intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hồi ký - Mười năm nhìn lại: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Hồi ký - Mười năm nhìn lại: Phần 1" viết về những sự kiện, những chặng đường mười năm từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954 - chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên quê hương Ninh Thuận, bao gồm hồi ký về: Với tuổi vào dời; Những ngày thử lửa; Địa bàn Phan Rang; Một vùng đất thép. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tại đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hồi ký - Mười năm nhìn lại: Phần 1

  1. c ‘V'OI N ýĩr M M m ứ ^ íL JII
  2. NHÀ XUẤT BAN MONG BẠN DỌC GÓP Y KIẾN, PHÊ BỈNH V - V24 ------------------ ] 0 0 - 2005 QĐND . 2005
  3. LẼ V Ă N HIỂN íMlIỜI NĂM M ÍW L JII 0 Hồiký flc ^ £ s a Q -£ Z . Ị ■ TPJ f A g Ẻ M N ÌN H ^ n ặ ^ N ị NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN Hà Nội2006
  4. - K ín h tă n g qu ê h ư ơ n g thân yêu. - K ín h tặ n g q u ản và d â n cứ c Nam T r u n g Bộ. THƯA CÙNG BẠN ĐỌC Năm 1986, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã xuất bản tập hồi ký VÙNG ĐẤT KIÊN TRUNG của tôi. Ở đó, tôi ghi lại những sự kiện, những chặng đường của quê hương và bán thân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,cứu nước từ năm 1954 đến Đại thắng mùa Xuân 1975. Bây giờ, tôi k ể với bạn đọc về chặng đường mười năm từ trước Cách mạng tháng Tám năm ĩ 945 đến năm 1954 - chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Bạn đọc sẽ nhận ở đây lời k ể tâm tình, chân thật những gì tỏi đỗ trải qua và đ ể lại những dấu ấn sâu đậm trong tôi. Đẽ bảo đảm sự chính xác của các sự kiện mà tôi đ ề cập trong tập hôi ký này, tỏi đã trao đôi với một sô đồng chí cùng hoạt động và các đồng ch í ấy đ ã góp những ý kiến bô ích. Thành thật cảm ơn. Mặc dừ vậy, thời gian đã lùi xa, sức nhớ của con người có hạn. Vậy nên, trong tập ký ức này cóđiều gì đó khiếm khuyết, mong bạn đọc lượng thứ. LẺ VĂN HIỂN
  5. I. VỚI TUỔI VÀO ĐỜI Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Là con thứ nàm trong số 9 người con - 4 trai, 5 gái - nên cha mẹ tôi trong cảnh nghèo lại phải gánh cái gánh con cái quá nặng. Ngày xưa các cụ quan niệm: con đàn cháu đông là một gia đình có nhiều phúc hậu. Nhưng thời thuộc Pháp ấy, cảnh mất nước đã vô cùng khố. cảnh gia đình nghèo lại có nỗi khổ riêng. Vùng Tuy Hòa quê tôi, vốn là một vùng đất đẹp và nhiều lúa của tỉnh Phú Yên. Nằm bên rừng lại sát biển, người Tuy Hòa có thể nghe cả gió rừng và sóng biển vào buổi ban mai, nghe tiếng chim hót và cá quẫy mỗi chiều về - làng Đông Mỹ nay thuộc xã Hòa Vinh - nơi tôi sinh - nằm trong vùng quê đầy thi tứ ấy, có sông Đà Rằng, có núi Đá Bia, có vịnh Vũng Rô, có cầu Bàn Thạch... Dân làng tôi phần đông là làm ruộng. Nhùng trước năm 1932, chưa có công trình thủy lợi Đồng Cam, nên ruộng thiếu nước - nói đúng hơn là ruộng "khát nừốc" - đồng đất phơi khô nẻ dưới ánh nắng chói chang của mặt trời. Bởi vậy, nhiều người đi lên Củng Sơn, đi vào Tu Bông, Vạn Giã (Khánh Hòa) làm thuê; một sô' người thì rủ nhau đi vào rừng làm đủ thứ việc. Một sô" nông dân nghèo
  6. thấy việc làm ruộng khó khăn quá, bèn bán ruộng cho nhà giàu, nhà Chung1, đen khi có nước thủy lợi Đông Cam vê, họ mới "ngớ" ra, đành phải đi làm thuê cho những nhà có nhiều ruộng. Nhà tỏi tuy nghèo, nhưng đông người, chịu khó. ham làm, nên lúc nhỏ. tôi cũng được đi học. Hằng ngày, một buổi đi chàn bò, một buổi đi học chữ nho, chữ Hán - vốn là một thứ chữ có nhiều nét, rất khó học - được cái tôi học không đến nỗi nào, lại chịu khó ngồi yên một chỗ mà "ê, a", nên tôi cùng thu nhận được một số vốn về chữ nghĩa của "Thánh hiền". Lúc bấy giờ, phong trào học chữ quôc ngữ, học chữ "Táy" dang phát triển. Trong làng, nhiều trẻ con lứa tuổi tôi. đứa trước đứa sau, lạy tạ thầy đồ, từ biệt "cửa Khổng sân Trình", quay sang học chữ quốc ngữ. Năm 1935 tôi cũng xách lọ mực tím, cầm cây bút sắt, theo bạn đi học. Rồi tôi thi đỗ Sơ học yếu lược. Cha mẹ và cả nhà đều mừng. Một buổi tối ăn cơm xong, cha tôi vừa uống nước, vừa đủng đỉnh nói: - Cả nhà phải chịu cực để cho thằng Liên lên phủ học. Đang học kha khá mà bỏ dở nửa chừng, tiếc lắm. Vậy là tôi được lên phủ học. Hai năm học lóp nhì nhỏ lớp nhì lớn, tôi thuộc diện học sinh khá. Thời gian học trên phủ Tuy Hòa, có một sự kiện làm tôi nhỏ mãi. Những năm 1937, 1938 đây có phong trào Ái Hữu - Phong trào được đề xướng bởi những người hảo tâm, những người có tinh thần yêu thương dồng loại, yêu 1. Nhà thờ Thiên Chúa giáo. 8
  7. thương lớp người nghèo khổ. Được dự những cuộc nói chuyện của tổ chức Ái Hữu, tôi cảm thấy rất rõ điều này: dân mình khổ quá, nghèo quá, S I phận của mỗi người, Ô nhất là những người nghèo, Vnỏng manh và dễ tắt như ngọn đèn dầu treo trước gió. Rồi truyền đơn xuất hiện trên đường phố Tuy Hòa. Sau đó, cò đỏ búa liềm được treo ồ ngọn cây, nóc nhà một cách bí mật. Vối tất cả sự trong trắng, ngây thơ và cả ngây ngô nữa, đám học sinh chúng tôi vừa sửng sốt, vừa vui mừng trước những "hiện tượng" vô cùng mới mẻ, táo bạo trên. Bọn tôi rỉ tai nhau: thì ra. Tuy Hòa mình có người hoạt động trong "hội kín". Bọn cảnh sát lồng lộn điên cuồng, chúng khám xét và bắt bớ. Chúng nghi bọn học sinh chúng tôi có tham gia vào các vụ rải truyền đơn, treo cò. vận động người đi nghe nói chuyện trong phong trào Ái Hữu. Chúng đuổi một số học sinh; tôi phải về quê mất một nàm. Năm đó, tôi sắp bước lên lớp nhất. Thời gian ở quê, tôi học cày, học làm ruộng. Là con một gia đình nông dân, không thể không bám ruộng đất để sinh sông, không thê không đổ mồ hôi trên ruộng đồng. Tôi thấp và bé, vác chưa nôi cái cày, chị tôi phải vác giúp cày và bẩv cho tôi mở từng luông cày đầu tiên. Sau này lốn thêm một chút, tôi nghĩ "bài học võ lòng" về lao động của đòi tôi, chính là những luông cày đầu tiên ấy, chính là sự dìu dắt của chị tôi lúc ấy. Nám 1941, tôi thi được vào lớp nhất. Thầy giáo dạy tôi năm học lớp nhất là Lê Trọng Thuận - thầy là người vừa yêu học trò, vừa có tâm huyết, dạy rất nghiêm, kèm rất chặt. Iiọc với thầy Thuận, tôi cũng như bạn bè cùng lớp, tiên bộ khá nhanh. Năm học 1941-1942, tôi tốt nghiệp 9
  8. Tiểu học. Lần này, cả nhà còn mừng hơn lần tôi thi đỗ Sơ học yếu lược. Không ai ngờ, cậu bé chàn bò, gầy đen, tóc cháy nắng khét lẹt. lại thi đỗ tại trường tỉnh - Sông cầu - và có thể làm hương SƯ. đủ nuôi bản thản mình. Bây giờ, ngồi trước trang sách, tôi chăm chú đọc những dòng chữ chứa bao nhiêu nỗi càm giận, đau thương của tình cảnh người dân mất nước thòi xu'a. Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã ghi lại cảnh nước nhà khi đó1 : "Trên đường đi cao nguyên Lcing Bi ang, đi lên rừng xanh núi đỏ, nơi m à thần chết đan g chờ đợi, từng đoàn người dân đi tạp dịch hoặc di phu tập trung, lương thực thiếu thốn, cỏ ngày không có một hạt cơm vào bụng, họ đều bỏ trốn từng đoàn hoặc nổi dậy chống lại và m ỗi kh i như t h ế là bị bọn lính áp g iải đàn áp ghê rỢn, xác họ rải kh ắ p đường". Tây Nguyên, một dải đất với rừng núi, với suôi sông, với thú dữ, vối những tập tục lạc hậu thời xưa ấy, nằm kề bên tỉnh Phủ Yên quê tôi. Chính Bác Hồ đâ chứng kiến cảnh này và Người viết vối tất cả nỗi lòng yêu nước, thương dân của mình. Đặt chân lên đất Ninh Thuận, trước khi Bác vào Bình Thuận dạy học ở trường Dục Thanh thuộc thị xã Phan Thiết, Bác lại tận mắt nhìn thấy cảnh đau lòng khác. Trong tác phẩm: N hững m ẩu chuyện về dời h oạ t độn g củ a H ồ Chủ tịch của tác giả Trần Dân Tiên, do Hội Nhà văn xuất bản năm 1958, có viết: "Người đ ã xúc đ ộn g bict bao k h i ơ Đơ Kci lcti thảy thcLiiĩ cản h đ ã từng cỉiễìĩ ra ở vùng biển N inh Thuận, k h i bọn thực d â n P h á p bắt 1. Hổ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Sự thật HN tr 402 10
  9. người dân bản xứ nhảy xuống biển đẽ bắt liên lạ c trong bờ, k h i sóng to tàu kh ôn g vào được, hụ đ ã bị sóng cuốn chết". Những thảm cảnh ấy diễn ra ngay trên quê hương tôi. tuy sự việc khác nhau và dáng vẻ khác nhau. Õng chú thứ ba ỏ cạnh nhà tôi, vì không đủ tiền nộp thuế thân, nên đã bị đeo gỏng vào cố. Bi kịch này đã qua lâu rồi, nhùng hơn 60 năm tôi vẫn hình dung rõ. Một nông dân, người ốm yếu, cổ gầy như cổ hạc. đeo cái gông gỗ vào C.Ổ. bước thất thểu dưới nắng gắt, phía sau là lính, là tré con. là bà con. cứ thế lê gót từ xóm này qua xóm khác, làm một "mẫu người cùng khổ" để Nhà nước "bảo hộ" rêu rao cái gọi là "văn minh" "khai hóa" cho dân bản xứ. Lại còn một ông bác ruột của tôi, không hiểu "sô" phận" trớ trêu thế nào, mà "trúng" ngay vào "ngạch" khố đỏ, bị bắt lính, đùa sang Pháp đánh nhau. May mà còn sông qua đạn bom. trận mạc, lênh đênh hằng tháng tròi trên tàu thủy về đến Đà Nằng, rồi chết ỏ đó. Còn nhiều người khác ố quê tôi, bị bắt phu đi Buôn Ma Thuột - nơi nổi tiếng "ma thiêng, nước độc" hồi đó - cứ lầm lũi, âm thầm mà lên đường, với .sự tiễn đùa của vợ con, anh chị em đầy nước mắt. Mười người đi. may lắm, chỉ có một hai người về với tấm thân gầy còm, ôm yếu, xanh hơn tàu lá. Làng xóm hồi đó, thê lương, lạnh lẽo đến rùng rdn, tai họa có thể ập vào từng gia đình bất cứ lúc nào. B ất hạnh có thê gieo vào từng người nghèo khố, mà không có con đường nào để trốn tránh. Rồi Nhật đảo chính Pháp, một cái ách nữa đè lên cồ dân ta. Nó tàng thuế, đặt thêm thuế mới, cưỡng bức nhân dân nộp "đảm phụ quốc phòng”, 11
  10. trừng mua lúa. gạo. bỏng vải với giá rẻ mạt, trưng dụng xe ngựa, ghe thuyền, bát dân đi phu, lính Nhật đánh nguoi, nghênh ngang, hống hách, đúng kiểu đội quân ăn cướp của Thiên Hoàng. Trước đây, thằng Tây đeo súng, bây giờ thằng Nhật đeo kiếm: thằng Tây đi, thằng Nhật về, cả hai thằng bản chất àn cướp có khác nhau mấy đâu. Rốt cuộc, chỉ người "dân đen" Việt Nam là khổ cực trăm bề. Bọn trẻ chủng tôi, đêm nằm nghe tiếng súng nổ, tiếng người kêu, giật mình thon thót. Nhưng trí óc còn non nớt quá, chỉ có thể rơm rớm nước mắt khi nghe tiêng thỏ dài của cha mẹ, của người già, của bà con cùng khố. Đêm, làng xóm tối om om, không ánh sáng, dù chỉ là ánh sáng của ngọn đèn dầu leo lét. Đêm, chỉ có tiếng sóng vỗ triền miên và tiếng cây rừng xào xạc. Những năm tháng ấy tôi chưa đến tuổi vào đời. Năm 1943, tôi vào tuổi 18 - tuổi đẹp nhất của một đời người. Tôi đi học sư phạm rồi ra dạy trường làng. Cuối năm 1943 và năm 1944, tôi dạy 0 Trường Mỹ Xuân (thuộc xã Hoà Thịnh ngày nay), ông giáo làng ngày hai buổi, gõ thước kẻ lên bảng, dạy những cô, cậu bé với đôi mắt nhìn thầy giáo vô cùng ngây thơ và cả kính sợ nữa. Nghề này lúc bây giò, được xem như một nghề "nhàn", nắng mưa không đến mặt. cứ đủng đỉnh, nhẩn nha mà dạy theo chương trình của "Nhà nước" đã quy định. Tôi tương cuộc đời "gõ đầu trẻ" cứ thế suôn sẻ như nước chảy theo dòng. Nhưng cuộc đời của mỗi người, bao giờ chăng có những bước ngoặt quyêt định, nếu không, ít ra, thi cũng có một thời điêm nào đó đáng để ghi nhớ. Với tôi, 12
  11. đã có một thời điểm như thế, đã có một dịp may hiếm có. Chính thầy giáo dạy tôi ỏ năm học lớp nhất * như tôi đã kê ỏ trên và anh Trương Sinh (tức Cao Dức Sinh) - Hiệu trương trường làng tôi - làng Đông Mỹ - quê anh ỏ Quảng Bình, trước có tham gia "thanh niên cách mạng đồng chí hội", bị đứt liên lạc; là hai người có tinh thần yêu nước, thương dân. rất hăng hái hoạt động. Tôi chịu ảnh hưởng của hai thầy, đi theo hướng hoạt, động có lợi cho dân, cho nước, cho bản thân mình. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nếu không phải là những đảng viên cộng sản hoạt động bí mật, chịu vào tù ra tội, chịu trăm thứ hiểm nguy, khố cực, thì. muốn hoạt động công khai phải dựa vào những việc làm hợp pháp, những việc làm mà kẻ thông trị khả dl chấp nhận được - dù sự chấp nhận đó gượng ép và đóng khung trong một thời gian nào đó. Tôi vào tổ chức khuyến học, đội bóng đá ỏ làng, vào tổ chức thanh niên hoạt động trong "phong trào Phan Anh", di nói chuyện khuyến học, mỏ lốp học ban đêm xóa mù chữ, chông mê tín dị đoan, biểu diễn văn nghệ lấy tiền cứu đói đồng bào miền Bắc. Phải nói rằng những hoạt động này cuốn hút tôi, làm cho tôi say mê, làm cho tôi cảm thây mình như "đổi đời", đến mức không thiết tha gì đên việc "gõ đầu trẻ" nữa. Tuôi mười tám - đôi mươi, ăn không biết no, ngủ không biêt thế nào là đẫy giấc, ấy thế mà, có lúc quá bữa tôi đành nhịn đói, có đêm đi khuyến học, di nói chuyện, khi ngả lưng lại thao thức cho đến lúc nghe xao xác tiếng gà gáy sáng. Làng xóm vẫn làng xóm ấy; bà con vẫn bà con ấy; bạn bè vẫn bạn bè ấy; mà sao như đôi khác, như mới mẻ hơn; vối đôi mắt nhìn của tôi, của bạn hoạt động cùng 13
  12. tôi trong phong trào thanh niên. Thê mối hay,-sự say mê làm cho tâm hồn mình luôn luôn phấn chấn, những ước vọng được bộc lộ trong mỗi việc làm cụ thê và càng lao vào hoạt động càng muôn vươn tới, càng muôn đi xa hơn. Những người anh không thể nào quên, đã dẫn dắt tôi đi những bước ban đầu trên con đường cách mạng: Cuối nàm 1944, tôi đến thăm thầy Lê Trọng Thuận. Được thầy giới thiệu tôi với anh Trần Đình San, đảng viên cộng sản năm 1930, người cùng quê vối thầy - Nam Đàn, Nghệ An - mãn tù, mới về ỏ nhà thầy. Qua vài lần đi lại, nói chuyện, tìm hiểu; sau đó anh vào thăm gia đình tôi; rồi anh bắt đầu tuyên truyền chương trình Việt Minh cho tôi và giao nhiệm vụ để thử thách. Tháng 3 năm 1945, nhà thơ Vĩnh Mai (Nguyễn Hoằng), đảng viên cộng sản, quê anh ỏ Quảng Trị, từ nhà tù Buôn Ma Thuột về; anh Nguyễn Trung Mai, đảng viên cộng sản - công nhân Nhà máy xe lửa Trường Thi, thoát khỏi căng Trà Kê. Hai anh đều về thị.xã Tuy Hòa và liên lạc vối anh Trần Đình San. Được anh Trần Đình San giới thiệu, anh Vĩnh Mai vào nhà tôi thăm chơi. Sau khi giải thích chương trình Việt Minh cho tôi, anh tặng tôi một sô" bài thơ cách mạng của Tô Hữu như: Từ ấy, Dậy lên T han h niên, L a o B ảo, ư.ư... và bản chương trình, Điều lệ Việt Minh, do anh chép từ trong nhà tù Buôn Ma Thuột mang về; chữ anh viết lí tí, rất khó đọc. Tôi chép lại rồi in đông sương thành nhiều bản, truyền cho bạn bè thân tín và đây cũng là "Cẩm nang" để chúng tôi tuyên truyền vận động quần chúng. Anh Vĩnh 14
  13. Mai còn dọc một số bài thơ của Tô' Hữu và giải thích dê tôi hiểu sâu hơn. Anh Khang (tức Hồng lùn), đảng viên cộng sản, quê anh ỏ Nghệ An. từ nhà tù Buôn Ma Thuột cùng anh Vĩnh Mai về đây. Anh San giới thiệu anh Khang gặp tôi; lúc đó anh Khang đà tự tìm được việc làm ở nhà ông Đàm Vĩnh Long ở làng Bàn Thạch. Những lần gặp nhau, anh Khang dạy tôi hát bài "Cũng nhau đi hồng binh". ơ làng Bàn Nham có thầy Đỗ Bảng, bạn thân với thầy Huỳnh Đình Tư - người làng tôi thầy dạy tôi' từ lóp 5 đến lớp 6. Hai ỏng đều là nhà yêu nước. Thầy Đỗ Bảng có uy tín rộng trong vùng Bàn Nham, Bàn Thạch; thầy cũng có quan hệ vói các anh Đỗ Như Dậy, Bùi Cương, v.v... cũng là những ngươi yêu nước. Tôi trao đổi vối anh Khang tìm cách tiếp cận sô" người tôi giới thiệu; mặt khác, tôi thông qua thầy Huỳnh Đình Tư vận động thầy Bảng ủng hộ và tham gía Việt Minh. Tôi báo cáo với anh Trần Đình San về anh Trương Sinh, người mà tôi dã nói ở trên. Anh Trần Đình San đồng ý gặp anh Sinh, rồi giao anh Sinh và tôi phụ trách tổng Hòa Đa và một sô" làng ở tổng Hòa Lạc như Phú Lương, Phú Đa, Vĩnh Xuân, v.v... 0 Phú Lương, tôi đã có liên hệ với các anh Lê Cự, Lê Đỉnh, con cụ Tú cẩ n - thầy dạy chúng tôi học chữ Hán những năm sơ học. Gia đình thầy Tú Cấn có uy tín ’rộng trong vùng này. Tháng 3 năm 1945, tôi được kết nạp vào Thanh niên cứu quốc - một tổ chức chính thức của tuồi trẻ lúc bấy giờ. Tuy chưa là đảng viên của một đảng chân chính, chưa được đứng dưới lá cờ búa liềm giơ tay tuyên thệ, nhưng được vào Thanh niên cứu quô^c, đổi vỏi tôi là một vinh dự, một điều rất thiêng liêng. 15
  14. Đen tháng 4 năm 1945? trong nhóm chúng tôi - nhóm Trần Đình San * gồm có Trần Đình San, Nguyễn Hoằng. Nguyễn Trung Mai. anh Khang là những đảng viên cộng sản ở tù về cùng ba C I cán mối là Lê Trọng Thuận, Ô Trương Sinh và tôi (Lê Liên). Anh Trần Đình San phân công anh Khang, anh Sinh và tôi phụ trách hai tổng Hòa Đa, Hòa Đồng và một sô thôn Hòa Lạc (nam sông Đà Rằng). Chúng tôi liên lạc nhau chặt chẽ, dìu dắt nhau, giúp đỡ nhau, đói no. gian khổ, sông chết có nhau; tự coi mình là Ban vận dộng chuẩn bị khỏi nghĩa. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt là bám được trong dân, tuyên truyền, vận động, tập họp, tổ chức cho được đông đảo quần chúng; tìm liên lạc cho được vói tổ chức Việt Minh tại địa phương và cấp trên. Anh Trần Đình San chịu trách nhiệm chung và chịu trách nhiệm tìm liên lạc tô chức. Dựa vào các môi quan hệ: bạn học cũ, quan hệ giữa các giáo viên thân quen, giữa thầy trò và phụ huynh học sinh, nhanh chóng phát triển cơ sỏ cốt cán đều khắp các làng. Lợi dụng tổ chức các đội bóng đá, tổ chức khuyến học, các tố học võ thuật, Thanh niên Phan Anh tập họp quần chúng, nhất là thanh niên. Tuyên truyền chương trình Việt Minh, qua đó chọn người tốt tập họp vào tổ chức các đoàn thể và tự vệ mật. Thầy Lê Trọng Thuận là thủ lĩnh Thanh niên Phan Anh Tuy Iiòa, anh Trương Sinh là thủ lĩnh và tôi là phó thủ lĩnh Thanh niên Phan Anh tổng Hòa Đa, nên việc đi lại hoạt dộng của chúng tôi cũng có phần thuận lợi. Đên tháng 7 năm 1945 các làng vùng nông thôn do anh Khang, anh Sinh và tôi phụ trách đều có côt cán. Cán bộ, và các doàn thể như: Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Phụ lão, được phát triển tương đối rộng và đều. nhất 16
  15. là thanh niên. Tự vệ mật làng nào cũng có, nơi ít là một tổ, trung bình từ một đến hai tiểu đội, làng khá có một trung đội. Những làng có phong trào khá là: Đông Mỹ, Trường Thịnh, Phú Hiệp, Phú Lâm, Bàn Nham, Bàn Thạch. Cán bộ, cốt cán ở những làng này tương đôi vững, tôi còn nhố một sô" như: ỏ Trường Thịnh có các anh Phạm Thuyền, Nguyễn Kiết, Đinh Sỹ...; ở Phú Hiệp có các anh Văn Kiệu, Văn Gói; ỏ Đông Mỹ có nhóm thanh niên họ Lê như Lê Bút, Lê Liên, Lê Đìa, Lê Ngọc Diêu. Lê Ngọc Liễn, Đỗ Dụng...; ỏ Phú Lâm có Trương Đình Anh, Lê Phỉ, anh Vinh; ỏ Bàn Nham, Bàn Thạch có thầy Đỗ Bàng, Đỗ Như Dậy, Bùi Cương, v.v...; ồ Phú Lương có Lê Cự, v.v... Số" này sau trỏ thành cán bộ lãnh đạo ở địa phương trong hai cuộc kháng chiến. Gần ngày khỏi nghĩa, anh Trần Quỳnh - đảng viên cộng sản quê Quảng Trị, bạn học vối anh Nguyễn Hoằng, ỏ tù Côn Đảo mối về nhưng anh đã liên lạc với anh Hoằng ở phủ Tuy Hòa. Phủ Tuy Iiòa ngày xưa gồm thành phô" Tuy Hòa, huyện Phú Hòa, huyện Đông Hòa và huyện Tây Iiòa ngày nay, là iv?ôt. địa bàn quan trọng, phạm vi rộng, dân sô" hơn một nửa lÙo. foàn tỉnh; giàu về kinh tế; giao thông thuận lợi có sân bay, đường sắt Bắc - Nam, quốíc lộ Một, liên tỉnh lộ Bảy cửa ngõ lên Nam Tây Nguyên; là nơi có nhiều địa chủ; có một sô' tư sản nhỏ; một sô" trí thức; có nhiều dân tộc, tôn giáo (Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Cao Đài); có đảng Đại Việt phản dộng - khu Đồng Bò là nơi tập trung hơn một ngàn công nhân đồn điền và nhà máy đường. 17
  16. Phủ lỵ có 4 phường, khoảng mười ngàn dân, trên có bang tá - ở đây còn có đồn cảnh sát, đồn lính khô' xanh, một tiểu đoàn lính Nhật, hiến binh, mật thám Nhật. Tuy Hòa có phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo từ những năm 1928-1930. Qua nhiều đợt địch khủng bô' ác liệt, nhiều đảng viên bị bắt, bị tù, sô" còn lại bị đứt liên lạc, tạm lắng, lo làm ăn. Cuối năm 1944, nhất là sau ngày 9-3-1945, nhiều đảng viên thoát khỏi các nhà đày Buôn Ma Thuột, Trà Kê, Quy Nhơn, Côn Đảo, về đây móc nối các đảng viên, cơ sở cũ, mở rộng hoạt động theo chương trình Việt Minh, chuẩn bị tổng khỏi nghĩa. Tháng 4 năm 1945, tại thị xã Tuy Hòa (phủ lỵ) đã có tổ chức Việt Minh lâm thời tỉnh Phú Yên do đồng chí Đinh Nho Khôi làm Thư ký. Đầu tháng 5 năm 1945, bôn đồng chí1 được Đảng ủy nhà đày Buôn Ma Thuột phân công về Phú Yên hoạt động, về đây, ban đầu bôn đồng chí có hợp tác với nhóm Đông Khôi và cùng chung trong Mặt trận Việt Minh tỉnh"2. Sau khi đồng chí Trương Chí Cương liên lạc được vối Xứ ủy; giữa tháng 6 năm 1945, bôn đồng chí cùng đồng chí Nguyễn Thái - một thành viên của Việt Minh lâm thời tỉnh, thành lập Tỉnh ủy lâm thời gồm 5 đồng chí. Tiếp theo, Tỉnh ủy lâm thời quyết định triệu tập Đại hội Việt Minh ngày 17 tháng 7 năm 1945 thành lập ủ y ban Việt Minh tỉnh. Trước khi triệu tập đại hội, Tỉnh ủy lâm thòi đánh giá "Việt Minh lâm thời tỉnh do đồng chí Khôi làm Thư ký là một nhóm riêng biệt, không thể coi là đại biểu _ Bốn đổng chí: Trương Kiểm (Trương An, Trương Chí Cương), Lẽ cấp (Man), Đoàn Sơ (Sửu), Hoàng Văn Phúc (Xuân). 2 Trích từ trang 2 bức thư ngày 20-6-1974 của đồng chí Trương Chí Cương gởi Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Phú Yên. 18
  17. cho Việt Minh tỉnh được1, nên nhóm đồng chí Khôi được tỉnh triệu tập hai đại biểu, nhưng đồng chí Khôi đưa đến đại hội 4 đại biểu. Qua nhiều ý kiến tranh cãi; đê giữ được đoàn kết, giữ bí mật, bảo đảm Đại hội đại biểu thành công, Tỉnh ủy lâm thời đã lãnh đạo đại biêu chấp nhận bôn đại biểu của nhóm đồng chí Khôi. Phủ Tuy Hòa, ngoài nhóm đồng chí Khôi, còn ba nhóm Việt Minh được cử làm đại biểu đi dự đại hội đó là: Việt Minh lâm thời phủ Tuy Hòa - Lý Thường Kiệt - do đồng chí Nguyễn Chấn làm Thư ký, Việt Minh lâm thời khu Tuy Hòa (phủ lỵ) do đồng chí Lê Duy Trinh làm Thư ký; Việt Minh lâm thòi khu Đồng Bò do đồng chí Huỳnh Đức Thái làm Thư ký; chỉ riêng nhóm Việt Minh Trần Đình San thì chưa được. Tôi hỏi anh Trần Đình San vì sao chúng ta không được cử đại biểu đi dự đại hội, anh mỉm cười, rồi nhẹ nhàng nói: Tôi đã liên lạc với Việt Minh lâm thời tỉnh, vối Tỉnh ủy lâm thời, cấp trên bảo chúng ta phải qua thử thách thêm, trên sẽ xét sau. Từ Đại hội Việt Minh ngày 17 tháng 7 năm 1945 về sau, giữa Tỉnh ủy lâm thời và nhóm đồng chí Khôi phát sinh nhiều bất đồng gay gắt. Theo chỉ đạo của ủ y ban Việt Minh tỉnh, từ cuốỉ tháng 7 đến tháng 8 năm 1945, trước tình hình tổng, lý tan rã, bỏ việc, có sô" ngả theo cách mạng, ỏ nhiều làng chúng tôi phụ trách như: Đông Mỹ, Trường Thịnh, Phú Hiệp, Phú Lâm, Bàn Nham, Bàn Thạch... liên tiếp tập hợp quần chúng đông đảo, tổ chức mít tinh tuyên truyền chương trình Việt Minh, tập hợp tự vệ luyện tập quân sự, kêu gọi mọi người chuẩn bị sẵn sàng tham gia khởi nghĩa giành chính quyền. 1. Trích từ trang 3 bản báo cáo ngày 25-9-1971 của đổng chí Trương Chí Cương gởi Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2