu tư, sản xuất trong nền kinh tế. Đặc biệt, việc các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp (công nghiệp chế biến và bảo hiểm) sử dụng 2 loại chỉ số lạm phát khác nhau ở Mỹ (vốn được tính khác nhau và chênh lệch lớn) làm phức tạp hóa công quản lý, điều hành, dự báo và kỳ vọng của chính sách tiền tệ (đặc biệt là lãi suất, các mức giá), nhất là những giai đoạn nền kinh tế Mỹ sa vào bất ổn hay chịu tác động các cú sốc tiêu cực, khiến hành vi các chủ thể khó dự báo, ra quyết định kinh tế của mình. Hình 7: Lãi suất của FED và các chỉ số lạm phát cơ bản của Mỹ (CPI, PCE) Nguồn: Lãi suất của FED (Hội đồng Thống đốc, ngày 15/5/2023); CPI cơ bản (Cơ quan Thống kê lao động, ngày 31/5/2023); CPE cơ bản (Cơ quan Phân tích kinh tế, ngày 31/5/2023). Mức lạm phát tăng cao hiếm có ở Mỹ gần đây đã “bào mòn” mạnh mẽ các loại phúc lợi, trợ cấp cho các cá nhân, hộ gia đình ở các nước phát triển nhất là Mỹ và EU, trong giai đoạn cứu trợ và kích thích kinh tế do tác động của Đại dịch (nhất là đến cuối 2021). Bên cạnh đó, hiệu ứng gia tăng từ sự bùng nổ thị trường chứng khoán, bất động sản cũng bị ảnh hưởng nặng nền từ hành vi tiêu dùng “trả thù” sau khi Đại dịch kết thúc. Hai tác động này đã làm giảm mạnh tiết kiệm cá nhân/hộ gia đình (Hình 8.a, Hình 8.b).. 16
  8. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Hình 8a: Các loại hình phúc lợi, thu Hình 8.b: Tiết kiệm cá nhân/ hộ gia đình nhập hộ gia đình Mỹ, 2/2020-7/2021, Mỹ, 2018-12/2022, nghìn tỷ USD nghìn tỷ USD Song hành với thu nhập khả dụng cho tiêu dùng cá nhân giảm, lạm phát tăng cao thì mức độ lạc quan kinh tế ở Mỹ đến hiện tại 7/2023 cũng giảm mạnh (Hình 9.a. 9.b). Những nhân tố này là nguyên nhân chính yếu khiến mức chi tiêu cá nhân khả dụng của Mỹ, EU giảm, qua đó, giảm tiêu dùng hàng hóa cá nhân, trong đó có hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Hình 9a: Lãi suất cho vay ngân hàng Mỹ, Hình 9b: Chỉ số lạc quan kinh tế Mỹ 7/2022-7/2023 Nguồn: Trading economics. Ba là, không như kỳ vọng, kinh tế Trung Quốc sau Đại dịch chậm hồi phục, chưa lấy lại được đà tăng trưởng kinh tế cao trước đó. 17
  9. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Thực vậy, sau khi dỡ bỏ phong tỏa nền kinh tế do Đại dịch phức tạp, kéo dài, nền kinh tế Trung Quốc vẫn không phục hồi nhanh như kỳ vọng và hiệu ứng “bật lò xo” bị nén do Đại dịch đã không xảy ra rõ ràng như ở nhiều nước thế giới trước đó cũng như chính nước này khi xảy ra dịch SARS. Nguyên nhân của tình trạng “khác thường” này là khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa nền kinh tế trên phạm vi lớn (2022 đến nay) thì nền kinh tế nhiều nước, nhất là Mỹ và EU đang hầu hết chìm trong suy giảm, suy thoái kinh tế với mức cầu nhập khẩu khá thấp. Thêm vào đó, tác động của Chiến tranh Thương mại Mỹ Trung, nhất là chiến tranh công nghệ đã khiến nhiều doanh nghiệp công nghiệp, công nghệ lớn Trung Quốc lao đao. Đặc biệt, ở trong nước, thị trường bất động sản đóng băng trong thời gian dài cũng gây tình trạng trì trệ kéo dài ở các ngành này và liên quan1. Dù ít chịu tác động của Chiến sự Nga - Ucraina, thậm chí được hưởng lợi từ nhập khẩu dầu thô, khí từ Nga với mức giá rất rẻ, song tăng trưởng kinh tế nước này vẫn khá èo uột, với mức tăng trưởng GDP thấp hiếm có, bấp bênh, với mức CPI khá thấp và doanh số bán lẻ hạn chế. (Xem Hình 10, 11a, 11b). Hình 10: GDP quý của Trung Quốc (7/2020-7/2023) Hình 11.a: Lạm phát CPI của Trung 11.b: Doanh số bán lẻ Trung Quốc Quốc Nguồn: Trading economics. 1 Ngày 17/8/2023 Công ty Bất Động sản hàng đầu Trung Quốc đã đệ đơn xin phá sản. 18
  10. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Một hậu quả của tình hình kinh tế khó khăn Trung Quốc là xuất khẩu của Việt Nam giảm khá mạnh bất chấp RCEP vừa có hiệu lực và nước này mở cửa nền kinh tế, Trung Quốc cấp phép nhập khẩu cho 7 mặt hàng nông sản. Đặc biệt, do sản xuất và thị trường BĐS Trung Quốc khó khăn, xuất khẩu thép của Việt Nam sang Trung Quốc đã giảm rất mạnh (gần 5 lần) trong 6 tháng đầu năm 2023. Bốn là, vốn tín dụng cho xuất nhập khẩu không thực sự thuận lợi cũng có thể khiến hoạt động xuất nhập khẩu gặp khó khăn. Xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2023 giảm sút có phần có thể là do mức lãi suất cho vay nền kinh tế, trong đó có doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã bắt đầu tăng mạnh từ tháng 10/2022 (Hình 12); lãi suất chỉ hạ sau 4 lần hạ, bắt đầu được thực hiện từ tháng 3/2023 (đến 7/2023 lãi suất tiền gửi bình quân còn 5,8%/năm và lãi suất cho vay bình quân còn 8,9%/năm. Mức giảm tương ứng là 0,7% và 1% so với cuối năm 2022). Hình 12: Diễn biến lãi suất huy động đến 1/2023 Cần lưu ý là gánh nặng về chi phí và thủ tục có thể được giảm thiểu nếu hệ thống bao thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam phát triển hơn (xem thêm Hình 13). Hình 13: Gía trị bao thanh toán Việt Nam và các nước ASEAN khác Tr.USD 50000 40000 30000 20000 10000 0 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Indonesia Malaysia Singapore Thái Lan Việt Nam Nguồn: MPI (2023). 19
  11. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 3. Đánh giá triển vọng ngoại thương Việt Nam năm 2023 và trong ngắn hạn Triển vọng ngoại thương trong năm 2023 tùy thuộc nhiều vào kinh tế thế giới và trong nước và một số yếu tố chủ quan, khách quan khác. Trên nhiều phương diện hơn, nền kinh tế bắt đầu thêm một số dấu hiệu phúc hồi, được thể hiện như sau: Một là, khả năng tiếp tục tăng mạnh lãi suất của FED trong những tháng còn lại của năm là có, song không cao; khả năng cao là Fed sẽ cố gắng hài hòa để “hạ cánh mềm” và việc quyết tâm để tiến nhanh để đạt mức lãi suất mục tiêu 2% chắc không cao như trước. Bên cạnh đó, việc Việt Nam đi ngược chính sách của Mỹ gần đây có thể thấy yếu tố đồng nhịp hay không với chính sách lãi suất của Việt Nam và Mỹ không quá quan trọng. Đây là cơ sở để Việt Nam có chính sách kinh tế nói chung và chính sách ngoại thương nói riêng phù hợp và hữu hiệu. Tuy nhiên, lạm phát ở Mỹ có thể vẫn khó hạ do nhiều yếu tố mới (ví dụ, kênh đào qua Panama bị khô cạn), chiến sự Nga - Ucraina vẫn khó lường, nỗ lực kiềm tỏa giá dầu cao ngày càng ít hiệu quả (nhất là đối với dầu Ural của Nga) và OPEC ngày càng đồng nhịp với Nga hơn). Điều này nghĩa là thu nhập khả dụng của người tiêu dùng Mỹ, EU vẫn bị hạn chế, qua đó, hạn chế hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hai là, tỷ giá USD/VND khó có thể tăng mạnh (như gần đây cho thấy) trong cả ngắn và trung hạn khi việc thanh toán dầu bằng USD ngày càng giảm, kinh tế Mỹ gặp khó khăn và xu thế sử dụng đồng ngoại tệ ngoài USD (tăng NDT, Rupy Ấn Độ và Rub Nga) dưới tác động của đa cực hóa đồng tiền và phi Mỹ hóa. Bên cạnh đó, việc Việt Nam xuất siêu tăng, FDI vào tăng và dự trữ ngoại hối tương đối dồi dài là công cụ hữu hiệu để can thiệp tỷ giá USD/VND khi cần thiết. Tóm lại, đồng USD sẽ ít lên giá là điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam. Ba là, khả năng các nước phát triển, nhất là Mỹ và EU tiếp tục suy giảm/suy thoái là vẫn còn song mức độ là khác nhau. Mức độ trầm trọng, hệ lụy của đợt này có khả năng thấp hơn nhiều so với khủng hoảng trong những năm 1980, chủ yếu do những khác biệt mang tính tích cực hơn, cụ thể (1) Hiện chính sách tiền tệ nhiều nước tập trung nhiều hơn vào ổn định giá cả (lạm phát mục tiêu), so với trước đó vừa tăng sản lượng và tạo việc làm, ổn định giá cả; nói chung giúp neo kỳ vọng lạm phát tốt hơn, qua đó, giúp điều hành CSTT giúp kiểm soát lạm phát tốt hơn; tuy nhiên, Mỹ có sự khác biệt về 2 chỉ số lạm phát và số đối tượng cơ quan nhà nước, doanh nghiệp là khác nhau, do vậy neo kỳ vọng có thể ít hiệu quả hơn; (2) Cơ cấu kinh tế, thị trường lao động ngày nay linh hoạt hơn (thể chế lao động, thỏa thuận tập thể linh hoạt hơn); (4) Sự hỗ trợ của công nghệ/kinh tế số; (5) Tăng trưởng kinh tế ít phụ thuộc vào dầu hơn (năng lượng xanh, tái tạo), do vậy giúp thoát ra khỏi khủng hoảng/suy thoái dễ hơn và nhanh hơn so với những năm 1980. Trung Quốc khó có khả năng sa vào ‘thập kỷ mất mát” (suy thoái kéo dài) như Nhật Bản do những khác biệt cơ bản: (1) Trung Quốc là thế giới thu nhỏ không thuế quan, nhiều nhóm dân tộc, thu nhập khác nhau và có mức độ đa dạng rất cao; (2) Nước này có quan hệ thương mại, đầu tư, công nghệ rất đa dạng, sâu rộng trên toàn thế giới, nắm giữ trên 50% đầu vào sản xuất chiến lược toàn cầu, khiến nhiều nước phụ thuộc vào Trung Quốc; và 3) 20
  12. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Mức độ năng động, linh hoạt của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân rất cao. Triển vọng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Trung Quốc chắc vấn là đối tác thương mại lớn nhất; việc nước này gặp khó khăn trong tăng trưởng kinh tế giúp giảm nhẹ áp lực tăng giá hàng nguyên vật liệu đầu vào; tuy nhiên, một số ít mặt hàng, như thép, có thể vẫn gặp khó khăn trong xuất khẩu, trong khi nhiều mặt hàng điện, điện từ xuất nhập khẩu giữa 2 nước chủ yếu liên quan đến các tập đoàn/DN nhà nước, do vậy mưc tác động lan tỏa lên nền kinh tế sẽ không quá lớn; trong khi đó, chính sách phát triển nội nhu (tiêu dùng trong nước) giúp hỗ trợ xuật khẩu hàng xuất khẩu lương thực, thực phẩm và tiêu dùng khác của Việt Nam. Việc thực thi sâu sắc hơn hiệp định RCEP giúp minh bạch hóa chính sách xuất khẩu và thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Bốn là, các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới và mới (CPTPP, RCEP, UKVNFTA, IV FTA (Việt Nam và Israen), EVFTA) bắt đầu thực hiện các cam kết cắt giảm lớn hơn tạo điều kiện xuất nhập khẩu cho Việt Nam, đặc biệt là các hiệp định với các nước đang phát triển (ít bị suy thoái) và phát triển ) đang gặp khó khăn) giúp đa dạng hóa rui ro về giá cả, thị trường. Năm là, trong nước một số dấu hiệu tích cực đã xuất hiện. Sản xuất công nghiệp tháng Bảy 2023 đã khởi sắc hơn so với trước1. Một số phân khúc bất động sản, địa phương, khu vực các giao dịch BĐS đã trở nên sôi động hơn; đặc biệt, hành vi đầu tư đã bớt tâm lý “nghe ngóng”, “chim sợ cành cong”, nhiều hơn nhà quyết định dứt khoát hơn. Bên cạnh đó, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 7 tháng năm 2023 cũng có cải thiện, ước đạt 41,3% kế hoạch, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 bằng 39,7% và tăng 12,3%). Việc hồi phục rõ hơn một số phân khúc bất động sản, địa phương, giá trị đầu tư công sẽ thúc đẩy các hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu xây dựng nhà ở, kết cấu hạ tầng. Ngoài ra, cùng với những nỗ lực hạ lãi suất, lợi suất trái phiếu cũng thể hiện kỳ vọng tốt hơn khi mức lợi suất giảm dần. Hình 14: Mức lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam theo kỳ hạn 1 So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Ba giảm 2%; tháng Tư giảm 2,4%; tháng Năm tăng 0,5%; tháng Sáu tăng 1,8%; tháng Bảy ước tăng 3,7%. 21
  13. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Sáu là, một số mặt hàng xuất khẩu có dấu hiệu được cải thiện, trong đó có điện thoại, linh kiện, dệt may1, nhất là từ tháng 6-7. Tuy vậy, cần quan sát thêm diễn biến giá cả, thị trường và tình hình Chiến sự cũng dự báo như các xung đột tiềm năng khác trong khu vực./. 1 Giá trị xuất khẩu toàn ngành dệt may trong tháng 7/2023 đã tăng 4,1% so với tháng trước, đạt 3,65 tỷ USD (sau khi tăng trưởng tích cực ở mức 13,2% so với tháng trước trong tháng 6). 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1