QUẢN LÝ - KINH TẾ<br />
<br />
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁNTẠI CÁC ĐƠN<br />
VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ HỒ<br />
CHÍ MINH TRONG ĐIỀU KIỆN HƯỚNG TỚI ĐƯỢC GIAO<br />
QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH<br />
IMPROVING THE ORGANIZATION OF ACCOUNTING WORK IN PUBLIC NON-<br />
BUSINESS UNITS IN THE HO CHI MINH CITY IN THE CONTEXT OF BEING<br />
ASSIGNED FINANCIAL AUTONOMY<br />
<br />
Ngô Thị Mỹ Thúy<br />
Nguyễn Thị Định<br />
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 28/11/2018<br />
Ngày phản biện đánh giá: 18/12/2018<br />
Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/12/2018<br />
<br />
<br />
Tóm tắt: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập là xác định<br />
những công việc, những nội dung mà kế toán phải thực hiện hay phải tham mưu cho các<br />
bộ phận, phòng ban khác thực hiện nhằm hình thành một hệ thống kế toán đáp ứng được<br />
các yêu cầu của đơn vị. Tổ chức công tác kế toán thực chất cũng là tổ chức quản lý trong<br />
đơn vị nhưng nó là sự kết hợp uyển chuyển giữa tính bắt buộc của pháp luật và sự vận<br />
dụng phù hợp của từng đơn vị. Mọi hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được quản lý<br />
và kiểm soát chặt chẽ, chi phí thấp tương ứng với hiệu quả mang lại, cung cấp thông tin<br />
kế toán hữu ích cho các đối tượng sử dụng, tất cả được thể hiện trong việc tổ chức công<br />
tác kế toán của đơn vị<br />
Việc tổ chức tốt công tác kế toán sẽ cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ<br />
không chỉ giúp cho việc lập báo cáo quyết toán và điều hành hoạt động của từng đơn vị<br />
mà còn có tác dụng kiểm soát nhiều mặt hoạt động, tăng cường việc giám sát thu, chi một<br />
cách chặt chẽ, không thất thoát, lãng phí góp phần ổn định tình hình tài chính của đơn vị.<br />
Do đó, việc tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế<br />
toán và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến chất lượng quản lý tài chính, từ đó đề xuất các<br />
giải pháp phù hợp là mục tiêu mà tác giả cần đề cập trong bài viết này.<br />
Từ khóa: Kế Toán Hcsn, Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính, Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập...<br />
Summary: Organization of accounting work in public non-business units is to identify<br />
the tasks and contents that the accountant must perform or advise other departments<br />
to implement a system. Accountants meet the requirements of the unit. Organization<br />
of accounting work is also a management organization in the unit but it is a flexible<br />
combination between the compulsion of law and the appropriate application of each unit.<br />
All economic and financial activities of the unit are managed and controlled closely and at<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC 49<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
low cost corresponding to the efficiency, providing accounting information useful for the<br />
users, all can be present in the organization of accounting work of the unit.<br />
The well-organized accounting work will provide timely, accurate and complete<br />
information not only for the preparation of balance sheet reports and the operation of each<br />
unit but also the control of many activities. To increase the supervision of revenues and<br />
expenditures in a strict manner, without losses or waste, contributing to stabilizing the<br />
financial situation of the units. Therefore, the understanding of the real situation and the<br />
causes that affect the organization of accounting work and the assessment of the impact<br />
on the quality of financial management, suggesting suitable solutions is the objective of<br />
author.<br />
Keyword: Accounting In Public Non-Business Units, The Structure Of Financial<br />
Autonomy, Public Non-Business Units..<br />
1. Tổng quan nghiên cứu<br />
1.1 Nghiên cứu nước ngoài<br />
Trên thế giới có các công trình nghiên cứu của các chuyên gia về kế toán lĩnh vực công như:<br />
GS.TS. Jess W.Hughes - Trường đại học Old Dominition, Paul sutcliffe - Chuyên gia tư vấn cao<br />
cấp thuộc liên đoàn kế toán quốc tế, Gillian Fawcett – Giám đốc lĩnh vực công ACCA toàn cầu,<br />
Reza Ali – Giám đốc phát triển kinh doanh ACCA khu vực Asean và Úc... trong các công trình<br />
nghiên cứu về thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế, tình hình xây dựng và áp<br />
dụng trong các quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới như Anh, Ấn Độ, Úc, Mỹ... dựa<br />
trên 2 cơ sở kế toán là cơ sở kế toán dồn tích và cơ sở kế toán tiền mặt được giới thiệu trong hội<br />
thảo về thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế của các nước trên thế giới do ngân<br />
hàng thế giới phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức tại Việt Nam từ ngày 17/4/2007 đến 24/4/2007.<br />
Các công trình nghiên cứu này có điểm chung là nghiên cứu các mô hình áp dụng và xây dựng<br />
chuẩn mực kế toán lĩnh vực công, trên cơ sở đó đã làm rõ nội dung tổ chức công tác kế toán từ<br />
khâu chứng từ cho đến lập các BCTC trên cơ sở dồn tích và cơ sở kế toán tiền mặt cũng như<br />
tác dụng của mô hình này trong việc công khai và minh bạch hệ thống tài chính của Chính phủ,<br />
đặc biệt các nghiên cứu này cũng chỉ ra các ích lợi từ việc vận dụng chuẩn mực kế toán công<br />
quốc tế và cơ sở kế toán dồn tích.<br />
Nghiên cứu của các tác giả Nur Barizah Abu Bakar với tiêu đề “Public Sector Accounting<br />
Research in Malaysia: Identifying Gaps and Opportunities” (tạm dịch là: Nghiên cứu kế toán<br />
công ở Malaysia: Xác định khoảng trống và cơ hội) đã được tiến hành để xác định khoảng trống<br />
tồn tại trong nghiên cứu kế toán công ở Malaysia. Tác giả này cho rằng các nghiên cứu về kế<br />
toán trong lĩnh vực công mặc dù mang ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các quốc gia nhưng hầu<br />
như nó chỉ được thực hiện chủ yếu ở các nước có nền kinh tế phát triển cao như Anh, Mỹ, Úc và<br />
các nước Châu Âu. Những nghiên cứu về các quốc gia khác trên thế giới chỉ đại diện cho một<br />
tỷ lệ nhỏ các nghiên cứu về kế toán trong lĩnh vực công đã tổng hợp và giúp đưa ra định hướng<br />
để xác định việc nghiên cứu về kế toán công trong bối cảnh các nước đang phát triển.<br />
Một nghiên cứu khác trong lĩnh vực tổ chức công tác kế toán công là nghiên cứu của Lasse<br />
Oulasvirta, trường đại học Tampere ở Phần Lan với tiêu đề “The ruluctance of a developed<br />
country to choose International Puplic Sector Accounting Standards of the IFAC. A critical case<br />
<br />
50 TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
study” (tạm dịch là: Sự thờ ơ của các nước phát triển trong việc lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn kế<br />
toán công quốc tế của Liên đoàn kế toán Quốc tế - Nghiên cứu trường hợp điều chỉnh). Trong<br />
nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân một nước phát triển điển hình như Phần<br />
Lan từ chối áp dụng tiêu chuẩn kế toán công quốc tế trong hoạt động tổ chức công tác kế toán<br />
của mình. Bài viết cũng đề cập đến tình hình áp dụng tiêu chuẩn kế toán công quốc tế trong hoạt<br />
