intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học tập cá nhân hóa: Cơ sở lí thuyết và một vài hướng tiếp cận khi sử dụng trong học tập và nghiên cứu ở trường đại học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết, tác giả hệ thống lại một số khái niệm về học tập cá nhân hóa do các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra, với mong muốn bước đầu nhằm giúp người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về một hình thức học tập có nhiều ưu điểm như: giúp người học chủ động hơn trong cách lĩnh hội kiến thức, lấy người học làm trung tâm,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học tập cá nhân hóa: Cơ sở lí thuyết và một vài hướng tiếp cận khi sử dụng trong học tập và nghiên cứu ở trường đại học

  1. HỌC TẬP CÁ NHÂN HÓA: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT VÀI HƯỚNG TIẾP CẬN KHI SỬ DỤNG TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dương Thị Thu Thúy1 Tóm tắt: Học tập cá nhân hóa là một xu hướng học tập tất yếu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại hình thức học tập này còn khá mới lạ đối với nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Trong bài viết, tác giả hệ thống lại một số khái niệm về học tập cá nhân hóa do các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra, với mong muốn bước đầu nhằm giúp người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về một hình thức học tập có nhiều ưu điểm như: giúp người học chủ động hơn trong cách lĩnh hội kiến thức, lấy người học làm trung tâm,... Bên cạnh đó bài viết đưa ra một số hướng tiếp cận đối với hình thức học tập này, đặc biệt là sinh viên, họ với vai trò người học đủ khả năng không chỉ tiếp cận kiến thức mà còn có thể tự điều chỉnh và kiểm soát việc học, việc nghiên cứu của chính mình. Từ đó, các bạn sinh viên sẽ phát triển các kĩ năng tự điều chỉnh việc học, tự thiết kế con đường học tập của bản thân và trau dồi nghề nghiệp trong tương lai. Từ khoá: học tập cá nhân hóa, tính linh hoạt chủ động học tập, người học làm trung tâm, học tập tự điều chỉnh 1. Mở đầu Học tập cá nhân đã tồn tại hàng trăm năm dưới hình thức học nghề. Khi các công nghệ giáo dục bắt đầu phát triển mạnh vào nửa cuối thế kỉ trước, việc học tập được cá nhân hóa dưới dạng các hệ thống dạy kèm thông minh. Học tập cá nhân hóa gần đây đã được phổ cập rộng rãi tại nhiều quốc gia và thu hút sự chú ý của các nhà giáo dục. Phương pháp học cá nhân hóa hiệu quả giúp người học tăng động lực và hứng thú học tập, từ đó cải thiện kết quả học tập (Shemshack, A., & Spector, J. M, 2020). Theo Lee và cộng sự (Lee, D., Huh, Y., Lin, C. Y., & Reigeluth, C. M, 2018), học tập cá nhân hóa nên trở thành một giải pháp giúp việc học hỏi đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với trải nghiệm cá nhân của mỗi người học, nhờ đó giúp họ phát huy tối đa tiềm năng thông qua nội dung được giảng dạy, cách thức và nhịp độ mà nội dung đó được truyền đạt. Học tập cá nhân hóa giúp việc học đáp ứng được nhu cầu của cá nhân, sở thích của người học trong những tình huống giải quyết đa dạng trong thực tế giảng dạy. Dạy học cá nhân hóa đang trở thành một xu hướng tất yếu trong bối cảnh dạy học của thế kỉ 21. Đặc biệt, trong môi trường dạy và học ở trường đại học, là một nơi có nhiều thuận lợi để chúng ta có thể triển khai học tập cá nhân hóa. Thật vậy, giờ đây trong tất cả các trường đại học, thiết bị công nghệ thông tin đầy đủ, sinh viên đều có máy tính cá 1. Thạc sĩ, Trường Đại học Quảng Nam 185
