intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài báo "Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới" là phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Để thực hiện mục tiêu này, bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, mà cụ thể là phân tích, thống kê mô tả, tổng hợp dựa trên những dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới

  1. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI Nguyễn Thị Ngọc Hiếu* Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. *Tác giả liên hệ, Email: ntnhieu.bvnd@gmail.com. TÓM TẮT Mục tiêu của bài báo này là phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Để thực hiện mục tiêu này, bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, mà cụ thể là phân tích, thống kê mô tả, tổng hợp dựa trên những dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích cơ sở lý luận của việc tổ chức công tác kế toán trong các tổ chức sự nghiệp công lập và đề cập đến thực trạng công tác kế toán của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số đề xuất kiến nghị cho việc hoàn thiện tổ chức công tác tại Bệnh viện, tác giả hy vọng thông qua nghiên cứu này sẽ nâng cao cải thiện cách tổ chức công tác kế toán, góp phần tăng cường chất lượng thông tin kế toán để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin trong bối cảnh thị trường ngày càng phát triển và hội nhập. Từ khóa: Công tác kế toán; Bệnh viện công; hoàn thiện. 1. Đặt vấn đề Các văn bản chính trị của Đảng và Nhà nước gần đây tập trung vào hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, đặc biệt là trong việc thay đổi cơ chế hoạt động của các đơn vị công lập. Qua các Nghị định, chính sách đã khuyến khích tự chủ tài chính trong các đơn vị y tế, tạo sự linh hoạt trong việc quản lý tài chính, tăng thu nhập nhân viên và cải thiện dịch vụ. Tuy nhiên, các bệnh viện công lập, như ở TP.HCM, đối mặt với nhiều thách thức, từ việc thu hút bệnh nhân đến việc quản lý tài chính trong môi trường kinh tế thị trường. Vấn đề tài chính, đặc biệt là việc thiếu kinh phí cho trang thiết bị và cơ sở vật chất, đang ảnh hưởng đến hoạt động của các bệnh viện. Cơ chế tự chủ tài chính yêu cầu sự thay đổi tổ chức và cải thiện công tác kế toán, nhưng hiện vẫn còn nhiều hạn chế: từ việc kiểm tra chứng từ, quản lý nguồn lực, đến việc cung cấp thông tin quản lý không đầy đủ và không chính xác. Cùng với sự phát triển của ngành y tế Việt Nam, mỗi bệnh viện công lập đều có tổ chức công tác kế toán riêng nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, mà các thông tin tài chính này do kế toán cung cấp. Tình hình thực tế đòi hỏi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phải hoàn thiện công tác kế toán trong tương lai gần. Sự thay đổi và ra đời của nhiều chính sách kinh tế và xã hội, đặc biệt là những chính sách có liên quan trực tiếp đến ngành y tế, đã có tác động mạnh mẽ đến cơ chế quản lý tài chính tại bệnh viện. Mục tiêu của cơ chế mới là đổi mới quản lý của các đơn vị, tự chịu trách nhiệm phát triển đơn vị và tạo nguồn thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức, đồng thời khuyến khích các đơn vị tăng tính tự chủ và giảm sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào cung cấp thông tin toàn diện và cụ thể về việc hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của đơn vị trong những năm tới, cả ở phương diện lý thuyết và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới ” làm đề tài nghiên cứu cho đề án tốt nghiệp của mình. 2. Cơ sở lý thuyết 207
  2. 2.1 Tổng quan nghiên cứu trước Nghiên cứu của Ehsan Rayegan và cộng sự (2012) đã nghiên cứu về kế toán công: Đánh giá về lý thuyết, mục tiêu và các tiêu chuẩn. Các tác giả này đã đưa ra sự tổng hợp các vấn đề trong thực hiện kế toán của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó bao gồm tổ chức công tác kế toán dựa trên hai nguyên t c là kế toán tiền mặt và kế toán dồn tích. Bài viết đề cập đến vai trò và trách nhiệm của Chính phủ đối với tổ chức công tác kế toán, chương trình đổi mới công tác quản lý tài chính công và các vấn đề liên quan đến ngân sách nhà nước. Đề xuất mở rộng thúc đẩy trách nhiệm trong việc giải trình thực hiện công tác kế toán liên quan đến nghĩa vụ kinh tế và chính trị cũng như trong nghiên cứu này. Nathan Carroll và Justin C. Lord (2016) đã về tầm quan trọng ngày càng tăng của kế toán chi phí cho các Bệnh viện. Trong nghiên cứu này, tác giả đề xuất áp dụng phương pháp kế toán chi phí ước tính cho các bệnh viện sau khi xem xét tài liệu về các chi phí tương đối lợi ích của các phương pháp kế toán khác nhau. Nghiên cứu gợi ý rằng các bệnh viện không sử dụng các hệ thống kế toán chi phí phức tạp do chi phí tổ chức cao mà lợi ích thấp. Tổ chức công tác kế toán khoa học được nhấn mạnh với vai trò cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác, tạo dựng bộ máy kế toán hiệu quả, và là cơ sở quan trọng để quản lý tài chính hiệu quả. Baoyan Liu (2021) đã nghiên cứu về hiệu quả hạch toán chi phí bệnh viện công trong thời kỳ mới bằng phương pháp định tính, tác giả đã phân tích vai trò của kế toán chi phí trong công tác quản lý bệnh viện, thảo luận về các vấn đề tồn tại và đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả công tác hạch toán chi phí bệnh viện, đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống quản trị bệnh viện và nâng cao năng lực quản lý. Tại Việt Nam trong những năm gầy đây thì có nghiên cứu của tác giả Đào Thị Hương Mai (2023), về hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Quận 7 TP.HCM. Dù đã có nhiều cố g ng trong quá trình nghiên cứu, nhưng do hạn chế về thời gian thực hiện nghiên cứu thực tế, tác giả chưa thể khai thác nhiều vấn đề khác xung quanh công tác kế toán và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tại bệnh viện Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, bảng câu hỏi khảo sát cũng chứa các câu hỏi chuyên sâu và hướng đến đối tượng không nằm trong lĩnh vực nên kết quả có thể gặp hạn chế nhất định với sự tham gia của 35 mẫu khảo sát. Nguyễn Phương Hồng Thủy (2023) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập trên địa bàn Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu có 70% sự thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi 6 nhân tố trong mô hình nghiên cứu, còn lại 30% là do các yếu tố khác chưa được xét đến. Do đó, cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong tương lai để xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập ở Quận 5. 2.2 Cơ sở lý thuyết về công tác kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập Các đơn vị HCSN chính là những đơn vị quản lý như y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin, khoa học công nghệ, kinh tế… hoạt động bằng nguồn kinh phí của nhà nước cấp hoặc từ các nguồn kinh phí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ phí, hoạt động kinh doanh hay viện trợ không hoàn lại. Do đó, để quản lý và chủ động trong các khoản chi tiêu của mình, hàng năm các đơn vị HCSN phải lập dự toán cho từng khoản chi tiêu này. Dựa vào bản dự toán, ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho các đơn vị. Chính vì vậy, kế toán không chỉ quan trọng đối với bản thân đơn vị mà còn quan trọng đối với ngân sách nhà nước. Trong quá trình hoạt động, các đơn vị này phải có trách nhiệm chấp hành quy định của Luật ngân sách nhà nước, các tiêu chuẩn định mức, các quy định về chế độ kế toán HCSN do Nhà nước ban hành. Cụ thể là đáp ứng yêu cầu về quản lý kinh tế – tài chính, tăng cường quản lý kiểm soát chi quỹ ngân sách nhà nước, quản lý tài sản công, nâng cao chất lượng công tác kế toán và hiệu quả quản lý trong các đơn vị HCSN. Vì thế, công tác kế toán trong đơn vị HCSN phải đảm bảo được tính thống nhất giữa kế toán và yêu cầu quản lý của nhà nước và đơn vị; Đảm bảo sự thống nhất về nội dung, phương pháp của kế toán với các chế độ kế toán hiện hành của Nhà 208
  3. nước; Đảm bảo sự phù hợp với đặc thù của đơn vị… Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ hạch toán kế toán trong một đơn vị sự nghiệp cần có một bộ máy kế toán hợp lý. Bộ máy này được xây dựng trên cơ sở định hình được khối lượng công tác kế toán và tổ chức hệ thống thông tin kế toán đạt chất lượng. Thông thường căn cứ vào quy mô, địa bàn hoạt động, cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bộ máy kế toán, các đơn vị HCSN có thể lựa chọn một trong ba mô hình sau: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung; Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán; Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Sau khi lựa chọn được mô hình phù hợp, các đơn vị HCSN tiến hành phân công công việc phù hợp với khả năng trình độ, năng lực của cán bộ… 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, công cụ thống kê mô tả, cụ thể: - Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin. Để thực hiện việc nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp: Phương pháp phỏng vấn và thu thập thông tin tài liệu là phương pháp cơ bản. Đối tượng phỏng vấn: Giám đốc, kế toán trưởng, các nhân viên phòng kế toán,... Qua đó, đối chiếu những thông tin đã thu thập, suy luận để phác họa tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. - Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh giữa lý luận và thực tiễn tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Tác giả chuẩn bị sẵn phiếu khảo sát với những nội dung đã được soạn thảo. Tác giả gửi phiếu khảo sát đến lãnh đạo, công chức liên quan đến công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ kế toán tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. - Thông tin thu thập được tác giả tiến hành tổng hợp các ý kiến trả lời của các đối tượng nghiên cứu bằng cách thống kê, mô tả. Các câu trả lời của các đối tượng tính phần trăm các câu trả lời với sự hỗ trợ của phần mềm Excel. - Nội dung chính của bảng khảo sát được đo lường bằng thang đo likert 5 cấp độ, cụ thể như sau: 1: Rất không tốt; 2: Không tốt; 3: Trung lập; 4: Tốt; 5: Rất tốt 4. Thực trạng công tác kế toán tại bệnh viện bệnh nhiệt đới, thành phố hồ chí minh 4.1 Thực trạng tổ chức chính sách kế toán Tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của nhà nước về chế độ kế toán của các đơn vị HCSN với việc tuân thủ Luật NSNN năm 2015 và Luật kế toán năm 2015 và thông tư 107/ TT- BTC về việc áp dụng kế toán HCSN trong các bệnh viện có hiệu lực từ 01/01/2018. Kì kế toán: năm (12 tháng) tính từ 01/01 đến hết ngày 31/12 dương lịch. Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ. Trích khấu hao TSCĐ: đường thẳng Hình thức sổ kế toán  Hiện tại bệnh viện áp dựng hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ”.  Chứng từ ghi sổ là chứng từ kế toán dùng để tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có cùng nội dung kinh tế.  Hình thức kế toán này sử dụng các loại sổ kế toán sau:  Chứng từ ghi sổ (Mẫu S02a -H)  Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Mầu S02b -H)  Sổ cái (Mẫu S02c -H)  Các sổ, thẻ kế toán chi tiết  Sổ theo dõi TSCĐ (Mẫu S26-H)  Sổ TSCĐ (Mẫu S24-H)  Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu C32-HD) . 209
  4. Bảng 1. Thực trạng tổ chức chính sách kế toán (n=40) Thông tin Đánh giá n % Rất không tốt 0 0% Không tốt 0 0% Chính sách kế toán luôn được hoàn thiện phù hợp với tình hình hoạt động tại bệnh viện Trung lập 3 8% Tốt 25 63% Rất tốt 12 30% Rất không tốt 0 0% Chế độ kế toán theo hướng dẫn hiện hành được Không tốt 0 0% hướng dẫn rõ ràng đầy đủ cả về cách hạch toán và Trung lập 2 5% mục lục ngân sách đáp ứng được nhu cầu ghi nhận và xử lý số liệu tại bệnh viện. Tốt 24 60% Rất tốt 14 35% Kết quả từ bảng 1 cho thấy đơn vị có chính sách kế toán luôn được hoàn thiện phù hợp với tình hình hoạt động tại bệnh viện với mức Tốt đạt 63% và chế độ kế toán theo hướng dẫn hiện hành được hướng dẫn rõ ràng đầy đủ cả về cách hạch toán và mục lục ngân sách đáp ứng được nhu cầu ghi nhận và xử lý số liệu tại bệnh viện với mức Tốt đạt 60%. Tổng kết mức độ ảnh hưởng của tổ chức chính sách kế toán đối với tổ chức bộ máy kế toán như sau: Rất không tốt 0% Không tốt 0% Thực trạng tổ chức chính sách kế toán Trung lập 6% Tốt 61% Rất tốt 33% 4.2 Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những nội dung quan trọng và quyết định sự thành công của tổ chức kế toán tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Hiện nay, mô hình tổ chức bộ máy kế toán Bệnh viện đang áp dụng theo mô hình tập trung. Nhân sự gồm có 34 người trong đó có 01 Trưởng phòng , 01 phó trưởng phòng kiêm kế toán trưởng, 31 nhân viên kế toán, 01 nhân viên thủ quỹ. Phòng tài chính kế toán là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Bệnh viện. Tham mưu cho Giám đốc Bệnh viện các phương hướng, biện pháp, quy chế tài chính, tổ chức thực hiện kế toán sao cho hiệu quả, tiết kiệm theo đúng quy chế và chế độ hiện hành. Lập và nộp đúng thời hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính, cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định hiện hành của Nhà nước phục vụ cho việc quản lý, điều hành của Giám đốc, của cấp trên. Thực hiện tự kiểm tra tài chính và công khai tài chính theo đúng quy định 210
  5. Bảng 2. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán (n=40) Thông tin Đánh giá n % Rất không tốt 0 0% Không tốt 0 0% Bệnh viện có xây dựng quy chế hoạt động cho bộ Trung lập 3 8% máy kế toán một cách rõ ràng và đạt hiệu quả Tốt 27 68% Rất tốt 10 25% Rất không tốt 0 0% Nhiệm vụ của nhân viên kế toán có được phân công Không tốt 4 10% rõ ràng có tuân theo nguyên t c bất kiệm nhiệm và Trung lập 5 13% nhân viên được tạo điều kiện để học tập và nâng cao trình độ Tốt 16 40% Rất tốt 15 38% Kết quả từ bảng 2 cho thấy đơn vị có xây dựng quy chế hoạt động cho bộ máy kế toán một cách rõ ràng với mức Tốt đạt 68% và nhiệm vụ của nhân viên kế toán có được phân công rõ ràng có tuân theo nguyên t c bất kiệm nhiệm và nhân viên có được tạo điều kiện để học tập và nâng cao trình độ với mức Tốt đạt 40%. Tổng kết mức độ ảnh hưởng của tổ chức chính sách kế toán đối với tổ chức bộ máy kế toán như sau: Rất không tốt 0% Không tốt 5% Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán Trung lập 10% Tốt 54% Rất tốt 31% 4.3 Thực trạng tổ chức thu thập thông tin kế toán Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, khi có các giao dịch kinh tế tài chính phát sinh, phòng kế toán cần kiểm tra điều kiện để hạch toán ban đầu đầy đủ ở tất cả các bộ phận, đây là bước khởi đầu của quy trình kế toán. Tùy thuộc vào loại giao dịch, loại giao dịch kinh tế phát sinh và số lượng giao dịch, kế toán sử dụng các chứng từ kế toán phù hợp. Kết quả quan sát cho thấy quá trình lập, phân loại, kiểm tra chứng từ tại bệnh viện đều đảm bảo tuân thủ quy trình luân chuyển chứng từ qua 4 bước theo sơ đồ 1 dưới đây: Sơ đồ 1. Qui trình luân chuyển chứng từ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới 211
  6. Bảng 3. Thực trạng tổ chức thu thập thông tin kế toán (n=40) Thông tin Đánh giá n % Rất không tốt 0 0% Tổ chức thu thập thông tin kế toán thông qua hệ Không tốt 1 3% thống chứng từ kế toán có ý nghĩa quyết định đối với Trung lập 3 8% tính trung thực, khách quan của số liệu kế toán và báo cáo kế toán. Tốt 20 50% Rất tốt 16 40% Rất không tốt 0 0% Không tốt 5 13% Trình tự thu thập thông tin tuân thủ vào quy trình luân chuyển chứng từ đảm bảo thông tin thu thập phù Trung lập 6 15% hợp đúng yêu cầu. Tốt 9 23% Rất tốt 20 50% Kết quả từ bảng 3 cho thấy đơn vị có tổ chức thu thập thông tin kế toán thông qua hệ thống chứng từ kế toán có ý nghĩa quyết định đối với tính trung thực, khách quan của số liệu kế toán và báo cáo kế toán với mức Tốt đạt 50% và trình tự thu thập thông tin tuân thủ vào quy trình luân chuyển chứng từ đảm bảo thông tin thu thập phù hợp đúng yêu cầu với mức Rất tốt đạt 50%. Tổng kết mức độ ảnh hưởng của tổ chức thu thập thông tin kế toán như sau: Rất không tốt 0% Không tốt 8% Thực trạng tổ chức thu thập thông Trung lập 11% tin kế toán Tốt 36% Rất tốt 45% 4.4 Thực trạng tổ chức phân tích thông tin kế toán Hệ thống sổ kế toán tại Bệnh viện bao gồm các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, hàng kỳ được tạo ra từ chương trình phần mềm FPT. Riêng phần báo cáo tài chính cung cấp cho Sở y tế sẽ được kế toán tổng hợp sử dụng phần mềm MISA. Hệ thống sổ hiện tại tại đơn vị được thiết kế theo hình thức chứng từ ghi sổ, bao gồm chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ quỹ tiền mặt, sổ tài sản cố định, sổ chi tiết các tài khoản, sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí, sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí, sổ tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc. Tuy nhiên, hiện tại đơn vị không in sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mà chỉ lưu chứng từ theo thời gian dưới hình thức từng tệp, trong đó bao gồm các chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ đi kèm. Hằng ngày, dựa vào nội dung kinh tế được định khoản trên các chứng từ, sau khi kiểm tra và ký duyệt, thông tin kế toán được nhập vào máy theo các thông tin đã được thiết lập sẵn trong phần mềm kế toán (ví dụ: Tài khoản ghi Nợ 66121; Tài khoản ghi Có 1111, 312, 112, 4312…; Mục lục ngân sách, mục, tiểu mục; Mã chương trình; Mã đối tượng…). Dữ liệu sẽ tự động chuyển đến các sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp có liên quan. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập các báo cáo tài chính theo quy định. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động, luôn đảm bảo chính xác và trung thực theo đúng các thông tin đã được nhập trong kỳ. Bệnh viện thực hiện ghi sổ trên máy vi tính, nên tại bộ phận trực tiếp ghi sổ, tất cả các sổ kế toán được lưu trữ trên máy vi tính và chịu trách nhiệm chính bởi người trực tiếp ghi sổ. Kết thúc 212
  7. một niên độ kế toán, sổ kế toán được in ra, s p xếp và bảo quản tại bộ phận lưu trữ cùng với chứng từ kế toán. Bảng 4. Thực trạng tổ chức phân tích thông tin kế toán (n=40) Thông tin Đánh giá n % Rất không tốt 1 3% Không tốt 0 0% Việc phân tích thông tin kế toán đáp ứng các yêu cầu của riêng của các đối tượng sử dụng Trung lập 7 18% thông tin kế toán. Tốt 22 55% Rất tốt 10 25% Rất không tốt 0 0% Không tốt 2 5% Dữ liệu sau khi được phân tích có thể sử dụng để lãnh đạo đưa ra các quyết định cho hoạt Trung lập 6 15% động bệnh viện một cách hiệu quả Tốt 24 60% Rất tốt 8 20% Kết quả từ bảng 4 cho thấy đơn vị phân tích thông tin kế toán đáp ứng các yêu cầu của riêng của các đối tượng sử dụng thông tin kế toán với mức Tốt đạt 55% và dữ liệu sau khi được phân tích có thể sử dụng để lãnh đạo đưa ra các quyết định cho hoạt động bệnh viện một cách hiệu quả với mức Tốt đạt 60%. Tổng kết mức độ ảnh hưởng của tổ chức phân tích thông tin kế toán như sau: Rất không tốt 1% Không tốt 3% Thực trạng tổ chức thu thập thông Trung lập 16% tin kế toán Tốt 58% Rất tốt 23% 4.5 Thực trạng tổ chức cung cấp thông tin kế toán Mục tiêu chính của kế toán là cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho các bên sử dụng. Bệnh viện cần nộp báo cáo tổng hợp hàng năm cho cơ quan chủ quản là Bộ Y tế trong tháng 12 hàng năm, tuy nhiên thường nộp báo cáo muộn hơn so với thời gian quy định. Bệnh viện cần nộp báo cáo để cho cơ quan chủ quản thực hiện kiểm tra, xét duyệt các báo cáo quyết toán. Kho bạc Nhà nước nơi mà các Bệnh viện này giao dịch thực hiện phối hợp kiểm tra, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, chi NSNN và các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị. Theo quy định, Giám đốc Bệnh viện chịu trách nhiệm cá nhân trước cơ quan chủ quản về quản lý tài chính trong đơn vị, bao gồm các nguồn thu cũng như các khoản chi của Bệnh viện. Phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán tại Bệnh viện, bao gồm việc lập và thực hiện dự toán thu - chi ngân sách, cấp phát và quản lý tài sản vật thể, tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ kế toán, báo cáo quyết toán và kiểm kê tài sản cũng như phân tích hoạt động kinh tế tài chính của Bệnh viện. Hệ thống báo cáo kế toán tại đơn vị hiện nay bao gồm: Bảng 5. Danh mục một số báo cáo kế toán đang sử dụng tại bệnh viện Loại Tên B01/BCQT Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động 213
  8. B03/BCQT Thuyết minh báo cáo quyết toán Phụ biểu F01-011/BCQT Báo cáo chi tiết chi từ nguồn NSNN và nguồn phí được khấu trừ để lại B01/BCTC Báo cáo tình hình tài chính B02/BCTC Báo cáo kết quả hoạt động B03a/BCTC Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Theo phương pháp trực tiếp) B03b/BCTC Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Theo phương pháp gián tiếp) B04/BCTC Thuyết minh báo cáo tài chính B05/BCTC Báo cáo tài chính (mẫu đơn giản) B01/BSTT Báo cáo bổ sung thông tin tài chính S05-H Bảng cân đối số phát sinh Bảng 6. Thực trạng tổ chức cung cấp thông tin kế toán(n=40) Thông tin Đánh giá n % Rất không tốt 0 0% Không tốt 0 0% Công tác kế toán có cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho các bên sử dụng đảm bảo tính trung Trung lập 2 5% thực khách quan nội dung hơn hình thức. Tốt 12 30% Rất tốt 26 65% Rất không tốt 0 0% Báo cáo được gửi cho cơ quan cấp trên có được Không tốt 0 0% tuân theo đúng quy định về thời gian và phản ánh Trung lập 6 15% đầy đủ thông tin về tình hình tài chính của bệnh viện Tốt 27 68% Rất tốt 7 18% Kết quả từ bảng 6 cho thấy công tác kế toán có cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho các bên sử dụng đảm bảo tính trung thực khách quan nội dung hơn hình thức. với mức Rất tốt đạt 65% và báo cáo được gửi cho cơ quan cấp trên có được tuân theo đúng quy định về thời gian và phản ánh đầy đủ thông tin về tình hình tài chính của bệnh viện với mức Tốt đạt 68%. Tổng kết mức độ ảnh hưởng của tổ chức cung cấp thông tin kế toán như sau: Rất không tốt 0% Không tốt 0% Thực trạng tổ chức cung cấp thông Trung lập 10% tin kế toán Tốt 49% Rất tốt 41% 4.6 Thực trạng tổ chức công tác kiểm tra kế toán Hiện tại, Bệnh viện thực hiện hai loại kiểm tra kế toán: kiểm tra nội bộ và kiểm tra từ các cơ quan có thẩm quyền như Sở Y Tế, KBNN, Thanh tra... Tuy nhiên, kiểm tra nội bộ chưa có sự tổ chức đầy đủ khi việc này thường do Kế toán trưởng và các kế toán viên thực hiện. Công việc này thường tập trung vào việc kiểm tra ghi chép trên các chứng từ và sổ sách kế toán, đảm bảo tính chính xác của dữ liệu kế toán và báo cáo tài chính, cũng như đánh giá hiệu quả của tổ chức kế toán trong liên kết với các phòng ban khác trong đơn vị. Ngoài ra, kiểm tra từ các cơ quan có thẩm quyền như Sở Y Tế, cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tuân thủ các quy định pháp 214
  9. luật về tài chính và kế toán tại Bệnh viện. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc đảm bảo việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đúng cách. Bảng 7. Thực trạng tổ chức công tác kiểm tra kế toán (n=40) Thông tin Đánh giá n % Rất không tốt 0 0% Không tốt 0 0% Công tác kiểm tra kế toán được thực hiện một cách thường xuyên có hệ thống mang lại hiệu quả giúp Trung lập 7 18% cải thiện nhiều trong công tác kế toán tại bệnh viện Tốt 27 68% Rất tốt 6 15% Rất không tốt 0 0% Không tốt 0 0% Hàng năm cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản có tiến hành kiểm tra việc thực hiện kế toán của bệnh Trung lập 4 10% viện Tốt 22 55% Rất tốt 14 35% Kết quả từ bảng 7 cho thấy công tác kiểm tra kế toán được thực hiện một cách thường xuyên có hệ thống mang lại hiệu quả giúp cải thiện nhiều trong công tác kế toán tại bệnh viện với mức Tốt đạt 68% và hàng năm cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản có tiến hành kiểm tra việc thực hiện kế toán của bệnh viện với mức Tốt đạt 55%. Tổng kết mức độ ảnh hưởng của tổ chức cung cấp thông tin kế toán như sau: Rất không tốt 0% Không tốt 0% Thực trạng tổ chức công tác kiểm tra Trung lập 14% kế toán Tốt 61% Rất tốt 25% 5. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại bệnh viện bệnh nhiệt đới, thành phố Hồ Chí Minh Qua những thực trạng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã nêu trên, dựa vào cơ sở đối chiếu giữa thực tế và lý thuyết, tác giả có những ý kiến đề xuất hoàn thiện sau: Hoàn thiện tổ chức chính sách kế toán Tùy chỉnh chính sách kế toán để phản ánh đúng bản chất của hoạt động y tế, bao gồm cả việc quản lý thu chi từ các nguồn tài chính khác nhau như ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế, và các nguồn tài trợ từ các tổ chức hay cá nhân. Cập nhật các chính sách kế toán, đảm bảo rằng chính sách kế toán phản ánh đầy đủ các quy định pháp luật trong ngành y tế và đáp ứng các yêu cầu của bệnh viện. Xây dựng cơ chế kiểm soát nội bộ mạnh mẽ để ngăn chặn gian lận, lạm dụng hay sai phạm trong quá trình kế toán. Điều này bao gồm việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán Cần tập trung vào việc đào tạo và nâng cao kiến thức cơ bản về y học và lý thuyết kế toán trên máy vi tính. Việc chỉ hướng dẫn sử dụng phần mềm có thể khiến kế toán viên chỉ biết thực hiện các thao tác cụ thể mà không hiểu sâu về ý nghĩa thực sự của dữ liệu trên báo cáo. Bộ máy kế toán cần được tổ chức một cách hợp lý để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của 215
  10. công việc kế toán tài chính. Cần phân công nhiệm vụ một cách hợp lý trong từng bộ phận kế toán để thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin hỗ trợ cho ban lãnh đạo Bệnh viện. Hằng năm, cần s p xếp thời gian cho nhân viên kế toán tham gia các khóa học ng n hạn để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý tài chính. Việc luân chuyển vị trí làm việc của các cán bộ kế toán thường xuyên giúp họ hiểu rõ hơn về các công việc trong Bệnh viện. Ngoài ra, cần tổ chức đào tạo sâu hơn về việc sử dụng phần mềm kế toán với tất cả các tính năng, đảm bảo rằng các kế toán viên có thể tự tin và chủ động khi có sự thay đổi vị trí làm việc. Hoàn thiện tổ chức thu thập thông tin kế toán Bệnh viện sẽ dựa vào quy mô và tính chất hoạt động của mình để xác định các chứng từ cần thiết, dựa trên hệ thống chứng từ b t buộc và hướng dẫn của Nhà nước. Quá trình này giúp kế toán xác định loại chứng từ mà đơn vị cần sử dụng và cung cấp hướng dẫn về cách lập (hoặc tiếp nhận), kiểm tra và luân chuyển chúng cho cá nhân và bộ phận liên quan. Mẫu chứng từ in sẵn cần được bảo quản cẩn thận để tránh hư hỏng hoặc mất mát như biên lai thu tiền và giấy tờ có giá trị tài chính khác. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở những bộ phận có liên quan, bệnh viện cần có những qui định về cách kiểm tra nhập chứng từ theo khuôn mẫu và trình tự thanh toán cho các nhân viên có liên quan ghi nhận đầy đủ và chịu trách nhiệm khi đã được hướng dẫn Hoàn thiện tổ chức phân tích thông tin kế toán Phòng Tài chính có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện các quy trình thanh toán, thực hiện chúng một cách nghiêm túc và minh bạch. Họ cung cấp hướng dẫn chi tiết cho thư ký và lãnh đạo các Khoa, Phòng, Đơn vị để đảm bảo việc hiểu rõ và thực hiện đúng quy trình, bao gồm cả việc cung cấp đầy đủ chứng từ, hoá đơn và xác nhận chữ ký của người lập và lãnh đạo đơn vị. Tổ chức lập và chuyển giao chứng từ kế toán cho từng bộ phận chức năng và nhân viên liên quan để kiểm tra, ghi chép thông tin hạch toán, thống kê, và xác nhận trách nhiệm của mình theo phân công cụ thể. Trình tự luân chuyển tùy thuộc vào loại chứng từ, nhưng việc này phải được thực hiện nhanh chóng và không gây cản trở cho công tác kế toán. Ngoài ra, không được phép áp dụng nhiều lần việc kiểm tra cho cùng một bộ chứng từ hoặc các bộ chứng từ tương tự, làm chậm quá trình thanh toán và có thể gây tăng chi phí không mong muốn. Hoàn thiện tổ chức cung cấp thông tin kế toán Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán sử dụng trong đơn vị đã được thiết kế dựa trên chương trình phần mềm để tuân thủ các quy định trong chế độ kế toán đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của thông tin, cần tiến hành nâng cao chất lượng của báo cáo tài chính. Việc đầu tư thời gian vào việc lập báo cáo là cần thiết, cần hiểu rõ về cách thức xây dựng các chỉ tiêu trên báo cáo và ý nghĩa của từng chỉ tiêu để hoàn thiện hệ thống báo cáo. Điều quan trọng là đơn vị cần tổ chức việc lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính theo đúng quy định để phản ánh chính xác tình hình tài chính của mình. Cần thiết lập, đặt hàng thêm phần quản lý, theo dõi cam kết chi để đối chiều kịp thời trên Kho Bạc. Hiện tại phần này còn theo dõi bằng tay rất bất tiện cho phần hành trong việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo, đơn vị chủ quản. Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm tra kế toán Kiểm tra kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự gọn gàng và tuân thủ chính xác các chế độ tài chính, cũng như ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong quản lý tài chính. Để thực sự hiệu quả, công tác kiểm tra kế toán cần được liên tục hoàn thiện từng bước. Để công tác kiểm tra kế toán phát huy tác dụng tốt nhất, cần điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc thù tổ chức của Bệnh viện và bộ phận kế toán, từ đó tạo ra một hệ thống kiểm tra hoạt động đều đặn, có hiệu quả và thúc đẩy tính dân chủ của cán bộ và nhân viên trong Bệnh viện. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ Ban lãnh đạo Bệnh viện cùng với Kế toán trưởng và 216
  11. nhân viên kế toán cần nâng cao ý thức về việc tự kiểm tra và chịu trách nhiệm trước Nhà nước và luật pháp trong quá trình kiểm tra. Cần thiết lập một bộ phận kiểm tra chuyên biệt để tránh xảy ra các xung đột nội bộ và đồng thời đảm bảo hiệu quả của công tác kiểm tra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2015. Luật số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc hội, Luật Kế toán, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; 3. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh(2012),Giáo trình tổ chức công tác kế toán, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; 4. Học viện Tài chính (2011),Giáo trình tổ chức công tác kế toán , Nhà xuất bản Tài chính. 5. Huy, P. Q. (2014). Hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi ngân sách nhà nước tại Việt Nam (Doctoral dissertation, Đại học Kinh tế TP. HCM). 6. Linh, Đ.P. (2020). Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán của tổ chức công đoàn tỉnh Trà Vinh (Master dissertation, Trường Đại học Trà Vinh). 7. Lượm, L.V. (2019). Hoàn thiện công tác kế toán tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh (Master dissertation, Trường Đại học Trà Vinh). 8. Mai, Đ.T.H. (2023). Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh Viện Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh (Master dissertation, Trường Đại học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh). 9. Tâm, N.T.Đ. (2020). Hoàn thiện công tác kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Cà Mau ( Master dissertation, Trường Đại học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh). 10. Thủy, N.P.H. (2023). ). Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập trên địa bàn Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh ( Master dissertation, Trường Đại học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh; 11. Carroll, N., & Lord, J. C. (2016). The growing importance of cost accounting for hospitals. Journal of health care finance, 43(2), 172. 12. Eldenburg, L. G., Krishnan, H. A., & Krishnan, R. (2017). Management accounting and control in the hospital industry: A review. Journal of Governmental & Nonprofit Accounting, 6(1), 52-91. 13. Emami, M., Nazari, K., Rayegan, E., & Parvizi, M. (2012). Government Accounting: An Assessment of Theory, Purposes and Standards. Interdisciplinary Journal of Contemporary Business Research, 3(9). 14. Ineizeh, N., Hussein, O., Alshehadeh, A., & Yamin, I. (2023). The role of the application of an accounting system in raising the efficiency of the supply chain in Jordanian hospitals. Uncertain Supply Chain Management, 11(2), 403-410. 15. Liu, B. (2021). Research on the effectiveness of public hospital cost accounting in the new period. Academic Journal of Humanities & Social Sciences, 4(4), 37-40. 217
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2