intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học về văn hóa ứng xử trong lễ cưới

Chia sẻ: Hong Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

170
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người Việt từ xưa vốn coi trọng tôn ti trật tự, lễ nghĩa. Đặc biệt trong các dịp lễ tết, cưới xin, văn hóa ứng xử càng được đề cao. Ngày nay, xã hội tiến bộ phát triển, việc cưới hỏi cũng tổ chức khác nhiều, vì vậy văn hóa ứng xử trong đám cưới theo đó cũng đã nhiều đổi khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học về văn hóa ứng xử trong lễ cưới

  1. Học về văn hóa ứng xử trong lễ cưới Người Việt từ xưa vốn coi trọng tôn ti trật tự, lễ nghĩa. Đặc biệt trong các dịp lễ tết, cưới xin, văn hóa ứng xử càng được đề cao. Ngày nay, xã hội tiến bộ phát triển, việc cưới hỏi cũng tổ chức khác nhiều, vì vậy văn hóa ứng xử trong đám cưới theo đó cũng đã nhiều đổi khác. 1. Thiệp mời Dù truyền thống hay hiện đại thì khi tổ chức đám cưới đều cần có thiệp mời. Thiệp mời là giấy thông hành trong lễ cưới. Nếu nhận được thiệp mời, bạn hãy khẳng định ngay có thể tham dự được hay không. Vì chủ nhân của lễ cưới cần biết số lượng khách đến chia vui với họ để tiện cho khâu tổ chức; bạn nên tối kỵ những câu trả lời như: “Nếu bố trí được tớ sẽ tham dự”, hay “Nếu không bận tớ sẽ đến”. Đó là một kiểu trả lời thiếu tôn trọng. Mặt khác, bạn cũng đừng mang theo bạn bè hoặc người thân nếu chủ nhân đám cưới không ghi :“Trân trọng kính mời anh, chị…” hoặc “Kính mời hai bạn….”. Bạn cũng không nên mang trẻ nhỏ đi nếu trong thiếp
  2. mời không ghi rõ. Trong trường hợp bạn đã nhận lời mời tham dự đám cưới nhưng có việc đốt xuất không thể trì hoãn như nhà có tang, công tác đột xuất… bạn nên thông báo lại cho người mời sớm nhất có thể. Tốt nhất là trước đó 1 tuần hoặc ngay khi bạn nhận ra mình cần thay đổi kế hoạch. Nếu nhận được thiệp mời, bạn hãy khẳng định ngay có thể tham dự được hay không. (Ảnh minh họa). Trường hợp bạn không nhận được lời mời trong khi bạn nghĩ rằng mình đáng được mời, đừng tự phỏng đoán rằng họ đã quên và nhắc nhở họ, đặc biệt với đồng nghiệp. Tổ chức một tiệc cưới rất đắt đỏ hoặc chủ
  3. nhân chỉ muốn tổ chức tiệc trong khuôn khổ đơn giản gọn nhẹ, với số lượng khách tham gia hạn chế. Đừng làm họ khó xử bởi những ý nghĩ và gợi ý của mình. 2. Quà mừng Nếu được mời đi dự đám cưới, tất nhiên bạn phải chuẩn bị quà mừng. Hãy lựa chọn quà mừng một cách thông minh và tinh tế. Một món quà hữu dụng sẽ luôn được cô dâu lẫn chú rể thích thú và đánh giá cao. Hãy thảo luận với những người bạn đi cùng để mua món quà lớn có giá trị hơn là đi riêng lẻ. Đôi khi món quà của bạn không chỉ mang giá trị tinh thần mà còn mang giá trị vật chất nữa. Nếu bạn đi hai người, hãy nhân đôi giá trị của quà mừng. Tiền hoặc ngân phiếu trở thành món quà tiêu chuẩn cho rất nhiều nước. Có thể bạn thích tặng một món đồ mang ý nghĩa tinh thần hơn, nhưng đôi khi bạn cũng nên nghĩ đến chi phí cho đám cưới của cô dâu, chú rể để cân nhắc việc bạn mừng bằng hiện vật hay bằng tiền.
  4. Một món quà hữu dụng sẽ luôn được cô dâu lẫn chú rể thích thú và đánh giá cao. (Ảnh minh họa). Nếu bạn nhận được lời mời nhưng không thể đến được vì một lý do nào đó, hãy gửi quà tặng kèm theo lời xin lỗi vì không thể tham gia tiệc cưới. Điều đó chứng tỏ bạn thành thật chúc mừng hạnh phúc của họ. 3. Văn hóa ứng xử trong lễ cưới Lễ cưới là một ngày trong đại của những đôi lứa, đây là giờ phút thiêng liêng để uyên ương nên duyên chồng vợ. Là một vị khách mời, bạn nên ăn mặc sao cho thật chỉn chu. Một bộ trang phục lịch lãm hay duyên
  5. dáng, sang trọng không những làm bạn trở lên nổi bật trong ngay cưới của đôi trẻ mà còn thể hiện bạn là một người rất coi trọng chủ nhân của tiệc cưới. Một trong những điều mà bạn cần chú ý là nên cẩn thận trong giao tiếp và ứng xử. Tiệc cưới thường rất đông khách, mỗi vị khách lại có một phong thái cũng như cách giao tiếp ứng xử khác nhau. Vì vậy từ tốn, nhã nhặn trong giao tiếp; lịch sự, ân cần trong ứng xử là điều vô cùng cần thiết khi đi dự tiệc cưới. Đặc biệt trong khi dùng tiệc, bạn nên từ tốn và cởi mở để tạo tạo sự thoải mái cho những thành viên chung bàn tiệc.
  6. Đừng quá suồng sã trong giao tiếp và thoải mái thưởng thức đồ ăn trong đám cưới. (Ảnh minh họa). Tiệc cưới thường rất nhộn nhịp và đông vui, nhưng không vì thế mà bạn suồng sã trong giao tiếp và thưởng thức đồ ăn thức uống. Hãy làm chủ bản thân, đừng vì ham vui mà uống nhiều bia rượu; bởi nếu quá chén có thể bạn sẽ không làm chủ được bản thân và gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười trong tiệc cưới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2