Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM ĐỘT BIẾN GEN JAK2 & CALR<br />
TRONG BỆNH TĂNG SINH TỦY MẠN TÍNH<br />
Trần Tuấn Anh*, Trần Mai Hồng*, Nguyễn Lê Anh*, Nguyễn Thùy Trang*, Nguyễn Vũ Bảo Anh*,<br />
Nguyễn Hà Thanh*, Bạch Quốc Khánh*, Dương Quốc Chính*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Hoàn thiện quy trình xét nghiệm đột biến gen JAK2 và CALR. Ứng dụng quy trình xét nghiệm<br />
gen JAK2, CALR xác định đột biến gen ở bệnh nhân tăng sinh tủy mạn tính.<br />
Đối tượng: Tổng số 51 mẫu của bệnh nhân thuộc nhóm tăng sinh tủy mạn tính, âm tính với nhiễm sắc thể<br />
Ph 1, được chẩn đoán và theo dõi điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu kết hợp hồi cứu, mô tả cắt ngang<br />
Kết quả: Hoàn thiện quy trình xét nghiệm đột biến gen JAK2 và CALR gồm: giải trình tự gen JAK2, CALR<br />
bằng phương pháp NGS; xác định đột biến JAK2V617F bằng phương pháp mồi suy biến; đơn giản hóa quy trình<br />
xét nghiệm đột biến CALR type 1 và type 2 bằng phương pháp PCR mồi đặc hiệu. Ứng dụng quy trình hoàn<br />
thiện trên 51 bệnh nhân tăng sinh tủy mạn tính với kết quả phân tích đột biến: JAK2V617F chiếm 83,3% ở bệnh<br />
nhân đa hồng cầu nguyên phát và 66,7% ở bệnh nhân xơ tủy nguyên phát. Với bệnh tăng tiểu cầu tiên phát, đột<br />
biến CALR type 1 chiếm 11,4% và CALR type 2 chiếm 5,7% và JAK2V617F chiếm 71,4%.<br />
Kết luận: Nghiên cứu đã hoàn thiện quy trình xét nghiệm đột biến gen JAK2V617F bằng phương pháp mồi<br />
suy biến; xây dựng quy trình PCR để phát hiện đột biến CALR type 1, type 2; và quy trình NGS phát hiện đột<br />
biến ít gặp. Bộ quy trình hoàn thiện đã được ứng dụng trong phân tích đột biến cho 51 bệnh nhân MPNs.<br />
Từ khóa: MPNs, CALR, JAK2<br />
ABSTRACT<br />
OPTIMIZATION OF DETECTION PROTOCOLS FOR JAK2 AND CALR MUTATION<br />
IN MYELOPROLIFERATIVE NEOPLASM<br />
Tran Tuan Anh, Tran Mai Hong, Nguyen Le Anh, Nguyen Thuy Trang, Nguyen Vu Bao Anh,<br />
Nguyen Ha Thanh, Bach Quoc Khanh, Duong Quoc Chinh<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 409 - 415<br />
Objectives: Optimizaion of detection protocols for JAK2 and CALR mutation. Then applying these<br />
protocols for Myeloproliferative neoplasm patients.<br />
Subjects: 51 Ph 1 negative MPNs patients have been diagnosed and treated in National Institute of<br />
Hematology and Blood Transfusion.<br />
Methods: Prospective, retrospective, and cross-sectional study.<br />
Results: The protocols for detecting JAK2 and CALR mutation included: JAK2 and CALR gene sequencing<br />
by NGS; detect JAK2V617F by degraded primer PCR; simplify protocol for detecting CALR type 1 and type 2 by<br />
specific primer PCR. When these protocols were applied for 51 MPNs patients, the results obtained: JAK2V617F<br />
83.3% and 66.7% in polycythaemia vera and primary myelofibrosis respectively; CALR type 1 11.4%, CALR<br />
type 2 5.7% and JAK2V617F 71.4% in essential thrombocythemia.<br />
Conclusion: The optimizesd detection protocols for JAK2 and CALR mutation are effective and easy to<br />
<br />
*Bệnh viện Nhi Đồng 1 **Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh* Viện Huyết học -Truyền máu TW<br />
Tác giả liên lạc: TS. Dương Quốc Chính ĐT: 0962168505 Email: chinh.duong@nihbt.org.vn<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 409<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019<br />
<br />
apply in any molecular diagnostic laboratory and the analysis results of 51 MPNs patients confirmed the<br />
effectiveness of the methods.<br />
Key words: MPNs, CALR, JAK2<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Tăng sinh tủy mạn tính (Myeloproliferative Đối tượng<br />
neoplasm – MPNs) là nhóm bệnh lý đơn dòng Tổng số 51 mẫu của bệnh nhân thuộc nhóm<br />
của tế bào gốc tạo máu. Bệnh gây nên do sự tăng tăng sinh tủy mạn tính, âm tính với nhiễm sắc<br />
sinh không kiểm soát của các tế bào gốc sinh thể Ph 1, được chẩn đoán và theo dõi điều trị tại<br />
máu trong tủy xương, tiến triển mạn tính do liên Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.<br />
quan đến khả năng biệt hóa đến giai đoạn Phương pháp<br />
trưởng thành của tế bào dẫn tới tăng sinh các tế<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
bào trưởng thành ở máu ngoại vi(5).<br />
Mô tả cắt ngang, tiến cứu kết hợp hồi cứu.<br />
Bệnh được đặc trưng bởi sự xuất hiện của<br />
các đột biến trên gen JAK2, CALR hoặc MPL. Đột Kỹ thuật PCR phát hiện đột biến JAK2V617F,<br />
biến trên những gen này là đặc trưng quan trọng CALR type 1, type 2<br />
được sử dụng cho chẩn đoán, tiên lượng và lựa Kỹ thuật PCR mồi đặc hiệu sử dụng mồi bổ<br />
chọn phương thức điều trị bệnh. sung hoàn toàn với alen mang đột biến và chỉ sai<br />
Kể từ những công bố đầu tiên về đột biến khác với alen bình thường tại một vị trí đột biến.<br />
trên gen JAK2 (2005)(2) và đột biến gen CALR Với một sai khác duy nhất mồi vẫn có thể bắt<br />
(2013)(9), các phòng nghiên cứu và xét nghiệm cặp vào sợi alen bình thường để tạo nên các<br />
sinh học phân tử đã xây dựng nhiều phương đoạn sản phẩm không đặc hiệu.<br />
pháp khác nhau để phát hiện đột biến gồm: PCR Kỹ thuật PCR mồi suy biến sử dụng mồi suy<br />
đặc hiệu alen, PCR phân tích đoạn, giải trình tự biến có sửa đổi 1 nucleotide trong phạm vi 5<br />
Sanger, giải trình tự NGS (Next-Generation nucleotide đầu 3’ của mồi. Như vậy mồi suy<br />
Sequencing)(2,9,10,14). biến sẽ khác alen bình thường tại 2 vị trí: (1) vị trí<br />
Khi vận dụng những phương pháp trên đột biến và (2) vị trí suy biến có chủ ý nằm trong<br />
trong xét nghiệm thường quy thì ngoài tính phạm vi 5 nu đầu tiên đầu 3’ của mồi. Thiết kế<br />
chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu; còn một yếu này nhằm giảm khả năng bắt cặp của mồi với<br />
tố quan trọng hơn cả là mức độ ổn định của mỗi alen bình thường trong khi vẫn khuếch đại<br />
quy trình xét nghiệm. Bên cạnh đó, cần hiểu rõ thành công alen đột biến; như vậy sẽ giải quyết<br />
mặt hạn chế và vận dụng điểm mạnh của mỗi được tình trạng hình thành các băng sản phẩm<br />
phương pháp xét nghiệm trong những trường không đặc hiệu.<br />
hợp cụ thể; đồng thời việc đơn giản hóa quy KẾT QUẢ<br />
trình kỹ thuật cũng cần được cân nhắc khi xây Hoàn thiện quy trình xét nghiệm đột biến gen<br />
dựng một quy trình xét nghiệm thường quy. Do JAK2<br />
đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Hoàn thiện quy<br />
Kết quả hoàn thiện quy trình xét nghiệm đột<br />
trình xét nghiệm đột biến gen JAK2 và CALR<br />
biến JAK2V617F<br />
trong bệnh tăng sinh tủy mạn tính”.<br />
Kết quả điện di trong Hình 1 cho thấy hiện<br />
Mục tiêu<br />
tượng xuất hiện băng sản phẩm không đặc hiệu<br />
Hoàn thiện quy trình xét nghiệm đột biến<br />
trùng với kích thước băng đột biến JAK2V617F ở<br />
gen JAK2 và CALR. Ứng dụng quy trình xét<br />
tất cả các mẫu. Kết quả điện di trong Hình 2<br />
nghiệm gen JAK2, CALR xác định đột biến gen ở<br />
không xuất hiện băng sản phẩm không đặc hiệu<br />
bệnh nhân tăng sinh tủy mạn tính.<br />
ở tất cả các mẫu mà chỉ xuất hiện băng đột biến<br />
<br />
<br />
410 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
và đặc hiệu ở những mẫu dương tính với đột biến JAK2V617F (Hình 1, 2).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Kết quả ứng dụng quy trình phát hiện đột biến JAK2V617F theo phương pháp PCR mồi đặc hiệu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Kết quả hoàn thiện quy trình phát hiện đột biến JAK2V617F bằng phương pháp PCR mồi suy biến<br />
Hoàn thiện quy trình xét nghiệm đột biến gen<br />
CALR<br />
Kết quả giải trình tự gen CALR bằng phương<br />
pháp NGS<br />
Hình 4 là kết quả phân tích dữ liệu NGS<br />
bằng phần mềm IGV: với mẫu 30205 mang mất<br />
đoạn chèn 5 nucleotide “TTGTC” hay CALR Hình 3. Kết quả phân lập gen CALR exon 1 đến exon<br />
type 2 (Hình 4a) và mẫu 30124 không phát hiện 9, có chiều dài ~6 kb<br />
được bất thường (Hình 4b).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Kết quả phân tích dữ liệu NGS gen CALR bằng phần mềm IGV<br />
Kết quả hoàn thiện quy trình xét nghiệm đột nucleotide xuất hiện băng nội kiểm 192 bp và<br />
biến CALR type 1, type 2 băng đặc hiệu đột biến 161 bp (Hình 5b).<br />
Kết quả xét nghiệm đột biến CALR type 1, type 2 Hình 6 thể hiện kết quả xác định đột biến<br />
bằng phương pháp PCR mồi đặc hiệu chèn 5 nucleotide “TTGTC” hay CALR type 2<br />
bằng phương pháp PCR mồi đặc hiệu, mẫu<br />
Hình 5 biểu hiện kết quả xác định mất đoạn<br />
dương tính xuất hiện băng nội kiểm 265 bp và<br />
gen CALR bằng phương pháp PCR mồi đặc<br />
băng đặc hiệu đột biến 156 bp.<br />
hiệu: mẫu dương tính đột biến mất đoạn 52<br />
nucleotide hay CALR type 1 xuất hiện băng nội Kết quả xác định mất đoạn gen CALR bằng phương<br />
kiểm 141 bp và băng đặc hiệu đột biến 89 bp pháp giải trình tự Sanger<br />
(Hình 5a); mẫu dương tính đột biến mất đoạn 31 Kết quả xác nhận giá trị hay tính chính xác<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 411<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019<br />
<br />
của quy trình xét nghiệm mất đoạn CALR type 1 với 83,3% ở bệnh nhân đa hồng cầu nguyên phát<br />
được thể hiện trong Hình 7 và mất đoạn 31 và 66,7% ở bệnh nhân xơ tủy nguyên phát. Với<br />
nucleotide được thể hiện trong Hình 8. bệnh tăng tiểu cầu tiên phát, đột biến CALR type<br />
Kết quả ứng dụng trong phân tích đột biến gen 1 chiếm 11,4% và CALR type 2 chiếm 5,7% và<br />
cho nhóm bệnh nhân tăng sinh tủy mạn tính JAK2V617F chiếm 71,4% (Bảng 1).<br />
Bệnh nhân đa hồng cầu nguyên phát và xơ<br />
tủy nguyên phát chỉ mang đột biến JAK2V617F<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Kết quả xác định (a) đột biến CALR type 1 và (b) mất đoạn 31 nucleotide<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Kết quả xác định đột biến CALR type 2 chèn 5 nucleotide “TTGTC”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Kết quả phân tích vùng đứt gãy đột biến CALR type 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Kết quả phân tích vùng đứt gãy mất đoạn 31 nucleotide gen CALR<br />
<br />
<br />
412 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả thống kê đột biến gen JAK2, CALR trong 51 bệnh nhân MPNs<br />
Đột biến gen<br />
Tổng<br />
Âm tính JAK2 V617F CALR type 1(*) CALR type 2<br />
Số trường hợp (n) 4 25 5 2 36<br />
TTCTP<br />
Tỷ lệ với chẩn đoán (%) 11,4% 71,4% 11,4% 5,7% 100%<br />
Số trường hợp (n) 2 10 0 0 12<br />
ĐHCNP<br />
Tỷ lệ với chẩn đoán (%) 16,7% 83,3% 0% 0% 100%<br />
Số trường hợp (n) 1 2 0 0 3<br />
XTNP<br />
Tỷ lệ với chẩn đoán (%) 33,3% 66,7% 0% 0% 100%<br />
Số trường hợp (n) 7 37 5 2 51<br />
Tổng<br />
Tỷ lệ với chẩn đoán (%) 13,7% 72,5% 9,8% 4% 100%<br />
(*) 5 mẫu đột biến mất đoạn gồm 4 mẫu đột biến CALR type 1 mất 52 nucleotide và một mẫu đột biến hiếm gặp mất đoạn 31<br />
nucleotide<br />
BÀN LUẬN với mồi suy biến thì ngoài nucleotide sai khác tại<br />
Tăng sinh tủy mạn tính là nhóm bệnh lý vị trí đột biến còn chủ ý tạo thêm một sai khác<br />
được đặc trưng bởi sự xuất hiện của đột biến nữa so với alen bình thường tại vị trí thứ 3 từ<br />
trên các gen JAK2, CALR hoặc MPL. Năm 2005, đầu 3’ của mồi. Như vậy, với 2 sai khác mồi suy<br />
bốn nhóm nghiên cứu độc lập về hội chứng tăng biến sẽ mất khả năng bắt cặp alen bình thường.<br />
sinh tủy đã lần lượt công bố đột biến trên gen Kết quả áp dụng quy trình hoàn thiện từ năm<br />
JAK2 làm biến đổi acid amin valine ở codon 617 2018 đến nay cho thấy hiện tượng sản phẩm<br />
thành phenylalanine – được ký hiệu là không đặc hiệu được giải quyết triệt để và đã<br />
JAK2V617F(2,6,11,12). Đây là đột biến điểm xuất hiện giúp ổn định xét nghiệm thường quy đột biến<br />
trong hơn 95% trường hợp đa hồng cầu và trong JAK2V617F (Hình 2).<br />
hơn 60% trường tăng tiểu cầu tiên phát hoặc xơ Trong tăng sinh tủy mạn tính đột biến trên<br />
tủy nguyên phát. Phương pháp được sử dụng gen CALR tuy mới được phát hiện gần đây<br />
rộng rãi nhất để phát hiện đột biến JAK2V617F là (2013) nhưng đã cho thấy vai trò quan trọng<br />
PCR đặc hiệu alen. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã trong sinh bệnh học của bệnh, với tần suất từ<br />
xây dựng quy trình xét nghiệm đột biến 17% đến 27% ở bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên<br />
JAK2V617F bằng phương pháp PCR mồi đặc phát hoặc xơ tủy nguyên phát(9). Cho đến nay,<br />
hiệu. Sau hơn 4 năm áp dụng (2012 - 2017), quy hơn 50 đột biến đã được công bố trên gen CALR<br />
trình này còn tồn tại một vấn đề là nhiều mẻ xét exon 9 trong đó 2 thể phổ biến nhất là CALR<br />
nghiệm băng sản phẩm đột biến xuất hiện type 1 mất 52 nucleotide (chiếm hơn 50%) và<br />
không đặc hiệu ở cả mẫu âm tính, gây khó khăn CALR type 2 chèn 5 nucleotide “TTGTC” (chiếm<br />
trong phân tích kết quả (Hình 1). Qua tham khảo hơn 30%)(4).<br />
tài liệu, chúng tôi nhận thấy hiện tượng xuất Nhờ vào những ưu điểm vượt trội về cỡ<br />
hiện sản phẩm không đặc hiệu thường gặp phải mẫu lớn trong một mẻ chạy, đòi hỏi rất ít lượng<br />
khi xác định các đột biến điểm bằng PCR mồi ADN/ARN đầu vào và độ chính xác cao mà<br />
đặc hiệu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do công nghệ giải trình tự NGS đã được ứng dụng<br />
mồi đặc hiệu cho alen đột biến chỉ sai khác với rộng rãi trong nhiều bệnh lý huyết học. Hơn<br />
alen bình thường 1 nucleotide, vì vậy mồi đặc nữa, NGS còn một thế mạnh là phát hiện được<br />
hiệu vẫn có thể bắt cặp alen bình thường với nhiều dạng đột biến như: biến đổi đơn<br />
hiệu suất thấp hơn. Nhằm ổn định quy trình xét nucleotide (SNV), chèn và mất đoạn nhỏ<br />
nghiệm và giải quyết triệt để hiện tượng sản (ins/dels), biến đổi số lượng bản sao (CNV)(10,14,15).<br />
phẩm không đặc hiệu, chúng tôi đã thay đổi Trên cơ sở đó, chúng tôi đã ứng dụng thành<br />
thiết kế của mồi đặc hiệu sang mồi suy biến. Đối công giải trình tự NGS để phân tích đột biến trên<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 413<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019<br />
<br />
toàn bộ gen CALR (exon 1 đến exon 9). Khi phân chứng và xác nhận giá trị thông qua việc giải<br />
tích dữ liệu NGS chúng tôi đã xác định được trình tự đoạn sản phẩm đặc hiệu (89 bp) trên hệ<br />
những trường hợp mang đột biến CALR type 2 thống AB3500, kết quả phân tích trong Hình 7.<br />
và các biến thể chèn 5 nucleotide tương tự (Hình Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng xác định<br />
4a). Tuy nhiên không xác định được đột biến một trường hợp mang mất đoạn 31 nucleotide<br />
CALR type 1 mà thay vào đó là những mẫu gọi hiếm gặp (Hình 5b). Mất đoạn này cũng được<br />
ra hàng loạt biến thể trong vùng ~50 bp khi phân chúng tôi xây dựng quy trình xét nghiệm bằng<br />
tích trên CLC và không phát hiện thấy đột biến PCR mồi đặc hiệu và xác nhận giá trị bằng<br />
khi phân tích trên IGV (Hình 4b). Như vậy kết phương pháp giải trình tự theo nguyên lý<br />
quả trên CLC cho thấy sự bất thường về dữ liệu Sanger (Hình 8). Nhằm đơn giản hóa hơn nữa<br />
sau khi phân tích. quy trình xét nghiệm đột biến gen CALR chúng<br />
Qua tìm hiểu nghiên cứu của Kluk (2016), tôi tiếp tục xây dựng quy trình PCR xác định đặc<br />
chúng tôi biết được hạn chế khi phân tích đột hiệu đột biến CALR type 2, kết quả được thể<br />
biến bằng công nghệ NGS của Illumina là không hiện trong Hình 6.<br />
thể xác định được những mất đoạn lớn hơn 25 Sau khi đã hoàn thiện quy trình xét nghiệm<br />
bp(10). Đây là lý do mà chúng tôi không thể xác đột biến gen JAK2 và gen CALR, chúng tôi đã áp<br />
định đột biến CALR type 1 mất đoạn 52 bp khi dụng bộ quy trình hoàn thiện cho 51 mẫu bệnh<br />
phân tích kết quả NGS. Như vậy quy trình xét nhân MPNs. Kết quả về tỷ lệ đột biến gen cũng<br />
nghiệm bằng NGS giúp phân tích hiệu quả đột tương đồng với nghiên cứu của tác giả Kim,<br />
biến trên gen CALR ngoại trừ những mất đoạn Seon Young và Lin, Yani(8,13). Với đột biến gen<br />
>25 bp. Một số giải pháp đã được bổ sung để CALR, chúng tôi mới phát hiện trên các bệnh<br />
phát hiện những mất đoạn này gồm: phân tích nhân tăng tiểu cầu tiên phát (11,4% type 1 và<br />
đường cong biến tính (HRM), PCR phân tích 5,7% type 2) mà chưa có trường hợp nào với<br />
đoạn trên máy điện di mao quản, giải trình tự bệnh lý xơ tủy nguyên phát. Điều này có thể do<br />
trực tiếp theo phương pháp Sanger(3,5). Cả 3 giải số lượng bệnh nhân xơ tủy nguyên phát của<br />
pháp trên đều cho phép phát hiện đột biến chúng tôi chưa đủ lớn.<br />
CALR type 1 và những mất đoạn khác, tuy nhiên KẾT LUẬN<br />
đây đều là những phương pháp khá phức tạp và<br />
Nghiên cứu đã hoàn thiện quy trình xét<br />
yêu cầu thiết bị đặc thù. Với HRM được thực<br />
nghiệm đột biến gen JAK2V617F bằng phương<br />
hiện trên máy realtime PCR và khá nhạy cảm;<br />
pháp mồi suy biến; xây dựng quy trình PCR để<br />
PCR phân tích đoạn đòi hỏi máy điện di mao<br />
phát hiện đột biến CALR type 1, type 2; và quy<br />
quản. Đối với giải trình tự theo phương pháp<br />
trình NGS phát hiện đột biến ít gặp. Bộ quy trình<br />
Sanger, việc phân tích kết quả đột biến mất đoạn<br />
hoàn thiện đã được ứng dụng trong phân tích<br />
tương đối khó khăn do hiện tượng chồng đỉnh<br />
tín hiệu khi giải trực tiếp từ sản phẩm PCR. đột biến cho 51 bệnh nhân MPNs.<br />
Phương pháp này đòi hỏi phải tinh sạch đoạn TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
sản phẩm chứa vùng mất đoạn bằng thôi gel. 1. Arber DA, Orazi A, Hasserjian R, et al (2016). The 2016 revision<br />
to the World Health Organization classification of myeloid<br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi đơn giản hóa<br />
neoplasms and acute leukemia. Blood, 127(20):2391–2405.<br />
quy trình xét nghiệm đột biến CALR type 1 bằng 2. Baxter EJ, et al (2005). Acquired mutation of the tyrosine kinase<br />
phương pháp PCR mồi đặc hiệu. Kết quả trong JAK2 in human myeloproliferative disorders. The Lancet,<br />
365(9464):1054–1061.<br />
Hình 5a cho thấy mẫu dương tính đột biến CALR 3. Chi J, Manoloukos M, Pierides C, et al (2015). CALReticulin<br />
type 1 thì ngoài băng nội kiểm còn xuất hiện mutations in myeloproliferative neoplasms and new<br />
thêm một băng sản phẩm kích thước 89 bp. Tính methodology for their detection and monitoring. Annals of<br />
Hematology, 94(3):399–408.<br />
chính xác của quy trình xét nghiệm được kiểm<br />
<br />
<br />
<br />
414 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
4. Chi J, Nicolaou KA, et al (2014). CALReticulin gene exon 9 12. Levine RL, Wadleigh M, Cools J, et al (2005). Activating<br />
frameshift mutations in patients with thrombocytosis. Leukemia, mutation in the tyrosine kinase JAK2 in polycythemia vera,<br />
28(5):1152–1154. essential thrombocythemia, and myeloid metaplasia with<br />
5. Doyle LJ, Betz BL, Weigelin HC, et al (2019). Comparison of myelofibrosis. Cancer Cell, 7(4):387–397.<br />
real‐time PCR vs PCR with fragment length analysis for the 13. Lin Y, et al (2015). The Prevalence of JAK2, MPL and CALR<br />
detection of CALR mutations in suspected myeloproliferative Mutations in Chinese Patients with BCR-ABL1 –Negative<br />
neoplasms. International Journal of Laboratory Hematology, Myeloproliferative Neoplasms. American Journal of Clinical<br />
25(7):1429-1431. Pathology, 144(1):165–171.<br />
6. James C, et al (2005). A unique clonal JAK2 mutation leading to 14. Murugesan G, Guenther-Johnson J, et al (2016). Validation of a<br />
constitutive signalling causes polycythaemia vera. Nature, molecular diagnostic assay for CALR exon 9 indels in<br />
434(7037):1144–1148. myeloproliferative neoplasms: identification of coexisting JAK2<br />
7. Jones AV, et al (2015). Evaluation of methods to detect CALR and CALR mutations and a novel 9 bp deletion in CALR.<br />
mutations in myeloproliferative neoplasms. Leukemia Research, International Journal of Laboratory Hematology, 38(3):284–297.<br />
39(1):82–87. 15. Palumbo GA, Stella S, Pennisi MS, et al (2019). The Role of New<br />
8. Kim SY, Im K, Park SN, Kwon J, Kim JA (2015). CALR, JAK2, Technologies in Myeloproliferative Neoplasms, Frontiers in<br />
and MPL Mutation Profiles in Patients with Four Different Oncology, 9: 321.<br />
Subtypes of Myeloproliferative Neoplasms. American Journal of 16. Pavlov I, Hadjiev E, Alaikov T, et al (2018). CALReticulin<br />
Clinical Pathology, 143(5):635–644. Mutations in Bulgarian MPN Patients. Pathology & Oncology<br />
9. Klampfl T., et al (2013). Somatic Mutations of CALReticulin in Research, 24(1):171–174.<br />
Myeloproliferative Neoplasms. New England Journal of Medicine,<br />
369(25):2379–2390.<br />
Ngày nhận bài báo: 22/07/2019<br />
10. Kluk MJ, Lindsley RC, Aster JC, et al (2016). Validation and<br />
Implementation of a Custom Next-Generation Sequencing Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/08/2019<br />
Clinical Assay for Hematologic Malignancies. Journal of Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019<br />
Molecular Diagnostics, 18(4):507–515.<br />
11. Kralovics R, Passamonti F, Buser AS, et al (2005). A Gain-of-<br />
Function Mutation of JAK2 in Myeloproliferative Disorders.<br />
New England Journal of Medicine, 352(17): 1779–1790.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 415<br />