intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một vài kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2,3 trường Tiểu học Hà Huy Tập

Chia sẻ: Nguyễn Hồng Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

277
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Một vài kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2,3 trường Tiểu học Hà Huy Tập" chỉ rõ vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp phải làm gì, làm như thế nào, trách nhiệm đặt ở vị trí nào, để giáo dục học sinh trở thành con người không những có kiến thức tốt mà các em còn có phẩm chất đạo đức tốt, có được kĩ năng sống tốt để làm vốn sống. Để tìm hiểu rõ hơn nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một vài kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2,3 trường Tiểu học Hà Huy Tập

Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống<br /> cho học sinh lớp 2,3 trường Tiểu học Hà Huy Tập<br /> <br /> I. Phần mở đầu<br /> I.1. Lý do chọn đề tài<br /> Bác Hồ đã từng nói: “Khi ngủ ai cũng như lương, thiện<br /> Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền<br /> Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn<br /> Phần nhiều do giáo dục mà nên”<br /> Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo hướng “Công<br /> nghiệp hóa – hiện đại hóa” nhân tố con người là quan trọng nhất. Chính vì lẽ đó<br /> mà giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu giáo dục là đào tạo<br /> các em học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện; có đạo đức, tri<br /> thức, sức khỏe và thẩm mỹ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.<br /> Để thực hiện được mục tiêu giáo dục thì trách nhiệm của người giáo viên<br /> phải nâng cao và được đặt lên hàng đầu trong việc “trồng người”. Đặc biệt năm<br /> học 2014 – 2015 là năm học đầu tiên thực hiện thông tư 30/2014/TT – BGDĐT<br /> ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về<br /> cách đánh giá học sinh tiểu học. Thời gian thực hiện từ 15/10/2014.<br /> Như chúng ta đã biết “Nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng”. Người thầy trong<br /> giai đoạn giáo dục hiện nay, không còn giữ vai trò trang bị kiến thức cho học<br /> sinh mà phải biết định hướng đúng đắn, giúp học sinh phát triển toàn diện về<br /> năng lực và phẩm chất đạo đức. Đánh giá được sự tiến bộ của học sinh theo giai<br /> đoạn về các mặt cụ thể: kiến thức, kĩ năng; năng lực; phẩm chất của từng em.<br /> Cho nên trong quá trình dạy học, giáo viên chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan<br /> trọng trong việc quản lí và giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện. Để<br /> góp một phần công sức nhỏ bé của bản thân vào công việc giáo dục học sinh trở<br /> thành con ngoan, trò giỏi. Qua nhiều năm thực dạy và làm công tác chủ nhiệm<br /> lớp. Trong quá trình quản lí các em và dạy các môn học ở Tiểu học, tôi mạnh<br /> dạn xin trao đổi cùng các anh, chị em đồng nghiệp “Một vài kinh nghiệm làm<br /> tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2,3<br /> trường Tiểu học Hà Huy Tập”.<br /> 1<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống<br /> cho học sinh lớp 2,3 trường Tiểu học Hà Huy Tập<br /> <br /> I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br /> Đề tài chỉ rõ vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp phải làm gì, làm như thế<br /> nào, trách nhiệm đặt ở vị trí nào, để giáo dục học sinh trở thành con người<br /> không những có kiến thức tốt mà các em còn có phẩm chất đạo đức tốt, có được<br /> kĩ năng sống tốt để làm vốn sống.<br /> I.3. Đối tượng nghiên cứu<br /> Nghiên cứu kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp… của học sinh lớp 2,3 trường<br /> Tiểu học Hà Huy Tập huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk, các năm học: 2011 –<br /> 2012, 2012 – 2013, 2013 – 2014 và học kì I năm học 2014 – 2015.<br /> I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br /> Học sinh trường Tiểu học Hà Huy Tập, các năm học: 2011 – 2012, 2012 –<br /> 2013, 2013 – 2014 và học kì I năm học 2014 – 2015.<br /> I.5. Phương pháp nghiên cứu<br /> a. Phương pháp tích hợp<br /> b. Phương pháp quan sát<br /> c. Phương pháp đàm thoại<br /> d. Phương pháp phỏng vấn<br /> e. Phương pháp kiểm tra, đánh giá.<br /> II. Phần nội dung<br /> II.1.Cơ sở lí luận<br /> Để góp một phần nhỏ của bản thân vào việc xây dựng nền giáo dục hướng<br /> tới hiện đại, đào tạo ra con người lao động có đủ năng lực cả về kiến thức lẫn kỹ<br /> năng sống. Để làm tốt nhiệm vụ cao cả đó trước hết người giáo viên phải luôn<br /> luôn rèn luyện mình mới có được phẩm chất đạo đức tốt, thật sự xứng đáng là<br /> tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Là điểm sáng, là thần tượng, là người<br /> bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học. Đặc biệt, ở cấp Tiểu học<br /> tâm sinh lí lứa tuổi của các em còn non nớt nên cần sự định hướng của thầy<br /> nhiều hơn. Cách hướng dẫn của thầy cũng phải cụ thể hơn. Làm thì dễ nhưng để<br /> làm đúng, làm tốt thì không phải chỉ bằng suy nghĩ mà làm được. Người thầy<br /> <br /> 2<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống<br /> cho học sinh lớp 2,3 trường Tiểu học Hà Huy Tập<br /> <br /> phải có được thái độ, trách nhiệm, hành động thiết thực mới làm cho các em dễ<br /> tin, dễ nghe lời dạy của thầy cô góp phần hình thành và phát triển nhân cách của<br /> các em một cách có hiệu quả.<br /> Giáo dục được học sinh có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức là đã đào<br /> tạo cho xã hội những chủ nhân tương lai. Đối với gia đình có được con ngoan.<br /> Đối với nhà trường có được trò giỏi, đây là một niềm vui đối với người làm<br /> công tác giáo dục.<br /> II.2. Thực trạng<br /> a. Thuận lợi và khó khăn<br /> - Thuận lợi<br /> Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo sâu sát, luôn quan tâm và tạo điều kiện<br /> đến việc dạy và học của giáo viên - học sinh. Chính vì lẽ đó bản thân của mỗi<br /> giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm và<br /> trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm. Mấy năm gần đây chất lượng giáo dục<br /> cũng như chất lượng tham gia các phong trào của học sinh đã có những bước đột<br /> phá đáng ghi nhận.<br /> Nhu cầu học, nâng cao kiến thức của học sinh nhận được sự quan tâm và<br /> ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh ngày càng tăng. Hầu hết gia đình các<br /> em đều có điện thoại tiện cho việc liên hệ giữa nhà trường và gia đình khi có vấn<br /> đề cần trao đổi liên quan đến học sinh hoặc cần sự hỗ trợ của phụ huynh.<br /> Nhà trường được đầu tư về cơ sở vật chất và mọi điều kiện xây dựng<br /> trường chuẩn quốc gia mức độ một và cũng là trường may mắn được nằm trong<br /> danh sách thực hiện mô hình trường học mới VNEN nhân rộng của phòng<br /> GD&ĐT Krông Ana.<br /> Học sinh hầu hết là dân tộc Kinh.<br /> Các em còn nhỏ nên dễ vâng lời thầy cô.<br /> Giáo viên chủ nhiệm cũng chính là giáo viên dạy các môn học nên việc<br /> tiếp xúc, trao đổi với phụ huynh rất thuận lợi.<br /> Giáo viên giảng dạy nhiệt tình, có uy tín, có trách nhiệm cao.<br /> 3<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống<br /> cho học sinh lớp 2,3 trường Tiểu học Hà Huy Tập<br /> <br /> - Khó khăn<br /> Đa số phụ huynh đều là dân kinh tế mới ruộng nương ít, phải đi làm thuê<br /> nên việc quan tâm đến con của một số gia đình còn có phần hạn chế.<br /> Một phần ba học sinh của lớp có hoàn cảnh khó khăn có em một mình mẹ<br /> nuôi, em thì ông bà nuôi vì cả bố và mẹ đều có cuộc sống riêng. Đặc biệt có một<br /> em bố mất mẹ đi lấy chồng phải ở với nhà chùa.<br /> Các em còn nhỏ nên phải giám sát cụ thể hơn, mất nhiều công sức hơn so<br /> với bậc trung học cơ sở.<br /> b. Thành công, hạn chế<br /> - Thành công<br /> Học sinh đã làm chủ được mình trong các hoạt động, nề nếp tự quản rất<br /> tốt, hội đồng tự quản của lớp đã điều khiển được lớp sinh hoạt đầu giờ đi vào nề<br /> nếp và thực hiện các hoạt động học tập có hiệu quả.<br /> Xây dựng được mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trở thành người<br /> cùng đồng hành trong việc thực hiện mọi hoạt động giáo dục.<br /> Hầu hết các em biết trình bày ý kiến của mình trước lớp một cách tự tin.<br /> Kết quả học tập của từng em được nâng cao rõ rệt. Đặc biệt các em đều<br /> biết mình phải làm gì khi đến lớp; luôn gần gũi, hòa nhã, thân thiện với bạn bè,<br /> lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi.<br /> - Hạn chế<br /> Mặc dù đã có được những thành công trong công tác chủ nhiệm lớp song<br /> trong quá trình thực hiện do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn của một số<br /> em và sự quan tâm của một số gia đình còn hạn chế nên tôi còn phải vất vả<br /> nhiều trong việc giáo dục các em.<br /> c. Mặt mạnh, mặt yếu<br /> - Mặt mạnh<br /> Ban giám hiệu luôn có kế hoạch chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chủ<br /> nhiệm vì giáo viên chính là “Hiệu trưởng nhỏ” quản lí một lớp học do mình phụ<br /> trách”.<br /> 4<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống<br /> cho học sinh lớp 2,3 trường Tiểu học Hà Huy Tập<br /> <br /> Hàng tháng có sự đánh giá, xếp loại trong tổ khối. Cuối học kì, cuối năm<br /> học được nhà trường xếp loại thi đua các lớp có khen thưởng, động viên khích lệ<br /> kịp thời.<br /> Nhiều năm liền lớp tôi chủ nhiệm đều được xếp loại xuất sắc. Được phụ<br /> huynh tin yêu khi dạy con em họ.<br /> - Mặt yếu<br /> + Trong lớp, điều kiện sống của các em không đồng đều. Cha mẹ các em<br /> từ các vùng quê khác nhau đến sinh sống cùng địa bàn nên phong tục tập quán<br /> của mỗi gia đình khác nhau. Việc tạo điều kiện cho các em thực hiện hoạt động<br /> ở nhà của một số gia đình chưa thực sự tốt.<br /> + Một số phụ huynh khả năng hướng dẫn con thực hiện hoạt động ứng<br /> dụng ở nhà còn gặp khó khăn.<br /> + Học sinh còn nhỏ, sống ở vùng nông thôn nên chưa mạnh dạn, tự tin<br /> trong giao tiếp. Kĩ năng sống của các em còn hạn chế. Hầu hết các em chưa chủ<br /> động trong quá trình thực hiện các hoạt động ở trường.<br /> + Một phần ba học sinh của lớp có hoàn cảnh khó khăn có em một mình<br /> mẹ nuôi, em thì ông bà nuôi vì cả bố và mẹ đều có cuộc sống riêng. Đặc biệt có<br /> một em bố mất mẹ đi làm xa không đủ điều kiện nuôi con nên em phải ở với nhà<br /> chùa để nương tựa.<br /> + Qua thực tế và kết quả khảo sát đầu năm học cho thấy nề nếp tự quản, kĩ<br /> năng giao tiếp, kĩ năng sống và chất lượng học tập của học sinh chưa cao.<br /> d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.<br /> Trong công tác chủ nhiệm, được sự giúp đỡ ủng hộ nhiệt tình của hội cha<br /> mẹ học sinh của lớp. Một số phụ huynh chăm sóc, tạo điều kiện để con em mình<br /> học tốt.<br /> Nhà trường cùng với giáo viên tháo gỡ những thắc mắc, phản hồi từ phía<br /> học sinh và phụ huynh nếu có.<br /> Đối tượng học sinh còn nhỏ nên thời gian đầu năm học giáo viên rất<br /> vất vả.<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2