NHỮNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN - AFTA
lượt xem 165
download
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asia Nations - ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, được thành lập ngày 8-8-1967 sau khi Bộ trưởng Bộ ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore và Thái Lan ký bản tuyên bố ASEAN (còn gọi là Tuyên bố Bangkok).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHỮNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN - AFTA
- Kinh tế quốc tế GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung NHỮNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN - AFTA I. Mở đầu 1. Những nét chung: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asia Nations - ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, được thành lập ngày 8-8-1967 sau khi Bộ trưởng Bộ ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore và Thái Lan ký bản tuyên bố ASEAN (còn gọi là Tuyên bố Bangkok). Tổ chức hoạt động nhằm mục tiêu: + Xây dựng ASEAN thành Khu Vực Mậu Dịch Tự Do. + Thúc đẩy mua bán nhờ chế độ thuế quan ưu đãi CEPT và các ưu đãi khác. + Tăng khả năng cạnh tranh của ASEAN. + Tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. + Xây dựng các cơ chế và điều kiện chung thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước thành viên. Hiện nay tổ chức này có 10 hội viên bao gồm 5 nước hội viên ban đầu và 5 hội viên gia nhập sau là Brunei (8-1-1984), Việt Nam (28-7-1995), Lào và Myanma (23-7-1997), Campuchia (30-4-1999), Đông Timo chưa kết nạp. Khu vực ASEAN có hơn 500 triệu dân, diện tích rộng 4,5 triệu km2, tổng GDP là 737 tỉ USD và tổng kim ngạch ngoại thương là 720 tỉ USD (2001). Khu vực Asean mở rộng gồm 10 nước Asean và 3 nước - Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ( ASEAN + 3). Tổ chức hoạt động nhằm mục đích hợp tác thúc đẩy kinh tế, tiến hành cách mạng công nghệ thông tin, giải quyết các vấn đề an ninh khu vực. Năm 1996, Việt Nam tham gia Khu Vực Mậu Dịch Tự Do ASEAN ( Asean Free Trade Area – AFTA); đây là một hiệp định thương mại tự do đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. 2. Cơ cấu tổ chức: a) Cơ quan hoạch đinh chính sách: Hội nghị cấp cao ASEAN (ASEAN Summit) Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting- AMM) Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM) Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting-SEOM) Hội nghị bộ trưởng các ngành. Các hội nghị bộ trưởng khác . Hội nghị liên bộ trưởng (Join Ministerial Meeting-JMM) Tổng thư ký ASEAN. b) Các uỷ ban của ASEAN: Uỷ ban thường trực. Các uỷ ban hợp tác chuyên ngành. Trang 1
- Kinh tế quốc tế GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung c) Các ban thư ký của ASEAN: Ban thư ký ASEAN quốc tế. Ban thư ký ASEAN quốc gia. 3. Nguyên tắc hoạt động: * Nguyên tắc chung: Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN nhấn mạnh yêu cầu luôn luôn tuân thủ 6 nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, còn gọi là Hiệp ước Bali hay TAC (Treaty of Amity and Coopearation), ký tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ I tại Bali ngày 24-2-1976 là: a) Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc. b) Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình mà không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài. c) Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. d) Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình. e) Lên án việc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực. f) Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả. * Nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội: a) Việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng cũng như trong các lĩnh vực quan trọng của ASEAN dựa trên nguyên tắc nhất trí (consensus), tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. b) Một nguyên tắc quan trọng khác chi phối hoạt động của ASEAN là nguyên tắc bình đẳng. Nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt. Thứ nhất, các nước ASEAN , không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia sẻ quyền lợi. Thứ hai, hoạt động của tổ chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên, tức là các chức chủ toạ các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng như địa điểm tổ chức các cuộc họp sẽ được phân đều cho các nước thành viên. II. Nội dung 1. Thực trạng a. Các hoạt động kinh tế đã diễn ra giữa Việt Nam và Asean - AFTA: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước ASEAN từ tháng 7/1995 và bắt đầu thực hiện Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung ( Common Effective Preferential Tariffs, CEPT) từ 1/1/1996, chương trình này kết thúc vào 1/1/2006. Cụ thể như sau: Ngày 10/02/1995, tại Hội nghị Hội đồng AFTA, VN đã công bố nguyên tắc là cam kết cắt giảm thuế cho toàn bộ quá trình 1996-2006. Ngày 15/11/1995 tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM), VN đã công bố danh mục giảm thuế đợt 1 áp dụng từ 01/01/1996. Ngày 18/12/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/CP quy định việc cải cách thuế quan, thực hiện CEPT. Trang 2
- Kinh tế quốc tế GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung Ngày 02/04/1996 Bộ Tài chính thành lập cơ quan AFTA quốc gia của VN với chức năng là cơ quan đầu mối của VN thực hiện, giải quyết các vấn đề liên quan đến AFTA Cũng trong năm 1996, VN công bố Danh mục thực hiện giảm thuế CEPT trong 1997. Đầu năm 1998, Bộ Tài chính công bố 1 717 mặt hàng tham gia CEPT năm 1998, đồng thời chuẩn bị Danh mục thuế 1999, xem xét để giảm bớt một số mặt hàng trong danh mục loại trừ tạm thời. Năm 2000, Bộ Tài chính đã công bố lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể của VN để thực hiện CEPT/AFTA cho giai đoạn 2001-2006 CEPT là một thỏa thuận giữa các nước thành viên ASEAN về việc giảm thuế quan trong nội bộ khối xuống còn 0-5% thông qua những kế hoạch giảm thuế khác nhau. Để thực hiện dần dần việc cắt giảm thuế quan, mỗi nước sẽ phải phân loại tất cả hàng hóa của mình vào một trong các danh mục sau: Danh mục giảm thuế (IL - Inclusion List) bao gồm những mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế quan để đến khi hoàn thành CEPT sẽ có thuế suất 0-5%. Trên thực tế, không phải mặt hàng nào trong IL cũng thực sự phải giảm thuế quan, vì có những mặt hàng trước khi đưa vào IL đã có thuế suất dưới 5%, thậm chí bằng 0%. Danh mục loại trừ tạm thời (TEL -Temporal Exclusion List) bao gồm những mặt hàng chưa đưa vào giảm thuế quan ngay, do các nước thành viên ASEAN phải dành thêm thời gian để điều chỉnh sản xuất trong nước thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế gia tăng. Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL - General Exclusion List) bao gồm những mặt hàng không có nghĩa vụ phải giảm thuế quan. Các nước thành viên ASEAN có quyền đưa ra danh mục các mặt hàng này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật; bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, khảo cổ… Danh mục nhạy cảm (SL - Sensitive List) các quy định cụ thể về lịch trình cắt giảm thuế quan cho các sản phẩm nhạy cảm cho đến nay vẫn đang trong quá trình thoả thuận. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm trong danh mục nhạy cảm, thời điểm bắt đầu thực hiện cắt giảm đã được xác định là 1/1/2001 và kết thúc vào năm 2010 với mức thuế suất phải đạt 0-5%. Theo quy định của Hội đồng AFTA thì những mặt hàng nào đưa vào chương trình cắt giảm thuế và được hưởng thuế suất ưu đãi từ các nước thành viên khác thì đồng thời phải loại bỏ hàng rào phi thuế quan trong vòng 5 năm sau đó, sao cho đến thời hạn năm 2006 phải đạt mức thuế quan ưu đãi chung từ 0-5%. Trong lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại, Việt Nam từng bước tham gia tích cực hầu hết các chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, dịch vụ, nông-lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông-vận tải, bưu chính-viễn thông, năng lượng, du lịch và hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công. Việt Nam đã thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế khu vực và luôn nỗ lực đảm bảo tiến độ thực hiện các cam kết của mình với ASEAN trong khuôn Trang 3
- Kinh tế quốc tế GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung khổ Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nhằm thực hiện Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS); Hiệp định hợp tác đầu tư (AIA); Chương trình hợp tác công nghiệp (AICO); Phát triển kinh tế Hành lang Ðông - Tây, v.v. * Về thương mại: Trong khu vực Đông Nam Á năm 2004, các nước nhập khẩu từ Việt Nam tính từ cao xuống thấp là: - Singapore 1.370 triệu USD; - Malaysia 601,1 triệu USD; - Philippines 498,6 triệu USD; - Thái Lan 491 triệu USD; - Indonesia 446,6 triệu USD; - Campuchia 384,6 triệu USD; - Lào 68,5 triệu USD; - Myanmar 14,1 triệu USD; - Đông Timo 4,8 triệu USD (năm 2003); - Brunei 0,5 triệu USD (năm 2003); * Về đầu tư : Đầu tư trực tiếp của những nước trong khu vực vào Việt Nam trong thời gian từ 1988 đến tháng 6/2005 như sau: - Singapore có 424 dự án, vốn đăng ký đạt 9.037,4 triệu USD, ước thực hiện đạt khoảng 3.613,4 triệu USD, bằng 40% vốn đăng ký; còn hiệu lực 361 dự án, với số vốn 8.130 triệu USD; - Malaysia có 196 dự án, vốn đăng ký 1.616,7 triệu USD, ước thực hiện khoảng trên 850 triệu USD, bằng trên 50% vốn đăng ký; còn hiệu lực 171 dự án, với số vốn trên 1.438 triệu USD; - Thái Lan có 169 dự án, vốn đăng ký 1.593,5 triệu USD, ước thực hiện khoảng 750 triệu USD, gần bằng 50% vốn đăng ký; còn hiệu lực 120 dự án, với số vốn trên 1.432 triệu USD; - Philippines có 30 dự án, vốn đăng ký 265,7 triệu USD; còn hiệu lực 22 dự án, với số vốn 233,4 triệu USD; - Indonesia có 19 dự án, vốn đăng ký 253 triệu USD; còn hiệu lực 13 dự án, với số vốn 123,1 triệu USD - Lào có 6 dự án, với 16,1 triệu USD đăng ký và 6 triệu USD thực hiện; - Brunei có 5 dự án, với 10,4 triệu USD đăng ký; - Campuchia có 3 dự án, với 1 triệu USD đăng ký Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quan trọng trên lĩnh vực kinh tế của ASEAN: Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM), Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp ASEAN (SEOM) và nhiều hội nghị liên quan khác của ASEAN được tổ chức tại Việt Nam. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (Hà Nội, Việt Nam ngày 16-17/12/1998) b. Các hoạt động kinh tế đang và sẽ diễn ra giữa Việt Nam và Asean - AFTA: Theo quy định của Hiến chương ASEAN, Việt Nam sẽ đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên của ASEAN từ tháng 1 đến tháng 12/2010. Theo đó, Việt Nam sẽ chủ trì tổ chức và điều hành một loạt các hoạt động quan trọng của Trang 4
- Kinh tế quốc tế GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung ASEAN gồm: 02 Hội nghị Cấp cao ASEAN và giữa ASEAN với các bên đối tác, 08 Hội nghị của các Hội đồng Cộng đồng cấp Bộ trưởng, nhiều Hội nghị Bộ trưởng chuyên trách thuộc các kênh hợp tác khác nhau của ASEAN (quốc phòng, kinh tế, tài chính,…), và nhiều hoạt động giữa ASEAN và các bên đối tác. Năm 2010 là năm bản lề quan trọng đối với ASEAN, đánh dấu 5 năm hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN (2010-2015), 1 năm triển khai Hiến chương; đối với Việt Nam, năm 2010 đánh dấu 15 năm Việt Nam tham gia ASEAN, 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Nga, 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ và EU, đây cũng là dịp chúng ta tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Do đó, việc đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 vừa là vinh dự, vừa đặt ra những trọng trách cho Việt Nam. Với tư cách nước Chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất định hướng hợp tác và hoạt động của ASEAN trong suốt năm 2010. Việt Nam không chỉ đặt chương trình ưu tiên và chương trình công tác cho Hội nghị cấp cao-16 tại Hà Nội mà còn xây dựng chương trình chung cho năm 2010. Mỗi hội nghị khác nhau sẽ có những trọng tâm và chủ đề ưu tiên khác nhau, tuy nhiên đều phục vụ chủ đề chung là "Hướng tới Cộng đồng ASEAN - Từ tầm nhìn đến hành động". Xuyên suốt chủ đề này, Việt Nam đã tham khảo các nước trong Hiệp hội tập trung xác định những nội dung ưu tiên như sau: • Triển khai Hiến chương và xây dựng Cộng đồng ASEAN; • Tăng cường