intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn hoạt động thể dục ở bệnh nhân Đái tháo đường

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

166
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

HỌAT ĐỘNG THỂ LỰC LÀ GÌ ? Là bất kỳ họat động nào làm cơ thể chuyển động, không nhất thiết phải là một môn thể thao, hay các họat động cần có dụng cụ thể thao. Khi được luyện tập đều đặn,đúng cách nó sẽ mang đến cho người tập những ích lợi cả về thể chất lẫn tinh thần . LỢI ÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC ĐỐI VỚI SỨC KHỎE BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Đối với mức glucose máu: Giảm nồng độ glucose trong máu: Tăng tiêu thụ glucose để cung cấp năng lượng Giảm đề kháng insulin Giảm sản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn hoạt động thể dục ở bệnh nhân Đái tháo đường

  1. Hướng dẫn hoạt động thể dục ở bệnh nhân Đái tháo đường Viết bởi Bs.Ngô Thế Phi HỌAT ĐỘNG THỂ LỰC LÀ GÌ ? Là bất kỳ họat động nào làm cơ thể chuyển động, không nhất thiết phải là một môn thể thao, hay các họat động cần có dụng cụ thể thao. Khi được luyện tập đều đặn,đúng cách nó sẽ mang đến cho người tập những ích lợi cả về thể chất lẫn tinh thần . LỢI ÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC ĐỐI VỚI SỨC KHỎE BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
  2. Đối với mức glucose máu: Giảm nồng độ glucose trong máu: Tăng tiêu thụ glucose để cung cấp năng lượng Giảm đề kháng insulin Giảm sản xuất glucose từ gan Giảm nhu cầu sử dụng insulin Đối với huyết áp : Giảm huyết áp tâm thu và tâm trương từ 5 – 10 mmHg Hiệu quả rõ hơn ở người cao huyết áp nhẹ và vừa Đối với cân nặng : Giảm trọng lượng cơ thể ở người thừa cân hay béo phì do tiêu hao năng lượng Đối với nguy cơ tim mạch và đột quỵ :  Giảm triglyceride  Tăng cholesterol tốt (HDL)
  3.  Giảm cân  Giảm huyết áp  Cải thiện chức năng hô hấp, tuần hòan  Tăng sức chịu đựng do cơ thể được rèn luyện Đối với tâm lý – xã hội  Giảm lo âu, trầm cảm  Giảm stress  Cải thiện giấc ngủ  Giảm đau và cứng khớp  Giao tiếp xã hội tốt  Làm việc và giải trí tốt CHUẨN BỊ KHỞI ĐẦU HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC : Chọn trang phục, giày dép phù hợp : Đúng kích cỡ, vừa chân, đi đứng thỏai mái Mềm, êm, che chắn, bảo vệ ngón và gót chân
  4. Mặt trong giày trơn, láng, không lồi lõm Nên mang vớ đủ ẩm, hút mồ hôi Nên mua giày vào buổi chiều CHỌN LOẠI HÌNH TẬP LUYỆN Bất cứ loại hình tập luyện nào mà mình ưa thích Loại hình đó phù hợp với sức khỏe và tuổi tác. NƠI TẬP : Nơi tập có thể ở nhà, công viên, …. Bằng phẳng, không gồ ghề, lồi lõm. Nên chọn nơi tập có nhiều người cùng tập. THỜI ĐIỂM TẬP LUYỆN : Mọi thời điểm trong ngày. Phù hợp với nếp sống và sinh hoạt của người tập. THỜI GIAN TẬP LUYỆN : Hầu hết các ngày trong tuần ( ít nhất 5 ngày / tuần)
  5. Mỗi lần vận động nên kéo dài ít nhất 30 phút. Tuy nhiên, nếu quá bận mỗi ngày có thể tập luyện từ 3 - 4 lần, mỗi lần nên tập > 8 -10 ph , miễn sao tổng thời gian cho cả ngày trên 30 phút. CƯỜNG ĐỘ TẬP LUYỆN : Cường độ vận động ở mức độ trung bình. Theo nguyên tắc ít → nhiều, nhẹ → nặng. Tuy nhiên, nếu bạn là VĐV đã quen tập thì có thể tập luyện ở cường độ cao. CHẾ ĐỘ LUYỆN TẬP (tốt nhất qua 3 bước) Bước 1: Khởi động - làm ấm từ 5 – 10 phút Bước 2: Tập luyện thật sự từ 20 – 45 phút Bước 3: Thư giãn - thả lỏng từ 5 – 10 phút Không ngưng tập đột ngột, cần có giai đoạn thư giản Không vận động ở cường độ cao trong thời gian ngắn
  6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI VẬN ĐỘNG ĐO ĐƯỜNG HUYẾT (trước – trong và sau khi tập) Nếu đường huyết : Đường Huyết < 100mg/dl (5.5 mmol/l): ăn nhẹ trước khi tập Đường huyết : 100-250 mg/dl (5.5-14 mmol/l) Đường huyết :250mg/dl và Ceton niệu (-) :tập bình thường Đường huyết : > 250mg/dl và ceton niệu (+): tiêm insulin sau đó kiểm tra lại, chỉ được tập khi Ceton niệu (-) KHÔNG TẬP THỂ DỤC KHI : Đối với Đái tháo đường type 1 : Tăng Đường huyết: >252mg/dl :Hoãn tập Ceton niệu (+) : cần tiêm insulin và hoãn tập Hạ Đường huyết :uống 150ml nước trái cây or ăn khẩu phần 15mg CARBONHYDRATE ( kẹo, bánh qui, cốc sữa…) Đối với Đái tháo đường type 2 :
  7. Tăng đường huyết : >252mg/dl :Hoãn tập Hạ đường huyết :uống 150ml nước trái cây hay ăn khẩu phần 15mg Carbonhydrate .Ngừng tập và xử trí hạ đường huyết MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI TẬP LUYỆN : CHẾ ĐỘ ĂN Nên ăn trước khi tập từ 60-90 phút. Nên mang theo thức ăn có đường hấp thu nhanh như : Kẹo, bánh, đường… Nên ăn thêm 10-20 gam bột đường mỗi 30 phút vận động nếu vận động cường độ cao và kéo dài Nên uống đủ nước trước - trong và sau khi tập. THUỐC : Nếu đang dùng thuốc hạ đường huyết, cần điều chỉnh giảm liều, dựa trên KQ đo đường huyết. Nếu có sử dụng insulin, nên tiêm insulin trước khi tập ≥ 60 phút.
  8. Nếu phải tiêm trước khi tập < 60 phút thì nên tiêm ở các vùng ít vận động như bụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2