intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học theo phương pháp thảo luận nhóm

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

151
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo cách này, học viên được tạo cơ hội tự đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày quan điểm, và thực hiện học hợp tác. Để có thể phát huy được những lợi ích của việc học nhóm, giáo viên phải cung cấp nền tảng cho học viên. Do đó, giáo viên phải khơi gợi hứng thú học viên bằng cách chọn những chủ đề thảo luận tương ứng với trình độ của học viên, hoặc đặt câu hỏi/ đưa ra vấn đề dẫn dắt học viên đạt đến mức độ tư duy sâu sắc hơn. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học theo phương pháp thảo luận nhóm

  1. Học theo phương pháp thảo luận nhóm Theo cách này, học viên được tạo cơ hội tự đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày quan điểm, và thực hiện học hợp tác. Để có thể phát huy được những lợi ích của việc học nhóm, giáo viên phải cung cấp nền tảng cho học viên. Do đó, giáo viên phải khơi gợi hứng thú học viên bằng cách chọn những chủ đề thảo luận t ương ứng với trình độ của học viên, hoặc đặt câu hỏi/ đưa ra vấn đề dẫn dắt học viên đạt đến mức độ tư duy sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, quá trình cộng tác cũng phải được sắp xếp để đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm tham gia một cách tích cực. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, chung tôi đưa ra những khái quát cơ bản đã được áp dụng thực tế để cùng tham khảo Phần I: Làm thế nào để sẵn sàng đón nhận sự thay đổi? Sức ỳ từ sinh viên chính là trở ngại lớn nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục được điều này, gần như cánh cửa thành công đã mở sẵn. Sẽ không thể nào đưa một điều g ì đó, và mong muốn người khác làm theo nếu như bản thân họ không sẵn sàng đón nhận. Vấn đề đầu tiên đặt ra là làm sao để sinh viên ý thức được rằng: Họ nhận được gì khi thay đổi? Kỹ năng làm việc nhóm đang là đòi hỏi của tất cả các doanh nghiệp. Nó có một số lợi ích c ơ bản và dễ thấy sau đây: Thứ nhất: Phát huy sức mạnh tập thể, nâng cao khả năng làm việc cá nhân, phát huy tối đa ưu thế của mỗi thành viên. Làm việc nhóm thực ra là sự kết hợp các sức mạnh cá nhân để xây dựng nên một sức mạnh tập thể tốt, chính vì thế, trong làm việc nhóm, mỗi thành viên có điều kiện tập
  2. trung vào điểm mạnh của mình, rèn dũa nó thật tốt, cùng bổ sung cho nhau để có một sản phẩm chung tốt nhất. Thứ hai: Nâng cao khả năng giao tiếp, phối hợp, kỹ năng lãnh đạo thuyết trình, viết kế hoạch… Thứ ba: Công việc được hoàn thành nhanh hơn, tốt hơn, phong phú hơn. Nhiều cái đầu lúc nào cũng tốt hơn một cái đầu. Giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên, chuẩn bị về tư tưởng cho sinh viên, là giai đoạn mất thời gian nhất, nhưng nếu làm tốt, sẽ nhận được sự ủng hộ rất lớn, tăng cường tối đa khả năng, tính chủ động của sinh viên. Giáo viên phải đóng vai trò quan trọng để giúp sinh viên nhận thức được lợi ích của học tập và làm việc theo nhóm. Sau khi hoàn thành giai đo ạn này, điều tiếp theo là phân chia lớp học thành các nhóm. Phân chia như thế nào cho hợp lý? Có rất nhiều cách phân nhóm, hầu hết là giáo viên tự phân chia theo danh sách lớp, đây là thực trạng phổ biến tại trường. Với bản chất làm việc nhóm là sự phối hợp giữa các thành viên, có thể có nhiều cách phân chia, nhưng xin tr ình bày một cách phân chia đã được áp dụng ở một số lớp như sau: Quan điểm "không thể vỗ tay bằng một bàn tay”, trong lúc các thầy cô đang cố gắng để đưa phương pháp mới vào giảng dạy, nhưng lại không có hiệu quả cao, đơn giản vì mất một bàn tay, là sự hưởng ứng, tiếp nhận từ phía sinh vi ên. Ban cán sự lớp đã chủ động chia lớp thành 4 nhóm, 8 thành viên/nhóm theo những tiêu chí như sau: - Mỗi nhóm đều có những cán sự lớp "cứng”, là những thủ lĩnh nhóm đầu tiên
  3. - Chia các nhóm đồng đều theo tỷ lệ học lực: có bạn khá, có bạn chưa khá - Chia nhóm đồng đều theo tỷ lệ rèn luyện, tương tự học lực - Tỷ lệ nam nữ tương đương với tỷ lệ nam nữ của lớp 50:50 - Xây dựng quy định cho nhóm Với cách chia nhóm như thế này, các nhóm đồng đều nhau nên dễ dàng hơn trong quản lý, đặc biệt, có một số cán sự lớp ở mỗi nhóm là hạt nhân để phát triển nhóm. Tuy vậy, theo đánh giá khách quan của các doanh nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên hầu như là không có. Tuy có được thầy cô giáo phổ biến nhưng không r õ ràng và đầy đủ vì còn hạn chế nhiều về thời gian và trình độ. Đây là một "khâu” quan trọng nếu muốn làm tốt sự thay đổi trong dạy và học. Nó cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ năng làm việc, giao tiếp trong nhóm, là những viên gạch nền tảng đầu tiên để xây dựng nên thành công của thảo luận nhóm. Hi vọng trong thời gian sắp tới tất cả các sinh viên đều được trang bị những kiến thức "quá thiếu” và "rất cần” này. Cả ba vấn đề nhỏ trình bày ở phía trên phục vụ trong quá trình chuẩn bị. Trong quá tr ình triển khai phương pháp mới, xin được chỉ bàn đến những vấn đề chính sau đây: - Làm theo cách nào là hiệu quả? - Triển khai, quản lý khi nhận được một chủ đề thảo luận như thế nào? - Tham gia một buổi thảo luận như thế nào? Làm sao để hấp dẫn? - Sinh viên mong muốn gì?
  4. Làm theo cách nào là hiệu quả? Hiện nay ở trường, vẫn chưa thống nhất một cách làm việc nhóm chung đối với những đề t ài thảo luận về nhà thảo luận. Các cách làm việc nhóm chủ yếu là do giáo viên quyết định. Trong thời gian qua, có 3 cách làm chủ yếu như sau: Cách thứ nhất: Ngang Tạm gọi cách này là như vậy, vì theo cách này, người nhóm trưởng sẽ lập đề cương, sau đó các thành viên "nhận” từng phần, VD chương 1, phần a… Sau đó tổng hợp lại, ghép các đoạn đã làm vào thành bài hoàn chỉnh của nhóm. Ưu điểm: - Thành viên thích vì "làm ít”, không mất công tập hợp. - Tốn ít công sức. - Phát huy nhiều khả năng từ thành viên. Mỗi thành viên đều rèn được khả năng t ìm tài liệu, xử lý, viết bài… Nhược điểm: - Làm hổng kiến thức của sinh viên, khi tham gia làm phần 1, sẽ không biết gì về phần 2, 3… - Thiếu thông tin từ các phần khác, khả năng chồng chéo lên nhau là rất cao… Cách thứ hai: Dọc
  5. Theo cách này, thủ lĩnh nhóm sẽ phải biết năng lực, thế mạnh của các thành viên. Nhận một đề tài, phân chia theo cách: - Ai viết đề cương? Làm bảng phân công công việc. Hầu hết là nhóm trưởng - Ai tìm tài liệu? - Ai xử lý tài liệu? - Ai viết bài? - Ai phản biện lại bài viết, tài liệu của nhóm? - Ai chuẩn bị câu hỏi, phản biện nhóm khác - Ai thư ký? Ưu điểm: Gần như rất lớn, phương pháp này được ưa chuộng khá nhiều: - Mỗi thành viên đều nắm rõ chủ đề thảo luận. - Phát huy được thế mạnh của mỗi thành viên. - Rèn luyện thêm một số kỹ năng mềm như: Xây dựng kế hoạch nhóm, phân công công việc… Nhược điểm: - Đòi hỏi năng lực của thành viên cao.
  6. - Năng lực quản lý của thủ lĩnh nhóm. Cách thứ ba: Tất cả Gọi cách này là như thế vì làm việc nhóm nhưng các thành viên trong t ất cả các nhóm đều phải làm, nộp hết tất cả các đề tài của môn học. Ưu điểm: - Thành viên biết hết kiến thức. - Sử dụng tối đa thời gian. Nhược điểm: - Mất thời gian nhiều, công sức nhiều, dễ gây t ình trạng chép bài của nhau. Trên đây là 3 cách làm việc nhóm phổ biến nhất trong trường hiện nay, không có một cách làm việc nào cố định, kết hợp để tạo nên sự phù hợp cho mỗi môn học, mỗ i đề tài là sự cần thiết để có hiệu quả cao nhất! Phần II: Làm như thế nào Triển khai, quản lý khi nhận được một chủ đề thảo luận như thế nào? Gần như đây là điều rất khó khăn với các trưởng nhóm. Tuy nhiên, có rất nhiều cách làm việc, nhưng để thu đựơc hiệu qủa cao, cần có một số điều gần như là nguyên tắc như sau: - Xây dựng đề cương và làm bảng phân công công việc
  7. - Ứng dụng tin học, công nghệ trong làm việc. Điều này rất quan trọng để nâng cao trình độ tin học của thành viên và tiết kiệm công sức, thời gian họp… Có thể xem một kế hoạch trong làm việc nhóm như sau: Tham gia một buổi thảo luận như thế nào? Làm sao để hấp dẫn? Để có một buổi thảo luận tốt và hấp dẫn, có rất nhiều yếu tố cần phải lưu ý: Thứ nhất: Bản thân nhóm trình bày - Chọn người thuyết trình. Đây gần như là quyết định của sự thu hút người nghe. Chọn được một người có tố chất, tập luyện chăm chỉ là gần như nắm chắc thành công. Người thuyết trình phải thoát được khỏi tình trạng cầm tờ giấy, cúi gằm mặt đọc như tụng kinh, người nghe chán ngấy. - Hình thức trình bày. Sự linh hoạt, phong phú, sáng tạo trong hình thức trình bày là điểm cộng đối với một bài thảo luận. Có thể dùng slide, có thể dùng Ao, có thể chỉ báo cáo suông, có thể diễn thành một tiểu phẩm…Sự khác biệt tạo nên sự cuốn hút. - Thư ký tổng hợp câu hỏi và thảo luận nhóm để trả lời - Phản biện phải phản ứng linh hoạt, ứng xử t ình huống nhanh và có kiến thức vững vàng. Với những đòi hỏi như thế, cảm giác như "quá cao”, nhưng không có ai là t ự dưng có những tố chất này cả, phải tập luyện thường xuyên vì nó giúp ích cho sinh viên khi va chạm trong công việc rất lớn. Thứ hai: Nội dung, đề tài thảo luận
  8. Đây chính là mục đích hướng tới của những phiên thảo luận. Thông thường đề tài hấp dẫn sinh viên là những đề tài thực tế, tìm kiềm nhiều, nhưng hạn chế viết lý luận quá nhiều, nâng cao khả năng khám phá, sáng t ạo, tìm tòi của sinh viên. Có rất nhiều bộ môn, giáo viên làm tốt điều này, VD như khoa Mác – Lênin, những môn học ngày trước được cho là khô khan, bây giờ trở thành hấp dẫn qua phong cách giảng dạy, thảo luận sôi nổi, những buổi đi thực tế ở các di tích lịch sử…Quả là một điều đặc biệt. Hay như bộ môn quản trị t ài chính, những đề tài "kiểm chứng”, tha hồ tìm kiếm, cho thoải mái nhận định, "cãi nhau um tùm”, đơn giản là "cho các bạn thảo luận, cãi nhau để tìm ra thế mạnh của từng người” - một thầy giáo ở bộ môn nay đã phát biểu như vậy. Tâm lý sinh viên thoải mái, thảo luận như bữa tiệc ý kiến, ai cũng thấy mình quan trọng, đúng chất sinh viên. Thứ ba: Chính sách thưởng phạt trong thảo luận - Thưởng cho ai? Vì sao thưởng? Thưởng cho những sinh viên tham gia sôi nổi, nhiệt tình bằng cách đặt câu hỏi hay. Thông thường, câu hỏi được đưa lên cho nhóm. trình bày. Nhưng, trong môn học lịch sử Đảng của lớp 41E5b, câu hỏi được chuyển cho giáo viên, giáo viên xem xét, chọn câu hỏi hay, chuyển cho nhóm thảo luận trả lời. Người hỏi tranh luận trực tiếp với người trả lời. Sau khi nghe câu trả lời, người đặt câu hỏi phải phản biện được, đúng ở đâu, sai ở đâu, góp ý g ì cho câu trả lời hoàn thiện. Như thế yêu cầu người hỏi phải nắm vững câu hỏi, tham gia với tinh thần đóng góp, xây dựng tốt. Đây là một mô hình tốt, rất đáng học tập, thu hút được sinh viên. - Phạt ai? Vì sao phạt?
  9. Phạt người mất trật tư, người không tham gia thảo luận…Và khuyến khích tham gia để nhận điểm thưởng, "cứu” điểm thảo luận và điểm chuyên cần. Thứ tư: Ý thức trong thảo luận, quản lý lớp Làm tốt điều này, càn có sự phối hợp tốt giữa trưởng nhóm, cán sự lớp và giáo viên. Đánh giá trực tiếp vào kết quả, ý thức của từng nhóm là điều thực sự cần trong giai đoạn đầu. Khi sinh viên đã nhận thức đầy đủ thì không nặng nề vấn đề này lắm! Phần III: Làm gì để tốt hơn Dưới góc nhìn của một sinh viên, họ mong muốn gì để làm tốt hơn sự đổi mới này? Thứ nhất: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình… Cũng như sự thiếu hụt về mảng kỹ năng trong làm việc, áp dụng phương pháp mới, kỹ năng mềm cần thiết hơn bao giờ hết! Thông qua giảng viên, học viên được truyền đạt, nhưng không nhiều, không đủ. Được biết hiện nay ở trường, câu lạc bộ nhà quản trị tương lai FBA có nhóm rèn luyện kỹ năng FBAtrainer, tổ chức các khoá public về kỹ năng thuyết tr ình, làm việc nhóm…thu hút được đông đảo sinh viên tham gia ngay t ừ khi mới bắt đầu và kết quả rất tốt, trên 90% học viên hài lòng với khoá học. Đây là một mô hình tốt, thích hợp với sinh viên, đáng và cần được mở rộng. Thứ hai: Nguồn thông tin, tài liệu Theo đánh giá của sinh viên và những giáo viên trẻ trong trường ĐH Thương mại, vấn đề nguồn thông tin và tài liệu cho sinh viên làm chủ đề thảo luận đang rất thiếu: Có 2 nguyên nhân chính:
  10. - Thiếu hụt thông tin - Sinh viên chưa có kỹ năng tìm kiếm thông tin Giải quyết vấn đề này một cách lâu dài và có hệ thống, quả thực là một câu hỏi lớn. Tuy nhiên, trước mắt, có thể giải quyết bằng việc giáo viên giúp đỡ trong việc cung cấp nguồn lấy t ài liệu, hỗ trợ sinh viên các khoá tìm kiếm thông tin ở thư viện, thông tin trên mạng. Thứ ba: Lựa chọn đề tài, gợi ý, kiểm tra tiến độ công việc triển khai.Vấn đề này cần sự ủng hộ và phối hợp lớn từ phía giáo viên. Dưới góc độ là sinh viên, xin phép có vài tham kiến sau: - Đề tài lựa chọn mang tính thực tế cao, nên gắn liền với các doanh nghiệp, phát huy đúng "sin h viên thương mại”. Làm như thế, các đề tài sẽ phân tích được kỹ hơn, sâu hơn và bổ ích hơn. - Nếu có thể, sinh vên nên tham gia vào việc lựa chọn đề tài. VD đơn giản như sau: Giáo viên có thể đưa ra 6 đề tài, thứ nhất về nhân sự, thứ hai về chiến lược Marketing…, còn việc lựa chọn công ty, sinh viên có thể tự lựa chọn sau khi nhóm thảo luận. Như thế nhóm có thể phát huy cao khả năng của nhóm và có trách nhiệm hơn với đề tài lựa chọn - Gợi ý và yêu cầu với mỗi đề tài. Việc này hầu như các giáo viên đã làm. Các đề tài được gợi ý, đưa ra các yêu cầu, nội dung đảm bảo phải thực hiện trong đề t ài, ngắn gọn, súc tích, nhóm nào cũng được nhận một tờ nên có thể khái quát, nhận xét, đánh giá được đề tài của nhóm khác, tham gia trong phiên thảo luận. - Kiểm tra tiến độ làm việc, trao đổi thắc mắc với sinh viên. Với kế hoạch làm việc nhóm đã nộp cho giáo viên, giáo viên có thể bố trí thời gian kiểm tra một vài nhóm. Ngoài ra, những thắc mắc
  11. của sinh viên, có thể dành 5 -10 p mỗi buổi để kiểm tra, trao đổi. Ngo ài ra, nên ứng dụng tin học trong giảng dạy, trao đổi qua mail là một ví dụ. Dưới góc nhìn của sinh viên, đổi mới phương pháp là một sự tiến bộ, một điều phù hợp với yêu cầu và gần như tất yếu để phát triển. Tuy nhiên, có phát huy được nó hay không cần có sự phố i hợp giữa thầy và trò, lại nhắc lại một lần nữa "không thể vỗ tay bằng một bàn tay”. Tài liệu tham khảo 1 Tài liệu tham khảo 2 Tổng hợp từ InterNet
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2