  2. HỌC TẬP CÁ NHÂN HÓA: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT VÀI HƯỚNG TIẾP CẬN... nhân hoặc điện thoại thông minh, mạng internet phủ rộng khắp giảng đường, sinh viên đã đủ thành thạo để tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin… Với tất cả những lợi thế đó học tập cá nhân hóa sẽ dễ dàng được áp dụng hơn trong môi trường dạy và học ở trường đại học. Với bất kì hình thức học tập nào thì việc tiếp cận nó như thế nào cũng đóng một vai trò không nhỏ. Học tập cá nhân hóa cũng không ngoại lệ, với bài viết của mình, tác giả đưa ra hai hướng tiếp cận hình thức học tập này, cùng với các bước để tiến hành học tập cá nhân hóa trong một môi trường học tập ở trường đại học. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm Học tập cá nhân hóa Theo Watson, W. R., & Watson, S. L. (2016) mô tả: “Cá nhân hóa... là một quá trình có hệ thống để tổ chức một trường học thành công. Đó là một nỗ lực để đạt được sự cân bằng giữa các đặc điểm của người học và đặc điểm của môi trường học tập, giữa những gì thách thức và hiệu quả và những gì vượt quá khả năng hiện tại của học sinh. Đó là một nỗ lực có hệ thống của nhà trường nhằm tính đến các đặc điểm của từng học sinh và các phương pháp giảng dạy hiệu quả trong việc tổ chức môi trường học tập. Đó là một quá trình học tập trong đó nhà trường giúp học sinh đánh giá tài năng và nguyện vọng của chính mình, hoạch định một lộ trình để đạt được mục đích của chính họ, hợp tác làm việc với những người khác trong các nhiệm vụ đầy thử thách, duy trì hồ sơ khám phá của họ và chứng minh việc học tập của họ theo các tiêu chuẩn rõ ràng trong nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, tất cả đều có sự hỗ trợ chặt chẽ của những người cố vấn và hướng dẫn người lớn (trang 221). Bray và McClaskey cũng xác định cá nhân hóa bằng cách so sánh nó với sự khác biệt hóa và cá nhân hóa trong một biểu đồ thể hiện bản chất cá nhân hóa lấy người học làm trung tâm và hướng đến người học, đồng thời họ xem xét một số nghiên cứu có liên quan về cá nhân hóa. Khi tìm kiếm một ngôn ngữ chung cho việc học cá nhân hóa, họ định nghĩa điều đó có nghĩa là người học: “Biết cách họ học tốt nhất, là người đồng thiết kế chương trình giảng dạy và môi trường học tập. Được học linh hoạt mọi lúc mọi nơi. Có tiếng nói và lựa chọn về việc học của mình. Có giáo viên chất lượng là đối tác trong học tập. Sử dụng mô hình dựa trên năng lực để thể hiện sự thành thạo. Tự định hướng việc học của mình. Thiết kế con đường học tập của họ cho đại học và nghề nghiệp.” (Watson, W. R., & Watson, S. L. (2016) 186
  3. DƯƠNG THỊ THU THÚY Còn tác giả Watson, S. L. (2016) đã chốt lại: Học tập được cá nhân hóa nên đề cập đến một quy trình hoặc mô hình giáo dục và không giới hạn ở một công cụ cụ thể, cho dù công cụ đó là phân tích dữ liệu giáo dục hay giáo dục dựa trên năng lực hoặc dự án, tất cả đều có thể là công cụ được triển khai để hỗ trợ cá nhân hóa. Hơn nữa, học tập được cá nhân hóa nên thực sự tập trung vào việc học, nghĩa là nó nên vượt ra khỏi cách tiếp cận hệ thống hóa tùy chỉnh theo hướng hệ thống cho người học và thay vào đó kết hợp sự kiểm soát của người học để phát triển các kĩ năng học tập tự điều chỉnh chứ không chỉ kiến thức.” ​​ Tại Việt Nam, cũng đã có những nghiên cứu về học tập cá nhân hóa. Theo tác giả Lê Thái Hưng và Nguyễn Thái Hà: “Học tập cá nhân hóa là một phương thức dạy học trong đó học tập tốc độ và cách tiếp cận việc dạy học được tối ưu hóa cho nhu cầu của mỗi người học.” ( Lê Thái Hưng, Nguyễn Thái Hà, 2021) Theo tác giả Trần Thị Thu Hương:“ Học tập cá nhân hóa có thể liên quan đến các cấp độ khác nhau trong quá trình giáo dục, bao gồm cá nhân hóa chương trình giảng dạy, các khóa học như hỗ trợ cũng được cung cấp trong các khóa học. Hơn nữa, việc học tập được cá nhân hóa có thể diễn ra trong môi trường học tập truyền thống (mặt đối mặt) cũng như trong môi trường học tập nâng cao công nghệ. Theo cách tiếp cận hệ thống truyền thông, học tập được cá nhân hóa yêu cầu một số lượng nhỏ người học trên mỗi giáo viên. Số lượng người học nhỏ giúp giáo viên có thể điều chỉnh các bài học, hoạt động và hỗ trợ học sinh một cách phù hợp” (Trần Thị Thu Hương, 2022). Như vậy, Học tập cá nhân hóa đều được các nhà khoa học đưa ra đều có chung các ưu điểm: là một phương thức học tập có rất nhiều điểm tối ưu, tiện lợi, giúp học sinh đánh giá tài năng và nguyện vọng của chính mình, hoạch định một lộ trình để đạt được mục đích của chính họ; giúp người học điều chỉnh được quá trình học tập theo năng lực của mình… là một hình thức học tập được ta sử dụng nó để tối ưu hóa kết quả dạy và học trong môi trường truyền thống (là phương thức dạy học chủ đạo ở nước ta hiện nay) với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 2.2. Cơ sở lí thuyết của học tập cá nhân hóa Việc học tập cá nhân hóa được thiết lập dựa trên các khuôn khổ tâm lí và một số lí thuyết học tập đã được thiết lập và chấp nhận rộng rãi, bao gồm lí thuyết kiến ​​ lí tạo, thuyết định hướng mục tiêu, học tập tự điều chỉnh, lí thuyết tự quyết và lí thuyết dòng chảy. (Các thuyết này được trình bày từ nhiều tác giả khác nhau, trong bài viết này tác giả xin trích lượt từ tài liệu tham khảo của Watson, W. R., & Watson, S. L. (2016). Personalized instruction. In C.M. Reigeluth & B. Beatty (Eds.), Instructional-Design Theories and Models (Tập 4). Thuyết kiến ​​ phát triển từ các lí thuyết học tập trước đây như quan điểm nhận tạo thức và phát triển của Piaget, nhận thức đặt trọng tâm vào bản chất ngữ cảnh của việc học. Bruner đã lập luận rằng mục tiêu của giáo dục là hỗ trợ sự phát triển của những 187
  4. HỌC TẬP CÁ NHÂN HÓA: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT VÀI HƯỚNG TIẾP CẬN... người có tư duy tự chủ và tự định hướng, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hướng dẫn phù hợp với giai đoạn phát triển của từng cá nhân người học, và ông đề xuất phương pháp học khám phá thông qua việc giải quyết các vấn đề văn hóa, những vấn đề phù hợp và thực tế. Lí thuyết định hướng mục tiêu lập luận rằng người học nên có mục tiêu học tập của riêng họ và khái niệm hóa động lực của học sinh dựa trên sự thành thạo hoặc hiệu suất. Các mục tiêu thành thạo thể hiện mong muốn phát triển sự hiểu biết hoặc một kĩ năng mới (tham chiếu theo tiêu chí), trong khi các mục tiêu về hiệu suất thể hiện mong muốn tỏ ra có năng lực khi so sánh với các đồng nghiệp (tham chiếu theo tiêu chuẩn). Bằng cách tập trung vào các mục tiêu thành thạo của học sinh, hướng dẫn có thể làm nổi bật sự tiến bộ của cá nhân trong học tập thay vì tạo ra nhận thức tiêu cực về khả năng có thể nảy sinh khi so sánh thành tích của học sinh với bạn bè của họ. Học tập tự điều chỉnh mô tả quá trình trong đó học sinh tích cực tham gia vào việc học của chính mình thông qua siêu nhận thức, hành vi và động lực. Học sinh tự điều chỉnh được trang bị để đặt mục tiêu học tập của riêng mình, lập kế hoạch để đạt được những mục tiêu đó bằng cách xác định các chiến lược phù hợp, thực hiện và đánh giá hiệu quả của các chiến lược và phản ánh quá trình học tập của họ. Lí thuyết về quyền tự quyết lập luận rằng bản chất của mục tiêu, cho dù nó được xác định bởi học sinh và do đó được thúc đẩy từ bên trong hay liệu nó được đặt ra bởi người khác và do đó được thúc đẩy từ bên ngoài, tác động đến khả năng đạt được mục tiêu. Lí thuyết dòng chảy là một lí thuyết động lực khác mô tả các thuộc tính của các hoạt động có lợi cho động lực và sự tham gia sâu sắc, xác định các thuộc tính như mục tiêu rõ ràng, khả năng kiểm soát của cá nhân, các nhiệm vụ mà cá nhân đó có khả năng hoàn thành xuất sắc và các kĩ năng cần phải học. 2.3. Hai cách tiếp cận học tập cá nhân hóa 2.3.1. Thiết kế phổ quát cho việc học Các nhà giáo dục từ lâu đã cố gắng đáp ứng nhu cầu cá nhân của từng người học đồng thời bao hàm các tiêu chuẩn giống nhau mà tất cả người học cần nắm vững. Đây là một nhiệm vụ khá khó khăn khi xem xét rằng quy mô lớp học trung bình là hơn 20 sinh viên và mỗi sinh viên có nhu cầu học tập riêng. Để khắc phục khó khăn này, chúng ta có thể: Một là, tiếp cận bài học dưới nhiều cách khác nhau. Nếu như lớp học truyền thống chúng ta sẽ dạy cho cả lớp cùng nội dung, thì ở đây, học tập cá nhân, đòi hỏi người dạy điều chỉnh từng bài học theo nhu cầu cá nhân của từng người học. Điều này có thể gây gánh nặng lớn cho người dạy vì mỗi người học có một hồ sơ duy nhất và không có phương pháp giảng dạy nào phù hợp cho tất cả. Để đạt được điều này, thay vì cố gắng 188
  5. DƯƠNG THỊ THU THÚY cung cấp sự khác biệt cho nhu cầu học tập riêng cho từng người học, chúng ta cần chuyển quan điểm của mình sang cung cấp hướng dẫn bao gồm tất cả các nhu cầu học tập. Khi chúng ta xem xét những gì người học đang học, chúng ta phải xem xét tính đại diện. Vì chúng ta biết rằng nhận thức và sự hiểu biết rất khác nhau giữa những người học, nên chúng ta cần đảm bảo rằng trình bày thông tin họ cần biết theo nhiều cách khác nhau. Không có cách nào duy nhất để trình bày thông tin đáp ứng nhu cầu của tất cả người học, mà ở đó người dạy có thể linh hoạt chọn: cách giảng, tùy chỉnh âm thanh và hình ảnh thể hiện thông tin, cũng như làm rõ ngôn ngữ và kí hiệu, là những thành phần quan trọng để trình bày thông tin đầy đủ cho tất cả người học. Hai là, cho người học biểu đạt lại kiến thức, nội dung đã học dưới nhiều hình thức khác nhau. Làm thế nào để người học có thể chứng minh những gì họ đã học? Người học có thể làm bài tập cá nhân bằng cách thu âm lại, vẽ lại ý tưởng, đóng kịch …. phần kiến thức, nội dung mà mình đã học thay vì chỉ là làm bài tập đơn thuần như những lớp học truyền thống trước kia. Ba là, đưa ra nhiều cách thức tiếp cận kiến thức làm cho học sinh hứng thú hơn. Ví dụ làm việc nhóm, trò chơi, lồng ghép bài hát… Để phát huy được tốt cách này chúng ta sẽ dựa vào hồ sơ học tập cá nhân, trong lớp học chúng ta sẽ dựa vào đặc điểm của người học như: Văn hóa, sở thích, năng khiếu,…. 2.3.2. Học tập kết hợp Theo thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, “Đào tạo kết hợp (Blended learning) là việc kết hợp phương thức học tập điện tử (e-Learning) với phương thức dạy – học truyền thống (theo đó người dạy và người học cùng có mặt) nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và chất lượng giáo dục”. Trong đó, phương pháp học tập E-learning nghĩa là người học sẽ truy cập vào bài giảng, tài liệu và tiếp xúc với người dạy thông qua các thiết bị điện tử có kết nối internet.  Một hình thái đang phát triển hiện nay của E-learning là M-learning (m là mobile - di động), có nghĩa người học có thể học bất cứ nơi đâu thông qua các thiết bị như điện thoại, laptop, máy tính bảng,…Và hình thức học tập này sẽ là trong môi trường tốt để thực hiện học tập cá nhân hóa. Cụ thể, có thể học tập kết hợp được tổ chức theo 3 mức độ:  Mức độ 1: Chủ yếu vẫn sử dụng hình thức học tập trực tiếp, người học chỉ sử dụng các phương tiện công nghệ để tìm kiếm tài liệu liên quan tới học tập. Qua đó thực hiện các nhiệm vụ được giao như làm slides thuyết trình, báo cáo bài tập nhóm,… và việc học tập cá nhân được cài đặt thích hợp cho các phần công việc được giao theo nhóm. Mức độ 2: Người dạy thiết kế các bài giảng trực tuyến và gửi cho người học, song song đó vẫn kết hợp với giảng dạy trực tiếp trên lớp. Người học sẽ căn cứ vào tài liệu 189
  6. HỌC TẬP CÁ NHÂN HÓA: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT VÀI HƯỚNG TIẾP CẬN... được gửi và các nguồn thông tin trên internet để thực hiện nhiệm vụ học tập trực tuyến mà người dạy cung cấp. Mọi thắc mắc, trao đổi giữa người dạy và người học sẽ được giải quyết trên lớp hoặc qua email, forum,… Ở mức độ này việc học tập cá nhân sẽ được thông qua giao việc riêng và giải đáp thắc mắc riêng qua email, nhóm riêng. Mức độ 3: Người học được đánh giá, làm bài kiểm tra thông qua lớp học trực tuyến. Mặt khác, lớp học trực tiếp vẫn sẽ được duy trì để giải đáp thắc mắc của người học. Ở mức độ này, người dạy có thể thiết kế theo nhóm năng lực người học khác nhau để học tập và đánh giá người học. 2.4. Các bước để tiến hành một lớp học tập cá nhân hóa Trong bài viết này, tác giả xin đưa ra các bước cách tiến hành một lớp học mà bản thân đã được tham khảo trong Hội thảo tập huấn đổi mới giáo dục Việt Nam do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức vào tháng 11 năm 2021. Bước 1. Tạo hồ sơ người học là nền tảng của chương trình giảng dạy được cá nhân hóa của sinh viên. Thực ra đây là một bước rất có ý nghĩa về mặt sư phạm đối với tất cả các cấp học và nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, bởi vì hồ sơ người học sẽ cho chúng ta hiểu rõ về sinh viên của mình hơn, từ đó sẽ có những định hướng tốt nhất cho người học. Cụ thể nó bao gồm: Thói quen và sở thích; Điểm mạnh và điểm yếu; Phương pháp học ưa thích; Kiến thức nền (đã biết trước) về chủ đề sắp học; Khả năng mà người học có thể tiếp thu và lưu giữ thông tin mới… Chúng ta có thể thu thập được điều này thông qua một cuộc nói chuyện trực tiếp với học sinh hoặc một khảo sát. Nếu bạn muốn khuyến khích sự vui vẻ và sáng tạo hơn một chút, bạn cũng có thể yêu cầu người học của mình tự tạo thuyết trình, hoặc thậm chí tự làm thước phim riêng giới thiệu về mình để chia sẻ thông tin này cho cả lớp. Bước 2. Đặt mục tiêu cá nhân. Khi chúng ta đã có hồ sơ người học cùng với mục tiêu cơ bản của môn học (đóng vai trò như một xương sống), giảng viên và sinh viên có thể cùng thiết lập mục tiêu của học tập của họ sau khi hoàn thành môn học. Cả người học và người dạy sẽ cùng nhau kiểm tra sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình hoàn thành môn học. Bước 3.Tạo các hoạt động cụ thể trong từng buổi học. Ở bước này, theo đúng lí thuyết học tập cá nhân hóa thì rất khó cho giảng viên vì không đủ thời gian để tạo ra hoạt động cụ thể cho từng cá nhân, ở đây tôi xin đưa ra một số mẹo để tiết kiệm thời gian, cụ thể: - Tìm các hoạt động mà một vài người học trong lớp của bạn có thể làm cùng một lúc. Hãy nhớ rằng không phải mọi kế hoạch học tập cá nhân sẽ là duy nhất 100%; sẽ luôn có sự giao thoa về cách học và nội dung học giữa nhiều người học. - Bạn có thể bắt đầu bài học bằng cách tập trung vào một hoạt động học tập cá 190
  7. DƯƠNG THỊ THU THÚY nhân cho mỗi người học mỗi bằng một phiếu học tập được thiết kế riêng cho từng sinh viên hoặc từng nhóm sinh viên và dành phần còn lại của bài học để dạy theo cách truyền thống của chúng ta thường làm. Bước 4. Kiểm tra tiến độ. Trong giai đoạn đầu của hành trình giảng dạy áp dụng học tập cá nhân hóa, bạn nên kiểm tra tiến độ của người học thường xuyên nhất có thể. Qua đó người dạy đảm bảo rằng các bài học của mình đang đi đúng hướng và sinh viên đang thực sự tìm thấy giá trị trong bài học mới. Ở hình thức học tập này, một phần đánh giá sẽ do người học tự đánh giá họ. Người học có thể là một bài kiểm tra viết, bài tập, tự đánh giá hoặc là một đoạn phim… Và sau khi đánh giá thì người dạy sẽ cho họ biết họ đã đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra hay chưa? Đạt được bao nhiêu phần trăm, … 3. Kết luận Học tập cá nhân hóa giúp người học và người dạy có thể làm những nhiệm vụ khác nhau với những nội dung khác nhau để tiến tới kết quả học tập và nghiên cứu tốt nhất có thể. Người học có thể cộng tác với những bạn đồng trang lứa, làm việc với người dạy hoặc làm việc với một mình. Người học có thể xác định làm gì tiếp theo với sự hướng dẫn của người dạy. Điều này làm dẫn đến gia tăng hứng thú hơn trong việc học và nghiên cứu của người học. Đây thực sự là một phương pháp học tập rất hữu ích trong thời kì kỉ nguyên số như hiện nay. Với hai hướng tiếp cận đã đề xuất ở trên cho hình thức học tập cá nhân hóa, cùng với những tiện ích mà chúng ta có được trong thời kì công nghệ số, tác giả mong muốn đây sẽ là một hình thức dạy học sẽ được áp dụng trong học tập và nghiên cứu ở môi trường đại học. Đối với người học, học tập cá nhân hóa cung cấp nhiều cơ hội khác nhau để đạt được 04 kĩ năng cần thiết của thế kỷ XXI bao gồm: kĩ năng hợp tác (hợp tác), kĩ năng tư duy phản biện (tư duy phản biện), kĩ năng giao tiếp (giao tiếp) và sáng tạo (sáng tạo). Để đạt được những điều này ngoài việc có một loạt các chiến lược giảng dạy phù hợp từ phía người dạy thì bản thân mỗi người học cần phải có tính chủ động tích cực, người học cần suy nghĩ kĩ càng hơn, hợp tác, trao đổi và sáng tạo để người học thúc đẩy và làm chủ được việc học của mình. Đối với người dạy, để áp dụng tốt hình thức học tập cá nhân, ngoài việc hiểu bản chất được hình thức học tập này, vững kiến thức chuyên môn cùng các kĩ năng dạy học trong thời đại công nghệ thông tin … thì việc phải tin tưởng người học cũng không kém phần quan trọng. Người dạy phải tin rằng, người học có thể làm việc theo cách độc lập và họ sẽ được kiểm tra khi cần thiết. Chúng ta cần phải tin rằng, nếu người học quan tâm và biết vì sao các em đang học tập thì khoảng thời gian tự học sẽ hữu ích. Khi người học biết phải làm gì, làm như thế nào và các em có quyền kiểm tra việc học tập của chính mình thì thực sự hình thức học tập này sẽ phát huy tối đa những ưu điểm vốn có của mình. Ngoài ra, hiểu được các yêu cầu thiết yếu của việc học tập cá nhân hóa sẽ giúp ích khi các nhà quản lí hướng dẫn các bên liên quan của mình trong quá trình phát triển khai 191
  8. HỌC TẬP CÁ NHÂN HÓA: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT VÀI HƯỚNG TIẾP CẬN... thác các hoạt động dạy và học cũng như có chiến lược cho cơ sở giáo dục của mình. Vạch ra một kế hoạch có tầm nhìn cho trường học là một bước cần thiết để thay đổi và phát triển cơ sở giáo dục của mình theo xu hướng của thời đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bernacki, M. L., Greene, M. J., & Lobczowski, N. G. (2021). A Systematic Review of Research on Personalized Learning: Personalized by Whom, to What, How, and for What Purpose (s)?, Educational Psychology Review, 1-41, https://link.springer.com/ article/10.1007/s10648-021-09615-8 Brass, J., & Lynch, T. L. (2020). Personalized learning: A history of the present. Journal of Curriculum Theorizing, 35(2). Shemshack, A., & Spector, J. M. (2020), A systematic literature review of personalized learning terms, Smart Learning Environments, 7(1), p.1-20, https://doi. org/10.1186/ s40561-020-00140-9. FitzGerald E., Kucirkova, N., Jones, A., Cross, S., Ferguson, R., Herodotou, C., Scanlon, E. (2018), Dimensions of personalisation in technologyenhanced learning: A framework and implications for design, British Journal of Educational Technology, 49(1), p.165–181, https://doi.org/10.1111/bjet.12534. Lee, D., Huh, Y., Lin, C. Y., & Reigeluth, C. M. (2018), Technology functions for personalized learning in learner-centered schools, Educational Technology Research and Development, 66(5), 1269-1302, https:// doi.org/10.1007/s11423-018-9615-9. Lê Thái Hưng, Nguyễn Thái Hà (2021). Xu thế kiểm tra, đánh giá năng lực người học trên nền tảng công nghệ. Tạp chí Khoa học GD Việt Nam, số 42 Sampson, D., Karagiannidis, C., & Kinshuk. (2002). Personalised learning: educational, technological and standardisation perspective, Interactive Educational Multimedia: IEM, 4(4), 24–39. Trần Thị Thu Hương (2022). Học tập cá nhân hóa: Các nhân tố cần thiết và lưu ý khi triển khai. Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, số 02. Watson, W. R., & Watson, S. L. (2016). Personalized instruction. In C.M. Reigeluth & B. Beatty (Eds.). Instructional-Design Theories and Models (Vol. 4)(pp. 93-120). 192
  9. DƯƠNG THỊ THU THÚY PERSONALIZED LEARNING: THEORETICAL BASIS AND SOME APPROACHES IN LEARNING AND DOING RESEARCH AT UNIVERSITY DUONG THI THU THUY Quang Nam University Abstract: Personalized learning is an inevitable learning trend of the 4.0 technology revolution. However, up to now, this form of learning is still quite new to education in general and higher education in particular. In the article, the author systematizes some concepts of personalized learning introduced by domestic and foreign researchers, with the initial desire to help readers have a more specific view of the particular learning model. The personalized learning method has many advantages such as: helping learners to be more active in acquiring knowledge, considering learners as the center, ... Besides, the article gives some approaches to this form of learning, in which students, with the role of learners, are able not only to access knowledge but also to self-regulate and control their own learning and research. From that, students will develop the skills to self-regulate their learning, design their own learning paths and improve their future careers. Keywords: Individualized learning, active learning flexibility, learner-centered, self-directed learning. 193
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0