kết nối ASEAN; • Thúc đẩy việc hợp tác giữa ASEAN để ứng phó những thách thức toàn cầu, nhấn mạnh chủ đề về phục hồi phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu; • Tăng cường hợp tác quốc tế giữa các nước ASEAN với các đối tác, trong đó duy trì vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, mở rộng hơn nữa vai trò của ASEAN tại các thể chế, diễn đàn khu vực và quốc tế như APEC, ASEM, LHQ, G20... và thúc đẩy việc quảng bá hình ảnh ASEAN. Ngoài ra, Việt Nam cũng chủ động đề xuất sáng kiến, ý tưởng và chủ trì xây dựng các văn kiện quan trọng khác của ASEAN; điều phối các hoạt động hợp tác ASEAN; tham vấn và điều phối lập trường các nước trong việc xử lý những vấn đề khu vực và quốc tế nảy sinh; đại diện cho ASEAN dự một số diễn đàn khu vực và quốc tế lớn. Từ 2 - 4/4 Việt Nam và Myanmar nhất trí sẽ đẩy mạnh hợp tác trên 12 lĩnh vực then chốt, cho phép thực hiện hàng loạt dự án đầu tư lớn như hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi Myanmar. Sáng 3/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam đã tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Myanmar. Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) diễn ra ngày 7/4 tại Hà Nội đã thông qua dự thảo Tuyên bố về Hồi phục và Phát triển bền vững do Việt Nam khởi xướng để trình lên Hội nghị cấp cao ASEAN 16. Chiều 8/4, ngay trước phiên khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN 16, tại trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) đã diễn ra cuộc họp chính thức lần Trang 5
- Kinh tế quốc tế GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo ASEAN với Đoàn đại biểu Đại hội đồng liên nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã chính thức tuyên bố khai mạc Hội nghị cấp cao (HNCC) Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á lần thứ 16 (ASEAN-16) với chủ đề "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động". Hội nghị cấp cao ASEAN đầu tiên trong năm 2010 đã thông qua hai văn kiện “Tuyên bố ASEAN về phục hồi và phát triển bền vững” và “Tuyên bố ASEAN về ứng phó với biến đổi khí hậu”, đề ra được định hướng quan trọng cho hợp tác ASEAN trong năm nay. Ngày 4/4 và 7/4, tại Nha Trang, Khánh Hòa, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị Phó Thống đốc NHTW ASEAN (ACDM 18) lần thứ 18 và Hội nghị Thống đốc NHTW ASEAN lần thứ 6 (ACGM6). Tại hội nghị Thứ trưởng Tài chính ASEAN và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 14 diễn ra tại Nha Trang, Khánh Hòa ngày 5/4, các nước ASEAN bàn luận vấn đề phát hành trái phiếu cũng như cổ phiếu chào bán qua biên giới. Từ 16-17/4/2010, Cuộc họp Nhóm Công tác chung ASEAN-Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã được tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị Quan chức Quốc phòng cao cấp (cấp Thứ trưởng) các nước ASEAN (ADSOM) sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 27 – 29/4/2010. HNCC ASEAN 17 tháng 10 năm 2010. c. Những thay đổi về kinh tế khi Việt Nam tham gia khu vực Mậu Dịch Tự Do ASEAN-AFTA : * Thương mại: i) Nhập khẩu: Trong những năm gần đây, hàng hóa từ ASEAN vào Việt Nam chiếm khoảng 25% kim ngạch nhập khẩu, trong đó nguyên vật liệu dùng cho sản xuất và hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Các mặt hàng này đã có thuế suất dưới 5% trước khi thực hiện CEPT. Vì vậy, AFTA không có tác động trực tiếp tới việc NK những mặt hàng này. ii) Xuất khẩu: AFTA có tác động làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường ASEAN nhờ giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan. * Đầu tư nước ngoài: AFTA có tác động phân công lại các nguồn lực trong khu vực theo hướng hợp lý hóa. Khi không còn bảo hộ, một số ngành công nghiệp của một số nước sẽ bộc lộ sự thua kém về khả năng cạnh tranh, để tồn tại, hoặc để thu được nhiều lợi nhuận hơn, các nhà kinh doanh trong những ngành này sẽ đầu tư sang các nước ASEAN khác có các yếu tố thuận lợi hơn, trong đó có Việt Nam. * Công nghiệp : AFTA sẽ làm thay đổi cơ cấu công nghiệp của Việt Nam theo hướng chuyên môn hoá và phân bổ nguồn lực một cách hơp lý hơn. Trong đó, một số ngành sẽ phát triển, một số ngành sẽ bị thu hẹp. * Ngân sách nhà nước: Trang 6
- Kinh tế quốc tế GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung Tham gia AFTA và thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan theo CEPT đã tác động tới nguồn thu cho ngân sách. Theo số liệu những năm gần đây, NK từ các nước ASEAN chiếm khoảng 20-23% kim ngạch NK của Việt Nam. Trong khi đó, thuế NK (trừ dầu thô) đóng góp khoảng 25% tổng số thu ngân sách. Như vậy, về mặt số học đơn thuần, khi cắt giảm thuế quan, rõ ràng nguồn thu ngân sách sẽ bị giảm. Về dài hạn, AFTA sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất trong nước. Phần giảm của thuế NK do thực hiện CEPT sẽ được bù lại bằng tăng thu do kim ngạch buôn bán tăng và tăng thu từ các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập công ty... Thành tựu : ♦ Tình hình XK của VN từ khi tham gia AFTA-CEPT đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể, đến nay sp hh và dịch vụ của VN đã có mặt trên thị trường của hơn 150 quốc gia thuộc khắp các châu lục. Trong những năm qua VN đã ký thêm được 60 hiệp định Thương Mại với các nước. Góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu: năm 1990, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ đạt 2,4 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 2,75 tỷ USD thì tới năm 2001, con số này đã đạt tới 15,1 tỷ USD xuất khẩu và 16 tỷ USD nhập khẩu. Một số sản phẩm của VN trên trường quốc tế: hàng thứ 2 về gạo ( sau Thái Lan), nhân điều (sau Ấn Độ) hàng thứ 3 về cafe,... Cơ cấu xuất khẩu đã được cải thiện theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến tăng từ khoảng 8% năm 1991 lên 40% năm 2000 trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD như dầu thô, hàng dệt may, thuỷ sản và giày dép. Cơ cấu hàng xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu đạt trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong khi đầu những năm 90 chỉ ở mức dưới 30%). ♦ Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và viện trợ phát triển (ODA): Bằng chính sách đầu tư hấp dẫn, đến nay, đã có trên 70 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó có nhiều công ty và tập đoàn lớn có tiềm lực tài chính - công nghệ, góp phần thay đổi trình độ sản xuất của nước ta. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài cam kết trong giai đoạn 1998 - 2001 đạt trên 40 tỷ USD, trong đó số vốn thực hiện đạt gần 20 tỷ USD. Về nguồn ODA, sau 9 kỳ hội nghị các nhà tài trợ, tính đến nay, tổng số vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam đã đạt 21 tỷ USD, với số vốn được giải ngân đạt 9,8 tỷ USD. ♦ Giúp tiếp thu khoa học kỹ thật và công nghệ quản lý tiên tiến, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh và công nhân kỹ thuật lành nghề. ♦ Với những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư và hỗ trợ tài chính quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua đã góp phần đáng kể đảm bảo tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam, trung bình 7% trong giai đoạn 10 năm đổi mới 1990 - 2000. Tạo thêm được 350.000 công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Cơ cấu của nền kinh tế cũng Trang 7
- Kinh tế quốc tế GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung có những bước tiến bộ rõ rệt, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 36%, dịch vụ trên 39% và nông lâm ngư nghiệp 24%, từng bước tạo ra được một nền kinh tế mở, năng động, có khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra trong nền kinh tế thế giới d. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi gia nhập ASEAN – AFTA: * Những thuận lợi: - Tạo điều kiện cho Việt Nam nâng cao vị thế chính trị, ngoại giao và kinh tế trên trường quốc tế, tránh được tình trạng phân biệt đối xử, tạo cơ sở ổn định và thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đối ngoại. - Xuất khẩu sang các nước ASEAN thuận lợi hơn, nhập khẩu nguyên vật liệu, linh kiện, bán thành phẩm rẻ hơn, góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. - Việc gia nhập AFTA sẽ giúp hàng hoá xuất khẩu của VN sang các nước ASEAN được hưởng thuế suất ưu đãi CEPT thấp, hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh về giá của các hàng hoá này tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu. Mở ra cho các doanh nghiệp VN khi ASEAN bao gồm 10 thành viên với hơn 500 triệu dân, đây là một thị trường tiêu thụ mới là một yếu tố giúp huy động tiềm năng lao động và tài nguyên dồi dào của VN vào phát triển XK - AFTA có tác động làm làm thay đổi cơ cấu công nghiệp ở các nước ASEAN, một số ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên như dệt may, chế biến thực phẩm,... VN lại có lợi thế phát triển các ngành này và như vậy tất yếu sẽ dẫn đến khả năng VN sẽ tăng XK các sp thuộc ngành này trên thị trường ASEAN. - Tận dụng ưu thế về lao động rẻ và có hàm lượng chất xám cao để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các nước trong khu vực. - Giúp tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ quản lý tiên tiến, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh và công nhân kỹ thuật lành nghề. - Thu hút đầu tư và hỗ trợ tài chính quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua đã góp phần đáng kể đảm bảo tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam. Tạo thêm được công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. - Cơ cấu của nền kinh tế cũng có những bước tiến bộ rõ rệt, từng bước tạo ra được một nền kinh tế mở, năng động, có khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra trong nền kinh tế thế giới. - Việt Nam có thể bảo vệ quyền lợi kinh tế và giải quyết các tranh chấp kinh tế quốc tế tốt hơn, có hiệu quả hơn. * Những khó khăn : - Khuôn khổ pháp lý chưa bảo đảm cho cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, sự độc quyền trong một số lĩnh vực của công ti nhà nước, hệ thống tài chính ngân hàng còn yếu kém, sự thiếu minh bạch về cơ chế chính sách, chế độ thương mại còn nặng nề về bảo hộ, thủ tuc hành chính còn rườm rà chưa thông thoáng - Khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước còn yếu ( về giá cả, chất lượng, mẫu mã,...) Do qui mô sản xuất còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, công tác quản lý kém hiệu quả. Trang 8
- Kinh tế quốc tế GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung - Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của VN chủ yếu là các mặt hàng dầu thô, nông lâm hải sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế, dệt may, giầy dép và các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ,... Những mặt hàng này cũng tương tư như những mặt hàng xuất khẩu của ASEAN nên ta không có nhiều lợi thế trong điều kiện hội nhập AFTA-CEPT. - 2/3 doanh số buôn bán của VN là với Singapore. Trong khi đó thuế suất nhập khẩu của nước này gần như bằng 0 trước khi thực hiện AFTA và rất nhiều mặt hàng xuất khẩu của VN sang Singapore được tái xuất đi các nước phát triển khác. - Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi và hiệu quả quản lý còn bất cập, hệ thống các thể chế kinh tế thị trường phát triển chưa đồng bộ, còn yếu kém... AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN ) sẽ tạo ra sức ép lớn đối với các sản phẩm và thị trường của Việt Nam trong và ngoài nước. - Mặc dù những ưu đãi về hàng rào thuế quan và xoá bỏ hàng rào phi thuế quan tạo điều kiện để nước ta mở rộng thị trường xuất khẩu ra các nước nhưng nó cũng gây ra những thách thức khá nghiêm trọng đối với doanh nghiệp Việt Nam. - Khoảng cách thấp xa của Việt Nam về trình độ phát triển kinh tế so với các nước ASEAN : thu nhập bình quân đầu người, dự trữ ngoại tệ, vốn đầu tư, trình độ công nghệ ( thu nhập bình quân đầu người của ta chưa bằng 1/3 của Idonexia, 1/100 của Singapore) - Ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà nước là nguồn thu ngân sách về thuế xuất nhập khẩu giảm. - Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, sự quan liêu, bao cấp trong quản lý còn nặng nề. - Sự nhạy cảm và bất ổn của nền kinh tế gia tăng. 2. Giải pháp: a) Đối với nhà nước: - Tăng cường đối thoại và hợp tác nhằm đối phó những về các vấn đề chính trị- an ninh để nâng cao hiểu biết và tin cậy giữa các quốc gia; đẩy mạnh việc xây dựng các chuẩn mực và quy tắc ứng xử chung trong quan hệ giữa các nước. - Để tận dụng được những cơ hội thu hút đầu tư từ các nước khác mà AFTA đem lại, Việt Nam cần phải tiếp tục cải thiện một cách đồng bộ và toàn diện môi trường đầu tư, tiếp tục các nỗ lực tự do hóa nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn. - Điều chỉnh nền kinh tế của mình theo hướng mở cửa, giảm và hơn nữa là tháo rỡ các rào cản thương mại làm cho việc trao đổi, giao lưu hàng hoá và lưu thông các nhân tố sản xuất ngày càng thuận lợi hơn. - Nhà nước cần có sự tham khảo ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng các chính sách liên tục gây nên sự xáo trộn về kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp. - Nhà nước cần đưa ra các biện pháp cân đối lại nguồn thu ngân sách để bù đắp lại phần thiếu hụt do cắt giảm thuế nhập khẩu. Trang 9
- Kinh tế quốc tế GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung - Có những chính sách cụ thể, hợp lý để khuyến khích các doanh nghiệp trong quá trình tham gia AFTA: chính sách tài chính và biện pháp tổ chức, giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thị trường; thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu cho những sản phẩm có tính chất nhập cao (nguyên nhiên liệu, nông sản, thực phẩm,…); cải thiện việc đáp ứng vốn lưu động cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật và cạnh tranh cao. - Ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân phát triển sẽ có thể tạo ra một khả năng cạnh tranh lớn cho hàng hoá Việt Nam cả về chất lượng và mẫu mã. - Cần chú trọng xây dựng các biện pháp phi thuế quan tinh vi hơn như các biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh, về nhãn hiệu hàng hoá, về chất lượng sản phẩm và có định hướng theo chính sách bảo hộ sản xuất trong nước. - Đơn giản hoá thủ tục xuất nhập khẩu, giảm thiểu mọi rắc rối về vấn đề thủ tục trong quan hệ thương mại của VN với các nước. - Cần có kế hoạch và lịch trình cắt giảm thuế cho từng mặt hàng. Cần đặt mục tiêu thực hiện kế giảm thuế đối với những ngành có lợi thế so sánh trước mắt và đối với những ngành có lợi thế so sánh tiềm năng. - Giữ nguyên mức thuế nhập khẩu đối với các nước ngoài ASEAN tạo ra sự chênh lệch giữa các nước ASEAN với các nước ngoài ASEAN, kích thích nước ngoài đầu tư vào ASEAN nói chung và VN nói riêng. b) Đối với doanh nghiệp: - Tăng cường hợp tác, tự cường khu vực, tăng cường phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô, tổ chức tập huấn những hiểu biết về ASEAN và AFTA cho các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế. - Sử dụng hợp lý sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực, đảm bảo hiệu quả chất lượng cao nhất. - Tìm những phân khúc thị trường để đẩy mạnh những mặt hàng xuất khẩu, tiến hành đổi mới, thường xuyên thay đổi công nghệ sản xuất, để tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. - DN cần biết tận dụng những ưu đãi về thuế quan (CEPT) để tăng tỷ lệ nguyên liệu nhập từ các nước ASEAN với mức thuế suất thấp. - Các DN Việt Nam phải nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh cho hàng hóa, tận dụng những lợi thế ASEAN là thị trường gần, có nhiều nét tương đồng, dân số đông, tốc độ tăng trưởng cao, chi phí cho quảng cáo và tiếp thị thấp,... - Tổ chức đoàn khảo sát và nghiên cứu tìm các mặt hàng có thế mạnh để đẩy mạnh XK sang ASEAN cũng như phối hợp với các nước ASEAN để hợp tác trao đổi thông tin, hợp tác trong các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng các trang web riêng để cho DN tiếp cận. - DN cần thâm nhập sâu hơn vào các nước thành viên ASEAN để tăng thị phần và xây dựng thương hiệu của mình. - Để tăng cường khả năng cạnh tranh hàng hoá của Việt Nam các nhà bán lẻ trong nước cần thiết lập các mỗi quan hệ với nhau cũng như hợp tác cùng nhau trong từng ngành, giữa các ngành hoặc trong từng vùng cần nhằm xây dựng được chiến lược cạnh tranh hợp lý, nâng cao chất lượng hàng hoá, xây dựng và Trang 10
- Kinh tế quốc tế GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung quảng bá thương hiệu bằng cách cải thiện phương thức kinh doanh, vốn, trình độ quản lý, công nghệ,... - Tăng cường hợp tác nội khối, DN phải tích cực xuất ngoại tìm hiểu và tích cực phối hợp với DN bạn tăng cường đầu tư tiếp cận học hỏi những kỹ năng, kinh nghiệm,...của các nước phát triển trên thế giới, trang bị cho mình thật đầy đủ những kiến thức về hội nhập. - Đào tạo, tuyển dụng cán bộ chuyên môn am hiểu pháp luật - Phải đào tạo cho những con người của doanh nghiệp mình, sao họ có những kiến thức và kỹ năng tương đương với nguồn nhân lực của các nước tiên tiến. - Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng cường xuất khẩu thành phẩm,.. - Tìm nguồn nguyên liệu mới thay thế cho những tài nguyên đã cạn kiệt. - Khai thác có hiệu quả đi đôi với tái tạo những tài nguyên có thể phục hồi. - Hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. III. Kết luận Tham gia ASEAN và AFTA là bước đi tất yếu đầu tiên của Việt Nam trên con đường hội nhập với khu vực và thế giới. Sự kiện này mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội mới cũng như nhiều thách thức to lớn. Cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau, đòi hỏi sự nỗ lực cả tầm vĩ mô và vi mô để khai thác triệt để các cơ hội và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực do các thách thức. Việt Nam cũng như các thành viên khác trong ASEAN phải tăng cường hợp tác, liên kết chặt chẽ hơn nữa, cùng nhau đưa ra những ý tưởng mới và các biện pháp thực hiện các ý tưởng đó để có thể biến ý tưởng của “Tầm nhìn 2020” thành hiện thực, xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN và trở thành một nhân tố chủ đạo của Cộng đồng Châu Á. Việt Nam trong 14 năm gia nhập ASEAN, đã từ nền kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua việc hội nhập này, Việt Nam đã từng bước điều chỉnh bộ máy hành chính phù hợp với nền kinh tế thị trường; đồng thời thông qua hợp tác và cạnh tranh, các nguồn tiềm năng nội địa được khơi dậy. Đây là thành tựu có ý nghĩa lớn nhất đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập ASEAN nói riêng trong thời gian qua. Việt Nam đã sẵn sàng để thực hiện thành công nhiệm vụ của Chủ tịch ASEAN, góp phần xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ và vững mạnh hơn. Trang 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thảo luận: Các phương thức của hoạt động kinh doanh quốc tế
53 p | 950 | 239
-
BÀI 6: KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG- AN NINH
14 p | 2781 | 230
-
Sách Luật kinh tế
105 p | 194 | 49
-
Kinh tế và quản lý xây dựng part 2
24 p | 136 | 34
-
Kinh tế và quản lý xây dựng part 4
24 p | 138 | 34
-
Hợp đồng kinh doanh quốc tế
0 p | 262 | 31
-
Thúc đẩy năng suất lao động của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số
11 p | 11 | 4
-
Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và một số đề xuất
5 p | 38 | 4
-
Sử dụng mô hình VAR để xác định mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô với sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ở Việt Nam
6 p | 84 | 3
-
Nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp công nghệ cao
6 p | 54 | 2
-
Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Châu Phi trong những năm gần đây
8 p | 21 | 2
-
Vài nét tương đồng giữa mô hình kinh tế Nakama và Zaibatsu ở Nhật Bản
6 p | 20 | 2
-
Đổi mới hoạt động đào tạo ngành quản trị du lịch và khách sạn trong bối cảnh hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN và MRA-TP
11 p | 28 | 2
-
Kinh nghiệm hợp tác logistics giữa các nước trong cộng đồng Châu Âu (EU) đối với các nước Đông Nam Á (ASEAN) trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
17 p | 65 | 2
-
Ranh giới giữa phân tích kinh tế độc lập và hoạt động chính trị tích cực, ở đâu?
11 p | 51 | 2
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 1 - Trương Tiến Sĩ
9 p | 5 | 2
-
Bài giảng Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại - Chương 6: Giải quyết tranh chấp trong ngoại thương
35 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn