intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy cho trẻ mẫu giáo

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

66
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công việc làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trẻ mẫu giáo, là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng không thể thiếu được của người giáo viên. Công việc này nó xuyên suốt cả quá trình hoạt động học và chơi của trẻ ở bất cứ độ tuổi nào. Do đó mỗi một giáo viên phải nắm được vai trò, tác dụng của đồ dùng đồ chơi đối với trẻ để xây dựng kế hoạch chọn nguyên vật liệu phù hợp với trẻ và tình hình thực tế của địa phương, biết tìm ra các giải pháp sáng tạo trong khi kàm đồ dùng đồ chơi để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy cho trẻ mẫu giáo

  1. SKKN: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn   có ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trẻ  mẫu giáo   SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỪ  NGUYÊN VẬT LIỆU SẲN CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TRẺ MẪU GIÁO” A. PHẦN MỞ ĐẦU: Như   chúng ta biết đối với trẻ  mầm non hoạt động vui chơi là hoạt  động chủ  đạo. Vì vậy đồ  chơi có ý nghĩa lớn đối với sự  phát triển của trẻ  thơ, là phương tiện cần thiết cho hoạt động học và chơi của trẻ. Đồ chơi là  nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được đối với cuộc sống hàng ngày của trẻ,  chẳng khác gì bửa ăn giấc ngủ. Hay nói cách khác đồ chơi là nguồn vui cho  đời sống trẻ  thơ, càng có nhiều loại đồ  chơi thì trẻ  càng học được nhiều  hơn. Bởi thông qua các loại đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ trải nghiệm được sự  hiểu biết của mình, nhờ đó đáp ứng được tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ.  Hình thành cho trẻ trí tưởng tượng và phát triển tư duy, ngôn ngữ trí nhớ lâu  bền. Hình thành khả  năng quan sát, phân tích, tổng hợp, đồng thời ôn luyện  củng cố kiến thức, kỹ năng cho trẻ và giáo dục tình cảm, đạo đức, giúp trẻ  hình thành và phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, trò chơi còn là nhu cầu tự nhiên  đối với cuộc sống của   trẻ. Nếu như đứa trẻ thỏa mãn với nhu cầu tìm hiểu và khám phá ra những   đồ dùng, đồ chơi thì trẻ sẽ biết cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi đó một cách  phù hợp, sáng tạo. Nhưng đồ  dùng, đồ  chơi này do ai làm và được làm từ  đâu, có tốn kém hay không? đó là một điều quan trọng. Các bạn có biết không? Trong sinh hoạt gia đình, có rất nhiều vật liệu  bị loại bỏ sau khi sử dụng, chẳng hạn như vỏ lọ dầu gội đầu, vỏ lọ sửa của  trẻ, hộp bìa cát tông, mo cau, lác cói, vỏ  sọ  dừa…Nhưng chúng ta có thể  biến những vật ấy thành đồ chơi, đồ dùng đẹp và rất ấn tượng cho trẻ. Đó  chính là những sản phẩm mang tính sáng tạo mà không tốn kém nhiều. Đây  cũng là một giaỉ  pháp tích cực xử  lý đồ  phế  liệu , mang lại lợi ích cho con  người và môi trường sống.  Từ  đó tôi nảy sinh ra ý tưởng làm một số  đồ  dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương, nhằm nâng cao hiệu   quả chất lượng giảng dạy trẻ mẫu giáo.   B. PHẦNNỘI DUNG 1 Người thực hiện: Lê Thị Nga – Trường mầm non An Thủy
  2. SKKN: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn   có ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trẻ  mẫu giáo 1. Cơ sở lý luận. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ  phát triển về  Đức­Trí­ Thể­Mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ  bước vào lớp 1, hình thành và phát triển ở  trẻ những chức năng tâm sinh lý,  năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ  năng sống cần thiết  phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn,   đặt nền tảng cho việc học  ở  các cấp học tiếp theo. Để  đạt được mục tiêu  này lực lượng giáo viên giữ  vai trò hết sức quan trọng trong trường mầm   non, là người định hướng cho sự  phát triển của trẻ. Với trẻ  mầm non “Chơi mà học, học mà chơi”, vì thế  đồ  dùng, đồ  chơi là phương tiện hết sức quan trọng, trong việc phát triển nhân cách con   người của trẻ Nói cách khác, đối với trẻ nhỏ, đồ  dùng, đồ  chơi là sách giáo  khoa, là dụng cụ học tập đơn giản, dể dàng phục vụ hoạt động học và chơi   của trẻ. Tuy hiên không phải ai cũng có tiền để mua hoặc mua hết các loại  đồ  chơi cho trẻ. Chúng ta không có khả  năng mua đồ  chơi cho trẻ, nhưng  chúng ta vẩn có thể đáp ứng nhu cầu học và chơi với đồ  chơi của trẻ bằng  cách tự làm lấy đồ chơi cho trẻ.    Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế  phát  triển, đồ  chơi cho trẻ  cũng rất phong phú, hiện đại. Trong số  đó, có những  loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi   giáo dục, độc hại đối với trẻ em. Những loại đồ chơi phù hợp để  phát triển   trí tuệ cho trẻ mang tính giáo dục càng được bổ sung phong phú đa dạng bao   nhiêu thì kích thích được tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ  bấy nhiêu. Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với quy luật phát triển trí tuệ của  trẻ ở đúng độ tuổi mới có tác động góp phần hình thành và phát triển trí tuệ  ở trẻ. Bên cạnh đó, đồ chơi cùng với sự thể hiện diễn cảm tình cảm của cô  sẽ góp phần giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ.  Trẻ  mầm non luôn có nhu cầu với đồ  chơi mới lạ, trẻ  thích được tự  tay tạo ra đồ chơi cho mình. Để  thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ, đòi hỏi  giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ  dùng, đồ  chơi phù hợp   với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động  hàng ngày cho trẻ. Đồ chơi đẹp sẽ giúp trẻ ham thích cái đẹp, biết phân biệt  được cái đẹp, cái xấu về  hình dáng, màu sắc, cấu trúc, bố  cục. Từ  đó trẻ  biết yêu cái đẹp và trân trọng cái đẹp. Đồ chơi đẹp còn giúp trẻ phát triển óc  thẩm mỹ  và khuyến khích trẻ  sáng tạo ra nhiều cái đẹp. Có càng nhiều đồ  2 Người thực hiện: Lê Thị Nga – Trường mầm non An Thủy
  3. SKKN: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn   có ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trẻ  mẫu giáo chơi thì càng giúp trẻ  ham thích hoạt động, tìm tòi, khám phá, phát triển óc   sáng tạo của mình. 2. Cơ sở thực tiễn. Với tầm quan trọng đó nên đồ  dùng, đồ  chơi trở  thành nhiệm vụ  tất  yếu không thể thiếu được đối với trường mầm non.Trong thực tế qua nhiều   năm phòng giáo dục đã tổ chức hội thi “Làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật  liệu sẳn có  ở  địa phương” nhằm để  nâng cao tay nghề  cho giáo viên. Đối  với trường tôi năm nào cũng tổ  chức làm đồ  dùng, đồ  chơi với nhiều hình  thức: làm tập trung, tự làm đồ chơi hàng tháng rồi nộp lên cho trường chấm,  song những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến, hạn chế về số  lượng và ít được thay đổi. Vì vậy trẻ sẽ  không phát huy được tính tích cực  sáng tạo trong các hoạt động. Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình,  thường có rất nhiều sản phẩm bị  loại bỏ sau khi sử dụng, chẵng hạn như  vỏ chai dầu gội, sữa tắm, lon bia, vỏ hộp sữa, bìa lịch cũ, đĩa CD bị cũ… đó  là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng, có thể tận dụng làm những việc  hữu ích. Nếu chúng ta có ý thức thu gom, chọn lọc từ nguồn phế thải đó và   có ý tưởng làm các đồ dùng, đồ chơi thì có thể biến những chiếc hộp, bìa to   nhỏ thanh ô tô, tàu hỏa, nhà cửa, bàn ghế… Từ những lon bia chúng ta có thể  tạo thành chú sâu nhỏ  học toán, học chữ  đưa vào các giờ  dạy, các góc chơi   của trẻ   ở  trường mầm non. Làm như  vậy chúng ta sẽ  tiết kiệm được tiền   mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ  chơi mang tính sáng tạo phong phú cho   lớp học của mình. Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ sử dụng trong các giờ  học và các hoạt động. Qua đó hình thành ý thức tuyền truyền với mọi người   xung quanh, từ trẻ đến phụ  huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường. Và  như vậy, chúng ta đã giảm thiểu được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc  xử lý rác thải trong vệ sinh môi trường. Từ những lý do trên, bản thân tôi là một giáo viên mầm non, tôi đã dựa  vào kinh nghiệm của những người đi trước và kinh nghiệm của bản thân…   tôi xin đưa ra  “Một số kinh nghiệm làm đồ  dùng, đồ chơi từ nguyên vật   liệu sẳn có  ở  địa phương nhằm nâng cao hiệu quả  chất lượng giảng   dạy cho trẻ mẫu giáo”. * Khảo sát thực trạng. Quá trình thực hiện việc chăm sóc giáo dục trẻ   ở  độ  tuổi 4­5 tuổi,  trong một năm qua bản thân tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: ­ Thuận lợi. 3 Người thực hiện: Lê Thị Nga – Trường mầm non An Thủy
  4. SKKN: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn   có ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trẻ  mẫu giáo   Bản thân được sự  quan tâm giúp đỡ, chỉ  đạo sâu sát của ban giám   hiệu nhà trường, được nhà trường đầu tư  về  cơ  sở  vật chất tạo điều kiện   cho tôi được đi học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, học tập tham quan  ở  các   trường bạn.  Đa số  phụ  huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình, phối   hợp thường xuyên với giáo viên, đóng góp những vật liệu làm đồ  dùng, đồ  chơi cho trẻ. Các giáo viên trong trường tham gia nhiệt tình trong việc làm đồ  chơi  tự tạo. Bản thân đã nhiều năm tham gia hội thi làm đồ  dùng, đồ  chơi cấp  huyện, cấp tĩnh nên cũng đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong việc làm  đồ dùng, đồ chơi. ­ Khó khăn: Đồ dùng, đồ chơi để tổ chức hoạt động học và chơi cho trẻ luôn thay  đổi theo từng chủ điểm, có số lượng nhiều nên giáo viên chưa đáp ứng đầy  đủ  các loại đồ  dùng đồ  chơi cho trẻ. Do đó chất lượng các giờ  hoạt động   đạt rất thấp. Cụ  thể vào đầu năm học các loại đồ  dùng đồ  chơi ở  các lĩnh  vực cho mỗi trẻ còn rất ít ( 4­6 loại đồ dùng, đồ chơi/1 cháu).  Có khoảng 65% trẻ hứng thú chơi và học.                   25% trẻ kỹ năng chơi chưa thành thạo.                    10% trẻ chơi không có nề nếp. Các loại đồ dùng, đồ chơi tính thẩm mỹ chưa cao, độ  bền chưa có và  mua là chủ yếu. Một số  phụ  huynh chưa nhận thức rõ vai trò của đồ  chơi trong quá  rình hoạt động  học và chơi của trẻ. Trong lớp có một số cháu còn chậm chạp, khả năng tiếp thu kỹ năng,  kiến thức của trẻ không đồng đều nên quá trình chọn đồ  dùng, đồ  chơi cho  các hoạt động trong ngày của trẻ còn lúng túng. Vào đầu năm học, kết quả kết quả khảo sát đàu vào cho thấy:  Lĩnh vực Xếp loại Tốt Xếp loại Khá Xếp loại TB Xếp loại Yếu LVPTNT 5/20 = 25% 7/20 = 35% 4/20 = 20% 4/20 = 20% LVPTTM  5/20 = 25% 7/20 = 35% 5/20 = 25% 3/20 = 15% 4 Người thực hiện: Lê Thị Nga – Trường mầm non An Thủy
  5. SKKN: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn   có ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trẻ  mẫu giáo LVPTNN 4/20 = 20% 8/20 = 40% 6/20 = 30% 2/20 = 10% LVPTTC 6/20 = 30% 8/20 = 40% 4/20 = 20% 2/20 = 10% Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song với lòng yêu nghề  mến trẻ  tôi đã  tìm tòi một số  biện pháp tối  ưu, thu hút lôi cuốn trẻ  tham gia vào các hoạt  động một cách tích cực và có hiệu quả. 3. Biện pháp 3.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động. Như chúng ta biết một giờ hoạt động chung hoặc hoạt động vui chơi  của trẻ  đạt kết quả  tốt nó phụ  thuộc vào nhiều yếu tố. Song yếu tố  xây  dựng kế hoạch hoạt động của trẻ đóng vai trò rất quan trọng. Nếu chúng ta  chủ  động lên kế hoạch trước một cách cụ  thể, rõ ràng thì kết quả  giờ hoạt   động đó đạt kết quả cao. Nhưng việc lên kế hoạch cho một hoạt động phải  dựa vào các yếu tố sau: Phải dựa vào kế  hoạch đầu năm của nhà trường đề  ra: 20 loại đồ  dùng đồ chơi/1 cháu. Dựa vào nội dung chương trình của chủ điểm đó. Nắm được tác dụng của đồ chơi xem nó củng cố những kiến thức, kỹ  năng gì cho giờ hoạt động chung. Đồ chơi phải phù hợp với nội dung chủ điiểm mình đang học. Dựa vào khả năng của trẻ: Khả năng tiếp thu bài, khă năng vận dụng  những kinh nghiệm của trẻ trong quá trình chơi, sự  linh hoạt tìm tòi, khám   phá, khả năng tự làm đồ chơi của trẻ. Dựa vào nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu sẳn có trong địa phương  để lên kế hoạch nội dung cho hoạt động đó.  Ví dụ: Chủ điiểm phương tiện giao thông – Giờ hoạt động góc.          *Cô giáo lên kế  hoạch cho trẻ  chơi  ở  góc học tập gồm các nội   dung sau: ­ Chơi tranh lô tô về một số phương tiện giao thông. ­ Cắt, dán tranh về một số phương tiện giao thông. ­ Trẻ tô màu tranh về một số phương tiện giao thông * Ở góc nghệ thuật: ­ Cho trẻ múa hát về một số phương tiện giao thông. ­ Làm đồ chơi: Làm thuyền từ lá cây, làm xe đạp từ ống hút sữa, làm ô   tô, tàu hỏa từ mo cau…. 5 Người thực hiện: Lê Thị Nga – Trường mầm non An Thủy
  6. SKKN: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn   có ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trẻ  mẫu giáo 3.2. Thiết kế mẫu đồ chơi và chọn nguyên vật liệu. Tư  duy của trẻ  là tư  duy trực quan hình tượng, nên việc sử  dụng đồ  dùng, đồ chơi trong giảng dạy và vui chơi là rất quan trọng. Đặc biệt, trẻ ở  độ  tuổi này rất thích tự  tìm tòi, khám phá những điều mới lạ  trong cuộc   sống, qua thao tác với đồ chơi, trẻ sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm và hiểu biết  nhiều hơn. Nếu trong một tiết học, cô không sử dụng đồ  dùng trực quan thì  sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ và trẻ chóng chán, khiến chất lượng  dạy và học không cao. Đồ  dùng trực quan là một minh họa sinh động để  giúp trẻ  chú ý và tiếp thu một cách nhanh chóng nội dung vấn đề  cô cần   truyền đạt. Chính vì vậy khi thiết kế mẫu đồ  chơi và chọn nguyên vật liệu  phải đảm bảo được những tính sau: Đảm bảo tính sư  phạm, tức là có tác dụng hình thành, củng các khái  niệm về toán, khám phá khoa học, hấp dẫn, kích thích trí tò mò của trẻ, trẻ  có thể thao tác với đồ chơi trong nhiều trò chơi. Ví dụ: Ở giờ hoạt động chung “Làm quen một số  con vật sống trong  gia đình” thì trong giờ hoạt động góc, ở góc nghệ thuật cô cho trẻ thực hiện   gắn các con vật sống trong gia đình bằng ngao,  ốc. Cũng từ  những con vật  đó cô sử dụng vào tiết toán cho trẻ đếm hoặc cho trẻ nhận hình đoán tên bài   hát ở tiết âm nhạc…. Đảm bảo tính phù hợp: Phù hợp về  màu sắc, kích thước, an toàn,  không độc hại, không nguy hiểm. Đảm  bảo tính phổ  biến: Nguyên liệu dễ  tìm, có thể  sử  dụng vào  nhiều nội dung giáo dục khác nhau. Ví dụ: Làm cây dừa từ  lác cói cô có thể  sử  dụng vào dạy toán như  đếm số lượng, cao thấp, to nhỏ hoặc sử dụng vào giờ  học môi trường xung  quanh (cho trẻ làm quen với cây dừa), cũng có thể cho sử dụng vào giờ hoạt   động góc ( cho trẻ  chơi  ở  góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non , xây  vườn cây...) Đảm bảo tính sáng tạo:  Từ  một loại vật liệu có thể  tạo hình thành  nhiều đồ chơi khác nhau; có ý tưởng mới trong khai thác, sử dụng. Ví dụ: Từ chai dầu rửa bát cô có thể  tạo ra quả  thanh long, quả dứa,   bàn ghế, con chim cánh cụt….  3.3. Tận dụng các nguyên liệu sẳn có ở địa phương. Việc tận dụng các nguyên vật liệu dễ  kiếm, rẻ  tiền để  làm các đồ  dùng, đồ chơi giúp giáo viên vừa có điều kiện tiết kiệm chi phí làm đồ dùng  đồ  chơi vừa có thể phối hợp cùng phụ  huynh trong việc chăm sóc giáo dục   6 Người thực hiện: Lê Thị Nga – Trường mầm non An Thủy
  7. SKKN: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn   có ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trẻ  mẫu giáo trẻ. Nguồn vật liệu sẳn có ở địa phương chúng ta có thể huy động từ trẻ và   từ phụ huynh: Nguồn vật liệu có từ trẻ: Trước khi bước vào chủ điểm mới tôi phải  giới thiệu cho trẻ  biết chủ  điểm mình sắp học để  từ  đó trẻ  sưa tầm, thu   gom đồ chơi, nguyên vật liệu cùng cô. Nguồn vật liệu có từ phụ huynh: Muốn khai thác nguồn vật liệu có từ  phụ huynh , vấn đề đầu tiên là giáo viên phải có nghệ thuật trong mối quan   hệ  với phụ  huynh. Bởi trong một lớp học không phải phụ  huynh nào cũng  nhiệt tình trong việc học tập của con mình, do đó giáo viên cần phải tuyên  truyền cho phụ  huynh biết về  tầm quan trọng của đồ  dùng đồ  chơi trong  việc học tập của trẻ, gặp gỡ, tâm sự, trao đổi với phụ  huynh về  việc học  tập của trẻ, về khó khăn trong việc sưu tầm nguyên vật liệu cho phụ huynh   biết. Để  từ  đó phụ  huynh tìm cách giúp đỡ  cô trong việc tìm kiếm nguyên   vật liệu. Đồng thời trong các buổi họp phụ huynh tôi luôn trưng bày các sản  phẩm tự  tạo của trẻ  làm ra cho phụ  huynh biết. Qua đó tôi gợi ý một số  nguyên vật liệu và nhờ  mỗi phụ  huynh kiếm giúp tôi ít n hất từ  2­3 loại   nguyên vật liệu trở  lên. Đối với những phụ  huynh khéo tay, tôi nhờ  phụ  huynh tạo mẫu đồ chơi và giúp cô làm đồ dùng  đồ chơi. Nhờ thế mà tôi đã   huy động tối đa  nguồn vật liệu sẳn có ở địa phương. 3.4. Giáo viên tích cực học hỏi, sưu tầm nguyên vật liệu.   Để  có nhiều mẫu đồ  chơi đẹp, nhiều cách làm, nhiều kinh nghiệm   trong quá trình làm đồ  dùng đồ  chơi cho trẻ, bản thân tôi không ngừng nêu  cao tinh thần  học hỏi bạn bè đồng nghiệp, học hỏi từ  các trường bạn, từ  các đợt đi tham quan, học kinh nghiệm của những người đi trước. Bên cạnh  đó bản thân tôi luôn tìm tòi nghiên cứu từ  các tài liệu làm đồ  dùng đồ  chơi   để tạo ra các loại đồ chơi mới lạ, hấp dẫn với trẻ. Không chỉ vậy, trong quá  trình trẻ chơi tôi luôn quan sát và ghi lại những nguyên vật liệu, đồ chơi mà   trẻ thích và nắm được tâm sinh lý của từng trẻ để cung cấp đồ chơi kịp thời   cho trẻ. Ngoài việc tích cực học hỏi để  làm đồ  dùng đồ  chơi cho trẻ, cô giáo   cần đầu tư  cho việc tìm kiếm nguyên vật liệu đảm bảo, phù hợp nội dung   chủ đề chủ điểm. 7 Người thực hiện: Lê Thị Nga – Trường mầm non An Thủy
  8. SKKN: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn   có ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trẻ  mẫu giáo        Sưu tầm nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương. Ví dụ: Trước khi học chủ điểm “ Phương tiện giao thông” tôi phải tìm   kiếm các loại tranh ảnh về phương tiện giao thông, các loại nguyên vật liệu  (như  long bia, chai nước mắm, ngao,đũa, hộp sữa…)để  làm ô tô, máy bay,   tàu thủy, thuyền buồm, xe đạp… Các nguyên vật liệu đó không phải dĩ nhiên có, mà tôi phải kết hợp   với  cô thầy ở các trường cấp I, cấp II trong xã để xin các loại họa báo củ, hoặc   các loại tranh  ảnh có trong sách tập san củ…liên hệ   ở  các em học sinh về  các loại đồ  chơi mà các em thực hành qua các môn học kỹ  thuật, mỹ  thuật  như   xếp   chong   chóng,   xếp   thuyền,   xếp   máy   bay…và   các   bức   tranh   về  phương tiện giao thông. 3.5. Đồ  chơi làm ra phải đảm bảo tính tương quan về  nội dung,  kích thước, màu sắc và đảm bảo tính hiện thực. Khi làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho một nội dung dạy, giáo viên  phải suy nghĩ, tìm tòi để  làm ra các cặp đồ  dùng có mối quan hệ  lôgic hợp   8 Người thực hiện: Lê Thị Nga – Trường mầm non An Thủy
  9. SKKN: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn   có ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trẻ  mẫu giáo lý. Như vậy giáo viên có thể mới cung cấp được kiến thức chính xác, khoa   học, phù hợp với chủ điểm. Ví dụ: Khi dạy bài “So sánh số  lượng hai nhóm trong phạm vi 5”  ở  chủ  điểm thế  giới động vật. Tôi đã chọn cặp đối tượng “Thỏ  ­ cà rốt” để  dạy trẻ. Tôi chọn cặp đối tượng như vậy vì lý do sau:  ­ Đúng với chủ điểm đang thực hiện. ­   Thỏ và cà rốt có quan hệ lôgíc với nhau: Cà rốt là thức ăn mà thỏ rất ưa   thích. Thỏ tôi chọn nguyên vật liệu có màu trắng để làm, cà rốt tôi chọn nguyện  vật liệu có màu gạch và cắt làm sao nhỏ hơn chú thỏ. Hoặc khi dạy “Làm quen với phương tiện giao thông đường bộ”. Tôi  làm các loại phương tiện giao thông đường bộ như: Ô tô, Xe đạp, xe máy… Ô tô tôi làm có kích thước lớn hơn xe máy, xe đạp, còn xe máy có kích thước   nhỏ  hơn ô tô nhưng to hơn xe đạp và bánh của các loại xe tôi làm có dạng   hình tròn và có màu đen. 3.6. Khuyến khích trẻ làm một số đồ dùng đồ chơi cùng cô. Công việc này tuy đơn giản nhưng có giá trị rất lớn. Nó khắc sâu kiến  thức mà trẻ đã được học trên tiết học, đồng thời củng cố  kỹ  năng tạo hình   cho trẻ. Tạo hứng thú cho trẻ khi được sử dụng những đồ dùng do mình làm ra  trong tiết học.  Giáo dục trẻ ý thức biết trân trọng và giữ gìn sản phẩm do chính mình   làm ra. Cung cấp thêm đồ dùng đồ chơi cho lớp. Ví dụ: Để phục vụ cho các tiết học về số lượng tôi tổ chức vẽ các đồ  vật con vật, đối tượng theo chủ  điểm, sau đó tôi sẽ  lưu lại một số  tranh   đẹp, cắt dán các chi tiết cần thiết rồi bồi lên bìa cứng để trẻ  sử dụng trong  tiết học.  Trong bài tập đo độ dài cùng một đơn vị đo, tôi và trẻ  làm một số  đồ  dùng để  đo như: Vẽ  , tô màu và cắt theo hình bông hoa, hình bàn tay, bàn  chân…rồi dùng các đồ dùng này làm thước đo chiều dài các đối tượng.  4. Kết quả và bài học kinh nghiệm. 4.1. Kết quả.   Trong quá trình thực các biện pháp trên tôi đã thu được một số  kết  quả sau: * Đối với bản thân: 9 Người thực hiện: Lê Thị Nga – Trường mầm non An Thủy
  10. SKKN: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn   có ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trẻ  mẫu giáo Qua một thời gian làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo từ nguyuên   vật liệu sẳn có  ở địa phương, bản thân đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm   trong việc sưu tầm nguyên vật liệu và nâng cao tay nghề trong việc làm đồ  dùng đồ chơi cho trẻ. Bản thân đã tạo được môi trường giáo dục với nhiều đồ dùng đồ chơi   phong phú cho trẻ hoạt động học và chơi.                Các loại đồ  dùng, đồ  chơi được làm từ  nguyên vật sẳn có  ở  địa   phương. 10 Người thực hiện: Lê Thị Nga – Trường mầm non An Thủy
  11. SKKN: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn   có ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trẻ  mẫu giáo Các loại đồ dùng, đồ chơi được làm từ nguyên vật sẳn có ở địa phương. Đến nay các loại đồ  dùng, đồ  chơi tương đối đầy đủ  cho mỗi trẻ  tham gia hoạt động ở các chủ đề chủ điểm và đạt kế hoạch trường giao (20  loại đồ dùng, đồ chơi/1 cháu)   * Đối với trẻ:  Sau khi thử nghiệm các đồ dùng, đồ chơi tự tạo vào trong giảng dạy  và tổ chức các hoạt động cho trẻ, tôi thấy chất lượng ngày càng được nâng  cao. Các thao tác của trẻ khi sử dụng đồ dùng đồ chơi rất thành thạo.  100% trẻ thực sự thích thú tham gia vào giờ học, giờ chơi, do đó kiến   thức của trẻ ngày càng được nâng cao, giờ học diễn ra thuận lợi. Trẻ tiếp thu bài học nhanh, khả năng giao tiếp của trẻ tốt hơn. 11 Người thực hiện: Lê Thị Nga – Trường mầm non An Thủy
  12. SKKN: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn   có ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trẻ  mẫu giáo Kết quả thể hiện rất rỏ qua việc khảo sát chất lượng cuối năm:   Lĩnh vực Xếp loại Tốt Xếp loại Khá Xếp loại TB Xếp loại Yếu LVPTNT 10/20 = 50% 6/20 = 30% 4/20 = 20% LVPTTM 9/20 = 45% 6/20 = 30% 5/20 = 25% LVPTNN 10/20 = 50% 6/20 = 30% 4/20 = 20% LVPTTC 8/20 = 40% 8/20 = 40% 4/20 = 20% *Đối với phụ huynh: Đa số phụ huynh nhận thức tốt tác dụng của đồ dùng đồ chơi đối với   việc học tập của trẻ. Phụ huynh nhiệt tình giúp đỡ giáo viên trong việc tìm kiếm nguyên vật  liệu để làm đồ dùng đồ chơi. Phụ  huynh thấy được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong  việc kết hợp với giáo viên cùng quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ, phụ huynh   đã quan tâm hơn tới nội dung của các môn học, biết hướng dẫn, rèn luyện  một số kỹ năng cơ bản cho trẻ lúc ở nhà. 4.2.Bài học kinh nghiệm: Với kết quả đạt được trên đây bản thân tôi đã đúc rút ra một số  kinh   nghiệm như sau: Là một giáo viên phải thực sự  đam mê, tâm huyết với việc dạy học   của mình, thường xuyên quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ  học tập, phải quan tâm đúng mức, luôn theo dõi động viên, khuyến khích   nhằm tạo điều kiện cảm xúc giúp trẻ  phấn khởi trong các hoạt động học   tập. Giáo  viên  phải   biết lên  kế   hoạch  hoạt  động học  và chơi  cho trẻ,   nhưng phải phù hợp với chủ điểm, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Giáo viên phải nắm vững phương pháp các bộ  môn để  đưa đồ  dùng  vào các hoạt động một cách hợp lý. Đồng thời giáo viên chọn đồ  dùng, đồ  chơi phải phù hợp với chủ đề, chủ điểm. 12 Người thực hiện: Lê Thị Nga – Trường mầm non An Thủy
  13. SKKN: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn   có ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trẻ  mẫu giáo Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng  nghiệp để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp. Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì trong việc sưu tầm nguyên   vật liệu và làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, có khả năng tạo hình tốt để  tạo ra  nhiều đồ chơi đẹp , phù hợp với độ tuổi trẻ. Cần có sự  phối kết hợp với phụ  huynh một cách khéo léo, lôi cuốn  phụ huynh để phụ huynh cùng đóng góp các vật liệu sẳn có ở địa phương. Giáo viên cần phải tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia vào các  hoạt động, được tham gia giúp cô làm đồ chơi trên cơ sở hứng thú, theo nhu   cầu của trẻ mới đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục trẻ.     C. KẾT LUẬN. Công   việc   làm   đồ   dùng   đồ   chơi   từ   nguyên   vật   liệu   sẳn   có   ở   địa  phương nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trẻ mẫu giáo, là một  nhiệm vụ  vô cùng quan trọng không thể  thiếu được của người giáo viên.  Công việc này  nó xuyên suốt cả quá trình hoạt động học và chơi của trẻ  ở bất cứ độ  tuổi   nào. Do đó mỗi một giáo viên phải nắm được vai trò, tác dụng của đồ  dùng  đồ chơi  đối với trẻ để xây dựng kế hoạch chọn nguyên vật liệu phù hợp với trẻ  và   tình hình thực tế của địa phương, biết tìm ra các giải pháp sáng tạo trong khi   kàm đồ dùng đồ chơi để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.   Trên đây là một số bài học kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc rút ra từ  tình hình thực tế giảng dạy. Những gì tôi đã làm tuy chưa cao nhưng cũng là  sự cố gắng của bản thân. Tuy nhiên bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng không tránh khỏi   những hạn chế, kính mong sự  góp ý, giúp đỡ  của hội đồng sư  phạm nhà  trường, bạn bè đồng nghiệp, phòng giáo dục đào tạo để  tôi có nhiều kinh   nghiệm hơn trong công tác giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG     An Thủy, ngày 10 tháng 5 năm   2012                                                                                                Người viết                                                                                                13 Người thực hiện: Lê Thị Nga – Trường mầm non An Thủy
  14. SKKN: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn   có ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trẻ  mẫu giáo                                                                               Lê Thị Nga                                                                                                                                              14 Người thực hiện: Lê Thị Nga – Trường mầm non An Thủy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2