Hoạt động của não
lượt xem 33
download
Não gồm hai bán cầu não và bốn thùy não với thể tích 1.400 cm3 (trong đó vỏ não có thể tích 500 cm3), có từ 10 đến 100 tỷ nơron (tế bào thần kinh). Cấu tạo của não đã được mổ xẻ (khi cơ thể đã chết) để tìm hiểu kỹ từ hàng trăm năm nay. Trong những năm gần đây, đã có những phương pháp mới giúp nhìn được cấu tạo của từng ớp bên trong hộp sọ khi cơ thể đang sống. Ngày nay, những sự cố nghiêm trọng như chảy máu não, có u…...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hoạt động của não
- Hoạt động của não Não gồm hai bán cầu não và bốn thùy não với thể tích 1.400 cm3 (trong đó vỏ não có thể tích 500 cm3), có từ 10 đến 100 tỷ nơron (tế bào thần kinh). Cấu tạo của não đã được mổ xẻ (khi cơ thể đã chết) để tìm hiểu kỹ từ hàng trăm năm nay. Trong những năm gần đây, đã có những phương pháp mới giúp nhìn được cấu tạo của từng
- lớp bên trong hộp sọ khi cơ thể đang sống. Ngày nay, những sự cố nghiêm trọng như chảy máu não, có u… rất dễ dàng phát hiện được vị trí tổn thương nhờ chụp ảnh cắt lớp và đặc biệt là chụp ảnh cắt lớp cộng hưởng từ hạt nhân. Tuy nhiên, não - đầu mối phình to ra của tất cả nơron - hoạt động như thế nào, phân công các vùng ra sao vẫn còn là điều khá bí ẩn. Các nhà vật lý đã cải tiến nâng cấp các thiết bị để nhìn thấy được não hoạt động; các nhà thần kinh học, tâm lý học đã có những chương trình nghiên cứu về chức năng, hoạt động của từng khu vực ở não và dần dần
- hé mở nhiều điều mới lạ. Science et Avenir số tháng 6.2005 đã đưa ra một số thông tin mới về sử dụng các phương pháp này. Trung tâm nghiên cứu về não Neurospin của châu Âu Cuối năm 2006 sẽ hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Neurospin của châu Âu đặt tại Saint Aubin (Essone, Pháp). Các thiết bị kỹ thuật để nhìn thấy não hoạt động hiện đại nhất sẽ có ở đây. Máy chụp ảnh cộng hưởng từ hạt nhân phổ biến hiện nay làm việc với cuộn dây siêu dẫn tạo ra từ trường cỡ 1,5-3 T, cho phép thấy được não
- với độ phân giải không gian cỡ vài milimet, tức là thấy được những cụm hàng triệu nơron. Neurospin sẽ trang bị máy MRI với nam châm 11,7 T để nghiên cứu cơ thể người, độ phân giải sẽ tốt hơn 10 lần, nghĩa là thấy được những những cụm hàng nghìn nơron. Sẽ có MRI với nam châm 17 T để nghiên cứu tiền lâm sàng (ở chuột), lúc đó sẽ thử nghiên cứu MRI đối với từng nơtron một. Bên cạnh việc cải tiến các phương pháp EEG, MEG và PET, sẽ phát triển MRI chức năng (fMRI) và MRI khuyếch tán, nhằm nghiên cứu những chỗ nối, những tiếp xúc về thần kinh vỏ não, tìm ra những đường chính, đường phụ về
- truyền thông tin ở não. Máy phát hiện nói dối Daniel Langleben ở Đại học Pennsylvanie (Mỹ) đã làm một thiết bị phát hiện nói dối trên cơ sở MRI. Năm 2002, nghiên cứu trên những người tình nguyện, đã tìm thấy khi nói dối thì khu vực này hoạt động, lúc nào nói thật thì khu vực kia hoạt động. Bên cạnh những phương pháp khác như PET, EEG, MEG, phương pháp dùng MRI cho nhiều kết quả xác thực và người ta đang tìm cách để được công nhận là một chứng cứ pháp lý.
- Ở Mỹ, tháng 8.1999 có một kẻ giết người đã được trắc nghiệm bằng EEG và xác minh là đúng. Ngược lại, tháng 2.2003, một nghi can được xử là vô tội nhờ kỹ thuật này. Có bướu toán học, có trung tâm tính toán ở não hay không? Nhiều nghiên cứu chứng minh được rằng, ở đỉnh vỏ não có một vùng cứ nhộn nhịp hẳn lên khi thực hiện tính toán (so sánh, ước lượng, tính nhẩm…). Khi làm phép trừ, phép cộng, khi thao tác với những con số, nơron vùng đó hoạt động. Nhưng không phải đó là vùng duy nhất vì người ta phát hiện thấy một
- số vùng ở vỏ não trước, ở đỉnh bán cầu trái cũng làm việc. Nhìn kỹ thì thấy ở những khu vực này có một số môđun hoạt động khi tính toán. Như vậy, hiện nay người ta chưa công nhận chức năng tính toán tập trung vào một khu vực ở não mà phân tán, kết hợp với nhiều vùng khác nhau. Nghiên cứu cũng thấy rằng, khả năng toán học của trẻ em phát triển rất tự nhiên. Trước khi biết nói, trẻ em đã có ý niệm về con số qua những ví dụ thực tế khi bắt đầu nói được và khi được luyện tập, khả năng tính toán của trẻ em tăng dần lên.
- Những người có biệt tài tính nhanh, nhớ nhiều con số, nhớ nhiều thứ… không phải là do các vùng tính toán thường có ở não phát triển hoạt động mạnh. Trái lại những người này kích hoạt được những vùng phụ của vỏ não (những diện tích thường ít được sử dụng), đó là những vùng ở não trước, hai bên thái dương… Việc nghiên cứu kỹ bộ não không phải chỉ có ý nghĩa về y tế, chữa bệnh mà có ý nghĩa rất lớn về tâm lý, giáo dục Nhờ nghiên cứu kỹ não và hoạt
- động thần kinh, người ta đã đi đến kết luận là việc đào tạo về âm nhạc, thể thao và một số năng khiếu… phải bắt đầu từ tuổi nào thì mới có hiệu quả tốt. MRI Ở phương pháp chụp ảnh cộng hưởng từ hạt nhân MRI (Magnetic Resonnance Imaging), người ta đưa cơ thể vào vùng có từ trường một chiều rất mạnh, hiện nay phổ biến là dùng từ trường sinh ra do cuộn dây siêu dẫn có dòng điện rất lớn chạy qua. Trong cơ thể có những nguyên tử mà hạt nhân có momen từ tương tự như có gắn một thanh
- nam châm cực nhỏ. Dưới tác dụng của từ trường ngoài, momen từ của hạt nhân nguyên tử quay đảo tương tự như con quay dưới tác dụng của trọng trường trên mặt đất. Nếu hạt nhân đang quay đảo với tần số w mà có thêm sóng vô tuyến cùng tần số w tác dụng, hạt nhân sẽ quay đảo cực mạnh vì có hiện tượng cộng hưởng. Đó là cộng hưởng từ hạt nhân. Khi ngừng tác dụng sóng vô tuyến, hạt nhân sẽ từ trạng thái quay đảo cực mạnh trở về trạng thái quay đảo bình thường. Hạt nhân có momen từ quay như vậy sẽ sinh ra sóng điện từ phát ra không gian xung quanh, có thể đo được sóng điện từ đó nếu đặt vào đấy
- một cuộn dây điện. Việc hạt nhân từ trạng thái quay đảo mạnh do cộng hưởng trở về trạng thái quay đảo bình thường nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào các nguyên tử quanh hạt nhân cản trở chuyển động quay ít hay nhiều. Ví dụ, hạt nhân của nguyên tử H trong phân tử nước (H2O) của máu, từ trạng thái cộng hưởng quay về trạng thái thường rất nhanh nếu máu đang lưu thông trong mạch máu, trái lại quay về rất chậm nếu máu chảy thấm ra ngoài thịt, mỡ. Ở máy MRI, người ta có thể tạo ra cộng hưởng ứng với một loại hạt
- nhân nào đó (ví dụ hạt nhân hyđrô) trong từng thể tích cỡ milimet khối của não và theo dõi trạng thái cộng hưởng. Lần lượt quét thể tích có cộng hưởng này, sẽ có được hình ảnh cộng hưởng từ hạt nhân ở từng lớp. Có thể theo dõi ảnh để biết được cấu tạo bên trong của não lúc cơ thể đang sống (biết được có chảy máu trong não hay không, chảy ở chỗ nào). Có thể dùng MRI để theo dõi hoạt động của não, ví dụ như khu vực nào của não hoạt động, máu đưa oxy về vùng đó mạnh hay yếu...
- Đặc điểm MRI - Phân giải không gian: 3 mm - Phân giải thời gian: 3 giây Thuận lợi/khó khăn: Phân giải không gian rất cao, phân giải thời gian vừa phải. Đây là phương pháp hiệu nghiệm và dễ sử dụng nhất hiện nay để nghiên cứu về não. Người ta đã phát triển phương pháp chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) để nghiên cứu không chỉ về cấu tạo mà còn về chức năng hoạt động của não. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém do phải dùng hêli lỏng để làm lạnh cuộn dây siêu dẫn.
- EGG Điện não đồ EEG (Electroencephalography) là phương pháp đo dòng điện chạy qua các điện cực đặt trên da đầu, đôi khi đặt trục tiếp trên vỏ não. Từ các biến đổi của dòng điện ghi được, có thể suy đoán nhiều hoạt động, tình trạng của não. Có nhiều cách mắc các điện cực nhưng nói chung là bố trí để đo hiệu thế giữa từng đôi điện cực nhờ các bộ khuyếch đại điện thế vi phân, khuyếch đại chênh lệch điện thế từ 1.000 đến 100.000 lần. Khi
- đo hiệu thế giữa hai điểm trên da đầu, hiệu thế đo được cỡ 100 mV, còn ở vỏ não hiệu thế đo được từ 1- 2 mV. Tùy hoạt động của vỏ não, các hiệu thế này thường biến thiên theo hình sin, có tên là sóng đenta (cỡ dưới 4 Hz), sóng teta (cỡ 4-8 Hz), sóng anpha (cỡ 8-12 Hz), sóng bêta (cỡ trên 12 Hz) và sóng gamma (cỡ 26- 80 Hz). Mỗi loại sóng ở mỗi khu vực tương ứng với một dạng hoạt động của não. Đặc biệt đối với người chết, tất cả các dạng sóng đều phẳng lỳ, nên người ta dùng để chứng minh chắc chắn là chết thật.
- Có thể vẽ bản đồ sóng đối với cả diện tích của da đầu hoặc theo dõi dạng sóng ở một số khu vực. Phương pháp điện não đồ đã bắt đầu phát triển từ năm 1920, được dùng nhiều để nghiên cứu các bệnh tâm thần, tìm hiểu hoạt động của hệ thần kinh. Đặc điểm của EEG - Phân giải không gian: 6 mm - Phân giải thời gian: 1 ms Thuận lợi/khó khăn: Là phương pháp đo trực tiếp các tín hiệu điện, phân giải thời gian cao nhất (1 ms).
- Phân giải không gian không cao, khi đo phải làm thương tổn nhẹ da đầu để đặt điện cực, các phép đo phải thực hiện nhiều lần. Phương pháp này thường phải kết hợp với các phương pháp khác, đặc biệt là với MRI. PET Ở phương pháp chụp ảnh cắt lớp phát xạ PET (Positron Emission Topography), người ta dùng nguyên tử phóng xạ làm nguyên tử đánh dấu để theo dõi. Cho các nguyên tử phóng xạ này (như C, N, O, F…) kết nối với các phân tử của chất có hoạt tính chuyển hóa như
- đường rồi tiêm vào trong cơ thể, thường là tiêm vào máu. Chất hoạt tính chuyển hóa đi vào cơ thể, tập trung ở các mô quan tâm. Ở đấy, các nguyên tử phóng xạ phát ra positron (hạt như điện tử nhưng mang điện dương) đi được một đoạn ngắn thì gặp điện tử vì trong cơ thể có rất nhiều điện tử. Khi một positron gặp một điện tử thì cặp hạt - phản hạt này hủy nhau và phát ra hai photon đi thẳng, ngược chiều nhau. Các photon này có năng lượng rất lớn, vào cỡ tia gamma nên xuyên qua được cơ thể, bay thẳng ra ngoài. Nếu bố trí hai đêtectơ nhấp nháy ở hai đầu đối diện, hai đêtectơ sẽ thu được đồng
- thời hai photon do hủy cặp positron - điện tử tạo ra. Để chụp ảnh cắt lớp não, người ta bố trí các đêtectơ từng đôi một đối diện nhau thành một vòng bao quanh đầu. Chỉ khi nào có hai photon đồng thời đến hai đêtectơ của một cặp đối diện, hai đêtectơ mới ghi nhận, biến thành tín hiệu điện để máy tính xử lý. Với cách này, người ta ghi và vẽ ra được rất chính xác những vị trí có hạt nhân phóng xạ, tức là những mô có tập trung chất hoạt tính chuyển hóa. Các hạt nhân phóng xạ dùng ở PET phải là những hạt nhân có thời gian
- sống ngắn, thường dùng 11C (~20 phút), 13N (~10 phút) 150 (~2 phút) và 18F (~110 phút). Do thời gian sống ngắn nên phải chế tạo các chất phóng xạ tại chỗ gần nơi đặt máy PET. Cách chế tạo phổ biến là dùng một máy gia tốc điện tử nhỏ bắn phá điện tử năng lượng cao vào các chất để tạo ra chất phóng xạ. Đặc điểm của của PET - Phân giải không gian: 6 mm - Phân giải thời gian: 8 phút Thuận lợi/khó khăn: Là phương pháp duy nhất thấy được các quá
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xét Nghiệm Điện Não Đồ
2 p | 664 | 70
-
Nguồn gốc của cảm giác sợ hãi
4 p | 220 | 41
-
Hướng dẫn hoạt động thể dục ở bệnh nhân Đái tháo đường
8 p | 165 | 29
-
Bài giảng chuyên đề Tâm thần học: Đại cương phương pháp chẩn đoán điện não đồ - PGS.TS Phan Việt Nga
11 p | 167 | 29
-
Những “kẻ thù” của não bộ
5 p | 140 | 13
-
3 bí mật giúp tăng "sức mạnh" cho não
4 p | 82 | 7
-
Giúp tăng cường hoạt động của não
6 p | 137 | 6
-
Hướng dẫn chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh nứt đốt sống và não úng thủy (Tài liệu Hướng dẫn Hoạt động trị liệu)
59 p | 31 | 4
-
7 hoạt động giúp não bé phát triển
4 p | 43 | 4
-
Đánh giá kết quả vận động trị liệu và hoạt động trị liệu của trẻ bại não thể co cứng dưới 6 tuổi bằng phương pháp điều trị hướng mục tiêu
4 p | 12 | 4
-
Bài giảng Hệ lưới và các trạng thái hoạt động của não
60 p | 48 | 3
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh chấn thương sọ não (Tài liệu Hướng dẫn về Hoạt động trị liệu)
45 p | 63 | 3
-
Phương pháp mới xử lý u não không cần mở hộp sọ
5 p | 96 | 3
-
Một số trục trặc khác lạ của não
5 p | 62 | 2
-
Mối liên quan của phụ thuộc hoạt động chức năng cơ bản hàng ngày trong tiên lượng bệnh lý viêm phổi cộng đồng ở người cao tuổi nhập viện
5 p | 52 | 2
-
Xạ phẫu bệnh lý thần kinh sọ não: Phần 1
38 p | 13 | 2
-
Đường gây ảnh hưởng tới hoạt động của não
5 p | 60 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn