intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu đến hoạt động thương mại quốc tế tại Việt Nam

Chia sẻ: Vân Hi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biến đổi khí hậu có tác động sâu rộng đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế trong đó có hoạt động thương mại quốc tế. Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu được dự báo có thể tác động đến thương mại Việt Nam, rõ nét nhất sẽ tập trung vào các lĩnh vực hoạt động như xuất khẩu nông sản hàng hóa, thương mại dịch vụ (kho cảng, bến bãi…). Bài viết giới thiệu một số tác động tiêu cực tiềm ẩn của biến đổi khí hậu lên hoạt động thương mại quốc tế ở Việt Nam và đề xuất một số định hướng để giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể xảy ra trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu đến hoạt động thương mại quốc tế tại Việt Nam

  1. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” TÁC ĐỘNG TIỀM ẨN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Thùy Dung. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm, Học viện Tài Chính Tóm tắt Biến đổi khí hậu có tác động sâu rộng đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế trong đó có hoạt động thương mại quốc tế. Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu được dự báo có thể tác động đến thương mại Việt Nam, rõ nét nhất sẽ tập trung vào các lĩnh vực hoạt động như xuất khẩu nông sản hàng hóa, thương mại dịch vụ (kho cảng, bến bãi…). Bài viết giới thiệu một số tác động tiêu cực tiềm ẩn của biến đổi khí hậu lên hoạt động thương mại quốc tế ở Việt Nam và đề xuất một số định hướng để giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể xảy ra trong tương lai. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, thương mại quốc tế, Việt Nam 1. Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu Biến đổi khí hậu có tác động sâu rộng đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế trong đó có hoạt động thương mại quốc tế. Báo cáo của WTO (2022) đã phân tích tác động của biến đổi khí hậu lên thương mại quốc tế toàn cầu cũng như một số quốc gia đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với thương mại quốc tế như Mỹ, Trung Quốc, EU…Phân tích này cho thấy tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu lên thương mại quốc tế của các quốc gia được nghiên cứu. Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu được dự báo có thể tác động đến nhiều lĩnh vực kinh tế, an sinh và xã hội của Việt Nam trong đó có cả lĩnh vực thương mại. Hoạt động xuất nhập khẩu lại đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Vì vậy, cần có những nghiên cứu và phân tích về các tác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu đối với hoạt động thương mại quốc tế tại Việt Nam. 2. Biến đổi khí hậu và tác động tiềm ẩn lên thương mại quốc tế Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Trong những năm gần đây, BĐKH thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu và đặc biệt là hiện tượng nóng lên toàn cầu. 32
  2. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” BĐKH gây ra rủi ro tới các thành phần kinh tế thông qua hai cơ chế chính: + Rủi ro vật lý -được định nghĩa là rủi ro phát sinh từ các sự kiện liên quan đến thời tiết, như lũ lụt và bão bão, bao gồm các tác động trực tiếp từ các sự kiện đó (chẳng hạn như thiệt hại về tài sản) và phát sinh gián tiếp (chẳng hạn như sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu hoặc sự khan hiếm tài nguyên). Các thiệt hại và rủi ro vật lý liên quan khí hậu có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến từng doanh nghiệp và các ngành, lĩnh vực, mà còn tác động hệ thống đến nền kinh tế và từ đó tới ổn định tài chính. + Rủi ro chuyển đổi: là kết quả của những thay đổi trong chính sách khí hậu, công nghệ, tâm lý thị trường và người tiêu dùng trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp (lower-carbon economy) nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và giảm phát thải khí nhà kính cũng như nâng cao khả năng tương thích với các tác động của biến đổi khí hậu. Các mục tiêu quốc tế như hạn chế ấm lên toàn cầu sẽ đòi hỏi các chính sách mạnh mẽ, như đánh thuế carbon hoặc các quy định ngặt nghèo về môi trường, từ đó sẽ tác động đến các ngành kinh doanh nhiều carbon và làm giảm giá trị tài sản của dầu mỏ, khí đốt, than đá,.. Các công nghệ mới được phát triển trong quá trình giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng có thể khiến các công nghệ hiện nay trở nên dư thừa và tác động đến giá trị tài sản, trở thành một nguồn bất ổn tài chính. Còn đối với hoạt động thương mại quốc tế, tác động của biến đổi khí hậu được dẫn truyền thông qua các kênh chủ yếu sau như (WTO, 2022) : - Thứ nhất, BĐKH làm thay đổi cơ cấu hàng hóa, qua đó khuyến khích việc phát triển các loại hàng hóa thay thế các hàng hóa có ảnh hưởng đến khí thải nhà kính, khuyến khích chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường, thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ thân môi trường. - Thứ hai, BĐKH, gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động thương mại có mức độ nhạy cảm lớn đối với khí hậu như nông - lâm - thủy sản do các tác động đến diện tích, sản lượng nuôi trồng và đánh bắt. - Thứ ba, BĐKH sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại của ngành công nghiệp toàn cầu - đối tượng chủ yếu gây ra khí nhà kính, thông qua việc thực thi các cam kết về giảm nhẹ khí thải nhà kính. - Thứ tư, BĐKH ảnh hưởng lớn đối với các hoạt động thương mại dịch vụ, đặc biệt là các hoạt động du lịch sử dụng các tài nguyên biển, sông, hồ... - Thứ năm, BĐKH sẽ là nhân tố quan trọng làm cho quá trình tự do hóa diễn ra nhanh hay chậm thông qua các chính sách môi trường hay chính sách thương mại vì mục đích môi trường, có thể gây ra các cản trở đến hoạt động thương mại như các chính sách trợ cấp trong nông nghiệp hay các rào cản môi trường trong thương mại quốc tế. 33
  3. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” - Thứ sáu, BĐKH sẽ khiến các nước gia tăng các rào cản kỹ thuật và các rào cản khác nhằm hạn chế xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa, thiết bị, công nghệ... có nguy cơ phát thải khí nhà kính cao… 3. Tác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu lên hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương với BĐKH, đứng thứ 13 về Chỉ số Rủi ro Khí hậu Dài hạn giai đoạn 1999-2019. Tùy thuộc vào kịch bản phát thải, dự kiến khoảng 3-9 triệu người sẽ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt vào giai đoạn 2035-2044; 6-12 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ven biển do mực nước biển dâng vào giai đoạn 2070-2100 nếu không có các hành động thích ứng hiệu quả (WB/ADB, 2021). Các tác động tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, và các khu vực đô thị có mật độ dân số cao. Biến đổi khí hậu tác động đến thương mại Việt Nam, rõ nét nhất sẽ tập trung vào các lĩnh vực hoạt động như xuất khẩu nông sản hàng hóa, thương mại nội địa, thương mại dịch vụ (kho cảng, bến bãi…) hay kết cấu hạ tầng thương mại. Một số dự báo về tác động của BĐKH đối với thương mại quốc tế tại Việt Nam bao gồm (Vũ Huy Hùng, 2022): - Kim ngạch xuất khẩu có nguy cơ suy giảm do suy giảm sản lượng, đặc biệt tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam như hàng hóa nông sản, thủy sản, khoáng sản… - Hoạt động nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu các máy móc thiết bị hay nguyên liệu cho sản xuất tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thắt chặt các quy định về tiêu chuẩn khí thải - Hoạt động thương mại nội địa, đặc biệt là các kết cấu hạ tầng thương mại như hệ thống cầu cảng, bến bãi, kho, chợ, trung tâm thương mại, siêu thị… sẽ bị ảnh hưởng lớn do nước biển dâng, làm gia tăng các chi phí di dời, nâng cấp, sửa chữa, làm gia tăng các chi phí vận tải hàng hóa, dịch vụ. - Hoạt động thương mại đối với các hàng hóa công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng lớn, chủ yếu là các mặt hàng rất quan trọng trong bối cảnh hiện tại như xi măng, thép, nhiệt điện, than sẽ phải cắt giảm, đóng cửa hoặc phải nâng cao mức độ hiện đại gây ra tổn thất về chi phí đầu tư và làm tăng giá thành sản phẩm của công nghệ để giảm nhẹ phát thải… - Bên cạnh những tác động do BĐKH mang lại, thương mại Việt Nam sẽ phải chịu những tác động khác do việc phải chấp nhận những cam kết về môi trường trong hoạt động thương mại, cả ở cấp độ trong nước và cấp độ quốc tế. Điều này thể hiện qua doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa sang các nước do các đòi hỏi cao hơn về mức độ đáp ứng các yêu cầu môi trường đối với các mặt hàng xuất khẩu 34
  4. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 4. Một số định hướng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu lên hoạt động thương mại quốc tế tại Việt Nam Để giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu lên hoạt động thương mại quốc tế tại Việt Nam, các cơ quan có liên quan cần triển khai một số giải pháp như: + Tiếp tục hoàn thiện các chính sách, cơ chế xuất nhập khẩu có liên quan đến môi trường và BĐKH. Đối với hoạt động xuất khẩu, theo nghiên cứu của GIZ (2021) thì cơ chế dẫn truyền tác động rõ rệt nhất của BĐKH lên kinh tế của Việt Nam là suy giảm năng suất lao động. Vì vậy, giải pháp căn cơ để bảo vệ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này trước bất kỳ tác động tiêu cực từ bên ngoài (bao gồm cả tác động của BĐKH) là gia tăng các nhân tố năng suất và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, cần có chính sách nhằm đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, để vừa khai thác các tiềm năng vừa tránh được tình trạng khai thác quá mức một số loại tài nguyên, gây cạn kiệt. Mặt khác, cần có chính sách để định hướng và khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng, sản phẩm có khả năng tái tạo; xuất khẩu sang các thị trường đang có nhu cầu cao về các sản phẩm có khả năng tái chế, sử dụng trong nền kinh tế tuần hoàn Đối với hoạt động nhập khẩu, các cơ quan lập pháp có thể xem xét sử dụng kết hợp thuế bảo vệ môi trường vào hệ thống thuế nhập khẩu; việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường đối với hàng nhập khẩu sẽ đạt được nhiều mục tiêu: bảo vệ môi trường, bảo hộ sản xuất, tăng thu ngân sách nhà nước… Ngoài ra, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị có công nghệ tiên tiến (kết hợp xem xét với yêu cầu của công nghệ xanh). Hạn chế nhập khẩu thiết bị, công nghệ trung gian. Đây là một chính sách quan trọng, nhằm ngăn chặn dòng thương mại và thiết bị - công nghệ cũ và lạc hậu đổ vào nước ta, và theo đó là sự tiêu tốn tài nguyên, phát thải các chất độc làm tổn hại đến môi trường sinh thái. + Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin về các vấn đề môi trường trong hội nhập thương mại quốc tế. Các bộ ngành, cơ quan có liên quan cần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường, BĐKH với các nội dung như: (i) biên soạn tài liệu, bài giảng về các vấn đề môi trường và BĐKH có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; (ii) chia sẻ các thông tin cập nhật có liên quan tới các vấn đề môi trường, BĐKH trong nước và quốc tế cũng như những thay đổi trong điều khoản thương mại quốc tế có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu thế mạnh của Việt Nam; (iii) tổ chức hội nghị, hội thảo chia sẻ về kinh nghiệm quản lý và xử lý các vấn đề môi trường, BĐKH trong thương mại quốc tế… + Phát triển nguồn vốn xanh hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất thân thiện với môi trường, giảm thiểu tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu 35
  5. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vào nhiều thị trường phát triển, các nhà sản xuất và xuất khẩu trong nước thường phải đáp ứng nhiều yêu cầu về bảo vệ môi trong quá trình sản xuất ví dụ như công nghệ xanh sạch, tiết kiệm năng lượng hoặc sử dụng năng lượng tái tạo, hay khuyến khích vận dụng yếu tố tuần hoàn vào chu trình sử dụng nguyên vật liệu… Điều này dẫn đến các doanh nghiệp cần có nguồn lực tài chính để hỗ trợ cho quá trình sản xuất xanh. Vì vậy, các cơ quan có liên quan như Bộ Tài Chính hay Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cần đẩy mạnh việc phát triển các nguồn vốn xanh, ưu tiên tài trợ cho các dự án xanh, thân thiện với môi trường thông qua việc phát triển thị trường trái phiếu xanh, hệ thống tín dụng xanh… + Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức của đội ngũ chuyên gia trong nước: Đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng một đội ngũ chuyên gia, báo cáo viên có kiến thức và hiểu biết nhất định về các quy định, tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam và quốc tế, các kinh nghiệm về đối phó với các rào cản môi trường, BĐKH trong thương mại, vấn đề hạch toán môi trường trong kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh đối với việc kinh doanh các sản phẩm hàng hoá thân thiện với môi trường… 5. Kết luận Biến đổi khí hậu được dự báo sẽ có những tác động tiêu cực đến thương mại quốc tế của Việt Nam, rõ nét nhất sẽ tập trung vào các lĩnh vực hoạt động như xuất khẩu nông sản hàng hóa, thương mại nội địa, thương mại dịch vụ (kho cảng, bến bãi…) hay kết cấu hạ tầng thương mại. Để giảm thiểu các tác động tiêu cực này, bài viết đã đề xuất một số giải pháp căn bản như hoàn thiện các chính sách, cơ chế xuất nhập khẩu có liên quan đến môi trường và BĐKH; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin về các vấn đề môi trường trong hội nhập thương mại quốc tế; phát triển nguồn vốn xanh hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất thân thiện với môi trường; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức của đội ngũ chuyên gia trong nước… Tài liệu tham khảo WTO (2022): World Trade Report 2022- Climate change and international trade. Truy cập tại https://www.wto.org/english/res_e/publications_e/wtr22_e.htm WB/ADB (2021): Climate Risk Profile: Vietnam. Washington, DC: The World Bank Group and the Asian Development Bank. Vũ Huy Hùng (2022): Biến đổi khí hậu và thương mại. Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương. Truy cập tại https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/bie-n- do-i-khi--ha-u-va--thuong-ma-i-4910.4050.html GIZ (2021): Phát triển Kinh tế có Khả năng Chống chịu với Biến đổi Khí hậu- Tiềm năng Ứng dụng Mô hình Cân bằng Tổng thể động DGE-CRED ở Việt Nam. Truy cập tại https://www.giz.de/de/downloads/giz2023-vn-vietnam-policy-brief-dge.pdf. 36
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2