động tổ chức công tác kế toán ở các nước Châu Âu và đặc biệt ở khu vực Bắc Âu. Qua nghiên<br />
cứu này, vấn đề được đặt ra đối với công tác tổ chức kế toán công là ứng dụng một cách linh<br />
hoạt, hợp lý các tiêu chuẩn kế toán công quốc tế đối với từng quốc gia.<br />
Nghiên cứu về kế toán công của bốn tác giả Ehsan Rayegan, Mehdi Parveizi, Kamran Nazari<br />
và Mostafa Emami với tiêu đề: “Kế toán công: Đánh giá về lý thuyết, mục tiêu và các tiêu chuẩn”<br />
(“Government accounting: An Assessment of Theory, Purposes and Standards”) đã đưa ra sự<br />
tổng hợp các vấn đề trong thực hiện kế toán của các đơn vị công lập, trong đó bao gồm công tác<br />
tổ chức kế toán dựa trên hai nguyên tắc là kế toán tiền mặt và kế toán dồn tích. Bài viết cũng đề<br />
cập đến vai trò, trách nhiệm của Chính phủ đối với công tác kế toán; chương trình đổi mới công<br />
tác quản lý tài chính công và các vấn đề liên quan đến NSNN. Đề xuất một số nguyên tắc kế toán<br />
mở rộng để thúc đẩy trách nhiệm trong việc giải trình thực hiện công tác kế toán liên quan đến<br />
nghĩa vụ kinh tế và chính trị cũng được đưa ra trong nghiên cứu này<br />
Những vấn đề nghiên cứu thường xoay quanh hiệu quả thực hiện các nguyên tắc kế toán,<br />
việc áp dụng CMKT trong thực hiện công tác kế toán hay nêu ra khung lý thuyết trong tổ chức<br />
công tác kế toán,... Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này được thực hiện ở những nước có nền<br />
kinh tế phát triển cao và là nghiên cứu chung về lĩnh vực kế toán công. Chính vì vậy, khoảng<br />
trống nghiên cứu cho các trường hợp cụ thể và vận dụng các nguyên tắc trong tổ chức công tác<br />
kế toán là rất lớn, đặc biệt ở những nước đang phát triển và cũng chưa nghiên cứu cụ thể cho tổ<br />
chức công tác kế toán trong điều kiện hướng tới tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp<br />
1.2. Nghiên cứu trong nước<br />
Nghiên cứu của Vũ Xuân Thủy (2010), cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại Học và Thương<br />
Mại, nội dung nghiên cứu tập trung phân tích và đánh giá thực trạng việc vận dụng cơ chế tài<br />
chính tại đơn vị<br />
Nghiên cứu của Ngô Thị Mỹ Thúy (2011), hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại<br />
học Lao động xã hội – CSII TPHCM, nội dung nghiên cứu góp phần hoàn thiện Cơ chế tự chủ<br />
tài chính tại trường Đại học Lao Động Xã Hội – Cơ sở II Thành Phố Hồ Chí Minh nhằm hướng<br />
tới mục tiêu tự chủ tài chính một cách hiệu quả nhất và nâng cao chất lượng đào tạo trong giai<br />
đoạn mới phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước<br />
Nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính, tăng cường quản lý kiểm soát chi<br />
quỹ Ngân sách Nhà nước, quản lý tài sản công, nâng cao chất lượng công tác kế toán và hiệu<br />
quả quản lý các đơn vị hành chính sự nghiệp theo nghiên cứu của Phạm Thị Hòa (2011): “Hoàn<br />
thiện tổ chức công tác kế toán tại trường Tiểu học Trần Phú”,<br />
Nghiên cứucủa Hoàng Lê Uyên Thảo (2012): “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường<br />
Cao đẳng công nghệ kinh tế và thủy lợi miền Trung”. Tác giả đã nêu được cơ sở lý thuyết cơ bản<br />
về tổ chức công tác kế toán và đưa ra được một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức<br />
công tác kế toán tại đơn vị, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của Trường<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC 51<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
Cao đẳng công nghệ và thủy lợi miền Trung.<br />
Đặng Quỳnh Trinh (2016): “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại Trường<br />
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh”,…<br />
Và một số nghiên cứu khác ...<br />
Những nghiên cứu này đã nhận thức rõ tầm quan trọng của kế toán hành chính sự nghiệp<br />
trong các đơn vị hành chính sự nghiệp hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước, tuy nhiên<br />
những nghiên cứu này chưa đề cập đến việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cho các đơn<br />
vị sự nghiệp công lập trong điều kiện hướng tới tự chủ tài chính.<br />
2. Tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiêp công lập hiện nay<br />
Thực hiện chủ trương đổi mới và nâng cao hướng hoạt động, các đơn vị SNCL đã chủ động<br />
cơ cấu lại bộ máy tổ chức, tăng cường công tác quản lý trong đó chú trọng đến việc hoàn thiện<br />
tổ chức công tác kế toán.<br />
Thực tế cho thấy, công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị SNCL mặc dù đang từng bước hoàn<br />
thiện theo tinh thần thông tư 107/2017/TT-BTC nhưng vẫn còn nhiều bất cập, còn bị động khi<br />
chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính, chưa xây dựng được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp<br />
để đáp ứng yêu cầu thực tiễn ... Do đó thông tin do kế toán mang lại chủ yếu chỉ mang tính chất<br />
báo cáo hành chính, ít có tác dụng thiết thực trong việc phân tích tình hình tài chính của đơn vị,<br />
tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí của Nhà nước. Với yêu cầu vừa phát triển qui mô, vừa<br />
đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động, vừa phải huy động và sử dụng một cách có hiệu quả các<br />
nguồn lực từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp, đòi hỏi tổ chức công tác kế toán<br />
của các đơn vị SNCL phải khoa học và phù hợp với thực tiễn hoạt động của đơn vị.<br />
Qua khảo sát thực trạng các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn TPHCM, tác giả rút ra<br />
một số nhận xét sau:<br />
2.1 Những mặt được<br />
* Về cơ chế quản lý tài chính: Việc sử dụng NSNN và các nguồn thu sự nghiệp đơn vị đã<br />
chủ động hơn trong việc phân bổ tài chính cho các hoạt động của đơn vị, khai thác các nguồn<br />
thu sự nghiệp, mở rộng các hoạt động liên kết; bố trí hợp lý các khoản chi trong dự toán ngân<br />
sách được giao đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả nhằm tăng thu - tiết kiệm chi, nâng cao đời sống<br />
vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Các đơn vị đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ<br />
nhằm quản lý các nguồn thu – chi khoa học, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với tình hình thực<br />
tế của đơn vị.<br />
* Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán: Các đơn vị đã thực hiện tương đối tốt. Từ khâu lập<br />
chứng từ, luân chuyển chứng từ, ghi sổ, bảo quản và lưu trữ chứng từ đều thực hiện khoa học,<br />
dễ kiểm tra, dễ tìm kiếm. Chứng từ kế toán được sử dụng đúng mẫu theo quy định. Việc thực<br />
hiện ghi chép rõ ràng dễ hiểu. Kế toán đơn vị đã biết tận dụng lợi thế của bảng tổng hợp chứng<br />
từ gốc cùng loại để lập chứng từ ghi sổ, việc làm này đã làm cho việc ghi chép tổng hợp giảm<br />
đáng kể.<br />
* Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán của Nhà trường dựa trên<br />
<br />
52 TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
hệ thống tài khoản thống nhất do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC<br />
ngày 30/03/2006 và có bổ sung, chỉnh sửa một số tài khoản theo Thông tư số 185/2010/TT-BTC<br />
ngày 15/10/2010 của Bộ Tài chính. Để phục vụ cho công tác hạch toán, theo dõi các nội dung<br />
một cách chi tiết, chính xác nhà trường đã mở thêm các tài khoản phục vụ cho yêu cầu quản lý<br />
của đơn vị.<br />
* Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Các đơn vị đã áp dụng phần mềm kế toán, phần mềm được<br />
thiết kế theo các hình thức kế toán, các loại sổ kế toán tổng hợp và chi tiết được cập nhật và<br />
bám sát chế độ kế toán hiện hành và cósự thống nhất trong toàn đơn vị, đồng thời phần mềm<br />
kế toán được phân quyền cho từng thành viên kế toán khi sử dụng. Do đó, tiết kiệm được thời<br />
gian, giảm khối lượng công việc cho nhân viên kế toán, giúp việc lập các sổ sách kế toán, các<br />
báo cáo kế toán được nhanh chóng.<br />
* Tổ chức hệ thống báo cáo tài kế toán: Do các đơn vị sử dụng phần mềm kế toán, nên các<br />
báo cáo được lập đầy đủ, đúng quy định biểu mẫu báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán Ngân<br />
sách Nhà nước theo quy định, phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành. Các thông tin được<br />
báo cáo thống nhất, do đó đảm bảo cho việc quản lý, điều hành.<br />
2.2 Những nhược điểm<br />
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên tổ chức công tác kế toán tại các ddow vị sự nghiệp<br />
công lập còn gặp phải những hạn chế sau:<br />
Về vận dụng và sử dụng chứng từ kế toán: Do hạn chế về khả năng nghiệp vụ chuyên môn<br />
của kế toán viên nên đơn vị chưa sử dụng đầy đủ chứng từ kế toán để phản ánh nghiệp vụ kinh<br />
tế phát sinh theo đặc điểm, nội dung. Công tác ghi chép lập chứng từ còn thiếu sót.<br />
Việc vận dụng hệ thống số kế toán: Sổ kế toán được in ra từ phần mềm kế toán tuy nhiên do<br />
đặc thù của đơn vị nên cần một số sổ để theo dõi chi tiết các hoạt động của đơn vị<br />
Công tác lập, phân tích báo cáo tài chính, quyết toán: Thời gian lập báo cáo tài chính còn<br />
chậm, không khoá được số liệu của những năm trước vì phần mềm không có chức năng này.<br />
Việc phân tích báo cáo tài chính và công khai tài chính chưa thực sự chú trọng nên thông tin<br />
cung cấp cho việc quản lý điều hành chưa kịp thời, chính xác.<br />
Về tổ chức bộ máy kế toán: Đội ngũ cán bộ kế toán còn ít, kế toán viên phải kiêm nhiệm<br />
nhiều phần việc kế toán nên vẫn còn nhiều sai sót, công tác kế toán còn kiêm nhiệm, nhân viên<br />
kế toán đôi khi còn thụ động chưa chú trọng và dành thời gian để cập nhật chế độ chính sách<br />
mới.<br />
Công tác tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán: chưa khoa học, khi tìm rất khó khăn mất nhiều thời<br />
gian.<br />
Việc khai thác các nguồn ngoài ngân sách Nhà nước: còn nhiều bất cập, chưa có kế hoạch<br />
định hướng về các nguồn khai thác và hướng sử dụng cho hoạt động của đơn vị.<br />
Chênh lệch thu chi hàng năm: còn ít vì thế trường chưa trích quỹ phát triển hoạt động sự<br />
nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư cơ sở vật<br />
chất<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC 53<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
Hệ thống định mức chi tiêu: còn chưa hoàn thiện mặc dù các đơn vị đã ban hành quy chế<br />
chi tiêu nội bộ nhưng đó chỉ là quy định về nội dung chi chung nhất trong trường, có những nội<br />
dung chi cần xác định cụ thể do đặc điểm từng khoa, phòng mà có những định mức chi tiêu khác<br />
nhau không thể áp dụng đồng đều.<br />
3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán đơn vị sự nghiệp công lập trong điều<br />
kiện hướng tới tự chủ tài chính<br />
3.1 Nội dung hoàn thiện<br />
3.1.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán<br />
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán áp dụng tại các đơn vị SNCL hiện nay là mô hình tập trung<br />
chỉ áp dụng phù hợp đối với đơn vị có qui mô hoạt động kinh tế, tài chính nhỏ, không có đơn vị<br />
trực thuộc. Tuy nhiên, các đơn vị ngày càng phát triển trong những năm gần đây, có nhiều đơn<br />
vị trực thuộc của nên mô hình này trong tương lai sẽ không còn phù hợp, vấn đề này đặt ra một<br />
mô hình tổ chức bộ máy kế toán mới trong tương lai tại đơnvị như mô hình kết hợp vừa tập trung<br />
vừa phân tán.<br />
Cần có chính sách đào tạo nhân viên kế toán: các đơn vị phải có kế hoạch đào tạo nâng cao<br />
nghiệp vụ kế toán, về trình độ tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ kế toán và tạo điều kiện để nhân<br />
viên kế toán được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do cơ quan cấp<br />
trên hoặc cơ quan thuế tổ chức để nắm bắt và cập nhập đầy đủ kịp thời về những đổi mới chính<br />
sách của Nhà nước. Kết hợp với các đơn vị cung cấp phần mềm kế toán để đào tạo nâng cao<br />
nghiệp vụ kế toán máy cho nhân viên.<br />
3.1.2 Hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ kế toán<br />
Đối với khâu lập chứng từ: Hoàn thiện quy định về lập chứng từ kế toán tại các đơn vị: cần<br />
có các quy định cụ thể về các yếu tố của chứng từ, đặc biệt yếu tố về chữ ký của những người<br />
có thẩm quyền, trách nhiệm đối với hoạt động kinh tế tài chính xảy ra, cách lập và quy trình lập<br />
chứngtừ.<br />
Cần xác định rõ các bộ phận có trách nhiệm lập chứng từ, quy định về thủ tục, phương pháp<br />
lập chứng từ. Việc thu thập thông tin kế toán là công việc khởi đầu của toàn bộ quy trình kế toán,<br />
có ý nghĩa quyết định đối với tính trung thực, tính khách quan vì vậy cần phải xây dựng được<br />
quy trình phân công nhiệm vụ của từng nhân viên trong bộ máy kế toán, công tác phối hợp giữa<br />
bộ máy kế toán với các bộ phận khác trong đơn vị.<br />
Đối với khâu kiểm tra chứng từ: Bộ phận kế toán và các bộ phận chức năng trong đơn vị có<br />
liên quan phải kiểm tra các loại chứng từ kế toán. Để hạn chế tối đa những sai sót về mặt chứng<br />
từ thì kế toán cần tăng cường kiểm tra đối với tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh kể<br />
cả thu, chi trong đơn vị, chứng từ kế toán phát sinh liên quan đến bộ phận nào thì bộ phận đó<br />
phải có trách nhiệm kiểm tra và công việc kiểm tra phải được thực hiện một cách thường xuyên,<br />
liên tục và phải được coi là khâu bắt buộc trong khâu lập và tiếp nhận chứngtừ.<br />
3.1.3 Hoàn thiện tổ chức hệ thống sổ kế toán<br />
Theo chế độ hiện hành, Nhà nước quy định các mẫu sổ kế toán mang tính chất bắt buộc<br />
<br />
54 TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
theo các hình thức kế toán. Ngoài ra, các quy định cũng hướng dẫn mở thêm các sổ kế toán chi<br />
tiết. Việc hoàn thiện sổ kế toán chi tiết phải thể hiện mối quan hệ giữa sổ kế toán tổng hợp và<br />
sổ kế toán chi tiết, đảm bảo mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp với<br />
số liệu chi tiết của chỉ tiêuđó.<br />
Cần khắc phục đó là việc mở sổ, thẻ và tính khấu hao TSCĐ phải chính xác kịp thời, qua đó<br />
giúp đơn vị và từng đơn vị theo dõi được tình hình tăng, giảm TSCĐ.<br />
Cuối cùng, một yêu cầu đối với cán bộ kế toán là phải nắm vững các loại sổ, cách ghi sổ,<br />
đặc biệt là các phương pháp chữa sổ kế toán, cách thức thu thập thông tin từ các sổ khác nhau.<br />
Nắm rõ vấn đề này sẽ tạo điều kiện cho việc ghi sổ chính xác, tiết kiệm được công sức của lao<br />
động kế toán đồng thời tiện lợi cho việc kiểmtra.<br />
3.1.4. Hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo kế toán<br />
Để đáp ứng yêu cầu quản lý cần thiết kế thêm một số báo cáo kế toán chi thường xuyên theo<br />
các chỉ tiêu chi tiết của từng đơn vị và được in ra định kỳ để cung cấp các thông tin chi tiết phục<br />
vụ điều hành hoạt động trong đơn vị. Hệ thống báo cáo này giúp ban lãnh đạo nhận biết được<br />
tình hình hoạt động của đơn vị, từ đó có những quyết định đúng đắn mang hiệu quả cao hơn.<br />
Để nâng cao chất lượng quản lý đòi hỏi các đơn vịcần phải quan tâm đến hệ thống kế toán<br />
quản trị. Mặc dù đối với các đơn vị HCSN luôn có công tác dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước,<br />
tuy nhiên việc đánh giá, phântích và tư vấn vẫn chưa được chú trọng.<br />
3.1.5 Hoàn thiện tổ chức kiểm tra kế toán<br />
Thứ nhất, cần xem xét sửa đổi bổ sung quy chế thu chi nội bộ cho phù hợp với hoạt động<br />
của đơn vị theo nhiệm vụ chính trị được giao<br />
Thứ hai, cần tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ để đảm bảo cho công tác kế toán<br />
được thực hiện đầy đủ, kịp thời.<br />
Trong điều kiện đơn vị ứng dụng phần mềm kế toán thì cách thức, phương pháp kiểm tra kế<br />
toán cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp. đểxác định những rủi ro, gian lận và sai sót có thể<br />
xảyra.<br />
3.2 Đề xuất đến các đơn vị nhà nước liên quan<br />
Để phát huy những kết quả đã đạt được và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của cơ chế<br />
tự chủ tài chính, nhà nước và các đơn vị SNCL cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau:<br />
Thứ nhất, Nhà nước cần quán triệt theo tinh thần không bổ sung toàn bộ những thiếu hụt<br />
của các khoản chi tiêu tại cơ sở, mà để lại một phần cho cơ sở tự bù đắp từ khoản thu của đơn<br />
vị để tăng cường tính trách nhiệm và khả năng chủ động cho cơ sở. Hiện nay theo cơ chế tự chủ<br />
có nhiều quyền tự chủ hơn trong việc huy động cũng như sử dụng nguồn lực tài chính, vì vậy<br />
việc để lại một khoản tự bù đắp từ nguồn thu của đơn vị là có tính khả thi cao, đơn vị có thể thực<br />
hiện được bằng cách nuôi dưỡng, khai thác tốt nguồn thu trên cơ sở tận dụng năng lực sẵn có<br />
tại đơn vị, giảm những chi tiêu không hợp lý hoặc đi vay nợ theo luật định.<br />
Thứ hai, các bộ, ngành, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định những vấn đề<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC 55<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
chung, cơ bản nhất mang tính bắt buộc về kế toán tài chính và những hướng dẫn cơ bản về kế<br />
toán quản trị để các đơn vị SNCL có thể vận dụng.<br />
Thứ ba, cơ quan quản lý nhà nước cần có cơ chế thoáng hơn đối với mức thu cứng nhắc<br />
theo văn bản của Nhà nước, có cơ chế mở cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong tự chủ<br />
nguồn thu của mình, có như vậy đơn vị mới chủ động được nguồn thu và cơ chế phân phối lại<br />
cho CBVC trong đơn vị một cách hợp lý, tạo điều kiện nâng cao thu nhập và ổn định tư tưởng<br />
trong CBVC trong đơn vị.<br />
KẾT LUẬN<br />
Nội dung bài viết, các tác giả đã đưa ra một số giải pháp cụ thể về khai khác nguồn thu và<br />
giải pháp quản lý khoản chi trên cơ sở vận dụng các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và nội<br />
lực của đơn vị nhằm từng bước hoàn thiện một cơ chế tự chủ tài chính phù hợp với tình hình<br />
thực tế của đơn vị. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã mạnh dạn đề xuất, kiến nghị đến cơ quan Nhà<br />
nước, cơ quan chủ quan cần có giải pháp hỗ trợ cho các đơn vị SNCL để các đơn vị SNCL có<br />
hướng điều chỉnh và phát triển qui mô hoạt động của đơn vị mình, góp phần vào sự phát triển<br />
của các đơn vị sự nghiệp công lập của đất nước. <br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng việt<br />
1. Chính phủ, 2003. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/5/2005 của Chính phủ quy định<br />
chế độ tự chủ về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước,<br />
Hà Nội.<br />
2. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 hướng dẫn thực hiện<br />
nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ<br />
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị<br />
sự nghiệp công lập, Hà Nội.<br />
3. Bộ Tài chính, 2006. Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 nam 2006 của Bộ<br />
trưởng Bộ Tài chính về chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp. Hà Nội.<br />
4. Bộ Tài chính, 2017. Thông tư số 185/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 của Bộ Tài chính<br />
Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số<br />
19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, HàNội.<br />
5. Bộ Tài chính, 2017. Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính thay<br />
thế Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ<br />
kế toán Hành chính sự nghiệp và Thông tư số 185/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 của Bộ Tài<br />
chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo<br />
Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC. Hà Nội.<br />
6. Ngô Thị Mỹ Thúy, 2011.Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học Lao động Xã<br />
hội – CSII TPHCM<br />
7. Hoàng Lê Uyên Thảo, 2012. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng<br />
công nghệ - kinh tế và thủy lợi miền trung. Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
56 TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
8. Ngô Thanh Hoàng, 2014. Hệ thống kế toán công ở Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị.<br />
Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán số 12 (137) trang 22 – 25.<br />
9. Nguyễn Phước Bảo Ấn, 2015.Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa, NXB<br />
Lao động xã hội.<br />
10. Nguyễn Thị Định, 2018. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường Đại Học Lao động<br />
xã hội – CSII TPHCM<br />
- Một số trang điện tử:<br />
11. www.chinhphu.vn<br />
12. www.moet.gov.vn<br />
13. www.mof.gov.vn<br />
14. www.tapchikinhte.vn<br />
Và một số bài viết tham luận khác …<br />
Tiếng anh<br />
11. Andrey Jackson & Irvine Lapsley (2003), The diffusion of Accounting Practices in the new<br />
“mangerial” public sector, The international Journal of public sector Managenment; 16, 4/5; ABI/<br />
inform Global pg, 359.<br />
12. Hermanson, Edwards & Maher (1992), Accounting Principles With Working Papers, Fifth<br />
Edition, Von Hoffmann Press, Boston.<br />
13. Ratcliffe, Thomas A (1979), Financial Reporting Framework for Accounting in the Public<br />
Sector, The Government Accountan Journal, Arlington.<br />
14. Rayner & Michael (1993), Public Sector accounting statements, H. CA Magazine. Toronto.<br />
Vol.126, Iss.4; pg, SS3, 1pg.<br />
15. Ear R. Wilsion, Susan C. Kattelus, Leon E.Hay (2017), Accounting for non Governmental<br />
and Nonprofit entities, McGraw – Hill, 16thEdittion.<br />
THÔNG TIN TÁC GIẢ<br />
(*) Thạc sĩ Ngô Thị Mỹ Thúy – Trường Đại học Tài chính – Marketing<br />
Mail : ntm.thuy@ufm.edu.vn<br />
Tel : 0902.254.256<br />
(**) Thạc sĩ Nguyễn Thị Định (**) – Trường Đại học Lao động xã hội (CSII)<br />
Mail : dinhnt@ldxh.edu.vn<br />
Tel : 0978.232.009<br />
<br />
<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC 57<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />