Hoạt động tư vấn lao động làm việc ở nước ngoài tại
lượt xem 2
download
"Cẩm nang Hướng dẫn vận hành mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn và hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Trung tâm dịch vụ việc làm" thiết lập, hoạt động và quản lý vận hành mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn và hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài tại trung tâm dịch vụ việc làm bao gồm cả những câu hỏi thường gặp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hoạt động tư vấn lao động làm việc ở nước ngoài tại
- Cẩm nang hướng dẫn Vận hành mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn và hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Trung tâm dịch vụ việc làm Cuốn cẩm nang về thiết lập, hoạt động và quản lý vận hành mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn và hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài tại trung tâm dịch vụ việc làm bao gồm cả những câu hỏi thường gặp Tài liệu được xây dựng trong khuôn khổ Dự án Hành động ba bên nhằm bảo vệ người lao động di cư trong và từ khu vực Tiểu vùng sông MêKông mở rộng khỏi sự bóc lột lao động (Dự án Tam giác GMS) © ILO 2014 Được sự hỗ trợ của
- Copyright @2014 : Tổ chức Lao động Quốc tế Xuất bản lần đầu : Năm 2014 Những ấn phẩm của Tổ chức Lao động Quốc tế có bản quyền theo quy định tại Nghị định thư 2 của Công ước toàn cầu về Bản quyền. Tuy nhiên, những đoạn trích ngắn từ những ấn phẩm của Tổ chức Lao động Quốc tế có thể được sao chép mà không cần sự cho phép, với điều kiện thông tin sao chép này phải được trích dẫn nguồn. Về quyền tái bản, dịch thuật hoặc áp dụng cần liên hệ với Bộ phận Xuất bản của ILO (Quyền và Cấp phép), Tổ chức Lao động Quốc tế, CH-1211 Geneva 22, Thụy Sĩ, hoặc qua thư điện tử pubdroit@ilo.org. Văn phòng Lao động Quốc tế hoan nghênh việc tuân thủ những quy định này. Những thư viện, tổ chức hoặc những người sử dụng các tài liệu đã đăng ký với các tổ chức có quyền tái bản tài liệu có thể sao chép những tài liệu trên phù hợp với giấy phép được cấp vì mục đích này. Hãy tham khảo địa chỉ www.ifrro.org để biết thêm thông tin về tổ chức có quyền sao chép những tài liệu này tại quốc gia của bạn. Cẩm nang Hướng dẫn vận hành mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn và hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm/ Hành động ba bên nhằm bảo vệ lao động di cư trong và từ tiểu vùng khu vực sông Mê Kông mở rộng khỏi bị bóc lột lao động, Văn phòng ILO Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương – Hà Nội : ILO, 2014. 192 p. ISBN 9789228285086 ; 9789228285093 (web pdf) Văn phòng ILO Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; Hành động ba bên nhằm bảo vệ lao động di cư trong và từ tiểu vùng khu vực sông Mê Kông mở rộng khỏi bị bóc lột lao động lao động di cư/ quyền của người lao động/ dịch vụ việc làm/ trung tâm hỗ trợ/ khu vực sông Mê Kông 14.09.2 Tài liệu có sẵn bằng tiếng Anh: Cẩm nang Hướng dẫn vận hành mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn và hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm (ISBN 9789221285052, 9789221285069 (web pdf), Bangkok, 2014. Danh mục tài liệu của ILO về Số liệu xuất bản Những thuật ngữ sử dụng trong các tài liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế tuân thủ những quy định của Liên hiệp quốc và việc trình bày những tài liệu này không có nghĩa là thể hiện bất kỳ một quan điểm nào của Tổ chức Lao động Quốc tế liên quan đến vị trí pháp lý của bất kỳ một quốc gia nào, một khu vực hoặc lãnh thổ nào, các cơ quan của họ cũng như liên quan đến việc phân định biên giới của nó. Trách nhiệm đối với các quan điểm trình bày trong các bài báo, nghiên cứu và đóng góp hoàn toàn thuộc về tác giả, và những ấn phẩm này không bao gồm trong đó một sự chấp thuận của Tổ chức Lao động Quốc tế về những quan điểm thể hiện trong đó. Việc đề cập tên các công ty, sản phẩm thương mại cũng như các quy trình không có nghĩa là được Tổ chức Lao động Quốc tế đồng ý, và việc không đề cập đến một công ty, một sản phẩm hoặc một quy trình cụ thể nào đó, không có nghĩa là Tổ chức Lao động Quốc tế không đồng ý với những nội dung này. Có thể tìm được các xuất bản phẩm và các sản phẩm điện tử của Tổ chức Lao động Quốc tế tại các hiệu sách lớn hoặc các văn phòng của Tổ chức Lao động Quốc tế tại nhiều quốc gia, hoặc trực tiếp từ Bộ phận Xuất bản của Tổ chức Lao động Quốc tế, CH-1211 Geneva 22, Thụy Sĩ hoặc Văn phòng khu vực Châu Á – Thái Bình dương của Tổ chức Lao động Quốc tế, Tầng 11, Tòa nhà Liên Hiệp Quốc, Đại Lộ Rajdamnern Nok, Bangkok 10200, Thái Lan hoặc qua thư điện tử : BANGKOK@ilo.org. Danh mục những ấn phẩm mới của Tổ chức Lao động Quốc tế luôn sẵn có và miễn phí tại các địa chỉ trên, hoặc qua thư điện tử : pubvente@ilo.org. Hãy truy cập địa chỉ của chúng tôi : www.ilo.org/publns hoặc www.ilo.org/asia In tại Việt Nam.
- Mục lục DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii LỜI NÓI ĐẦU 1 viii Phần I. Giới thiệu tổng quan mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn và hỗ trợ v lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm (MRC) 1. Lý do và sự cần thiết phải thiết lập mô hình lồng ghép hoạt động .................................................. 13 2. Mục tiêu của mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài .... 15 3. Đối tượng phục vụ của mô hình ........................................................................................................ 15 4. Mô hình lồng ghép tư vấn và hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài (MRC) ............................ 15 5. Các hoạt động chính ........................................................................................................................... 16 5.1. Thu thập và chuẩn bị thông tin cập nhật liên quan đến lao động đi làm việc ở nước ngoài và tư vấn, cung cấp thông tin cho người có ý định đi làm việc ở nước ngoài. Các thông tin bao gồm ... 16 5.2. Hỗ trợ pháp lý ................................................................................................................................ 17 5.3. Thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin và hình thành mạng lưới các tổ chức hỗ trợ hoạt động .............. 17 5.4. Tham gia trong hoạt động góp ý hoàn thiện và sửa đổi ................................................................. 17 Phần II. Điều kiện cần thiết để tổ chức hoạt động 21 1. Yêu cầu về nhân sự ........................................................................................................................... 20 1.1 Cơ cấu cán bộ ................................................................................................................................ 20 1.2 Chức năng nhiệm vụ và yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ......................................... 20 2. Yêu cầu về cơ sở vật chất ..................................................................................................................... 22 2.1 Bố trí nơi cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho người lao động và người nhà của họ .. 22 2.2 Bảng chỉ dẫn và bảng thông tin ...................................................................................................... 23 2.3 Phương tiện làm việc và tài liệu tham khảo .................................................................................... 23 3. Thiết lập mạng lưới liên kết với các đối tác tại địa phương ............................................................... 24 Phần III. Hướng dẫn triển khai các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ người lao 27 động đi làm việc ở nước ngoài 1. Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ pháp lý tại Trung tâm ......................................................................... 29 1.1 Cung cấp tư vấn và hỗ trợ............................................................................................................... 29 1.2. Phối hợp chặt chẽ .......................................................................................................................... 31 2. Các hoạt động cung cấp và nắm bắt thông tin tại cộng đồng .......................................................... 31 Phần IV. Hướng dẫn các hoạt động giới thiệu và quảng bá về MRC 33 1. Mục đích của việc giới thiệu và quảng bá MRC................................................................................. 35 2. Xác định đối tượng giới thiệu và quảng bá MRC .............................................................................. 35 3. Các biện pháp giới thiệu, quảng bá MRC .......................................................................................... 35 iii
- Phần V. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch truyền thông cho MRC 37 1. Mục đích và mục tiêu ......................................................................................................................... 40 2. Nguyên tắc chủ đạo............................................................................................................................. 41 3. Đối tượng ............................................................................................................................................ 42 4. Thông điệp chính cấp khu vực ........................................................................................................... 44 5. Thiết kế thông điệp phù hợp với bối cảnh quốc gia ......................................................................... 53 6. Những phương pháp truyền thông .................................................................................................... 56 A. Kênh thông tin đại chúng (Vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, báo viết, mạng internet) ............... 56 B. Trao đổi thông tin trực tiếp với đối tượng tại cộng đồng.................................................................. 62 C. Tài liệu và việc phân phát tài liệu phục vụ cho mục đích tuyên truyền ............................................ 63 7. Các điểm truyền thông ....................................................................................................................... 66 8. Bảng kiểm công cụ truyền thông ........................................................................................................ 68 9. Giám sát và đánh giá .......................................................................................................................... 69 10. Thể hiện tên của nhà tài trợ ............................................................................................................... 69 Phần VI. Hướng dẫn giám sát, đánh giá hoạt động của MRC 79 1. Giới thiệu ............................................................................................................................................. 81 1.1. Tầm quan trọng của việc giám sát và đánh giá hoạt động của các MRC ........................................ 81 1.2. Mục đích của Cuốn tài liệu này ...................................................................................................... 81 2. Hiểu về các khái niệm và thuật ngữ của hoạt động giám sát, đánh giá .......................................... 82 2.1. Giám sát và đánh giá là gì?............................................................................................................. 82 2.2. Mối liên hệ giữa hoạt động, đầu ra, kết quả và tác động ............................................................... 82 2.3. Chỉ số là gì? ................................................................................................................................... 86 2.4. Sự khác biệt giữa người thụ hưởng trực tiếp và người thụ hưởng gián tiếp là gì? ........................ 87 3. Thu thập số liệu giám sát ................................................................................................................... 88 3.1. Thu thập số liệu về dịch vụ hỗ trợ................................................................................................... 88 3.2. Thu thập dữ liệu cho các hoạt động nâng cao nhận thức .............................................................. 89 4. Đánh giá tác động ............................................................................................................................... 91 4.1. Đánh giá tác động của hoạt động tư vấn về di cư an toàn thông qua công tác nắm tình hình của đội tượng thụ hưởng...................................................................................................................... 91 4.2. Đánh giá tác động của trợ giúp pháp lý thông qua các tác động đã được tiêu chuẩn hóa ............. 92 4.3. Đánh giá tác động của hoạt động nâng cao năng lực trông qua một phương pháp tiếp cận tổng hợp ................................................................................................................................................ 94 5. Phân tích và báo cáo số liệu giám sát ................................................................................................ 95 5.1. Phân loại các dịch vụ hỗ trợ theo nhóm Khách hàng ..................................................................... 95 5.2. Phân loại các hoạt động nâng cao năng lực ................................................................................... 98 5.3. Viết báo cáo tiến độ kỹ thuật .......................................................................................................... 98 6. Giám sát cùng tham gia ......................................................................................................................100 Phụ lục I. Phiếu thông tin khách hàng .......................................................................................................101 Phụ lục II. Hồ sơ lưu giữ về hoạt động nâng cao năng lực .....................................................................104 Phụ lục III. Câu hỏi nắm tình hình, theo dõi .............................................................................................106 Phụ lục IV. Số liệu lưu giữ kết quả trợ giúp pháp lý ................................................................................108 iv
- Phụ lục V. Báo cáo tiến độ kỹ thuật ...........................................................................................................110 Phụ lục VI. Báo cáo chuyến đi giám sát ....................................................................................................114 Phụ lục VII. Hướng dẫn phỏng vấn người thụ hưởng .............................................................................116 PHẦN VII: Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi thường gặp 117 1. Thông tin cơ bản cần biết trước khi đi làm việc ở nước ngoài .......................................................119 2. Thông tin cơ bản về công việc ...........................................................................................................120 3. Thông tin về tài chính ..........................................................................................................................120 4. Thông tin trong khi làm việc ở nước ngoài .......................................................................................120 5. Thông tin khi trở về .............................................................................................................................121 Gợi ý trả lời câu hỏi ...................................................................................................................................122 PHẦN VIII: Tài liệu tham khảo 167 Phụ lục 1: Chi tiết địa chỉ liên hệ ở nước tiếp nhận .................................................................................166 Phụ lục 2: Địa chỉ các Trung tâm hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Việt Nam và Malaysia 169 Phụ lục 3: Chi tiết liên hệ để tìm kiếm hỗ trợ tại Đài Loan (Trung Quốc) .................................................171 Phụ lục 4: Thỏa thuận giữa MRC với cơ quan chuyển tuyến ..................................................................174 Phụ lục 5: Quyết định và Danh sách xếp hạng các doanh nghiệp năm 2012-2013 ..................................176 Phụ lục 6: Quyết định và Danh sách xếp hạng các doanh nghiệp năm 2013-2014 ..................................178 PHẦN IX: Hướng dẫn kỹ năng và phương pháp tư vấn 183 1. Khái niệm và mục đích tư vấn ............................................................................................................183 1.1 Khái niệm ........................................................................................................................................183 1.2 Mục đích tư vấn ..............................................................................................................................183 2. Các hình thức tư vấn .........................................................................................................................183 2.1 Phân loại theo phương thức tư vấn ................................................................................................183 2.2 Phân loại theo số lượng người tham gia .........................................................................................184 2.3 Một số lưu ý ....................................................................................................................................184 3. Bẩy nguyên tắc tư vấn ........................................................................................................................184 4. Quy trình tư vấn 6G ............................................................................................................................184 4.1 Gặp gỡ ............................................................................................................................................184 4.2 Gợi hỏi thông tin để đánh giá ..........................................................................................................185 4.3 Giới thiệu (cung cấp thông tin) ........................................................................................................185 4.4 Giúp đỡ ...........................................................................................................................................185 4.5 Giải thích ........................................................................................................................................186 4.6 Gặp lại ............................................................................................................................................186 v
- 5. Một số kỹ năng tư vấn cơ bản ...........................................................................................................187 5.1 Kĩ năng lắng nghe ...........................................................................................................................187 5.2 Kĩ năng đặt câu hỏi .........................................................................................................................187 5.3 Kĩ năng phản hồi..............................................................................................................................188 5.4 Kĩ năng cung cấp thông tin .............................................................................................................189 5.5 Kĩ năng bình thường hoá vấn đề .....................................................................................................189 5.6 Kĩ năng chia nhỏ vấn đề ..................................................................................................................189 5.7 Kĩ năng tóm tắt vấn đề ....................................................................................................................189 5.8 Kĩ năng kể chuyện ..........................................................................................................................189 vi
- Danh mục các từ viết tắt DFAT Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia Dự án Tam giác GMS Dự án Hành động ba bên nhằm bảo vệ người di cư trong và từ khu vực sông Mê Kông mở rộng khỏi sự bóc lột lao động Bộ LĐTBXH Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội DOLAB Cục Quản lý Lao động Ngoài nước EPS Chương trình cấp phép việc làm mới của chính phủ Hàn Quốc ILO Tổ chức Lao động Quốc tế NTV Người tư vấn NĐTV Người được tư vấn NLĐ Người lao động MRC Mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Trung tâm dịch vụ việc làm Sở LĐTBXH Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TTDVVL Trung tâm Dịch vụ Việc làm TTLDNN (COLAB) Trung tâm Lao động Ngoài nước VAMAS: Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam vii
- Lời nói đầu Cẩm nang Hướng dẫn vận hành mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn và hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế trong khuôn khổ dự án “Hành động ba bên nhằm bảo vệ lao động di cư trong và từ tiểu vùng khu vực sông Mê Kông mở rộng khỏi bị bóc lột lao động”, (Dự án Tam Giác GMS) bằng nguồn hỗ trợ tài chính của chính phủ Australia. Cẩm nang được soạn thảo nhằm hướng dẫn các Trung tâm Dịch vụ Việc làm cách thức tổ chức, vận hành và quản lý dịch vụ tư vấn và hỗ trợ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài. Cẩm nang cũng đóng vai trò là giáo trình cho việc đào tạo cán bộ và là tài liệu tham khảo cho các cán bộ làm công tác cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài. Cẩm nang được chia làm 9 phần: Phần I: Giới thiệu tổng quan mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn và hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm (MRC) Phần II: Điều kiện cần thiết để thiết lập tổ chức hoạt động Phần III: Hướng dẫn triển khai các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại MRC Phần IV: Hướng dẫn các hoạt động giới thiệu và quảng bá về MRC Phần V: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch truyền thông cho MRC Phần VI: Hướng dẫn giám sát, đánh giá hoạt động của MRC Phần VII: Hướng dẫn kỹ năng và phương pháp tư vấn Phần VIII: Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi thường gặp Phần IX: Tài liệu tham khảo Cẩm nang được xây dựng dựa trên kinh nghiệm thực hiện thí điểm lồng ghép dịch vụ tư vấn hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài tại các Trung tâm Dịch vụ Việc làm của các Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại 5 tỉnh đã tham gia Dự án Tam Giác GMS là Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Bắc Ninh và Quảng Ngãi giai đoạn 2012-2015. Các cán bộ và chuyên gia tham gia xây dựng và hoàn thiện bộ cẩm nang đến từ các cơ quan, tổ chức sau: Cục Quản lý Lao động Ngoài nước: 1. Bà Hoàng Kim Ngọc, Phó Cục trưởng 2. Bà Tạ Thị Thanh Thúy, Trưởng Phòng Pháp chế - Tổng hợp 3. Bà Vũ Hồng Minh, Chánh văn phòng 4. Bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng Phòng Thông tin - Truyền thông 5. Ông Vũ Trường Giang, Trưởng Phòng Nhật Bản - Châu Âu - Đông Nam Á viii
- Tổ chức Lao động Quốc tế, Dự án Tam giác GMS: 1. Bà Anna Olsen, Cán bộ kỹ thuật dự án 2. Ông Max Tunon, Cán bộ chương trình cao cấp, điều phối viên dự án 3. Bà Nguyễn Thị Mai Thủy, Điều phối viên quốc gia dự án tại Việt Nam 4. Bà Heike Lautenschlager, Chuyên gia tư vấn 5. Bà Jane Huge, Cán bộ dự án 6. Ông Andy Shen, Chuyên gia tư vấn 7. Bà Trần Thanh Tú, Trợ lý dự án Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam 1. Ông Phạm Đỗ Nhật Tân, Phó Chủ tịch Tổ chức Tầm nhìn Thế giới; 1. Bà Lê Thị Thanh Hằng, Điều phối viên, Dự án Phòng ngừa, Chương trình ETIP Trong quá trình biên soạn tài liệu, nhóm tác giả đã nhận được sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia đến từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các tổ chức Phụ nữ Liên hiệp quốc (UNWomen), Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM). Tổ chức Tầm nhìn thế giới đã hỗ trợ in và phổ biến cuốn tài liệu này. Chúng tôi mong muốn cuốn tài liệu này sẽ giúp ích cho các Trung tâm trong quá trình tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Cuốn cẩm nang được xuất bản lần đầu, nên không tránh khỏi thiếu sót. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Cục Quản lý Lao động Ngoài nước. Xin trân trọng cảm ơn, Nguyễn Thanh Hòa Gyorgy Sziraczki Thứ trưởng, Giám đốc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam ix
- PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN MÔ HÌNH LỒNG GHÉP HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM (MRC) 1 Lý do và sự cần thiết phải thiết lập mô hình lồng ghép 2 Mục tiêu của mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài 3 Đối tượng phục vụ 4 Mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn và hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài (MRC) 5 Các hoạt động chính
- PHẦN I: Giới thiệu tổng quan mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn và hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài tại trung tâm dịch vụ việc làm (MRC) 1. Lý do và sự cần thiết phải thiết lập mô hình lồng ghép hoạt ộng Theo ước tính của Liên hiệp quốc, năm 2013, khu vực Châu Á Thái Bình Dương có khoảng 30 triệu lao động di cư. Phần lớn số lao động này là lao động không có kỹ năng hoặc kỹ năng nghề thấp. Lao động di cư đã tạo nên cấu trúc đặc điểm lao động của nhiều nền kinh tế trong khu vực và sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai do sự thay đổi cơ cấu dân số, thiếu hụt lao động và chênh lệch về kinh tế. Trong khi lao động di cư tạo ra nhiều nguồn lợi cơ bản cho cả nước gửi cũng như nước tiếp nhận lao động, các nghiên cứu về điều kiện sống và làm việc của lao động có kỹ năng nghề thấp trong khu vực cho thấy các dấu hiệu của lạm dụng liên quan đến bóc lột lao động là tương đối phổ biến. Các dấu hiệu liên quan đến bóc lột lao động bao gồm chi phí tuyển dụng cao, lừa đảo người lao động về mức lương, công việc và địa vị pháp lý, giữ lương, hộ chiếu và các giấy tờ tùy thân, giam giữ hoặc không cho tiếp xúc với bên ngoài, điều kiện lao động không đảm bảo. Số lao động không có giấy tờ hợp pháp ngày càng tăng. Các nguy cơ của người lao động xuất phát từ việc tiếp cận một cách hạn chế với các thông tin tin cậy và các dịch vụ hỗ trợ. Người lao động thường dựa vào người quen hoặc môi giới khi tìm hiểu thông tin và không biết tìm kiếm hỗ trợ từ đâu, không thể tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ hoặc ngần ngại khi đến với các cơ quan chức năng để tìm kiếm sự giúp đỡ. Nâng cao chất lượng lao động trong đó có việc tạo điều kiện để lao động tiếp cận với các thông tin chính thống, tin cậy, chính xác và dịch vụ hỗ trợ kịp thời trước, trong và sau khi đi làm việc ở nước ngoài luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của chính phủ Việt Nam. Từ năm 2012, với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế trong khuôn khổ của dự án Tam giác GMS, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã lựa chọn 5 Trung tâm Dịch vụ Việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội của 5 tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Phú Thọ và Hà Tĩnh để triển khai thí điểm 5 mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài (MRC). Các Trung tâm này đóng vai trò chủ chốt trong việc lập kế hoạch, thực hiện, phổ biến thông tin, đồng thời là nơi người lao động có thể liên lạc qua điện thoại hoặc trực tiếp đến để được cung cấp dịch vụ tư vấn và trợ giúp pháp lý. Với việc thực hiện mô hình, các Trung tâm Dịch vụ Việc làm đã mở rộng dịch vụ và cung cấp, hỗ trợ thông tin hiệu quả cho lao động tại các địa phương. Quá trình cung cấp tư vấn hỗ trợ cho lao động cho thấy nhu cầu tìm kiếm dịch vụ của người lao động với Trung tâm Dịch vụ Việc làm ngày càng tăng. Từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 5 năm 2014, các Trung tâm này đã tư vấn cho trên 13.572 người lao động và gia đình họ. Khảo sát ý kiến người tiếp nhận dịch vụ tại trung tâm cho thấy 98% người quyết định đi làm việc ở nước ngoài lựa chọn kênh hợp pháp. 87% trong số những người này cho biết tư vấn đóng vai trò quan trọng trong quyết định của họ. Từ tháng 6/2013 đến 6/2014 đã có 40 trường hợp hỗ trợ pháp lý được thực hiện cho 95 người với số tiền thu lại cho người lao động vào khoảng 250 triệu đồng Việt Nam. Hiện nay, trên cả nước có trên 100 Trung tâm Dịch vụ Việc làm. Phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ người lao động là chức năng nhiệm vụ của Trung tâm, và điều đó còn giúp cho một số lượng lớn lao động được tiếp cận với các thông tin tin cậy và chính thống liên quan tới quá 13
- PHẦN I: Giới thiệu tổng quan mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn và hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài tại trung tâm dịch vụ việc làm (MRC) trình đi làm việc ở nước ngoài. Do vậy, việc áp dụng mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn và hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài là thật sự cần thiết. Sơ đồ sau thể hiện các yếu tố liên quan đến khả năng tìm kiếm việc làm và duy trì việc làm được điều chỉnh như thế nào để đáp ứng nhu cầu của người đi làm việc ở nước ngoài. Các yếu tố này bao gồm: Cá nhân; có mục tiêu và mục đích rõ ràng; kỹ năng và yêu cầu công việc; và kỹ năng tìm kiếm việc làm và duy trì công việc. Ba yếu tố đầu tiên có thể áp dụng chung cho cả Trung tâm Dịch vụ Việc làm và MRC, hai yếu tố bổ sung được áp dụng để đáp ứng các nhu cầu riêng cho lao động đi làm việc ở nước ngoài. Các yếu tố liên quan đến khả năng tìm kiếm và duy trì công việc Dịch vụ Có mục tiêu Kỹ năng Di cư trong quá trình Cá nhân và mục đích và yêu cầu an toàn và làm việc ở rõ ràng về công việc hợp pháp nước ngoài công việc và khi về nước Cơ chế Mong muốn Cơ hội việc làm Kỹ năng Thủ tục giải quyết đi làm và trong nước và cần có khi ở xuất nhập cảnh khiếu nại và năng lực ở nước ngoài nước ngoài tranh chấp Hoàn cảnh cụ Chuyển tuyến Điều kiện sống Cơ hội Quy trình tuyển thể của từng cá tới các cơ quan và làm việc phát triển và dụng và kiểm tra nhân, ví dụ như tổ chức cung thực tế ở nâng cao tính pháp lý của thu nhập, hoàn cấp dịch vụ nước ngoài kỹ năng doanh nghiệp cảnh gia đình có liên quan Bồi dưỡng Hỗ trợ kiến thức trở về và cần thiết tái hòa nhập trước khi đi 14
- PHẦN I: Giới thiệu tổng quan mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn và hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài tại trung tâm dịch vụ việc làm (MRC) 2. Mục tiêu của mô hình lồng ghép hoạt ộng tư vấn hỗ trợ lao ộng i làm việc ở nước ngoài: - Giúp người lao động và gia đình của họ tiếp cận các thông tin chính xác, khách quan, tin cậy và cập nhật để họ có thể đưa ra các quyết định phù hợp liên quan đến vấn đề đi làm việc ở nước ngoài. - Tư vấn để giải quyết những thắc mắc, khiếu nại phát sinh trong quá trình chuẩn bị, trước khi đi làm việc ở nước ngoài, trong khi làm việc ở ngoài và khi hết hạn hợp đồng trở về nước. - Phối hợp với các đơn vị, tổ chức tại địa phương (tỉnh, huyện, xã) trong việc tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng như các văn bản cần thiết cho người lao động và gia đình họ để đi làm việc ở nước ngoài một cách hợp pháp và an toàn. 3. Đối tượng phục vụ của mô hình: MRC cung cấp tư vấn và hỗ trợ cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau bao gồm: - Những người đang tìm kiếm việc làm - Những người có kế hoạch sẽ đi làm việc ở nước ngoài - Những lao động làm việc ở nước ngoài đã trở về - Những người hiện tại đang làm việc ở nước ngoài - Phụ huynh, bạn bè và người nhà của lao động đã, đang và sẽ đi làm việc ở nước ngoài - Các cán bộ xã, phường phụ trách về lao động và chính sách - Những nhà nghiên cứu - Sinh viên, học sinh - Các tổ chức xã hội dân sự - Các tổ chức công đoàn - Cán bộ cơ quan nhà nước - Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa người đi làm việc ở nước ngoài và cán bộ của họ. 4. Mô hình lồng ghép tư vấn và hỗ trợ lao ộng i làm việc ở nước ngoài (MRC): Các hoạt ộng chính Các MRC đóng vai trò chủ chốt trong việc lập kế hoạch, thực hiện, phổ biến thông tin, cũng là nơi người lao động có thể liên lạc qua điện thoại hoặc đến trực tiếp để được cung cấp dịch vụ tư vấn và trợ giúp pháp lý. Các MRC này cũng sẽ tiến hành các hoạt động và cung cấp dịch 15
- PHẦN I: Giới thiệu tổng quan mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn và hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài tại trung tâm dịch vụ việc làm (MRC) vụ lưu động ở cộng đồng. Cụ thể, các hoạt động cũng như dịch vụ chính của MRC bao gồm: 5. Các hoạt ộng chính 5.1. Thu thập và chuẩn bị thông tin cập nhật liên quan đến lao động đi làm việc ở nước ngoài và tư vấn, cung cấp thông tin cho người có ý định đi lao động ở nước ngoài. Các thông tin bao gồm Tuyển dụng, đi lại và các tài liệu cần thiết: Tuyển dụng – cơ chế tuyển dụng, kiểm tra tính pháp lý của các doanh nghiệp và các hợp đồng tuyển dụng, chi phí, quyền và trách nhiệm của người lao động và doanh nghiệp tuyển dụng, người sử dụng lao động; Cơ chế khiếu nại; Tài liệu cần thiết cho việc đi làm việc an toàn và hợp pháp (hộ chiếu và các tài liệu khác); Xuất nhập cảnh (quyền và trách nhiệm của cơ quan xuất nhập cảnh và công dân); Hải quan (thủ tục hải quan, quyền và trách nhiệm của cả hai bên biên giới); Công an (làm thế nào để ngăn chặn lạm dụng); Phương tiện đi lại và mua vé (vận tải đường không và đường bộ); Thông tin thị thực và các địa chỉ đại sứ quán; Thông tin về phòng tránh buôn bán người. Quá trình làm việc ở nước ngoài và về nước: Thủ tục tại nước đến (đăng ký); Thủ tục về việc làm (giấy phép lao động); Hợp đồng, việc làm và điều kiện làm việc; Sức khỏe: Y tế (sơ cứu, chống HIV/AIDS); sức khỏe và an toàn lao động; Đào tạo; Đại diện ở nước ngoài của chính phủ, công đoàn và các địa chỉ liên lạc khác; Mối quan hệ với người sử dụng lao động (hợp đồng lao động và rủi ro có thể); Nhà ở; Gửi tiền về nước; Việc làm ở nước ngoài (thực tế và những rủi ro có thể); Định hướng văn hóa (chủ đề này sẽ được đề cập cụ thể trong khóa định hướng trước khi đi. 16
- PHẦN I: Giới thiệu tổng quan mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn và hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài tại trung tâm dịch vụ việc làm (MRC) Thông tin này được phổ biến và cập nhật thông qua sổ tay, áp phích, dịch vụ tư vấn, các chuyến tham quan học tập, phương tiện truyền thông đại chúng, các cuộc họp, thảo luận và hội thảo. 5.2. Hỗ trợ pháp lý Hỗ trợ giải quyết tranh chấp, tư vấn về quyền lợi và kênh để giải quyết vấn đề; trợ giúp pháp lý/tiếp cận cơ quan pháp luật. Các trường hợp liên quan đến vấn đề luật pháp sẽ được lưu giữ hồ sơ chi tiết và các trường hợp điển hình sẽ được sử dụng cho mục đích tuyên truyền vận động (trên cơ sở tôn trọng tính riêng tư của thông tin khi cần thiết). 5.3 Thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin và hình thành mạng lưới các tổ chức hỗ trợ hoạt động và chuyển tuyến Các MRC sẽ xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin liên quan đến người lao động di cư dễ bị tổn thương, cơ quan tuyển dụng, các hiệp hội di cư và các dịch vụ hỗ trợ khác; liên kết và tham khảo ý kiến với các ban ngành đoàn thể liên quan đến bảo vệ quyền lợi của lao động di cư và xây dựng một cơ chế liên kết, hỗ trợ qua lại với các cơ quan tổ chức này. Các MRC có thể có một cơ chế đăng ký và giới thiệu (với việc phát hành một thẻ ID) làm thành viên công đoàn hoặc hỗ trợ tại nước đến. 5.4. Tham gia trong hoạt động vận động góp ý hoàn thiện và sửa đổi chính sách và tập huấn Tình hình cụ thể và số liệu cung cấp dịch vụ sẽ là những thông tin quý báu và góp phần xây dựng luật pháp, chính sách cũng như đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cán bộ và các bên có liên quan khác. 17
- PHẦN II ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1 Yêu cầu về nhân sự 2 Yêu cầu về cơ sở vật chất 3 Thiết lập mạng lưới liên kết với các đối tác tại địa phương
- PHẦN II: Điều kiện cần thiết để thiết lập mô hình 1. Yêu cầu về nhân sự 1.1 Cơ cấu cán bộ Để thiết lập và triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài, ít nhất tại mỗi trung tâm cần phải có 3 cán bộ chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện các dịch vụ chính. Các cán bộ này bao gồm: 1. Cán bộ quản lý 2. Cán bộ chuyên môn chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động ngoại tuyến tại cộng đồng, các phiên giao dịch việc làm và truyền thông 3. Cán bộ chuyên môn chịu trách nhiệm hoạt động tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho lao động tại Trung tâm. Cán bộ quản lý - Điều hành hiệu quả hoạt động hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài; - Hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động tại Trung tâm và các hoạt động ngoại tuyến; - Chuẩn bị báo cáo và những công việc tương tự; - Tóm tắt những nét chính quan trọng để thông tin cho đối tác và báo cáo về tài chính và hoạt động của Trung tâm. Cán bộ chuyên môn 1 Cán bộ chuyên môn 2 Tổ chức hoạt động ngoại tuyến, Tư vấn và hỗ trợ pháp lý tại Trung phiên giao dịch việc làm và truyền tâm thông - Tư vấn và hỗ trợ pháp lý để đảm bảo - Tổ chức và tiến hành các hoạt động phúc lợi, lợi ích của người lao động (bao dịch vụ ngoại tuyến, các phiên giao dịch gồm công tác theo dõi kết quả tư vấn và việc làm hỗ trợ sau này). - Đảm bảo việc thu thập dữ liệu của tất (yêu cầu có kiến thức về công tác xã hội cả khách hàng. hoặc pháp lý) (yêu cầu có kiến thức về quản lý hoặc truyền thông) Sẽ rất tốt nếu có thể bố trí được ít nhất 2 nhân viên cho Trung tâm trong đó có 1 nam và 1 nữ vì như vậy sẽ giúp đảm bảo đáp ứng hiệu quả hơn các nhu cầu của khách hàng là nam giới và nữ giới. 1.2 Chức năng nhiệm vụ và yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ A. Cán bộ quản lý a. Chức năng nhiệm vụ chính 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân công lao động trong kinh tế hộ gia đình nông thôn, vấn đề giới trong cơ chế thị trường - Vũ Tấn Huy
0 p | 160 | 17
-
Nâng cao chất lượng dạy tiếng việt cho sinh viên Lào từ cơ sở của quan điểm giao tiếp
10 p | 206 | 17
-
Sự phân công lao động theo giới trong gia đình ở An Giang
9 p | 244 | 15
-
Chương 6: Quản lý hoạt động giáo dục lao động hướng nghiệp, dạy nghề
22 p | 106 | 11
-
Xây dựng định mức lao động - hạt nhân đổi mới tổ chức lao động khoa học trong các thư viện đại học Việt Nam
7 p | 67 | 5
-
Tình trạng bất ổn của người lao động và sự thay đổi thể chế: Nhận thức của nhà lãnh đạo Công đoàn địa phương ở Trung Quốc
14 p | 47 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 3 (1956-1959): Phần 1
299 p | 7 | 4
-
Các giải pháp nâng cao năng lực quản lí cho giám đốc các trung tâm học tập cộng đồng cấp xã, bản, phường
10 p | 68 | 4
-
Hoạt động của cố vấn học tập tại Trường Đại học Lao động - Xã hội: Thực trạng và một số đề xuất
6 p | 8 | 4
-
Vấn đề cơ bản của nền kinh tế thị trường - 5
6 p | 80 | 3
-
Vận dụng linh hoạt các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao khả năng tiếng Việt cho sinh viên Lào tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
5 p | 22 | 2
-
Thờ cúng tổ tiên và sinh hoạt Phật giáo trong cộng đồng Phật tử người Việt tại Lào hiện nay
17 p | 6 | 2
-
Hoạt động khai mỏ của người Hoa ở Đàng Ngoài: Một số tác động tới xã hội Đại Việt và Trung Hoa thế kỷ XVII-XIX
7 p | 25 | 1
-
Hoạt động kinh tế của người Bru-Vân Kiều tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
5 p | 50 | 1
-
Bàn về phương thức quản lý hoạt động văn hóa
4 p | 4 | 1
-
Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu về vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới (Nghiên cứu trường hợp ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào)
7 p | 3 | 1
-
Giá trị nội dung và nghệ thuật ngôn từ của dân ca M'nông
6 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn