Hoạt động của Liên hiệp quốc
lượt xem 59
download
Hoạt động của Liên hiệp quốc (UN) Liên hiệp quốc có ảnh hưởng đáng kể bởi hầu hết các quốc gia trên hành tinh đều là thành viên của tổ chức này. Chúng ta sẽ tìm hiểu những điều cơ bản về LHQ để có thể nắm bắt được quy mô cũng như tầm vóc hoạt động của tổ chức này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hoạt động của Liên hiệp quốc
- Hoạt động của Liên hiệp quốc (UN) Liên hiệp quốc có ảnh hưởng đáng kể bởi hầu hết các quốc gia trên hành tinh đều là thành viên của tổ chức này. Chúng ta sẽ tìm hiểu những điều cơ bản về LHQ để có thể nắm bắt được quy mô cũng như tầm vóc hoạt động của tổ chức này. Như vậy, sau này nếu được nghe tin về LHQ, chúng ta sẽ có một sự hiểu biết tốt hơn về tổ chức quốc tế này. Chúng ta thường xuyên nghe tin về LHQ nhưng có khi cũng không hiểu rõ lắm về tổ chức này. Ví dụ như: Các hoạt động gìn giữ hòa bình được LHQ tài trợ. Hiện nay, các lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ có mặt ở hàng chục nước khác nhau. Các thanh tra vũ khí của LHQ đã có mặt tại Iraq hàng chục năm nay. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) là cơ quan của LHQ có nhiệm vụ thanh tra các chương trình hạt nhân để đảm bảo rằng nguyên liệu hạt nhân không được sử dụng cho mục đích quân sự. Hội đồng bảo an là một tổ chức của LHQ có nhiệm vụ đưa ra các quyết định mang tính chất quốc tế quan trọng nhất. Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu và Nghị định thư Kyoto là những nỗ lực do LHQ bảo trợ và đây là những nỗ lực lớn nhất từ trước đến nay về bảo vệ môi trường quốc tế. Tuyên bố toàn cầu về nhân quyền là một văn kiện của LHQ đã được thành viên của Đại hội đồng LHQ thông qua. Tòa án quốc tế tại La Hague, Hà Lan được xem như là một bộ phận tư pháp của LHQ chuyên giải quyết và xử các tranh chấp quốc tế xảy ra trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là một chương trình của LHQ.
- Quỹ Nhi đồng (UNICEF) là một chương trình của LHQ. Trước kia UNICEF thành lập là để hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tổ chức Liên hiệp quốc ra đời vào ngày 24 tháng 10 năm 1945, ngay sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc (Chiến tranh thế giới lần thứ hai chính thức chấm dứt ngày 15 tháng 8 năm 1945). Mục tiêu ban đầu của tổ chức này là phục vụ hòa bình và nguyện vọng của các nước trên thế giới nhằm ngăn ngừa một cuộc chiến tranh thế giới khác có thể xảy ra. Tổ chức LHQ có 191 quốc gia thành viên - gần như là toàn bộ các nước trên thế giới. Tất cả các nước thành viên đều tham gia ký kết Hiến chương LHQ mà ban đầu Hiến chương này do đại diện của 50 nước viết vào năm 1945. Hiến chương LHQ quy định việc thành lập tổ chức bao gồm sáu cơ quan. Hai trong số sáu cơ quan này là Đại hội đồng LHQ và Hội đồng Bảo an LHQ thường xuyên được nhắc đến hơn các cơ quan còn lại. Trong Đại hội đồng LHQ, mỗi quốc gia thành viên đều có một lá phiếu. Mỗi vấn đề quan trọng của Đại hội đồng LHQ khi biểu quyết đều cần 2/3 tổng số phiếu thông qua, bao gồm: Đề nghị liên quan đến hòa bình và an ninh. Bầu đại biểu vào các cơ quan. Kết nạp, đình chỉ, hoặc khai trừ thành viên. Vấn đề ngân sách. Những vấn đề khác khi cần quyết định chỉ cần đa số phiếu thông qua. Nhiều thủ tục của Đại hội đồng LHQ được thể hiện trong các nghị quyết. Mục tiêu của Hội đồng bảo an LHQ, theo như Hiến chương LHQ, là phục vụ hòa bình và an ninh.
- Thành viên của LHQ giao cho Hội đồng bảo an LHQ trách nhiệm gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới và nhất trí rằng trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, Hội đồng bảo an có thể thay mặt các nước thành viên tiến hành các hoạt động của mình. Các thành viên của LHQ nhất trí chấp nhận và thực hiện các quyết định của Hội đồng bảo an phù hợp với Hiến chương LHQ. Hội đồng bảo an LHQ gồm 5 nước thành viên thường trực (Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ) và 10 nước thành viên do Đại hội đồng LHQ bầu chọn với nhiệm kỳ 2 năm (hiện nay gồm có Angola, Bulgaria, Camơrun, Chile, Đức, Ghi nê, Mexico, Pakistan, Tây Ban Nha và Siria). Trước đây, tổ chức này được thành lập nhằm khuyến khích các nước liên minh trong Thế chiến thứ 2 tham gia vào LHQ khi tổ chức này được thành lập. Đối với những vấn đề quan trọng, phải có sự nhất trí của 9 thành viên Hội đồng bảo an. Tuy nhiên: • Năm thành viên thường trực đều có quyền phủ quyết và mỗi thành viên đều có quyền phản đối nghị quyết của Hội đồng bảo an. • Các quốc gia nhỏ hơn trong Hội đồng bảo an thường bị đẩy vào tình thế bất lợi buộc họ phải bỏ phiếu không theo ý của mình. Trong bài báo của AP “Pháp và Mỹ tranh giành số phiếu trong LHQ” (tháng 3 năm 2003), có thể thấy được sự tranh cãi quyết liệt xảy ra trong Hội đồng bảo an. Với mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Mỹ, Mêhicô và Ăng-gô-la đều ủng hộ lập trường của Mỹ-Anh, các nhà ngoại giao đã nói như vậy. Bị điêu đứng bởi cuộc nội chiến, nguồn thu nhập của Ăng-gô-la dựa vào việc bán dầu và trông chờ vào sự giúp đỡ của Mỹ. Trong khi đó Mêhicô cũng không muốn chọc tức nước láng giềng hùng mạnh của mình. Pháp cũng đang hy vọng Camơrun và Ghinê bỏ phiếu chống và phiếu trắng. Cả hai quốc gia này đều nghèo và cũng không muốn làm mếch lòng Washington hay Paris. Đối với Ghinê thì tình thế tiến thoái lưỡng nan là rõ ràng bởi Washington vẫn là
- nhà tài trợ chính và Paris là nhà tài trợ lớn thứ hai. Washington hiện đang hỗ trợ đào tạo quân sự và Anh đang hỗ trợ 6,2 triệu đô la. Khác với Đại hội đồng, Hội đồng bảo an LHQ có quyền thực hiện các quyết định của mình. Hội đồng bảo an LHQ có thể áp dụng trừng phạt kinh tế hoặc triển khai quân như mô tả trong Hiến chương LHQ. Hội đồng bảo an LHQ có thể quyết định các biện pháp không sử dụng lực lượng vũ trang để làm cho quyết định của mình trở nên có hiệu lực và Hội đồng bảo an có thể kêu gọi thành viên của LHQ áp dụng những biện pháp như vậy. Những biện pháp này có thể bao gồm sự cắt đứt toàn bộ hoặc một phần quan hệ kinh tế hoặc sự liên lạc bằng đường sắt, đường thủy, đường hàng không, bưu điện, điện báo hoặc các hình thức liên lạc khác kể cả cắt đứt quan hệ ngoại giao. Nếu Hội đồng bảo an cho rằng những biện pháp được ghi trong Điều 41 là chưa thích hợp, Hội đồng bảo an có thể trưng dụng cả lực lượng không quân, thủy quân, lục quân như một biện pháp cần thiết để khôi phục hòa bình và an ninh. Những biện pháp này có thể bao gồm triển khai quân sự, phong tỏa và các hoạt động tác chiến của lực lượng không quân, thủy quân và lục quân của LHQ. Các lực lượng được trưng dụng nói trên đều do các nước thành viên đóng góp và hình thành liên minh phục vụ, tư lệnh do Hội đồng bảo an chọn ra. Hiến chương LHQ cũng quy định điều trên như sau: Tất cả các thành viên của LHQ nhằm góp phần vào việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới cam kết sẵn sàng đáp ứng lời kêu gọi của Hội đồng bảo an theo các hiệp định đặc biệt về việc hỗ trợ lực lượng vũ trang và phương tiện, bao gồm cả quyền cho phép di chuyển quân qua lãnh thổ nếu cần thiết để phục vụ cho việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới. Có thể nhận thấy khi tất cả các thành viên của Hội đồng bảo an quyết định rằng việc sử dụng quân sự là cần thiết, LHQ sẽ tập hợp một lực lượng hùng hậu để giải quyết các vấn đề quốc tế. LHQ cũng làm như vậy trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991.
- Ban thư ký đứng đầu là Tổng thư ký (hiện tại là ông Kofi Annan) là một bộ máy giữ cho LHQ hoạt động hàng ngày. Tổng thư ký có một quyền lực to lớn trong LHQ. Ví dụ, tổng thư ký có thể tự đứng ra giải quyết các mâu thuẫn. Ông có thể đưa các vấn đề ra thảo luận tại Hội đồng bảo an. Tổng thư ký LHQ do Đại hội đồng bầu ra có nhiệm kỳ 5 năm nhưng việc bầu ra Tổng thư ký có thể bị phủ quyết bởi bất kỳ ủy viên thường trực nào của Hội đồng bảo an. Hội đồng Kinh tế và Xã hội có 54 thành viên do Đại hội đồng bầu ra. Hội đồng đưa ra những đề nghị về những vấn đề đúng như tên gọi của nó là kinh tế và xã hội. Tòa án quốc tế có 15 thẩm phán do Đại hội đồng bầu ra (với sự đồng ý của Hội đồng bảo an). Trong tòa án này, các quốc gia kiện tụng lẫn nhau. Hội đồng ủy trị LHQ là cơ quan thứ sáu được xác định bởi Hiến chương LHQ nhưng hội đồng này đã ngừng hoạt động vào năm 1994. Nhiệm vụ của Hội đồng ủy trị là giám sát lãnh thổ như những vùng lãnh thổ thu được từ những nước bại trận trong Thế chiến thứ hai. Lãnh thổ cuối cùng hoặc trở thành một quốc gia hoặc sát nhập với một nước khác vào năm 1994. Tài chính của LHQ do các nước thành viên đóng góp. Đại hội đồng có trách nhiệm duyệt chi ngân sách và quyết định mỗi nước thành viên sẽ phải đóng góp bao nhiêu vào hệ thống. Số tiền này được chia thành ba nhóm: • Ngân sách hoạt động định kỳ của LHQ. • Ngân sách gìn giữ hòa bình. • Đóng góp tình nguyện phần lớn dành cho các hoạt động nhân đạo. Theo Bộ Ngoại giao của Mỹ:
- • Trong năm 2001, Mỹ chi 612 triệu đôla cho ngân sách hoạt động, 716 triệu đôla cho việc gìn giữ hòa bình và 2,2 triệu đôla đóng góp tình nguyện. • Trong ngân sách hoạt động, số tiền Mỹ đóng góp chiếm 22% ngân sách. Những nước có đóng góp lớn khác như Nhật (19,6%), Đức (9,8%), Pháp (6,5%), Anh (5,6%), Ý (5,1%), Canađa (2,6%) và Tây Ban Nha (2,5%).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NHỮNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN - AFTA
11 p | 374 | 165
-
Đề án xây dựng lò mổ quy mô nhỏ tại xã Phượng Tiến
21 p | 256 | 104
-
Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - BÁN PHÁ GIÁ & CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - LIÊN HỆ THỰC TIỄN
35 p | 260 | 102
-
Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG (BẢN 2)
27 p | 283 | 102
-
Luật thương mại 3-Phá sản-p2-chương 2
15 p | 227 | 82
-
Tổ chức hành chính nhà nước
47 p | 182 | 32
-
Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI - WTO (BẢN 2)
40 p | 175 | 31
-
Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI - WTO (BẢN 4)
29 p | 167 | 27
-
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) - Tuyển tập 36 án lệ về Công ước của Liên hợp quốc
256 p | 49 | 24
-
ĐÁNH GIÁ NHANH THỰC TRẠNG VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TRONG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VÌ SỰ SỐNG CÒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ TẠI 3 TỈNH
76 p | 118 | 9
-
Thực thi cam kết lao động trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam và kinh nghiệm từ các tranh chấp quốc tế
11 p | 11 | 7
-
HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA WTO - 8
26 p | 83 | 6
-
Vai trò đại diện của tổ chức công đoàn cho người lao động trong quan hệ lao động theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – pháp luật một số quốc gia thành viên và kinh nghiệm cho Việt Nam
9 p | 13 | 4
-
Quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam sau khi ký Hiệp định khung về Thương mại đầu tư (TIFA) 2007-2019
9 p | 82 | 3
-
Công ước Liên hiệp quốc về miễn trừ tài phán, miễn trừ tài sản của quốc gia và sự gia nhập của Việt Nam
9 p | 72 | 3
-
Các cam kết lao động trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu
3 p | 27 | 2
-
Thống kê hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam - Tổng cục Thống kê
551 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn