Học để yêu thương đúng cách
lượt xem 15
download
Những thiếu hụt trong hệ thống pháp lý và dịch vụ chăm sóc trẻ em cho thấy để chấm dứt được nạn bạo hành với trẻ, người lớn cần học lại nhiều bài học về cách yêu thương và bảo vệ con trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Học để yêu thương đúng cách
- Học để yêu thương đúng cách Những thiếu hụt trong hệ thống pháp lý và dịch vụ chăm sóc trẻ em cho thấy để chấm dứt được nạn bạo hành với trẻ, người lớn cần học lại nhiều bài học về cách yêu thương và bảo vệ con trẻ. Bà Lê Hồng Loan - trưởng phòng bảo vệ trẻ em của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNICEF) - chia sẻ với bạn đọc của TTCT về điều này. Ảnh: hould Ward Không chỉ có truyền thống nhân văn, coi trọng việc chăm lo và bảo vệ trẻ em, Việt Nam cũng có cam kết rất cao trên bình diện quốc tế và quốc gia về bảo vệ quyền trẻ em. Nhiều chương trình đã và đang được thiết kế để thúc đẩy
- chất lượng giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và các cấp cao hơn. Tiếc là thời gian qua dù chúng ta thấy các cơ quan như công an, tòa án... cùng các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng đều đã vào cuộc nhưng những cảnh bạo hành, ngược đãi trẻ em vẫn xảy ra. Có lẽ cái chúng ta thiếu chính là một hệ thống bảo vệ trẻ em đồng bộ với trách nhiệm rõ ràng của chính quyền, xã hội và cá nhân. Nhiều người trong chúng ta vẫn cho rằng đó là chuyện cá nhân của người khác, chưa nhận thức được đó không phải là vấn đề cá nhân mà là vấn đề xã hội. Bởi thiếu vắng hệ thống này nên tuy các bên có vào cuộc tích cực nhưng chưa có quy trình xử lý rõ ràng. Điều cần thiết là chúng ta phải xem lại hệ thống luật pháp và dịch vụ hỗ trợ đang thiếu gì, cần thể chế hóa đến đâu. Không ngăn ngừa được các hành vi bạo hành đối với trẻ em, chúng ta không chỉ đối diện các nguy cơ trước mắt mà còn cả lâu dài. * Bà có thể nói rõ hơn về những thiếu sót, thách thức trong hệ thống pháp lý và dịch vụ chăm sóc, bảo vệ trẻ em của chúng ta?
- - Khi chúng tôi xem xét hành lang pháp lý về bảo vệ trẻ em thì thấy có những điểm chưa đầy đủ, chi tiết. Chẳng hạn chưa có khái niệm rõ ràng và đầy đủ về xâm hại trẻ em. Bộ luật hình sự và dân sự có đề cập nhưng chưa cụ thể thế nào là xâm hại trẻ em; mức độ đánh đập, bạo hành ra sao thì trở thành xâm hại; trách nhiệm của gia đình, xã hội đến đâu trong việc phòng ngừa các hành vi xâm hại... Điểm yếu thứ hai là lực lượng cán bộ làm công tác trẻ em đã giảm đáng kể từ khi giải thể Ủy ban dân số - gia đình - trẻ em. Trước đó chúng ta có mạng lưới cộng tác viên ở cộng đồng lên tới 150.000 người, góp phần quan trọng vào việc phát hiện sớm các vấn đề của trẻ em. Sau khi mạng lưới này tan rã, số lượng cán bộ làm công tác trẻ em đều giảm sút nhiều, khiến chưa đảm bảo được việc phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời những vụ xâm hại trẻ em. Thứ ba, chúng ta phải có dịch vụ, hệ thống đồng bộ để đảm bảo từ khâu phòng ngừa, phát hiện, xử lý thông tin đến can thiệp, giải quyết hậu quả và phục hồi. Cuối cùng là nhận thức của xã hội. Hiện vẫn còn nhiều người cho rằng đánh đập trẻ là một biện pháp giáo dục,
- nhưng thực tế nhiều người đánh trẻ để trút sự giận dữ, bực dọc của mình. Để thay đổi điều này, truyền thông phải góp phần nâng cao hiểu biết về quy định của pháp luật bởi đánh đập, bạo hành trẻ em là trái pháp luật. Cha mẹ cần được giáo dục để không xâm hại trẻ và tránh người khác xâm hại con em mình. Trẻ em cần được giáo dục để biết cách tự phòng ngừa và ứng xử trước các hành vi xâm hại. Tất cả những điều này chúng ta đều đã làm, nhưng vấn đề là phải đào sâu, nỗ lực để hoàn thiện và nâng cao chất lượng các hoạt động trên. gì? * Theo bà, chúng ta đang thiếu những - Qua nhiều sự việc đau lòng với các em, chúng ta đều nhận thấy vẫn chưa có sự "tiếp nối các dịch vụ" để đảm bảo trẻ em được bảo vệ và hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi và mọi cấp độ. Cách tiếp cận hiện nay của Chính phủ về bảo vệ trẻ em là phân loại nhóm các em dễ bị tổn thương, khiến các hoạt động phản ứng bị phân tán và một số trẻ em có thể không nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Chỉ có một số dịch vụ chuyên môn mà trẻ em chịu rủi ro có thể được giúp đỡ, ví dụ như các chương trình ở trường học. Chúng ta vẫn chưa xây dựng được một cơ chế rõ ràng từ ngăn chặn, phát hiện
- sớm và xác định các em bị tổn thương cũng như các gia đình gặp rủi ro về bạo hành trẻ em. Mặc dù Chính phủ đã thúc đẩy các giải pháp chăm sóc dựa vào cộng đồng thông qua các thể chế hiện có (hội phụ nữ chẳng hạn) nhưng số lượng các mô hình chăm sóc thay thế vẫn còn hạn chế. Việt Nam cũng chưa có một cơ quan chuyên môn hay quy trình riêng biệt để điều tra các vụ kiện lạm dụng trẻ em. Chúng ta cũng không có nhiều dữ liệu đáng tin cậy về các vấn đề bảo vệ trẻ em khác nhau, vì thế không có được con số trẻ em bị lạm dụng, buôn bán hay bóc lột tình dục. * Theo bà, hệ thống giáo dục hiện nay đã đáp ứng nhu cầu nhận nâng cao thức cho các em chưa? - Để mọi trẻ em được thực hiện quyền tiếp cận giáo dục chất lượng, theo tôi, mô hình giáo dục cần phải đa dạng hơn, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu khác nhau của từng nhóm trẻ em khác nhau và coi các em là trọng tâm của việc học hành. Khi Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển của một nước có thu nhập trung bình, hệ thống giáo dục cũng cần cung cấp kiểu giáo dục sao cho không chỉ dạy trẻ em các kiến thức và kỹ năng cơ bản mà còn trang bị cho các em những năng lực cần thiết để thay đổi thế giới.
- Việc dạy các em quyền tham gia quá trình học hành vẫn ở quy mô lẻ tẻ và lý thuyết. Các trường học chú trọng việc chuyển giao kiến thức hơn là phát triển các kỹ năng như giao tiếp, tư duy phản biện và lựa chọn. Hệ thống đánh giá giáo dục hiện nay khuyến khích học sinh viết lại các lời giảng và phấn đấu giành điểm số, chưa chú trọng vào việc phân tích một vấn đề dựa trên tư duy hay sáng tạo của cá nhân. Có nhiều lý do dẫn đến sự tham gia hạn chế của trẻ em trong trường học. Chẳng hạn chương trình giảng dạy còn nặng về lý thuyết, thiếu giáo viên được đào tạo đầy đủ, thiếu nguồn lực giảng dạy phù hợp, phương pháp giảng dạy phần lớn chỉ tập trung vào thuyết giảng, sĩ số lớp học lớn và cơ sở vật chất chưa đầy đủ. Cần phải đào tạo giáo viên về phương pháp, kỹ năng giảng dạy có sự tham gia và có tính tương tác để các thầy cô giúp học sinh tham gia tích cực hơn việc học hành, vì như vậy các em mới có thể học hỏi được kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Tại sao hiện tượng bạo lực học đường vẫn tiếp diễn? Và mức độ nguy hiểm trong cách hành xử của học sinh ngày
- càng nhân lên mà xã hội nói chung, ngành giáo dục nói riêng cũng như gia đình hình như vẫn chưa có những quyết sách và hành động thích hợp để ngăn ngừa. Điều đáng băn khoăn nhất là học sinh vẫn bế tắc trong hành xử. Sự phản ứng của xã hội, của ngành giáo dục nói riêng trước nạn bạo lực trong học sinh như ra các văn bản chỉ thị, nhắc nhở các trường tăng cường hơn nữa các biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường, đuổi học sinh theo các khung thời gian quy định khác nhau... không phải là những cách thức căn bản và quyết định trong việc ngăn ngừa vấn nạn này. Những biện pháp mang tính lý thuyết "trầm kha" này dường như gây cho học sinh một tâm lý "lờn thuốc", không còn sợ trước những đòn kỷ luật lặp đi lặp lại của nhà trường. Những mối căng thẳng trong lứa tuổi học trò có thể dẫn đến xung đột, bạo lực này chỉ có thể được giải tỏa nếu các em nhận được tư vấn đầy đủ và khoa học từ phía nhà trường, gia đình hay các nhà tư vấn chuyên nghiệp. Kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giao tiếp nói riêng phải được hình thành trong quá trình giáo dục lâu dài, do đó luôn cần có hoạt động tư vấn suốt giai đoạn học đường của các em.
- LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN (chuyên gia tâm lý) "Năm 2010, Chính phủ đã công nhận công tác xã hội là một nghề và thông qua chương trình quốc gia về phát triển nghề công tác xã hội, trong đó có việc phát triển khuôn khổ pháp lý quốc gia về nghề này, đào tạo nghề cho 60.000 cán bộ hiện có cũng như cán bộ mới... Các nhân viên làm công tác xã hội trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em do đó sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng cường khả năng bảo vệ, hỗ trợ các nạn nhân là trẻ em và các em chịu nguy cơ bị lạm dụng, bóc lột hay bị ngược đãi, thờ ơ... Năm 2010 cũng đánh dấu sự tham gia mạnh mẽ của các nghệ sĩ có tên tuổi vào công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Việc bổ nhiệm người mẫu Hà Anh làm đại sứ thiện chí của UNICEF và diễn viên Xuân Bắc làm đại sứ thiện chí của chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn sẽ góp phần nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề khác nhau liên quan tới trẻ em". (Báo cáo phân tích tình hình phụ nữ và trẻ em Việt Nam thường niên 2010 của UNICEF Việt Nam)
- Theo Tuổi Trẻ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
5Whys Công cụ giải quyết vấn đề
5 p | 226 | 38
-
Trở thành con người hành động ngay hôm nay
3 p | 113 | 35
-
Bí quyết đơn giản để dạy con ngoan Nhiều bậc cha mẹ vì quá yêu thương, lo
5 p | 170 | 35
-
Rèn luyện một thái độ đúng
5 p | 91 | 11
-
Dạy trẻ kiểu Nhật: Những chuyện đáng nhớ
4 p | 88 | 11
-
Để làm người mẹ hiểu con
4 p | 89 | 10
-
CÓ XÁC ĐỊNH ĐÚNG VẤN ĐỀ MỚI CÓ THỂ TÌM RA GIẢI PHÁP ĐÚNG
6 p | 105 | 9
-
Một câu chuyện cảm động
3 p | 105 | 8
-
Bạn cần may mắn để thành công?
8 p | 105 | 8
-
Học cách nói xin lỗi với bạn đời
3 p | 97 | 8
-
Chiêu ứng xử khi bạn đời nóng giận
3 p | 85 | 7
-
Để có thể hạnh phúc bất cứ nơi đâu
6 p | 74 | 7
-
Người bạn đúng nghĩa
5 p | 48 | 6
-
Để thành công hãy hành động
6 p | 92 | 6
-
Làm thế nào để phát huy được niềm tin?
5 p | 109 | 5
-
Đề cương học phần Kỹ năng thương lượng (Negotiating Skill)
6 p | 54 | 5
-
Thử thách của thành công?
5 p | 75 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn