intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo với chính sách an sinh xã hội ở nước ta trong điều kiện hội nhập hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phật giáo Việt Nam luôn gắn chặt và đồng hành cùng với dân tộc qua hàng nghìn năm lịch sử, đã thể hiện được vị trí vai trò quan trọng của mình trong việc tập hợp đoàn kết toàn dân, động viên tinh thần yêu nước của Nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Bài viết trình bày về một số hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta trong điều kiện hội nhập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo với chính sách an sinh xã hội ở nước ta trong điều kiện hội nhập hiện nay

  1. HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở NƯỚC TA TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP HIỆN NAY PGS.TS. VŨ CÔNG THƯƠNG1* Tóm tắt: Phật giáo Việt Nam luôn gắn chặt và đồng hành cùng với dân tộc qua hàng nghìn năm lịch sử, đã thể hiện được vị trí vai trò quan trọng của mình trong việc tập hợp đoàn kết toàn dân, động viên tinh thần yêu nước của Nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Phật giáo đã đóng góp to lớn cho phong trào giải phóng dân tộc. Ngày nay, với phương châm hoạt động “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đoàn kết được đông đảo tín đồ cùng Nhân dân cả nước hướng đến thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Bài viết trình bày về một số hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta trong điều kiện hội nhập. Từ khóa: An sinh xã hội, Hoạt động xã hội, Phật giáo, Việt Nam. Đặt vấn đề Trong suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn thể hiện tinh thần nhập thế hành đạo, cứu khổ, thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện nhằm giúp đỡ những mặt đời bất hạnh trong xã hội. Triết lý vì con người, mong muốn mang lại cho con người cuộc sống hạnh phúc, an lạc, Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, tích cực triển khai các hoạt động cứu khổ độ sinh, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo nên nét đẹp văn hóa, tình nghĩa của dân tộc Việt Nam. Những hoạt động của Phật giáo đã góp phần quan trọng vào thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. * Trường Đại học Sài Gòn.
  2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 189 Phương phap nghiên cứu: Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin, tư liệu. 1. Hoạt động từ thiện của Phật giáo và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát huy vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội 1.1. Hoạt động từ thiện của Phật giáo Từ thiện xã hội có thể hiểu theo nghĩa hẹp là các hoạt động tự nguyện giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho những đối tượng yếu thế trong xã hội; cơ quan hay tổ chức làm việc giúp đỡ người có nhu cầu trợ giúp; những quan niệm về lòng tốt, sự tha thứ và bao dung trong việc đánh giá người khác. Theo nghĩa rộng, từ thiện là những cam kết lâu dài và tự nguyện vì lợi ích cộng đồng, góp phần giải quyết các nguyên nhân sâu xa gây ra của các vấn đề xã hội. Ở nước ta, ngay từ thế kỷ XV đã có những quy định đầu tư nhằm khuyến khích các hoạt động từ thiện đã có từ khi vua Lê Thánh Tông áp dụng việc giảm thuế cho những gia đình khá giả đã có lòng hảo tâm giúp đỡ người nghèo. Sau này, triều Nguyễn đã kêu gọi những đóng góp tình thương để giúp đỡ dân nghèo khi mùa màng thất bát hoặc lúc khó khăn, hoạn nạn. Cho đến nay, truyền thông tự thiên trong xã hội Việt Nam được tiếp tục lưu giữ, bảo tồn và phát huy dưới nhiều hình thứcc và nội dung khác nhau. Trong điều kiện đổi mới đất nước hiện nay, các hoạt động từ thiện ngày càng phong phú. Song, để các hoạt động từ thiện ngày càng phát triển thì cần phải phát huy năng lực nội sinh trong cộng đồng. Trong đó, tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng có vai trò quan trọng trong hoạt động từ thiện. Công tác từ thiện xã hội là một trong những hoạt động đạo đức mang tính tích cực đượm nét từ bi cứu khổ của đạo Phật, là một trong những hoạt động trọng tâm của Giáo hôị Phật giáo Việt Nam. Đây là hoạt động mang tính nhập thể của Phật giáo và là một chức năng xã hội quan trọng của Phật giáo mang ý nghĩa nhân văn, muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn, nhằm mục đích đem lại hạnh phúc cho con người. Hoạt động từ thiện xã hội là một nhiệm vụ xã hội có ý nghĩa quan trọng luôn được Đức Phật quan tâm và truyền dạy cho các đệ tử, môn đồ của mình. Khi giảng về nhân duyên, Đức Phật cho rằng, hết thảy chúng sinh trong đời này đều do thể nhân duyên hòa hợp, nương tựa vào nhau, đồng thời lấy tư tưởng “Vô duyên đại từ”, “Đồng thể đại bi” làm cơ sở để thúc đẩy, phát triển hoạt động từ thiện xã hội.
  3. 190 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH Xà HỘI... Sự tham gia của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cá nhân các Phật tử vào các hoạt động cộng đồng như y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo đã góp phần làm đa dạng, phong phú các nguồn lực xã hội, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội. 1.2. Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát huy vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Sau khi Nhà nước cách mạng ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thấy “Phật giáo có thái độ tiến bộ hơn hết, tham gia mọi phong trào cứu quốc và tin tưởng ở Chính phủ Hồ Chí Minh”1. Trong Chỉ thị số 217-CT/TW ngày 9-7-1960 của Ban Bí thư về công tác đối ngoại với Phật giáo, Đảng xác định: “Nhiệm vụ vận động Phật giáo. Cần chấp hành tốt chính sách tôn giáo, giáo dục và đối xử tốt với tăng ni, cô lập những phần tử xấu, lãnh đạo và giáo dục giới Phật giáo làm cho họ trở thành một tôn giáo yêu nước, góp phần xây dựng miền Bắc, tranh thủ giới Phật giáo miền Nam và giới Phật giáo Đông - Nam Á”2. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 30-9-1981, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Thông tri số 136/TT-TW về chủ trương thống nhất các tổ chức Phật giáo để thành lập tổ chức Phật giáo chung cả nước theo phương châm hành đạo “Đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội”. Đó là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn không những tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển mà còn là cơ sở để Phật giáo phát huy những giá trị của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách giúp các tôn giáo ngày càng phát huy vai trò xã hội của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới đã khẳng định: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”3. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 khóa VIII đã chỉ rõ “Khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái, hướng thiện… trong tôn giáo”4. Chỉ thị số 37-CT-TW ngày 02-7-1998 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới đã nhấn mạnh: “Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy”5. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.78. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 34, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.176. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. 4 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.67. 5 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 37-CT-TW ngày 02-7-1998 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới.
  4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 191 Nhận thấy những yếu tố tích cực của tôn giáo, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những quan điểm, chính sách cụ thể và xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, đồng thời nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân”1. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành năm 2016, trong đó xã định các tổ chức tôn giáo được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật có liên quan. Sự tham gia của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cá nhân các phật tử vào các hoạt động cộng đồng như y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo đã góp phần làm đa dạng, phong phú các nguồn lực xã hội, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, tôn giáo ngày càng tham gia vào các hoạt động công cộng một cách sâu rộng. Phật giáo cũng không nằm ngoại lệ đó, các hoạt động vì cộng đồng của Phật giáo đang được nhân rộng các mô hình, phát huy, huy động các nguồn lực của Phật giáo đạt được những thành tựu quan trọng trong quá trình hoạt động. Có thể kể đến hoạt động tiêu biểu của Phật giáo trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, công tác từ thiện khác. 2. Một số hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta hiện nay 2.1. Trong lĩnh vực giáo dục Phát huy những giá trị Phật giáo trong bối cảnh hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có nhiều chương trình giáo dục cho các đối tượng phật tử, gia đình lao động khó khăn, người khuyết tật. Nhằm góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống cho những người lang thang cơ nhỡ, những người có hoàn cảnh khó khăn, con em lao động nghèo, người có công với cách mạng, gia đình thương binh, liệt sĩ, Giáo hội Phật giáo có nhiều chương trình cụ thể như dạy nghề điện gia dụng, may, tin học, ngoại ngữ, sửa chữa xe máy miễn phí, tổ chức các lớp mẫu giáo, lớp học tình thương tại nhiều địa phương trong cả nước như: “2 chùa Tây Linh do Ni sư Thích Nữ Như Minh trụ trì và chùa Long Thọ (Thừa Thiên - Huế) do Ni sư 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, tr.78.
  5. 192 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Thích Nữ Minh Tánh trụ trì hàng năm tổ chức 2 khoá học đào tạo nghề thêu, đan, may… Kể từ khi thành lập đến nay, hai cơ sở này đã đào tạo hơn 1.000 học viên, giới thiệu vào làm việc tại các công ty. Chùa Kỳ Quang II, Thành phố Hồ Chí Minh do sư thầy Thích Thiện Chiếu trụ trì hàng năm đã hướng nghiệp, dạy các nghề thêu, đan, may, vi tính văn phòng cho hàng trăm học viên; sư thầy Thích Nhuận Tâm (chùa Lá, Thành phố Hồ Chí Minh) mở nhiều lớp học dạy tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hoa miễn phí cho hàng trăm thanh, thiếu niên nghèo…”1. Sau khi tốt nghiệp mỗi khóa học, các thành viên đều được giới thiệu đến các cơ sở sản xuất hoặc làm việc tại nhà. Bên cạnh đó, Phật giáo còn tổ chức các khóa tu mùa hè tại các chùa trên địa bàn cả nước nhằm tạo nên một môi trường lành mạnh, bổ ích cho lứa tuổi thanh thiếu niên có điều kiện phát huy và kế thừa những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và biết nỗ lực cố gắng tu dưỡng, học tập trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh. 2.2. Trong lĩnh vực y tế Cùng với sự đóng góp, ủng hộ về kinh phí, vật chất, các hoạt động chăm sóc sức khoẻ người dân cũng được Giáo hội Phật giáo Việt Nam quan tâm, góp phần chia sẻ với Nhân dân những khó khăn trong lĩnh vực y tế mà Nhà nước chưa thể đáp ứng kịp thời. “Với hệ thống gần 200 cơ sở Tuệ Tĩnh đường, 655 phòng chẩn trị Y học Dân tộc, 1 phòng khám Đa khoa và hàng trăm phòng thuốc nam, châm cứu đang hoạt động có hiệu quả tại các thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ… đã khám và phát thuốc Đông Tây y, châm cứu, bấm huyệt cho hàng trăm ngàn lượt bệnh nhân với kinh phí hàng năm lên đến hàng trăm tỷ đồng. Ngoài ra, hàng năm Giáo hội còn mở các lớp đào tạo cán bộ y tế sơ cấp, lớp đào tạo Đông y sĩ để phục vụ yêu cầu khám, chữa bệnh của người dân; ấn hành các tập kỷ yếu về y học… phục vụ chăm sóc, điều trị bệnh cho người dân nghèo ở những vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc miền núi. Được sự hỗ trợ của tổ chức Unicef, thông qua chủ đề “Sáng kiến của lãnh đạo Phật giáo về tuyên truyền phòng chống HIV/ AIDS”, nhiều tỉnh, thành hội Phật giáo đã thành lập các trung tâm tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho hàng trăm đối tượng nhiễm HIV/AIDS. Tỉnh Thừa Thiên - Huế, Ban Trị sự tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp dạy châm cứu, dưỡng sinh cho nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân HIV tại chùa Hải Đức…”2. Đây là hoạt động mang ý nghĩa xã hội to lớn, góp phần cứu giúp những người lầm lạc và giúp xóa đi sự kỳ thị, mặc 1 http://mattran.org.vn/dan-toc-ton-giao/giao-hoi-phat-giao-viet-nam-voi-cong-tac-tu-thien-xa-hoi-27694.html, cập nhật thứ sáu ngày 02/08/2019. 2 http://mattran.org.vn/dan-toc-ton-giao/giao-hoi-phat-giao-viet-nam-voi-cong-tac-tu-thien-xa-hoi-27694.html, cập nhật thứ sáu ngày 02/08/2019.
  6. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 193 cảm xã hội đối với các bệnh nhân, đồng thời hạn chế sự lây lan của căn bệnh thế kỷ này. Ngoài ra, hàng năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn hỗ trợ bữa ăn cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện lớn trong cả nước, điển hình như: Bệnh viện Bà Rịa và Bệnh viện Lê Lợi (thành phố Vũng Tàu); Bệnh viện K (thành phố Hà Nội), Bệnh viện An Bình (Thành phố Hồ Chí Minh), Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Phước... với tổng trị giá hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, với mô hình “Nồi cháo tình thương” đã thu hút được đông đảo các Phật tử và người dân tham gia, giúp đỡ những bệnh nhân nghèo trong cả nước. Tiêu biểu như: “Nồi cháo tình thương” tại Bệnh viện Da Liễu, Bệnh viện Đa Khoa (thành phố Đà Nẵng), Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Thành phố Hồ Chí Minh), Bệnh viện Nhi (tỉnh Thanh Hóa)… hàng năm đã hỗ trợ cuộc sống hàng ngàn lượt bệnh nhân nghèo cùng người nhà đang điều trị tại đây”. 2.3. Trong lĩnh vực khác Bằng tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật và đạo lý nhân văn của dân tộc, trong quá trình gieo duyên từ bi cho chúng sinh, hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo ngày càng đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Giáo hội, Ban trị sự các tỉnh, thành của Giáo hội không ngừng nỗ lực vận động tài chính, vật phẩm để thực hiện một số hoạt động cứu trợ khác như cứu trợ đồng bào bị lũ lụt tàn phá ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long; cứu trợ những nạn nhân sóng thần ở Đông Nam Á, động đất tại Nhật Bản, Nêpan; ủng hộ nhân dân Cuba anh em khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Vào những dịp lễ lớn (Tết cổ truyền dân tộc, mùa Phật đản, mùa Vu Lan - báo hiếu…), tổ chức thăm và tặng quà cho đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc; xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương; thăm thương bệnh binh và bệnh nhân nghèo khó tại các bệnh viện, trại tâm thần, nhà dưỡng lão; chữa trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS; tặng xe lăn, xe đạp, học bổng cho người nghèo; xây cầu bê tông, đắp đường giao thông nông thôn; hiến máu nhân đạo, đóng góp quỹ vì người nghèo, học sinh hiếu học, giúp phụ nữ nghèo vượt khó; xây dựng và điều hành các trung tâm cô nhi, nuôi dạy trẻ khuyết tật, khiếm thị, cụ già neo đơn tại Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế, Bình Dương, Quảng Trị, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Tây Ninh. Theo số liệu báo cáo của ngành Từ thiện xã hội năm 2018, Phật giáo toàn quốc “đã huy động 524.608.976.000 đồng thông qua các nguồn lực khác nhau để đầu tư cho hoạt động nhân đạo từ thiện”1. 1 https://giacngo.vn/thoisu/tintuc/2018/12/31/52F682 cập nhật ngày 31/12/2018.
  7. 194 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Công tác đền ơn đáp nghĩa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Giáo hội. 38 năm qua, Giáo hội đã quan tâm quyên góp để xây dựng nhà tình nghĩa và phụng dưỡng suốt đời nhiều Mẹ Việt Nam Anh hùng, hỗ trợ gia đình chính sách, chiến sĩ biên phòng. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn những người đã hy sinh vì dân tộc, vì đất nước, hàng năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức nhiều Đại trai đàn cầu siêu cho liệt sĩ ở nhiều nghĩa trang trong cả nước như: Côn Đảo, Phú Quốc, Trường Sơn, Quảng Trị, Điện Biên… Bên cạnh các hoạt động trên, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn vận động tín đồ, chức sắc và nhân dân tích cực hưởng ứng quyên góp, hỗ trợ các công tác phúc lợi xã hội khác, như: Ủng hộ kinh phí xây dựng nhà Đại đoàn kết, ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “Vì người nghèo”, khuyến học, xây nhà tình thương, nhà dưỡng lão, trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi. Tính đến “cuối năm 2018, cả nước có 46 trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi với 1.329 trẻ em và 160 bảo mẫu; 15 trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn có với 527 cụ được chăm lo và 49 người chăm sóc”1. Phát huy tinh thần “Phụng đạo, yêu nước”, “hộ quốc an dân”, thiết thân cùng xã hội, hiện hữu trong lòng dân tộc, trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp cùng tăng ni, phật tử cả nước đã tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào ích nước lợi dân, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu, hoạt động từ thiện xã hội, góp phần xây dựng xã hội Việt Nam văn minh, tiến bộ, giàu mạnh, thể hiện rõ tinh thần giáo huấn của Đức Phật “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”. Với những đóng góp to lớn của Giáo hội vào công tác từ thiện, nhân đạo, đảm bảo an sinh xã hội 38 năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã vinh dự 2 lần được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, phần thưởng cao quý nhất của Đảng, Nhà nước ta cùng với nhiều danh hiệu cao quý khác. Có thể nói, hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua đã thu được những thành tựu to lớn. Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác phật sự năm 2018, Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Từ thiện xã hội Trung ương đã nhấn mạnh: “Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo cả nước đã tạo nên động lực, niềm an vui hạnh phúc cho một bộ phận người dân có đời sống cơ cực khó khăn. Mỗi thành viên của Ban, mỗi vị tăng ni, phật tử bằng với tinh thần trách nhiệm và ý nghĩa cao cả, cứu khổ ban vui của đạo Phật, tạo nên những giá trị thiết thực cụ thể, đem đạo vào đời thông qua nhiều phương tiện để làm lợi ích chúng sinh”2 . Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo đã trở thành 1 https://giacngo.vn/thoisu/tintuc/2018/12/31/52F682 cập nhật ngày 31/12/2018. 2 https://giacngo.vn/thoisu/tintuc/2018/12/31/52F682, cập nhật ngày 31/12/2018.
  8. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 195 phong trào có ý nghĩa tích cực, phát huy được truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng, cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Ban từ thiện xã hội được thiết lập từ trung ương đến các tỉnh, thành và thu hút được sự quan tâm, tham gia của những vị chức sắc cao tăng có uy tín, đức độ trong giáo hội. Nhiều mô hình tích cực, sáng tạo và tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu về hoạt động từ thiện đã góp phần tạo niềm tin sâu sắc cho mọi đối tượng trong xã hội. Các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội của Phật giáo ngày càng tăng về quy mô, mở rộng về đối tượng thụ hưởng, phong phú, đa dạng về hình thức thể hiện và linh hoạt, sáng tạo trong cách thức tiến hành. Quá trình hoạt động đã có sự phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đặc biệt, đã thu hút được sự tham gia không chỉ của tăng, ni, phật tử mà còn của đông đảo người dân, doanh nghiệp, góp phần chia sẻ gánh nặng với Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội; cùng Nhà nước và xã hội chung tay vì một xã hội tốt đẹp, mọi người dân và gia đình có cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, để hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo ngày càng phát triển và góp phần quan trọng vào việc thực hiện chính sách an sinh xã hội cần có những giải pháp phù hợp. 3. Một số giải pháp nâng cao hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam Thứ nhất, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách an sinh xã hội, vai trò của việc đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế, từ đó nâng cao nhận thức của các tăng, ni, phật tử và ng ười dân về hoạt động từ thiện xã hội. Đồng thời, nêu gương những tập thể, cá nhân tích cực, điển hình khi tham gia vào các hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo. Việc tuyên truyền tấm gương tích cực điển hình tránh hình thức và phải kịp thời truyền tải qua phương tiện tuyền thông (báo chí, internet; phát thanh, truyền hình…) hoặc tổ chức gặp mặt nói chuyện về kinh nghiệm hiệu quả những hoạt động tham gia của tăng, ni, Phật tử. Thứ hai, tổ chức các hoạt động từ thiện xã hội phải mang tính linh hoạt, sáng tạo với nhiều hình thức nhằm hướng đến nhiều đối tượng khác nhau bị tổn thương trong xã hội như: Người nhập cư, người nghèo, người sống trong các khu ổ chuột và vùng bị ô nhiễm môi trường nặng nề, người già lang thang, cơ nhỡ, người khuyết tật, trẻ em vô gia cư, công nhân trong các khu công nghiệp, người nông
  9. 196 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... dân bị mất đất, mất việc làm trong vùng đô thị hóa, người dân trong các khu vực bị thiên tai, bệnh dịch tàn phá, người mắc bệnh hiểm nghèo… Những hoạt động đó không chỉ dừng lại ở phương diện hỗ trợ vật chất, mà còn bằng sự động viên tinh thần để giúp họ thân yên ổn và tâm an lạc trước những điều rủi ro của cuộc sống chẳng may ập đến. Thứ ba, Giáo hội Phật giáo phải xây dựng chương trình, kế hoạch từ thiện ngắn hạn và dài hạn, để trên cơ sở đó triển khai các hoạt động từ thiện hiệu quả và gắn với thực tiễn nhằm huy động các tăng, ni, phật tử và người dân tham gia vào hoạt động từ thiện xã hội. Thứ tư, các hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo cần được tổ chức có hệ thống, có cơ chế hoạt động và thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, người neo đơn, phòng khám từ thiện, cơ sở dạy học miễn phí của Phật giáo trên toàn quốc để tránh sự lợi dụng hoạt động từ thiện để phục vụ mục đích cá nhân. Đồng thời, quan tâm ở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về công tác xã hội, quản lý, kỹ năng nghiệp vụ về bảo trợ xã hội, trợ giúp xã hội… cho các tăng, ni, phật tử trong Ban từ thiện xã hội từ trung ương đến cấp cơ sở. Thứ năm, huy động rộng rãi các nguồn lực xã hội để tạo điều kiện giúp đỡ nhiều mảnh đời cơ cực, bất hạnh trong xã hội. Thông qua các hoạt động từ thiện xã hội, không chỉ bao gồm các tăng ni, phật tử, các thành phần xã hội khác sẽ cơ hội giúp ích cho đời. Qua đó, giúp cho xã hội hướng thiện, hành thiện, mở rộng lòng từ bi cũng là góp phần đẩy lùi cái ác, cái xấu. Thứ sáu, đa dạng hóa các hoạt động từ thiện và triển khai rộng rãi đến các đối tượng, đặc biệt là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, cho đồng bào người dân tộc đang sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng “phên dậu” của Tổ quốc. Cần mở thêm những lớp học đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ, tin học miễn phí, bếp ăn từ thiện, nồi cháo tình thương phát triển tới nhiều địa phương, nhiều bệnh viện trong cả nước và triển khai rộng một số hình thức từ thiện xã hội khác như cấp phát học bổng, tài trợ mổ tim, mổ mắt… 4. Kết luận Dân tộc Việt Nam từ ngày dựng nước đến nay đã trải qua bao lần thăng trầm, biến động lịch sử và xuyên suốt tiến trình đó Phật giáo luôn gắn bó khăng khít, keo sơn cùng vận mệnh quốc gia, dân tộc. Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay đã, đang và sẽ còn xuất hiện nhiều vấn đề khó khăn trong xã hội. Vì vậy,
  10. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 197 Phật giáo Việt Nam với tư cách là một tổ chức xã hội sẽ là lực lượng quan trọng tham gia tích cực để góp phần giải quyết hiệu quả những vấn đề xã hội đang đặt ra nhằm góp phần to lớn vào việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta, tạo được mối đoàn kết gắn bó hòa hợp giữa các tôn giáo, dân tộc mang ý nghĩa thiết thực của đạo với đời, thực hiện tốt mục tiêu làm cho dân cường, nước thịnh, lòng người đồng thuận, xã hội hài hòa. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Mai Ngọc Cường (2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.21-22. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 37-CT-TW ngày 02-7-1998 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.105. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.245. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.237-238. 6. Cập nhật ngày 31/12/2018. http://mattran.org.vn/dan-toc-ton-giao/giao-hoi-phat-giao-viet-nam-voi- cong-tac-tu-thien-xa-hoi-27694.html, cập nhật thứ sáu ngày 02/08/2019. 7. Vũ Văn Phúc (Chủ biên) (2012), An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.61. 8. Dẫn theo Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Hiên, Nguyễn Anh Dũng (2009), Lý thuyết và mô hình an sinh xã hội (phân tích thực tiễn ở Đồng Nai), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.14.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1