Hỗ trợ xây dựng quy trình canh tác lúa bền vững cho 4 vùng sinh thái (vùng ven biển nhiễm mặn, vùng nước lợ, vùng nước ngọt, vùng nhiễm phèn) phù hợp với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trong canh tác lúa cho các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL; Xây dựng mô hình ứng dụng gói KTCT lúa tiên tiến trên nền lúa cấy tiên tiến và mở rộng diện tích phương thức sạ và mật độ sạ trên 4 tiểu vùng sinh thái tại ĐBSCL.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hỗ trợ xây dựng quy trình canh tác lúa bền vững cho 4 vùng sinh thái (vùng ven biển nhiễm mặn, vùng nước lợ, vùng nước ngọt, vùng nhiễm phèn) phù hợp với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long
- HỖ TRỢ XÂY DỰNG QUY TRÌNH CANH TÁC LÚA BỀN VỮNG CHO 4 VÙNG SINH THÁI (VÙNG VEN BIỂN NHIỄM MẶN, VÙNG NƯỚC LỢ, VÙNG NƯỚC NGỌT, VÙNG NHIỄM PHÈN) PHÙ HỢP VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Nguyễn Thúy Kiều Tiên, Nguyễn Thị Khảo, Nguyễn Thị Phong Lan, Vũ Tiến Khang, Nguyễn Kim Thu, Lương Hữu Tâm, Nguyễn Ngọc Hoàng, Dương Hoàng Sơn và Trần Ngọc Thạch Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long Tóm tắt: Dự án “Hỗ trợ xây dựng quy trình canh tác lúa bền vững cho 4 vùng sinh thái (vùng ven biển nhiễm mặn, vùng nước lợ, vùng nước ngọt, vùng nhiễm phèn) phù hợp với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long” thuộc dự án VnSAT được thực hiện từ tháng 11/2017 đến tháng 12/2019 với mục tiêu đưa ra giải pháp giảm tối đa mật độ sạ, áp dụng phương thức sạ cải tiến và cấy bằng máy để giải quyết việc giảm vật tư đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV, phòng chống ốc bươu vàng….) và giải quyết vấn đề thiếu nước tưới do BĐKH hay thiếu công lao động trong tương lai. Từ kết quả nghiên cứu, dự án đã Hoàn thiện được quy trình làm mạ khay với nguồn giá thể được tái sử dụng từ vỏ trấu; Hoàn thiện được quy trình cấy máy cho các nhóm giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau là A0, A1, A2 cho các vùng sinh thái nước lợ, nước ngọt, nhiễm phèn và nhiễm mặn, xác định được khoảng cách cấy cho các nhóm giống A0, A1, A2 phù hợp từng tiểu vùng; Hoàn thiện được quy trình sạ máy cho các nhóm giống A0, A1, A2 cho các vùng sinh thái nước lợ, nước ngọt, nhiễm phèn và nhiễm mặn, xác định được phương thức sạ máy (sạ hàng, sạ phun cho các nhóm giống A0, A1, A2 phù hợp từng tiểu vùng. Kết hợp với quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến từ đề tài “Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” đã xây dựng quy trình “Kỹ thuật canh tác lúa bền vững tại đồng bằng sông Cửu Long”. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa mặc dù có nhiều tiến bộ so với một số cây trồng cạn khác, tuy nhiên ứng dụng cơ giới hóa vẫn chưa đồng bộ ở các khâu như khâu thu hoạch chiếm tỉ lệ áp dụng hơn 95% nhưng khâu cấy và chăm sóc vẫn còn ở mức thấp. Kết quả điều tra nông hộ về phân tích đánhgiá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất lúa của hai nhóm đối tượng có và không có áp dụng TBKT từ 6 tỉnh/thành Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh và Sóc Trăng, đại diện cho 4 vùng sinh thái ĐBSCL trong năm 2016 từ Dự án “Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật canh tác 56
- tiên tiến trong sản xuất lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” cho thấy: Tỷ lệ nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa đạt gần 70%. Trong đó, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang có nhiều nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhất với tỷ lệ trên 70%, tuy nhiên nhiều giải pháp kỹ thuật tổng hợp như 3 giảm, 5 giảm chưa được áp dụng đồng bộ như mật độ gieo sạ của nông dân còn quá cao (160 và 190 kg giống/ha tương ứng với 2 nhóm hộ có và không có áp dụng TBKT), lượng phân bón N, P, K chưa cân đối và hợp lý; hoặc các kỹ thuật tiên tiến thân thiện với môi trường như bón phân theo nhu cầu cây, sử dụng nấm Trichoderma phân hũy rơm rạ, sử dụng thuốc BVTV sinh học,… đạt tỷ lệ chưa cao; Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa khâu sau thu hoạch, bảo quản (sấy lúa) tuy gia tăng từ hệ quả của việc thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp nhưng nông dân lại phải bán lúa tươi cho thương lái (khâu trung gian trong chuỗi giá trị) khiến hiệu quả sản xuất, thu nhập của nông dân thấp. Vì vậy, dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam” đã thực hiện dự án “Hỗ trợ xây dựng quy trình canh tác lúa bền vững cho 4 vùng sinh thái (vùng ven biển nhiễm mặn, vùng nước lợ, vùng nước ngọt, vùng nhiễm phèn) phù hợp với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long”. 2. NỘI DUNG THỰC HIỆN 2.1. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trong canh tác lúa cho các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL. Xác định công thức phân bón, liều lượng thuốc BVTV thích hợp vàkỹ thuật sử dụng phù hợp cho từng vùng sinh thái. Nghiên cứu quy trình sản xuất giá thể làm mạ khay tối ưu, phù hợp với điều kiện vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu các khoảng cách cấy trên các nhóm giống có thời gian sinh trưởng khác nhau. Nghiên cứu các mật độ sạ và các phương thức sạ khác nhau trên các nhóm giống có thời gian sinh trưởng khác nhau tại các vùng sinh thái khác nhau. 2.2. Xây dựng mô hình ứng dụng gói KTCT lúa tiên tiến trên nền lúa cấy tiên tiến và mở rộng diện tích phương thức sạ và mật độ sạ trên 4 tiểu vùng sinh thái tại ĐBSCL Xây dựng mô hình trên diện rộng ứng dụng gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến trên nền lúa cấy và mở rộng diện tích phương thức sạ và mật độ sạ cho vùng nước lợ ở ĐBSCL (2 vụ lúa/năm). Xây dựng mô hình trên diện rộng ứng dụng gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến trên nền lúa cấy và mở rộng diện tích phương thức sạ và mật độ sạ cho vùng nước ngọtở ĐBSCL(3 vụ lúa/năm). 57
- Xây dựng mô hình trên diện rộng ứng dụng gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến trên nền lúa cấy và mở rộng diện tích phương thức sạ và mật độ sạ cho vùngnhiễm phèn ở ĐBSCL (2 vụ lúa/năm). Xây dựng mô hình trên diện rộng ứng dụng gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến trên nền lúa cấy và mở rộng diện tích phương thức sạ và mật độ sạ cho vùng ven biển nhiễm mặn ở ĐBSCL (2 vụ lúa/năm). 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 3.1. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trong canh tác lúa cho các tiểu vùng sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Đã xác định được mật độ sạ 80 kg/ha; lượng phân bón sử dụng cho 1 ha là 80N - 40P2O5 - 30K2O + 1 tấn phân hữu cơ; làm giảm 60% lượng giống sử dụng, đồng thời giảm 40 kg N/ha và 20 kg P 2O5/ha (tương ứng giảm 33,3% lượng đạm, lân), giảm phát thải khí nhà kính tương ứng với 4,6 tấn CO2/ha vụ Đông Xuân và 3,4 tấn CO2/ha vụ Hè Thu. Việc phun thuốc BVTV theo ngưỡng kinh tế của từng loại sâu bệnh đã giảm 2,67 lần phun thuốc trừ sâu bệnh vụ Đông Xuân và 2,66 lần phun thuốc trừ sâu bệnh vụ Hè Thu giúp giảm chi phí thuốc BVTV hơn 21% dẫn đến giảm chi phí đầu tư 0,6 triệu đồng vụ Đông Xuân và 1,5 triệu đồng vụ Hè Thu so với kỹ thuật canh tác của nông dân. Đã hoàn thiện quy trình giá thể cho mạ khay và xác định được giá thể phù hợp làm mạ khay và tích hợp cho máy cấy: tỷ lệ phối trộn giá thể: 50% trấu xay + 50% đất bột, độ dày giá thể từ 2,5 - 3 cm cho hiệu quả tốt nhất khi gieo mạ khay và cấy trên đồng ruộng. Đã xác định được các mật độ cấy phù hợp trên các nhóm giống lúa: A0 (thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày), A1 (thời gian sinh trưởng 90 - 105 ngày), A2 (thời gian sinh trưởng 105 - 115 ngày). Trên 4 vùng nghiên cứu cả 3 nhóm giống lúa A0, A1, A2 đều thích hợp với khoảng cách cấy 30 x 10 cm. Tuy nhiên, với các dòng máy cấy có khoảng cách hàng là 25 cm áp dụng như sau: nhóm giống lúa A0 sử dụng khoảng cách 25 x 10 cm, nhóm giống lúa A1 sử dụng khoảng cách 25 x 12 cm, nhóm giống lúa A2 sử dụng khoảng cách 25 x 14 cm. Đã xác định được các mật độ sạ và các phương thức sạ thích hợp trên các nhóm giống lúa cho cả 4 vùng nghiên cứu như sau: Áp dụng phương pháp sạ lan với mật độ 80 - 120 kg/ha; Áp dụng sạ hàng với mật độ 80 - 100 kg/ha; Áp dụng sạ máy với mật độ 80 - 100 kg/ha, đã giảm được mật độ sạ từ 40-60% tương ứng giảm từ 40-60 kg hạt giống/ha. 58
- 3.2. Xây dựng mô hình ứng dụng gói kỹ thuật canh tác (KTCT) lúa tiên tiến trên nền lúa cấy tiên tiến và mở rộng diện tích phương thức sạ và mật độ sạ trên 4 tiểu vùng sinh thái tại ĐBSCL Tại vùng nước lợ việc áp dụng sạ máy với mật độ 80 kg/ha đã giúp sạ nhanh và giảm được 47% lượng giống, áp dụng mạ khay cấy máy với lượng giống 40 kg/ha giúp giảm 74% lượng giống. Cả hai mô hình này đều giúp giảm phân bón vô cơ sử dụng (giảm 25% lượng đạm, 56% lượng lân và 17% lượng kali), giảm hơn 20% chi phí thuốc BVTV và giảm phát thải khi nhà kính (KNK) (0,2 tấn CO2/năm/ha mô hình (MH) lúa sạ, 0,4 tấn CO2/năm/ha MH cấy máy) đã góp phần tăng hiệu quả kinh tế so với mô hình đối chứng của nông dân. Tại vùng nước ngọt việc áp dụng sạ hàng (mật độ 80 kg/ha) đã làm giảm 60% lượng giống và giúp sạ nhanh, áp dụng mạ khay cấy máy (lượng giống 40 kg/ha) so với mô hình đối chứng (lượng giống 200 kg/ha) giúp giảm 80% lượng giống. Cả hai mô hình này đều giúp giảm chi phí phân bón và thuốc BVTV từ 22 - 24% trong đó giảm phân bón vô cơ sử dụng (giảm 13% lượng đạm, 40% lượng lân và 35% lượng kali) dẫn đến giảm phát thải KNK (0,6 tấn CO2/năm/ha trên cả MH lúa sạ và MH cấy máy), đã góp phần tăng hiệu quả kinh tế so với mô hình đối chứng của nông dân. Trên vùng nhiễm phèn việc sạ máy với mật độ 80 kg/ha đã làm giảm 47% lượng giống và giúp sạ nhanh, áp dụng mạ khay cấy máy (lượng giống 40 kg/ha) giúp giảm 74% lượng giống. Mô hình cấy máy và sạ máy đều giúp giảm lượng phân bón vô cơ (giảm 12% lượng đạm, 33% lượng lân) và giảm chi phí thuốc BVTV (giảm 16% ở MH sạ và 30% ở MH cấy) và giảm phát thải KNK. Mô hình mạ khay cấy máy và sạ máy giúp gia tăng năng suất nên lợi nhuận trên mô hình máy cấy và mô hình lúa sạ đều cao so với mô hình của nông dân. Vùng ven biển nhiễm mặn việc sạ máy với mật độ 80 kg/ha đã làm giảm 60% lượng giống và giúp sạ nhanh, áp dụng mạ khay cấy máy (lượng giống 50 kg/ha) giúp giảm 75% lượng giống, giúp giảm lượng phân bón vô cơ (giảm 51% lượng đạm, 61% lượng lân) và giảm hơn 40% chi phí thuốc BVTV trên cả hai mô hình, đã làm tăng hiệu quả kinh tế so với mô hình đối chứng của nông dân./. 4. KẾT LUẬN Dự án đã xây dựng được quy trình “Kỹ thuật canh tác lúa bền vững tại đồng bằng sông Cửu Long” cho sản xuất cho lúa hàng hóa trong đó kết hợp được quy trình làm mạ khay với giá thể được nguồn trấu sau xay xát, quy trình cấy máy với lượng giống sử dụng từ 40-50 kg/ha và mật độ sạ từ 60-100 kg/ha. Việc giảm giống đã làm giảm chi phí đầu vào như giảm lượng phân bón và thuốc BVTV, giảm lượng nước tưới, đáp ứng tình 59
- hình thiếu công lao động trong vùng trồng lúa và giảm phát thải khí nhà kính trên ruộng lúa đồng thời gia tăng hiệu quả kinh tế so với các quy trình canh tác trước đây ở vùng ĐBSCL. Dự án được thực hiện giúp cho cho cán bộ nông nghiệp và nông dân áp dụng được các phương pháp kỹ thuật mới trong quy trình sẽ làm giảm chi phí đầu vào, nâng cao tỉ lệ cơ giới hóa, giúp giảm công lao động, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường,… do vậy tạo nền sản xuất lúa bền vững và tăng sức cạnh tranh lúa gạo trên trường quốc tế. 60
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI THUYẾT TRÌNH ĐỘNG VẬT RỪNG - GẤU
32 p | 709 | 74
-
Sổ tay hướng dẫn phát triển công nghệ có sự tham gia
73 p | 172 | 56
-
CHƯƠNG 6: QUI HOẠCH TRẠI GIỐNG
63 p | 133 | 38
-
Sổ tay đào tạo giảng viên ToT về quản lý Câu lạc bộ khuyến nông có sự tham gia: Phần 1
146 p | 82 | 15
-
Bệnh nấm nhớt ở cá Rô Đồng
6 p | 113 | 9
-
Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật thủy lợi nội đồng phục vụ nuôi tôm ven biển Đồng bằng sông Cửu Long: Phần 1
35 p | 16 | 9
-
Sổ tay Hướng dẫn phát triển sản xuất (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020)
105 p | 60 | 8
-
Lạc, đậu tương, mía và kỹ thuật trồng xen canh luân canh
41 p | 166 | 7
-
Những điều cần biết về xây dựng nông thôn mới: Phần 2
80 p | 31 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng xã nông thôn mới nâng cao tại xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Long An
7 p | 12 | 5
-
Giáo trình Phát triển mạng lưới khuyến nông (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
92 p | 17 | 3
-
Bản tin Khoa học Trẻ: Số 2 (1), 2016
88 p | 18 | 3
-
Đánh giá sự sinh trưởng của tảo lam Spirulina platensis nuôi trồng trong môi trường nước khoáng Kim Bôi, Hòa Bình
9 p | 50 | 3
-
Hướng dẫn quản lý xây dựng lắp đặt công trình khí sinh học quy mô vừa và lớn phủ màng hdpe
23 p | 33 | 3
-
Xây dựng mô hình hỗ trợ bố trí đất nông nghiệp - Trường hợp nghiên cứu ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
12 p | 47 | 2
-
Xác định vi lượng đất hiếm trong chế phẩm thức ăn chăn nuôi bằng phương pháp ICP-MS
7 p | 3 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất hạt giống Lạc tiên (Passiflora foetida L.) tại Thanh Hóa
7 p | 27 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn