Học cùng con - Phần 3
lượt xem 6
download
Giúp con hoàn thiện khả năng nghe và đọc Bạn hãy nói những câu hoàn chỉnh trong những hoàn cảnh cụ thể. Đừng nghĩ rằng trẻ con không hiểu được bạn muốn nói gì. Trẻ chỉ không hiểu nếu bạn nói quá vắn tắt hoặc nói không thành câu. Ngoài ra, để phát triển khả năng nghe, đọc của trẻ, tránh tình trạng thiểu năng trong lĩnh vực này, bạn cần: - Liên tục nhập từ mới cho trẻ: Đừng lo sợ rằng việc này quá khó với con. Thực ra, ở mỗi lĩnh vực đều có một lớp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Học cùng con - Phần 3
- Hoàn thiện khả năng nghe/đọc Giúp con hoàn thiện khả năng nghe và đọc Bạn hãy nói những câu hoàn chỉnh trong những hoàn cảnh cụ thể. Đừng nghĩ rằng trẻ con không hiểu được bạn muốn nói gì. Trẻ chỉ không hiểu nếu bạn nói quá vắn tắt hoặc nói không thành câu. Ngoài ra, để phát triển khả năng nghe, đọc của trẻ, tránh tình trạng thiểu năng trong lĩnh vực này, bạn cần: - Liên tục nhập từ mới cho trẻ: Đừng lo sợ rằng việc này quá khó với con. Thực ra, ở mỗi lĩnh vực đều có một lớp từ riêng; cho nên khi đưa con đến bất cứ nơi nào có một khái niệm mới, bạn hãy giải thích cho trẻ hiểu về từ ấy. Sau đó, nhớ kiểm tra lại khả năng vận dụng từ mới của trẻ ở những hoàn cảnh khác nhau. - Dạy con cách đoán từ trong một hoàn cảnh cụ thể: Trong quá tình bạn đọc (hay nói chuyện) với trẻ, chắc chắn sẽ có rất nhiều từ mới. Đừng ngay lập tức giải thích nghĩa của từ cho con, hãy nói công dụng của từ trong một trường hợp cụ thể và hướng trẻ đến với những suy đoán. Đây là cách tốt nhất để trẻ vận dụng khả năng sáng tạo của mình. - Gợi ý trẻ quan tâm đến những từ quan trọng trong câu: Trong một câu dài, trẻ rất khó nắm bắt được hết nghĩa của câu. Bạn hãy dạy con cách quan tâm đến những từ
- quan trọng nhất, vì những từ này đóng vai trò chủ chốt hàm nghĩa trong câu. Việc hiểu nghĩa của các từ quan trọng sẽ giúp trẻ không mất thời gian mà vẫn hiểu được hết nghĩa của câu. - Thường xuyên bắt trẻ cho ví dụ: Mỗi từ thường không phải chỉ có một nghĩa duy nhất (đặc biệt là trong tiếng Việt) và không chỉ được dùng trong một hoàn cảnh duy nhất. Do đó, bạn sẽ không thể dạy trẻ cách vận dụng từ trong tất cả mọi trường hợp mà chỉ trong những trường hợp điển hình nhất, sau đó bảo trẻ nghĩ thêm về những cách vận dụng khác. Có khi trẻ lại mang đến cho bạn những vận dụng mới đầy thú vị mà bản thân bạn cũng không nghĩ ra. Hoàng tử 4-2-1 Trong khu phố này, không ai có số “hoàng tử” như cu Hoàng. Là con một, Hoàng không chỉ được bố mẹ yêu thương mà còn được cả ông bà nội ngoại tranh nhau chăm sóc. Biệt hiệu “hoàng tử 4-2-1” xuất phát từ đấy. Hồi Hoàng còn nhỏ, gia đình hai bên cũng đã nhiều lần tranh cãi nhau chỉ vì những chuyện liên quan đến “cục vàng” của gia đình. Cu Hoàng lớn lên trông cũng kháu khỉnh. Hai nhà lại tranh nhau từng nét đẹp “nhờ giống nội mắt mới được hai mí”, “cái mũi xẹp này chỉ tại giống bên nhà kia”. Cả nhà gọi bé bằng đủ biệt danh: cục vàng, cục cưng, “cái thằng đẻ bọc điều”…
- Phương pháp dạy thằng bé của tập thể “4-2-1” mới là chuyện lớn. Hoàng là ưu tiên một nên chẳng cần kính ai nhường ai. Vào bàn ăn, khoái món nào là thò tay bốc trước vì cậu nghĩ “nếu không bốc những thứ ngon ấy thì ông bà cha mẹ cũng tự động nhường mình thôi hà!” Một lần ăn phải xương do bà ngoại nấu canh lọc không kỹ, Hoàng phun phèo phèo cả ra mâm cơm. Chị Như kéo ra đánh phét vào đít một cái thì chạm phải làn sóng phản kháng. Ông nội hầm hừ: trời đánh còn tránh bữa ăn. Ông ngoại vừa xoa chỗ đau vừa giả đánh mẹ Như: “Đập chết cho chừa, dám ăn hiếp cháu tao hả?” Do phương pháp dạy dỗ không thống nhất, người rèn, kẻ bênh; anh Quang và chị Như nhiều lần định viện cớ công việc để xin thuê nhà trọ. Thế là bốn ông bà khóc lóc, bảo vợ chồng anh đi đâu thì đi, còn thằng Hoàng cứ phải ở lại. Anh chị ngày càng bất lực, buông xuôi còn “ông trời con” thì tha hồ tự tung tự tác vì đã có tới bốn người “bảo kê”. Sáu người lớn cũng áp đặt lối chơi, học hành của nó. Cấm Hoàng đi chung với bạn nghèo hay chọn thức ăn rẻ tiền. Nó thích học thổi sáo nhưng ông bà cứ ép nó học đàn piano cho... quý tộc. Năm lớp 1 Hoàng còn đạt học sinh xuất sắc, lên lớp 4 thì đội sổ. Lâu lâu Hoàng đạt điểm 8 là cả nhà rộn lên. Số tiền thưởng cả trăm ngàn từ 6 cổ đông, Hoàng ném vào các dịch vụ chơi game, bắn súng, dán hình xăm giả. Quen được chiều chuộng Hoàng trở nên hỗn hào, vô cảm và thiếu trách nhiệm. Giận bà nội, nó đùng đùng bỏ qua nhà ngoại. Bà ngoại vuốt giận rồi rủ rỉ: “Vậy là bà nội đâu có thương Hoàng tử của bà”. Mỗi khi ai làm trái ý, Hoàng đấm đá phình phịch bất kể người
- già, trẻ nhỏ. Đã không khuyên bảo nó, bà nội còn cười hề hề: “Con nít không quậy là đâu có khỏe, đâu có khôn!” Trong lớp, Hoàng còn là học sinh cá biệt. Khi cô giáo phạt tội mướn bạn giải toán, Hoàng dằn mặt cô giáo: “Bà chưa thấy quan tài hả?” Ngay hôm sau, “Hoàng tử” kéo cả “triều đình” vào trường mắng mỏ, vu khống cô giáo chẳng tiếc lời. Mọi việc rồi cũng dàn xếp xong, nhưng từ sự cố hôm ấy, trừ những ông trời con trong lớp, còn lại không bạn nào chơi với “Hoàng đại bàng” nữa. Điều đáng nói là trong số những học sinh chăm ngoan, học giỏi ấy có nhiều bạn cũng là “number one” trong mô hình gia đình 4-2-1. Chỉ khác là các bạn được ông bà cha mẹ yêu chứ không chiều như kiểu gia đình Hoàng. Học làm nguời mẫu... nhí Từ uớc muốn của trẻ thơ Được nổi tiếng, đuợc khen ngợi, được mọi nguời biết đến ai lại chả thích, nhất là những đứa trẻ, suy nghĩ rất đơn giản, "con thích làm nguời mẫu để đuợc lên tivi". Nhưng cũng có em theo học chỉ vì "muốn có dáng đi đẹp" như Quý Tâm, học sinh truờng Diên Hồng.
- Đến mong mỏi của bậc sinh thành Chị Nguyễn Thị Hồng Nhung, mẹ của Đài Trang, 11 tuổi cho biết, mặc dù công việc bận rộn nhưng chị cũng cố gắng sắp xếp để đưa con đến học lớp này, mục đích là để Trang có cảm nhận ban đầu về thời trang, đi đứng cho có dáng hơn. Hay như chị Đào Thị Mỹ Hạnh, chỉ vì thích con mình đuợc lên tivi, vì thế không những chị cho bé Như Quỳnh theo học lớp người mẫu thời trang mà còn sắm sửa cho bé nhiều quần áo, giày dép khá đắt tiền. Như Quỳnh ý thức đuợc điều mong mỏi của mẹ, nên mặc dù mới 6 tuổi, là tuổi ăn, tuổi chơi nhưng bé cũng không dám ăn nhiều vì… sợ mập. Lớp nguời mẫu thời trang dành cho thiếu nhi không chỉ thu hút các bé gái mà còn có cả bé trai theo học. Chị Trần Thị Giàu cho biết bé Tuấn Anh 10 tuổi của chị rất nhút nhát, từ khi theo học lớp này bé trở nên mạnh dạn. Chị Phan Thị Tuyết cũng vậy, thấy con mình là bé Anh Duy, 7 tuổi quá ốm yếu, rụt rè nên chị chọn cho con học lớp này. Không phải ai cũng trở thành nguời mẫu Điều chúng tôi ghi nhận đuợc ở lớp học nguời mẫu thời trang này chính là thấy các em tự tin, năng động, biết nhảy, múa, tạo dáng đi lại hài hòa, nhịp nhàng. Có đến đây mới thấy và cảm nhận đuợc sự yêu thích của các em lẫn phụ huynh đối với loại hình này. Anh Minh Quân, phụ trách lớp cho biết: "Chúng tôi không đào tạo thành nguời mẫu thời trang mà mục đích chính là dạy cho các em có kiến thức
- cơ bản về thời trang, biết âm nhạc, nhảy, múa giúp các em bỏ tính rụt rè hay bớt đi tính quậy phá". Đồng thời anh cũng nhấn mạnh "khi truởng thành, thể hình của các em sẽ thay đổi, do đó nếu mục đích của phụ huynh cho con em mình đi học để trở thành nguời mẫu thì khó thực hiện đuợc". Để trẻ phát triển toàn diện Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình, bản chất của trẻ là hồn nhiên, ngây thơ, dễ tiếp thu cái mới; vì thế các em rất thích nhạc, múa, hoạt động tập thể... Việc cung cấp những kiến thức căn bản về nhạc, vận động theo nhạc giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn, tiêu hao năng luợng và sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách hợp lý. Tuy nhiên, nguời lớn đừng gieo vào tâm hồn trẻ mầm mống của những tính xấu như kiêu căng, thích làm nổi, thích chưng diện, tách biệt với bạn bè cùng trang lứa. Không nên cho trẻ ăn mặc cầu kỳ làm trẻ "già trước tuổi". Cha mẹ cũng đừng quan tâm nhiều ở việc sau này trẻ sẽ là nguời mẫu thời trang hay không vì khi lớn lên, có thể sở thích của trẻ lại hoàn toàn khác. Học làm nguời mẫu cũng là một cách giúp trẻ vận động, nhất là khi áp lực học tập đang đè nặng lên con cái chúng ta. Lao động trí óc căng thẳng cần đuợc kết hợp với vận động cơ thể hài hòa, giúp cho trẻ em phát triển toàn diện.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một vài kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2,3 trường Tiểu học Hà Huy Tập
20 p | 273 | 53
-
Bài giảng Toán lớp 3 - Luyện tập
3 p | 595 | 29
-
200 bài tập Vật lý hóc búa
20 p | 150 | 18
-
Đề thi học kỳ I môn Toán lớp 3 - Trung tâm Minh Tâm
43 p | 97 | 18
-
Giáo án Toán lớp 3 - Luyện tập các nội dung tiết 1,2,3
3 p | 353 | 16
-
3 trò vui dạy con học số
10 p | 102 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh khối lớp 3
18 p | 118 | 7
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Hồng Minh
7 p | 39 | 3
-
Bài giảng Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 9: Ôn tập học kì 1 (Tiết 3)
8 p | 113 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Quyết Thắng, Đông Triều
9 p | 5 | 2
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh diều năm học 2019-2020 - Bài 3: Dấu sắc (Trường Tiểu học Ái Mộ B)
25 p | 29 | 2
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Hai bà Trưng.SGK Tiếng Việt 3
2 p | 87 | 1
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh diều năm học 2021-2022 - Tuần 3: Tập viết bài 4, 5, 6, 7 (Trường Tiểu học Ái Mộ B)
14 p | 77 | 1
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh diều năm học 2020-2021 - Bài 3: Kể chuyện Hai con dê (Trường Tiểu học Ái Mộ B)
22 p | 30 | 1
-
Bài giảng môn Toán lớp 1 năm học 2019-2020 - Bài 3: Nhiều hơn, ít hơn (Trường Tiểu học Ái Mộ B)
18 p | 16 | 1
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Đôi bạn SGK Tiếng Việt 3
3 p | 63 | 1
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Bài hát trồng cây SGK Tiếng Việt 3
3 p | 91 | 1
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023-2024 - Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Đằng (Đề tham khảo)
3 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn