intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội chứng ngủ lịm

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

200
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các triệu chứng Các triệu chứng đầu tiên của hội chứng ngủ lịm (narcolepsy) thường là buồn ngủ (có thể khủng khiếp) vào ban ngày. Triệu chứng này thường dễ bị lầm lẫn với các nguyên nhân thường gặp hơn gây ra ngủ ngày, và đôi khi phải một thời gian dài, khi các triệu chứng điển hình khác của narcolepsy xuất hiện, bệnh nhân mới được gởi đi làm xét nghiệm và có chẩn đoán chính xác. Hội chứng ngủ lịm thường bao gồm bốn triệu chứng chính. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội chứng ngủ lịm

  1. Hội chứng ngủ lịm Các triệu chứng Các triệu chứng đầu tiên của hội chứng ngủ lịm (narcolepsy) thường là buồn ngủ (có thể khủng khiếp) vào ban ngày. Triệu chứng này thường dễ bị lầm lẫn với các nguyên nhân thường gặp hơn gây ra ngủ ngày, và đôi khi phải một thời gian dài, khi các triệu chứng điển hình khác của narcolepsy xuất hiện, bệnh nhân mới được gởi đi làm xét nghiệm và có chẩn đoán chính xác. Hội chứng ngủ lịm thường bao gồm bốn triệu chứng chính. Tuy nhiên đa số các bệnh nhân không có đủ cả bốn triệu chứng thường gặp này. Bốn triệu chứng chính này là các cơn buồn ngủ khủng khiếp ban ngày, các cơn liệt ngắn ngủi ban ngày, các ảo giác khi chuẩn bị ngủ hoặc khi mới thức dậy (các cơn mơ lúc đang thức), và các cơn liệt trong khi sắp ngủ hoặc thức. Các triệu chứng thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên hoặc bắt đầu của tuổi thanh niên; tuy nhiên, narcolepsy có thể xảy ra khi còn nhỏ hoặc ở lứa tuổi ba mươi, bốn mươi. Không có triệu chứng nào kể trên là đặc hiệu cho hội
  2. chứng ngủ lịm này, ngay cả các cơn liệt ngắn ban ngày đôi khi, dù hiếm gặp, cũng có thể xảy ra độc lập hoặc trong các chứng, bệnh khác. Các cơn buồn ngủ ban ngày Biểu hiện điển hình nhất là các cơn buồn ngủ không cưỡng được, tuy nhiên các mức độ khác có thể là tình trạng buồn ngủ, ngủ gật, thiếp ngủ khi bệnh nhân trong tình trạng thư giãn, ở không. Nếu không được chữa trị, các cơn ngủ rũ đột ngột sẽ thường xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, và dẫn đến các hậu quả như trí nhớ giảm sút, khó tập trung, bứt rứt cả ngày. Các cơn liệt ngắn ngủi ban ngày (cataplexy) Là các cơn mất trương lực cơ (sức mạnh và sức kéo của bắp thịt) hai bên khi gặp các xúc cảm mạnh. Giảm trương lực cơ có thể tối thiểu, xảy ra ở một số nhóm cơ nhỏ, và gây ra triệu chứng nhẹ như là bị sụp mí hai bên, gục đầu, nói lắp bắp, bất thình lình rớt đồ vật trong tay. Nó cũng có thể nặng đến nỗi gây ra liệt cả hai bên, khiến bệnh nhân sụm hoàn toàn xuống sàn. Các cơn liệt ngắn này thường kéo dài từ vài giây đến hai, ba phút, tuy nhiên đôi khi có thể kéo dài lâu hơn. Bệnh nhân thường vẫn tỉnh táo trong lúc đó, dù là không có khả năng phản ứng.
  3. Bất cứ cảm giác mạnh nào cũng có thể dẫn tới các cơn liệt ngắn này, tuy nhiên các cảm xúc hưng phấn (như cười quá “dzui”) thường dẫn đến các cơn liệt này hơn là các cảm xúc âm tính, buồn bã. Các kích thích quá độ và đột ngột khác, các căng thẳng (stress), mệt mỏi, buồn ngủ, cũng có thể là các yếu tố quan trọng dẫn đến cataplexy. Các cơn liệt đột ngột cataplexy xảy ra trong khoảng 60 đến 100 phần trăm các bệnh nhân bị hội chứng ngủ lịm. Các cơn liệt ngắn này thường xảy ra đồng thời với sự bộc phát của hội chứng ngủ lịm, hoặc trong vòng vài tháng từ khi hội chứng bộc phát. Trong một số trường hợp, các cơn liệt ngắn này có thể xảy ra trễ hơn, đến vài năm sau khi bệnh bị hội chứng ngủ lịm. Các ảo giác khi chuẩn bị ngủ hoặc khi mới thức dậy Các ảo giác này có thể là ảo thị (ví dụ như nhìn thấy những gì mà không ai khác thấy cả), ảo xúc (cảm thấy như rết bò, kiến cắn, vân vân, trong khi không có con rết hay con kiến nào trên người cả), ảo thính (nghe thấy tiếng ai nói, hay tiếng gì đó - thường có ý nghĩa, chứ không phải chỉ là tiếng u, u,... như khi bị ù tai - trong khi không có ai bên cạnh nói gì cả). Các ảo giác này thường ngắn ngủi, nhưng thỉnh thoảng có thể kéo dài vài phút.
  4. Các ảo giác này có thể xảy ra lúc lơ mơ sắp ngủ (tiếng chuyên môn gọi là hypnagogic), hoặc lúc lơ mơ mới thức dậy (gọi là hypnopompic). Chúng có thể là một phần của giấc mơ lúc ngủ, kết hợp với ý thức khi đã dậy (ví dụ như có bệnh nhân thấy mình bị ăn cướp vào nhà trói tay, hết hồn ú ớ tỉnh dậy, thì thấy tay mình đang bị “mắc kẹt” trong... quần lót). Các ảo giác này thường kỳ cục, và có thể làm bệnh nhân lo lắng. Các cơn liệt trong khi sắp ngủ hay thức (paralysis) Bệnh nhân không cục cựa gì được trong vòng từ vài giây đến vài phút, thường trong lúc lơ mơ khi sắp ngủ hay vừa mới thức. Các cơn liệt ngắn thường làm bệnh nhân hết hồn, và quyết định phải đi gặp bác sĩ, nhất là ở những người có cảm giác như là bị ngưng thở. (Thực sự là các bắp thịt hô hấp phụ có thể bị liệt tạm thời lúc đó, tuy nhiên bắp thịt chính cho việc hô hấp là cơ hoành (diaphragm-còn được dịch là hoành cách mô), vẫn tiếp tục hoạt động, và sự trao đổi khí vẫn đầy đủ cho cơ thể). Các triệu chứng phụ khác Một số triệu chứng phụ khác tương đối thường gặp, là các cơn vắng ý thức (absent-minded behavior or speech), trong đó bệnh nhân nói hoặc làm những việc chẳng có ý nghĩa gì cả và cũng không nhớ được là mình đã nói
  5. (nói lịu) và làm gì trong các cơn đó. Giấc ngủ bị cắt khúc ra trong đêm (có những cơn thức ngắn rồi ngủ lại), cũng có thể là một triệu chứng của hội chứng ngủ lịm. Các ảo giác lúc sắp ngủ và thức, các cơn liệt ngắn lúc sắp ngủ và thức, các cơn nói lịu, các hành vi vắng ý thức, có thể (tương đối không hiếm) gặp trong các rối loạn khác của giấc ngủ, và ngay cả ở người mạnh khỏe, chứ không phải chỉ trong narcolepsy. Tuy nhiên, chúng thường gặp hơn rất nhiều ở các bệnh nhân bị narcolepsy. Thân mến Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2